• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 01/01/2001
  • Ngày hết hiệu lực: 29/06/2003
BỘ TÀI CHÍNH
Số: 66/2001/TT-BTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bình Phước, ngày 22 tháng 8 năm 2001

THÔNG TƯ

Hướng dẫn sửa đổi một số điểm của Thông tư số85/1998/TT-BTC ngày 25/6/ 1998 của Bộ Tài chính

hướng dẫn Quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xãhội Việt Nam.

 

Căn cứ Quyết định số100/2001/QĐ-TTg ngày 28 tháng 6 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy chế quản lý tài chính đối với Bảohiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 20/1998/QĐ-TTg ngày 26tháng 1 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ;

Bộ Tài chính hướng dẫnviệc sửa đổi điểm 1, điểm 2, điểm 4.1 (mục III) và điểm 4 (mục IV) của phần IIIThông tư số 85/1998/TT-BTC ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Tài chính hướng dẫnQuy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:

I/ Về chi phí quảnlý thường xuyên của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam:

1. Chi phí quản lý thườngxuyên của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam được lấy từ lãi thu được do thựchiện các hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH và được tính bằng 4% trên sốthực thu bảo hiểm xã hội hàng năm. Tỷ lệ này được áp dụng trong 2 năm2001-2002.

Các khoản chi hoạtđộng quản lý thường xuyên (có biểu chi tiết kèm theo) bao gồm cả chi nghiên cứukhoa học, chi đào tạo, đào tạo lại; không bao gồm các khoản chi sửa chữa lớntài sản cố định, chi mua ô tô và mua sắm các tài sản theo các dự án đầu tư.

2. Chi phí quản lýhoạt động thường xuyên của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thực hiện theo nguyêntắc sau:

- Tổng số chi quản lýthường xuyên toàn ngành không vượt quá 4% số thực thu bảo hiểm xã hội trongnăm.

- Đảm bảo công bằng,hợp lý giữa các đơn vị trực thuộc.

- Mức chi gắn vớinhiệm vụ, phù hợp với đặc điểm, điều kiện hoạt động của từng đơn vị.

- Tập trung kinh phí ưutiên cho việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác và bổ sung thêm tiền lươngcho cán bộ, công chức theo kết quả công việc đã thực hiện, nhưng không mangtính bình quân.

3. Hàng năm, căn cứvào kế hoạch thu bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đồng thời lập dựtoán chi quản lý thường xuyên tương ứng với nguồn kinh phí được trích 4% theokế hoạch thu, trình Hội đồng quản lý phê duyệt làm căn cứ thực hiện.

Bảo hiểm xã hội ViệtNam được tạm ứng từ quỹ BHXH để cấp kinh phí hoạt động cho các đơn vị. Cuốinăm, căn cứ vào số thực thu bảo hiểm xã hội toàn ngành để xác định tổng số đượctrích chi phí quản lý bộ máy toàn ngành; đồng thời Bảo hiểm xã hội Việt Namdùng nguồn lãi thu được do hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH trong năm đểhoàn trả kinh phí chi quản lý bộ máy đã tạm ứng từ quỹ BHXH.

Trường hợp số thukhông đảm bảo dự toán đầu năm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải giảm số chi tươngứng trong năm, hoặc chuyển sang giảm dự toán chi của năm tiếp theo.

4. Nếu Bảo hiểm xã hộiViệt Nam hoàn thành nhiệm vụ, tăng thu, tiết kiệm chi phí quản lý thường xuyên,thì số kinh phí dôi ra (số được trích 4% trừ số chi thực tế) được sử dụng để bổsung các khoản chi sau:

a. Bổ sung tiền lương,tiền công cho người lao động trong toàn ngành theo mức độ hoàn thành công việc,nhưng mức thu nhập tối đa không quá 2 lần so với quỹ tiền lương theo quy địnhhiện hành của Nhà nước. Trong đó, quỹ tiền lương được xác định như sau:

- Tiền lương theongạch, bậc của cán bộ, công chức trong tổng số biên chế được Ban tổ chức cán bộChính phủ thông báo, quy định tại Nghị định số 25/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993của Chính phủ và mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định.

- Các khoản phụ cấpchức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp độc hại.

- Phần lương tăng thêmcủa cán bộ, công chức do nâng bậc theo niên hạn.

b. Chi tiền lương,tiền công cho lao động hợp đồng trong trường hợp cần thiết để đảm bảo hoànthành công việc.

c. Bổ sung hai quỹkhen thưởng và phúc lợi không quá 3 tháng lương thực tế bình quân toàn ngành.

d. Bổ sung thêm trợcấp cho người lao động trong hệ thống khi thực hiện chính sách sắp xếp laođộng, tinh giảm biên chế theo chế độ Nhà nước quy định.

e. Phần còn lại (nếucó) sau khi chi 4 nội dung trên được chuyển cộng chung vào nguồn dự toán nămsau để phân bổ, tiếp tục sử dụng.

5. Nhà nước quản lýbiên chế đối với số cán bộ, công chức trong bộ máy quản lý khung của hệ thôngBảo hiểm xã hội Việt Nam (do Ban tổ chức cán bộ Chính phủ thông báo). Bảo hiểmxã hội Việt Nam được chủ động sắp xếp, tổ chức và tuyển dụng lao động theo quyđịnh của Bộ Luật lao động để đáp ứng nhu cầu công việc.

6. Việc đóng và hưởngcác chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của cán bộ, công chức ngành Bảo hiểmxã hội Việt Nam vẫn tính theo hệ số mức lương quy định tại Nghị định số 25/CPngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ và mức lương tối thiểu chung do Chínhphủ quy định.

II. Về việc phân bổvà sử dụng tiền sinh lợi do hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội:

Tiền sinh lời do hoạtđộng đầu tư tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội được phân bổ, sử dụng như sau:

1. Trích 50% bổ sungvào quỹ BHXH để bảo toàn và tăng trưởng.

2. Trích kinh phí đểchi quản lý thường xuyên của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam bằng 4% của sốthực thu bảo hiểm xã hội hàng năm.

3. Trích 2 quỹ khen thưởng,phúc lợi bằng 3 tháng lương thực tế bình quân toàn ngành.

4. Phần còn lại để bổsung nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của toàn hệ thống Bảo hiểm xã hộiViệt Nam.

Ngoài nguồn kinh phínày, hàng năm Bảo hiểm xã hội Việt Nam được Ngân sách Nhà nước cân đối, cấp dầnkinh phí chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của hệ thống theo dự án được cấp cóthẩm quyền phê duyệt.

Thông tư này có hiệulực thi hành kể từ ngày 01/01/2001. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắcđề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét giải quyết./.

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Nguyễn Thị Kim Ngân

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.