• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 12/10/2008
  • Ngày hết hiệu lực: 26/04/2012
UBND TỈNH BÌNH PHƯỚC
Số: 67/2008/QĐ-UBND
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bình Phước, ngày 2 tháng 10 năm 2008

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Phước

_______________

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03/12/2004;

Căn cứ Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 35/2008/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 14/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp tỉnh và Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (tại Tờ trình số 2134/TTR-SGDĐT ngày 25/9/2008) và Giám đốc Sở Nội vụ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này quy chế tổ chứcvà hoạt động của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Phước.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 75/2005/QĐ-UBND ngày 01/8/2005 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Phước

Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thủ trưởng  các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

TM. Y BAN NHÂN DÂN TNH

CH TCH

(Đã ký)

 

Trương Tn Thiu

 

 

 

 

 

QUY CHẾ

Tố chức và hoạt động của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Phước.

(Ban hành kèm theo Quyết định số 67 /2008/QĐ-UBND ngày 02 tháng 10 của UBND tỉnh Bình Phước)

_________________

Chương I

VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG

Điều 1. Sở Giáo dục và Đào tạo (dưới đây gọi tắt là Sở) là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. Sở chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Sở có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được dự toán kinh phí để hoạt động và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Sở có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục và dào tạo, bao gồm: Mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục và đào tạo, tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chửng chỉ; các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật.

Chương II

NHIỆM VỤ VÀ QUYỂN HẠN

Điều 3. Sở có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

1 .Trình UBND tỉnh:

a) Dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của UBND tỉnh về lĩnh vực giáo dục và đào tạo;

b) Dự thảo quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm, chương trình, dự án về lĩnh vực giáo dục và dào tạo, biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước về ngành, lĩnh vực giáo dục thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao;

c) Dự thảo mức thu học phí cụ thể đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc phạm vi quản lý của địa phương để UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật;

d) Dự thảo các quy định về tiêu chuẩn chức danh dối với Trưởng, Phó các dơn vị thuộc Sở, Trưởng phòng, Phó Trướng phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện.

2. Trình Chủ tịch UBND tỉnh:

a) Dự thảo các quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, đình chỉ hoạt động, giải thể các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc Sở; cho phép thành lập, đình chỉ hoạt dộng,c giải thể các cơ sở giáo dục ngoài công lập thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật;

b) Dự thảo quy định mối quan hệ công tác giữa Sở Giáo dục và Đào tạo với các Sở có liên quan và UBND cấp huyện;

c) Dự thảo quyết định công nhận trường mầm non, trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia theo quy định về trường chuẩn quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

d) Dự thảo các quyết định, chỉ thị cá biệt khác thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND tỉnh.

3. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình và các nội dung khác về giáo dục và dào tạo sau khi được phê duyệt; tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về giáo dục và đào tạo thuộc phạm vi quản lý của Sở.

4. Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với các đơn vị trực thuộc Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo về thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch và các hoạt động giáo dục và đào tạo khác theo quy định của pháp luật và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Quản lý công tác tuyển sinh, thi cử, xét duyệt, cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác quản lý chất lượng giáo dục và đào tạo đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo của địa phương.

6. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác phổ cập giáo dục trên địa bàn theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định của pháp luật.

7. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các ngành học, cấp học trong phạm vi quản lý của tỉnh; hướng dẫn và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dường đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

8. Tổ chức ứng dụng các kinh nghiệm, thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến trong giáo dục; tống kết kinh nghiệm, sáng kiến của địa phương; quản lý công tác nghiên cứu khoa học - công nghệ trong các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ được giao.

9. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn; xây dựng và nhân điển hình tiên tiến về giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh.

10. Hướng dẫn, tồ chức thực hiện các cơ chế, chính sách về xã hội hóa giáo dục; huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục trên địa bàn tỉnh.

11. Giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân có liên quan đến lĩnh vực giáo dục ở địa phương; hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của các hội, tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

12. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc thẩm định các điều kiện, tiêu chuẩn để trình UBND tỉnh cấp giấy phép hoạt động của các tổ chức dịch vụ du học tự túc, các cơ sở giáo dục có sự tham gia đầu tư của tổ chức, cá nhân nước ngoài; cáp. thu hồi giấy phép hoạt động; hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục có sự tham gia đầu tư của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật.

13. Cấp và thu hồi đăng ký hoạt động của các tổ chức dịch vụ đưa người đi du học tự túc ở nước ngoài ở các trình độ phố thông, trung cấp, cao đăng, đại học thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở; kiểm tra hoạt động của tổ chức này theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của pháp luật; thống kê, tổng hợp người đi nghiên cứu, học tập ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở trên địa bàn tỉnh, báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

14. Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về lĩnh vực giáo dục và đào tạo theo phân cấp của UBND tỉnh và quy định của pháp luật.

15. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức, biên chế, tài chính của các đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo trực thuộc Sở theo phân cấp quản lý của UBND tỉnh và quy định của pháp luật.

16. Xây dựng, tổng hợp kế hoạch biên chế sự nghiệp giáo dục và đào tạo của địa phương hàng năm; phân bố chỉ tiêu biên chế sự nghiệp giáo dục công lập đối với các đơn vị trực thuộc Sở sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và tổ chức thực hiện việc tuyển dụng viên chức sự nghiệp giáo dục hàng năm trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

17. Chủ trì, phối họp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư lập dự toán ngân sách giáo dục hàng năm bao gồm: ngân sách chi thường xuyên, chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi mua sắm thiết bị trường học, đồ chơi trẻ em, chương trình mục tiêu quốc gia trình UBND tỉnh phê duyệt; phân bổ, giao dự toán chi ngân sách được giao cho giáo dục; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện.

18. Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm theo thẩm quyền về việc thực hiện chính sách, pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án và các quy định của cấp có thẩm quyền trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân liên quan đến lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của Sở; thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí theo phân cấp của UBND tỉnh và quy định của pháp luật.

19. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của văn phòng, thanh tra, các phòng nghiệp vụ và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở; quản lý biên chế, cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị trực thuộc Sở; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho từ chức, cách chức đối với người đứng đầu và cấp phó của nưười đứng đầu đối với các tổ chức trực thuộc Sở; công nhận, không công nhận hoặc thay đổi thành viên Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng đối với cơ sở giáo dục tư thục theo quy định của pháp luật; thực hiện việc tuyển dụng, họp đồng lao động, điều động, luân chuyển và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc Sở theo quy định của pháp luật.

20. Trong trường hợp cần thiết phục vụ sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh, Giám đốc Sở quyết định điều động cán bộ, giáo viên của ngành sau khi được cấp có thẩm quyền chấp thuận.

21. Quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo phân cấp của UBND tỉnh và quy định của pháp luật.

22. Thực hiện công tác báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với UBND tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

23. Thực hiện những nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao hoặc theo quy định của pháp luật.

Chương III

TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC

Điều 4. Tổ chức bộ máy

1. Lãnh đạo Sở.

a) Sở Giáo dục và Đào tạo do Giám đốc Sở điều hành và có không quá 03 Phó Giám đốc Sở giúp việc Giám đốc Sở. Các chức vụ này do Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm theo các tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và theo các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác quản lý cán bộ. Việc miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với Giám đốc, Phó Giám đốc thực hiện theo quy định của pháp luật.

2. Cơ cấu tổ chức của Sở, gồm có:

a) Văn phòng.

b) Thanh tra Sở.

c) Các phòng chuyên môn:

- Phòng Tố chức cán bộ.

- Phòng Kế hoạch - Tài chính.

- Phòng Giáo dục mầm non.

- Phòng Giáo dục tiểu học.

- Phòng Giáo dục trung học.

- Phòng Giáo dục thường xuyên - Chuyên nghiệp.

- Phòng Giáo dục dân tộc.

- Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục.

Văn phòng có Chánh Văn phòng và có từ 01 đen 02 Phó Chánh Văn phòng, mỗi phòng chuyên môn có Trưởng phòng và có từ 01 đến 02 Phó Trưởng phòng, Thanh tra Sở có Chánh Thanh tra và có từ 01 đến 02 Phó Chánh Thanh tra. Chức vụ Chánh Văn phòng, Trưởng phòng do Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm sau khi có văn bản thoả thuận của Giám đốc Sở Nội vụ, chức vụ Chánh Thanh tra Sở do Giám đốc Sở bổ nhiệm sau khi có vãn bản thoả thuận của Chánh Thanh tra tỉnh, các chức vụ Phó Chánh Văn phòng, Phó Trưởng phòng, Phó chánh Thanh tra do Giám đôc Sở bổ nhiệm.

Nhiệm vụ cụ thể của mỗi phòng và tương đương do Giám đốc Sở quy định.

d) Các dơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, gồm:

- Trường Cao đẳng sư phạm.

- Trường trung học phổ thông.

- Trường phổ thông có nhiều cấp học (trong đó có cấp học trung học phổ thông).

- Trường phổ thông dân tộc nội trú.

- Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp.

- Trung tâm giáo dục thường xuyên.

Tuỳ theo đặc điểm tình hình và yêu cầu nhiệm vụ ở mỗi giai đoạn phát triển của tỉnh, Giám đốc Sở đề nghị UBND tỉnh quyết định điều chỉnh cơ cấu tổ chức của Sở và thành lập các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở theo quy định của pháp luật.

3. Về biên chế:

a) Biên chế của Sở thuộc biên chế hành chính do UBND tỉnh giao hàng năm trong tổng biên chế hành chính của tỉnh được Trung ương giao.

b) Biên chế của các đon vị sự nghiệp trực thuộc Sở là biên chế sự nghiệp giáo dục do UBND tỉnh giao theo định mức biên chế, khả năng tài chính và theo quy định của pháp luật

Giám đốc Sở bố trí, sư dụng công chức, viên chức của Sở phải phù hợp với chức danh, tiêu chuấn ngạch công chức, viên chức nhà nước theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Điều 5. Chế độ làm việc:

1. Sở làm việc theo chế độ thủ trưởng, Giám đốc Sở quyết định mọi vấn đề thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở và là người chịu trách nhiệm cao nhất trước UBND tỉnh về mọi mặt hoạt động của Sở, đồng thời chịu trách nhiệm trước Bộ Giáo dục và Đào tạo về các lĩnh vực công tác chuyên môn, nghiệp vụ của Sở và trước pháp luật. Các Phó giám đốc Sở được Giám đốc Sở phân công phụ trách một số lĩnh vực công tác. Phó Giám Đốc Sở chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở, đồng thời cùng Giám đốc Sở liên đới chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật về phần công việc được phân công phụ trách.

2. Trưởng phòng và tương đương chịu trách nhiệm trước Giám dốc Sở về mọi công việc được giao của phòng. Phó trưởng phòng và tương đương giúp việc Trưởng phòng được Trưởng phòng phân công phụ trách một số công tác và được ủy quyền điều hành công việc của phòng khi Trưởng phòng vắng mặt, ủy quyền.

3. Sở đảm bảo họp giao ban hàng tuần để kiếm điểm tình hình thực hiện công tác trong tuần và xây dựng chương trình công tác cho tuần kế tiếp. Đồng thời tổ chức các cuộc họp bíìt thường đe pho biên, triển khai các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách của UBND tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo giao. Hàng tháng, hàng quý, 6 tháng, năm báo cáo UBND tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo về tình hình hoạt động của ngành ở địa phương và đề ra chương trình, kế hoạch kỳ sau, kiến nghị giải quyết khó khăn, vướng mắc của ngành nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công tác được giao.

4. Sở hoạt động theo chương trình, kế hoạch hàng năm được Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh giao và theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong Quy chế này.

5. Giám đốc Sở quy định việc họp giao ban với các phòng đế đánh giá kết quả công tác và đề ra công tác sắp đến. Các phòng kiểm điểm công tác của cán bộ, viên chức phòng mình và báo cáo kêt quả với Ban Giám đốc Sở biết đế theo dõi và chỉ đạo. Tổ chức họp giao ban với các đơn vị trực thuộc theo định kỳ, ít nhất 3 tháng một lần. Tổ chức sơ kết, tổng kết để đánh giá để đánh giá thực hiện nhiệm vụ năm học và đề ra phương hướng, nhiệm vụ của học kỳ II và năm học sau.

Chương IV

MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC

Điều 6. Sở có các mối quan hệ công tác với các cấp, các ngành, như sau:

1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo:

Sở chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Giáo dục và Dào tạo, Giám đốc Sở có trách nhiệm báo cáo tình hình công tác chuyên môn của ngành tại địa phưong với Bộ Giáo dục và Đào tạo theo định kỳ và yêu cầu dột xuất.

2. Đối với UBND tỉnh:

Sở chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp và toàn diện của UBND tỉnh. Giám đốc Sở báo cáo công tác với UBND tỉnh theo quy định và yêu cầu đột xuất.Trước khi thực hiện chủ trương, chính sách của các Bộ, ngành Trung ương có liên quan đến chương trình công tác, kế hoạch chung của tỉnh, Giám đốc Sở phải xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh.

3. Đối với các Sở, ngành:

Sở có môi quan hệ phối hợp với các Sở, ngành trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, có quyền đề nghị các sở, ngành báo cáo tình hình và các vấn dề có liên quan đến các lĩnh vực mà sỏ- quản lý bằng văn bản hoặc trực tiếp trao đổi để triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh.

4. Đối với UBND các huyện, thị xã:

Sở tăng cường mối quan hệ với UBND các huyện, thị xã trong việc thực hiện nhiệm vụ thuộc các lĩnh vực ngành quản lý, cùng nhau giải quyết những vấn dề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trên tinh thần hợp tác và tôn trọng lẫn nhau.Trường họp có những vấn dề chưa nhất trí, các bên xin ý kiến chỉ dạo của UBND tỉnh.

5. Đối với các Phòng Giáo dục và Dào tạo:

Sở có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của ngành đối với Phòng giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã; được quvền yêu cầu Phòng Giáo dục và Đào tạo báo cáo tình hình thực hiện nhiêm vụ chuyên môn, nghiệp vụ trên địa bàn huyện, thị xã theo chế độ báo cáo thống kê định kỳ và đột xuất.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 7. Giám đốc Sở có trách nhiệm tổ chức triển khai Quy chế này đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên của Sở. Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo và Giám đốc Sở Nội vụ dề nghị UBND tỉnh xem xét, quyết định./.

TM. Ủy ban nhân dân

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Trương Tấn Thiệu

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.