• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 13/02/2001
  • Ngày hết hiệu lực: 21/12/2008
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 01/2001/QĐ-BGDĐT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bình Thuận, ngày 29 tháng 1 năm 2001

QUYẾT ĐỊNH

Về việc thi tuyển sinh vào các trường Đại học, Cao đẳng đối với hình thức vừa học, vừa làm

(hệ tại chức cũ) thuộc phương thức giáo dục không chính quy

______________________________

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ vào Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngng Bộ;

Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30/3/1994 của Chính phủ quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Quyết định số 05/1999/QĐ-BGD&ĐT ngày 23/2/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh vào các trường Đại học, Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hệ chính quy và Quyết định số 20/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 8/6/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hệ chính quy;

Theo đề nghị của các ông Vụ trưởng Vụ Đại học, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Quyết định này quy định việc thi tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng đối với hình thức vừa học, vừa làm (hệ tại chức cũ) thuộc phương thức giáo dục không chính quy.

Việc tuyển sinh đối với hình thức học từ xa và tự học có hướng dẫn quy định tại các văn bản khác của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 2. Các trường đại học, cao đẳng khi tuyển sinh vào đại học, cao đẳng theo hình thức vừa học, vừa làm, thực hiện theo các quy định sau:

1. Áp dụng đầy đủ các quy định tại các Điều 2, 3, 5, khoản 1 và khoản 3 Điều 7, các Điều 9, 10, 11, 12, 13, 14, khoản 1 và khoản 3 Điều 15, các Điều 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39 của Quy chế tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hệ chính quy ban hành theo Quyết định số 05/1999/QĐ-BGD&ĐT ngày 23/2/1999 và đã được sửa đổi và bổ sung theo Quyết định số 20/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 8/6/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi tắt là Quy chế 05).

2. Kỳ thi tuyển sinh

a) Hàng năm, các trường đại học, cao đẳng có chỉ tiêu tuyển sinh theo hình thức vừa học, vừa làm, tổ chức kỳ thi để tuyển thí sinh vào đào tạo theo hình thức vừa học vừa làm của trường.

Hiệu trưởng các trường chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện cả bốn khâu chính trong công tác tuyển sinh: ra đề thi, tổ chức kỳ thi, chấm thi và chấm lại, xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển theo đúng các quy định của Quy chế 05.

b) Tháng 11 hàng năm, Uỷ ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các Bộ, ngành cần gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo và các trường đại học, cao đẳng văn bản nêu rõ yêu cầu đào tạo theo hình thức vừa học vừa làm cho năm kế tiếp (về số lượng, đối tượng tuyển sinh, trình độ và ngành nghề đào tạo, nguồn kinh phí và địa điểm đặt lớp).

Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh theo hình thức vừa học vừa làm được giao, căn cứ khả năng đào tạo và các điều kiện bảo đảm chất lượng, Hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng quyết định chỉ tiêu tuyển sinh cho từng địa phương, Bộ, Ngành.

c) Các lớp đào tạo vừa học vừa làm chủ yếu đặt tại trường đại học, cao đẳng. Việc mở lớp tại một số địa phương chỉ đặt ra đối với những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn và có đủ sĩ số để mở lớp. Nơi đặt lớp tại địa phương phải là cơ sở đào tạo bảo đảm môi trường sư phạm; có đủ điều kiện tổ chức thực hành, thí nghiệm theo yêu cầu môn học; có đủ học liệu và phương tiện phục vụ giảng dạy, học tập ở trình độ đại học, cao đẳng; có cán bộ có kinh nghiệm trong công tác quản lý đào tạo.

Các trường đại học, cao đẳng giao chỉ tiêu đào tạo theo hình thức vừa học vừa làm đảm nhiệm toàn bộ công tác tuyển sinh, tổ chức giảng dạy và học tập, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp. Cơ sở đào tạo - nơi đặt lớp tại địa phương chỉ hỗ trợ công tác quản lý sinh viên, khi trường yêu cầu.

3. Điều kiện dự thi

Ngoài các quy định tại Điều 4 của Quy chế 05, mọi thi sinh dự thí tuyển sinh theo hình thức vừa học vừa làm phải được Uỷ ban nhân dân xã, phường hoặc Thủ trưởng cơ quan, đơn vị xác nhận đã có thời gian làm việc hoặc phục vụ tại địa phương hoặc tại cơ quan, đơn vị từ 12 tháng trở lên tính đến ngày dự thi.

4. Các đối tượng được xét vào học thằng theo hình thức vừa học, vừa làm.

a) Anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, chiến sĩ thi đua toàn quốc, đã có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương.

b) Người đã dự thi và trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng (chính quy hoặc không chính quy), nhưng ngay năm đó có lệnh điều động đi nghĩa vụ quân sự hoặc đi thanh niên xung phong tập trung nay đã hoàn thành nghĩa vụ, được phục viên, xuất ngũ mà chưa được nhận vào học ở một trường lớp nào, được từ cấp trung đoàn trong quân đội hoặc Tổng đội thanh niên xung phong giới thiệu, nếu có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn về sức khoẻ, có đầy đủ các giấy tờ hợp lệ và chưa quá 5 năm kể từ ngày dự thi đại học, cao đẳng thì được xem xét nhận vào học tại trường trước đây đã dự thi, mà không phải thi lại, nếu quá 5 năm phải dự thi tuyển sinh.

c) Vận động viên đã có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương được tuyển thẳng vào:

- Các trường Đại học Thể dục thể thao nếu thuộc một trong các diện: là thành viên đội tuyển quốc gia đã tham gia thi đấu trong các giải quốc tế; vô địch (Huy chương vàng) các giải vô địch hạng nhất quốc gia; là vận động viên cấp kiện tướng quốc gia.

- Các trường Cao đẳng Thể dục thể thao nếu thuộc một trong các diện: đạt giải nhì, giải ba (Huy chương bạc, Huy chương đồng) trong các giải vô địch hàng nhất quốc gia; vô địch (Huy chương vàng) Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc, là vận động viên cấp 1 quốc gia.

Vận động viên cấp 1 quốc gia, nếu dự thi vào các trường Đại học Thể dục thể thao được miễn thi môn năng khiếu và được hưởng điểm 10 môn năng khiếu đó.

Thời hạn được tính để hưởng ưu tiên đối với các thành viên đội tuyển quốc gia đã tham gia thi đấu quốc tế và những vận động viên đã đạt huy chương hoặc đã được phong đẳng cấp thể dục thể thao là không quá 4 năm tính đến ngày thi vào các trường Đại học Thể dục thể thao và Cao đẳng thể dục thể thao.

d) Học sinh năng khiếu nghệ thuật đã có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương hoặc hệ trung cấp các trường năng khiếu nghệ thuật đạt giải chính thức trong các cuộc thi nghệ thuật chuyên nghiệp chính thức toàn quốc hoặc quốc tế về ca, múa, nhạc được tuyển thẳng vào học các ngành tương ứng trình độ đại học, cao đẳng các trường nghệ thuật (nếu nhà trường có đào tạo môn đó. Thời hạn được tính để hưởng ưu tiên không quá 4 năm kể từ ngày đạt giải thưởng hoặc huy chương đến ngày thi vào đại học, cao đẳng.

đ) Những người đã có bằng tốt nghiệp đại học cao đẳng có nguyện vọng học đại học, cao đẳng theo hình thức vừa học vừa làm tại ngành cùng nhóm ngành hoặc cùng khối thi tuyển sinh với ngành đã học, được xét tuyển thẳng vào học đại học hoặc cao đẳng theo hình thức vừa học vừa làm.

5. Hồ sơ và thủ tục đăng ký dự thi, chuyển nhận giấy báo dự thi.

a) Chậm nhất là 3 tháng trước ngày thi, các trường đại học, cao đẳng có trách nhiệm trực tiếp thông báo công khai tại trường và tại địa phương có chỉ tiêu tuyển sinh vừa học vừa lầm kế hoạch tuyển sinh theo hình thức vừa học vừa làm, bao gồm: chỉ tiêu tuyển sinh của từng ngành, môn thi, khối thi và ngày thi.

Hiệu trưởng (hoặc Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh) giao cho Phòng Đào tạo hoặc Khoa Tại chức, hoặc Ban Thư ký tổ chức nhận hồ sơ đăng ký dự thi, lệ phí đăng ký dự thi và trước ngày thi 1 tháng trực tiếp gửi giấy báo dự thi cho thí sinh, đồng thời thông báo cho thí sinh bổ sung những giấy tờ cần thiết. Sau khi nộp hồ sơ đăng ký dự thi, nếu có sự thay đổi về gia đình hoặc bản thân, thí sinh có trách nhiệm bổ sung và thông báo kịp thời cho trường trước ngày thi và khi đến dự thi nộp đầy đủ giấy tờ bổ sung hợp pháp.

Sau ngày thi các trường không nhận các giấy tờ bổ sung.

b) Thí sinh dự thi vào trường nào thì nộp hồ sơ đăng ký dự thi và lệ phí đăng ký dự thi cho trường đó.

Đối với lớp đặt tại trường thí sinh nộp 1 bộ hồ sơ đăng ký dự thi, đối với lớp đặt tại địa phương thí sinh nộp 2 bộ hồ sơ đăng ký dự thi (1 bộ giữ tại Hội đồng tuyển sinh trường, 1 bộ lưu tại sơ sở đặt lớp).

Hồ sơ đăng ký dự thi theo mẫu quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2241/GD-ĐT ngày 8/8/1994 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế Tuyển sinh vào hệ đào tạo tại chức trong các trường đại học, cao đẳng. Các văn bản trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 4. Các Ông (Bà) Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra Giáo dục, Vụ trưởng Vụ Đại học, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên, Vụ trưởng các vụ có liên quan, Giám đốc các Đại học Quốc gia, Giám đốc các Đại học Thái Nguyên, Đà Nẵng, Huế, Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng, Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Nguyễn Minh Hiển

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.