QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố;
Căn cứ Quyết định số 01/2017/QĐ-TTg ngày 17 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 921/TTr-SNV ngày 23/5/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về tiêu chuẩn cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 6 năm 2024 và thay thế Quyết định số 30/2013/QĐ-UBND ngày 13/6/2013 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định về chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
QUY ĐỊNH
VỀ TIÊU CHUẨN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2024/QĐ-UBND ngày 28 tháng 5 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quyết định này quy định về tiêu chuẩn của cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng là cán bộ, công chức cấp xã quy định tại Điều 5 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố (sau đây gọi tắt là Nghị định số 33/2023/NĐ-CP).
Chương II
TIÊU CHUẨN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
Điều 3. Tiêu chuẩn chung của cán bộ, công chức cấp xã
Cán bộ, công chức cấp xã phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP.
Điều 4. Tiêu chuẩn cụ thể của cán bộ cấp xã
1. Độ tuổi:
a) Chức danh Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân: Khi tham gia giữ chức vụ lần đầu phải đủ tuổi công tác ít nhất trọn 01 nhiệm kỳ (60 tháng). Trường hợp đặc biệt theo quyết định của Cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ;
b) Chức danh Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam cấp xã: Theo quy định của luật, điều lệ tổ chức và quy định của tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương.
2. Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông.
3. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên. Đối với các xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn tốt nghiệp cao đẳng trở lên. Trường hợp Điều lệ Đảng, luật, điều lệ tổ chức có quy định khác với quy định tại Quy định này thì thực hiện theo quy định của Điều lệ Đảng, luật, điều lệ tổ chức đó.
4. Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên. Trường hợp Điều lệ Đảng, luật, điều lệ tổ chức có quy định khác với quy định tại Quy định này thì thực hiện theo quy định của Điều lệ Đảng, luật, điều lệ tổ chức đó.
Điều 5. Tiêu chuẩn cụ thể của công chức cấp xã
1. Tiêu chuẩn cụ thể của công chức Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành về quân sự.
2. Tiêu chuẩn cụ thể của công chức Văn phòng - thống kê; Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã); Tài chính - kế toán; Tư pháp - hộ tịch; Văn hóa - xã hội:
a) Độ tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên;
b) Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
c) Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên. Đối với các xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn tốt nghiệp cao đẳng trở lên. Trường hợp luật có quy định khác với quy định tại Quy định này thì thực hiện theo quy định của luật đó.
Điều 6. Ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã
1. Ngành đào tạo của công chức Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
2. Chức danh công chức Văn phòng - thống kê gồm các ngành thuộc nhóm ngành, lĩnh vực: Nhân văn, Khoa học xã hội và hành vi, Thông tin - Thư viện, Văn thư - Lưu trữ - Bảo tàng, Quản trị - Quản lý, Pháp luật, Thống kê, Máy tính và công nghệ thông tin.
3. Chức danh công chức Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã):
a) Chức danh công chức Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường gồm các ngành thuộc nhóm ngành, lĩnh vực: Khoa học môi trường, Công nghệ kỹ thuật Kiến trúc và xây dựng, Môi trường và bảo vệ môi trường.
b) Chức danh công chức Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường gồm các ngành thuộc nhóm ngành, lĩnh vực: Khoa học môi trường, Công nghệ kỹ thuật, Kiến trúc và xây dựng, Nông, lâm nghiệp và thủy sản, Thú y, Môi trường và bảo vệ môi trường.
4. Chức danh công chức Tài chính - kế toán gồm các ngành thuộc nhóm ngành, lĩnh vực: Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm, Kế toán - Kiểm toán.
5. Chức danh công chức Tư pháp - hộ tịch gồm các ngành thuộc nhóm ngành, lĩnh vực: Pháp luật.
6. Chức danh công chức Văn hóa - xã hội gồm các ngành thuộc nhóm ngành, lĩnh vực: Khoa học giáo dục, Nghệ thuật, Nhân văn, Khoa học xã hội và hành vi, Báo chí và thông tin, Sức khỏe, Dịch vụ xã hội, Du lịch, Thể dục - Thể thao.
7. Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ quy định về nhóm ngành tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này; quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan; nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã và nhu cầu tuyển dụng của địa phương để xem xét, quyết định ngành đào tạo cụ thể cho từng chức danh công chức cấp xã trong từng kỳ tuyển dụng để thực hiện việc tuyển dụng công chức cấp xã theo quy định.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 7. Quy định chuyển tiếp
1. Tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức cấp xã là căn cứ để các huyện, thị xã, thành phố; các xã, phường, thị trấn thực hiện quy hoạch, kế hoạch bầu cử, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, xếp lương, nâng bậc lương và các chế độ, chính sách khác.
2. Trường hợp các văn bản viện dẫn tại Quy định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo các văn bản mới.
3. Đối với cán bộ, công chức cấp xã được bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, tiếp nhận trước khi Quyết định này có hiệu lực thi hành mà chưa đạt chuẩn theo quy định thì Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo trong thời hạn 05 năm kể từ ngày 01/8/2023 phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định. Hết thời hạn mà chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định thì thực hiện chế độ nghỉ hưu (nếu đủ điều kiện) hoặc thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo quy định của Chính phủ.
Điều 8. Trách nhiệm thi hành
1. Sở Nội vụ chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức cấp xã. Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức đào tạo, bồi dưỡng để cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn theo quy định.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ tiêu chuẩn của cán bộ, công chức cấp xã được quy định tại Quy định này có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng đối với từng chức danh công chức cấp xã về Quản lý nhà nước, lý luận chính trị; ngoại ngữ, tin học, tiếng dân tộc thiểu số (đối với địa bàn công tác phải sử dụng tiếng dân tộc thiểu số trong hoạt động công vụ) để đảm bảo tiêu chuẩn; thực hiện các chế độ, chính sách và tinh giản biên chế theo quy định. Định kỳ (tháng 12 hàng năm) hoặc đột xuất báo cáo kết quả triển khai thực hiện Quyết định này và tình hình xử lý các trường hợp cán bộ, công chức cấp xã chưa đạt chuẩn về lúc ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ).
3. Trong quá trình triển khai thực hiện Quy định này nếu có khó khăn, vướng mắc, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) tổng hợp, xem xét đề sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
QUY ĐỊNH
VỀ TIÊU CHUẨN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2024/QĐ-UBND ngày 28 tháng 5 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quyết định này quy định về tiêu chuẩn của cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng là cán bộ, công chức cấp xã quy định tại Điều 5 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố (sau đây gọi tắt là Nghị định số 33/2023/NĐ-CP).
Chương II
TIÊU CHUẨN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
Điều 3. Tiêu chuẩn chung của cán bộ, công chức cấp xã
Cán bộ, công chức cấp xã phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP.
Điều 4. Tiêu chuẩn cụ thể của cán bộ cấp xã
1. Độ tuổi:
a) Chức danh Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân: Khi tham gia giữ chức vụ lần đầu phải đủ tuổi công tác ít nhất trọn 01 nhiệm kỳ (60 tháng). Trường hợp đặc biệt theo quyết định của Cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ;
b) Chức danh Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam cấp xã: Theo quy định của luật, điều lệ tổ chức và quy định của tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương.
2. Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông.
3. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên. Đối với các xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn tốt nghiệp cao đẳng trở lên. Trường hợp Điều lệ Đảng, luật, điều lệ tổ chức có quy định khác với quy định tại Quy định này thì thực hiện theo quy định của Điều lệ Đảng, luật, điều lệ tổ chức đó.
4. Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên. Trường hợp Điều lệ Đảng, luật, điều lệ tổ chức có quy định khác với quy định tại Quy định này thì thực hiện theo quy định của Điều lệ Đảng, luật, điều lệ tổ chức đó.
Điều 5. Tiêu chuẩn cụ thể của công chức cấp xã
1. Tiêu chuẩn cụ thể của công chức Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành về quân sự.
2. Tiêu chuẩn cụ thể của công chức Văn phòng - thống kê; Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã); Tài chính - kế toán; Tư pháp - hộ tịch; Văn hóa - xã hội:
a) Độ tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên;
b) Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
c) Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên. Đối với các xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn tốt nghiệp cao đẳng trở lên. Trường hợp luật có quy định khác với quy định tại Quy định này thì thực hiện theo quy định của luật đó.
Điều 6. Ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã
1. Ngành đào tạo của công chức Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
2. Chức danh công chức Văn phòng - thống kê gồm các ngành thuộc nhóm ngành, lĩnh vực: Nhân văn, Khoa học xã hội và hành vi, Thông tin - Thư viện, Văn thư - Lưu trữ - Bảo tàng, Quản trị - Quản lý, Pháp luật, Thống kê, Máy tính và công nghệ thông tin.
3. Chức danh công chức Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã):
a) Chức danh công chức Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường gồm các ngành thuộc nhóm ngành, lĩnh vực: Khoa học môi trường, Công nghệ kỹ thuật Kiến trúc và xây dựng, Môi trường và bảo vệ môi trường.
b) Chức danh công chức Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường gồm các ngành thuộc nhóm ngành, lĩnh vực: Khoa học môi trường, Công nghệ kỹ thuật, Kiến trúc và xây dựng, Nông, lâm nghiệp và thủy sản, Thú y, Môi trường và bảo vệ môi trường.
4. Chức danh công chức Tài chính - kế toán gồm các ngành thuộc nhóm ngành, lĩnh vực: Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm, Kế toán - Kiểm toán.
5. Chức danh công chức Tư pháp - hộ tịch gồm các ngành thuộc nhóm ngành, lĩnh vực: Pháp luật.
6. Chức danh công chức Văn hóa - xã hội gồm các ngành thuộc nhóm ngành, lĩnh vực: Khoa học giáo dục, Nghệ thuật, Nhân văn, Khoa học xã hội và hành vi, Báo chí và thông tin, Sức khỏe, Dịch vụ xã hội, Du lịch, Thể dục - Thể thao.
7. Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ quy định về nhóm ngành tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này; quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan; nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã và nhu cầu tuyển dụng của địa phương để xem xét, quyết định ngành đào tạo cụ thể cho từng chức danh công chức cấp xã trong từng kỳ tuyển dụng để thực hiện việc tuyển dụng công chức cấp xã theo quy định.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 7. Quy định chuyển tiếp
1. Tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức cấp xã là căn cứ để các huyện, thị xã, thành phố; các xã, phường, thị trấn thực hiện quy hoạch, kế hoạch bầu cử, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, xếp lương, nâng bậc lương và các chế độ, chính sách khác.
2. Trường hợp các văn bản viện dẫn tại Quy định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo các văn bản mới.
3. Đối với cán bộ, công chức cấp xã được bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, tiếp nhận trước khi Quyết định này có hiệu lực thi hành mà chưa đạt chuẩn theo quy định thì Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo trong thời hạn 05 năm kể từ ngày 01/8/2023 phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định. Hết thời hạn mà chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định thì thực hiện chế độ nghỉ hưu (nếu đủ điều kiện) hoặc thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo quy định của Chính phủ.
Điều 8. Trách nhiệm thi hành
1. Sở Nội vụ chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức cấp xã. Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức đào tạo, bồi dưỡng để cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn theo quy định.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ tiêu chuẩn của cán bộ, công chức cấp xã được quy định tại Quy định này có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng đối với từng chức danh công chức cấp xã về Quản lý nhà nước, lý luận chính trị; ngoại ngữ, tin học, tiếng dân tộc thiểu số (đối với địa bàn công tác phải sử dụng tiếng dân tộc thiểu số trong hoạt động công vụ) để đảm bảo tiêu chuẩn; thực hiện các chế độ, chính sách và tinh giản biên chế theo quy định. Định kỳ (tháng 12 hàng năm) hoặc đột xuất báo cáo kết quả triển khai thực hiện Quyết định này và tình hình xử lý các trường hợp cán bộ, công chức cấp xã chưa đạt chuẩn về lúc ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ).
3. Trong quá trình triển khai thực hiện Quy định này nếu có khó khăn, vướng mắc, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) tổng hợp, xem xét đề sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
QUY ĐỊNH
VỀ TIÊU CHUẨN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2024/QĐ-UBND ngày 28 tháng 5 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quyết định này quy định về tiêu chuẩn của cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng là cán bộ, công chức cấp xã quy định tại Điều 5 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố (sau đây gọi tắt là Nghị định số 33/2023/NĐ-CP).
Chương II
TIÊU CHUẨN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
Điều 3. Tiêu chuẩn chung của cán bộ, công chức cấp xã
Cán bộ, công chức cấp xã phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP.
Điều 4. Tiêu chuẩn cụ thể của cán bộ cấp xã
1. Độ tuổi:
a) Chức danh Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân: Khi tham gia giữ chức vụ lần đầu phải đủ tuổi công tác ít nhất trọn 01 nhiệm kỳ (60 tháng). Trường hợp đặc biệt theo quyết định của Cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ;
b) Chức danh Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam cấp xã: Theo quy định của luật, điều lệ tổ chức và quy định của tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương.
2. Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông.
3. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên. Đối với các xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn tốt nghiệp cao đẳng trở lên. Trường hợp Điều lệ Đảng, luật, điều lệ tổ chức có quy định khác với quy định tại Quy định này thì thực hiện theo quy định của Điều lệ Đảng, luật, điều lệ tổ chức đó.
4. Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên. Trường hợp Điều lệ Đảng, luật, điều lệ tổ chức có quy định khác với quy định tại Quy định này thì thực hiện theo quy định của Điều lệ Đảng, luật, điều lệ tổ chức đó.
Điều 5. Tiêu chuẩn cụ thể của công chức cấp xã
1. Tiêu chuẩn cụ thể của công chức Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành về quân sự.
2. Tiêu chuẩn cụ thể của công chức Văn phòng - thống kê; Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã); Tài chính - kế toán; Tư pháp - hộ tịch; Văn hóa - xã hội:
a) Độ tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên;
b) Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
c) Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên. Đối với các xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn tốt nghiệp cao đẳng trở lên. Trường hợp luật có quy định khác với quy định tại Quy định này thì thực hiện theo quy định của luật đó.
Điều 6. Ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã
1. Ngành đào tạo của công chức Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
2. Chức danh công chức Văn phòng - thống kê gồm các ngành thuộc nhóm ngành, lĩnh vực: Nhân văn, Khoa học xã hội và hành vi, Thông tin - Thư viện, Văn thư - Lưu trữ - Bảo tàng, Quản trị - Quản lý, Pháp luật, Thống kê, Máy tính và công nghệ thông tin.
3. Chức danh công chức Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã):
a) Chức danh công chức Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường gồm các ngành thuộc nhóm ngành, lĩnh vực: Khoa học môi trường, Công nghệ kỹ thuật Kiến trúc và xây dựng, Môi trường và bảo vệ môi trường.
b) Chức danh công chức Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường gồm các ngành thuộc nhóm ngành, lĩnh vực: Khoa học môi trường, Công nghệ kỹ thuật, Kiến trúc và xây dựng, Nông, lâm nghiệp và thủy sản, Thú y, Môi trường và bảo vệ môi trường.
4. Chức danh công chức Tài chính - kế toán gồm các ngành thuộc nhóm ngành, lĩnh vực: Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm, Kế toán - Kiểm toán.
5. Chức danh công chức Tư pháp - hộ tịch gồm các ngành thuộc nhóm ngành, lĩnh vực: Pháp luật.
6. Chức danh công chức Văn hóa - xã hội gồm các ngành thuộc nhóm ngành, lĩnh vực: Khoa học giáo dục, Nghệ thuật, Nhân văn, Khoa học xã hội và hành vi, Báo chí và thông tin, Sức khỏe, Dịch vụ xã hội, Du lịch, Thể dục - Thể thao.
7. Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ quy định về nhóm ngành tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này; quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan; nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã và nhu cầu tuyển dụng của địa phương để xem xét, quyết định ngành đào tạo cụ thể cho từng chức danh công chức cấp xã trong từng kỳ tuyển dụng để thực hiện việc tuyển dụng công chức cấp xã theo quy định.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 7. Quy định chuyển tiếp
1. Tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức cấp xã là căn cứ để các huyện, thị xã, thành phố; các xã, phường, thị trấn thực hiện quy hoạch, kế hoạch bầu cử, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, xếp lương, nâng bậc lương và các chế độ, chính sách khác.
2. Trường hợp các văn bản viện dẫn tại Quy định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo các văn bản mới.
3. Đối với cán bộ, công chức cấp xã được bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, tiếp nhận trước khi Quyết định này có hiệu lực thi hành mà chưa đạt chuẩn theo quy định thì Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo trong thời hạn 05 năm kể từ ngày 01/8/2023 phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định. Hết thời hạn mà chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định thì thực hiện chế độ nghỉ hưu (nếu đủ điều kiện) hoặc thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo quy định của Chính phủ.
Điều 8. Trách nhiệm thi hành
1. Sở Nội vụ chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức cấp xã. Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức đào tạo, bồi dưỡng để cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn theo quy định.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ tiêu chuẩn của cán bộ, công chức cấp xã được quy định tại Quy định này có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng đối với từng chức danh công chức cấp xã về Quản lý nhà nước, lý luận chính trị; ngoại ngữ, tin học, tiếng dân tộc thiểu số (đối với địa bàn công tác phải sử dụng tiếng dân tộc thiểu số trong hoạt động công vụ) để đảm bảo tiêu chuẩn; thực hiện các chế độ, chính sách và tinh giản biên chế theo quy định. Định kỳ (tháng 12 hàng năm) hoặc đột xuất báo cáo kết quả triển khai thực hiện Quyết định này và tình hình xử lý các trường hợp cán bộ, công chức cấp xã chưa đạt chuẩn về lúc ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ).
3. Trong quá trình triển khai thực hiện Quy định này nếu có khó khăn, vướng mắc, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) tổng hợp, xem xét đề sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.