Sign In

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

 

Hướng dẫn việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài, ngườinước ngoài thường trú tại Việt Nam đầu tư theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày8 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật khuyến khíchđầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH10

 

Căn cứ Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số03/1998/QH10 ngày 20 tháng 5 năm 1998;

Căn cứ Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 1999 của Chínhphủ quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số03/1998/QH10 (dưới đây gọi tắt là Nghị định 51);

Căn cứ Quyết định 767/TTg ngày 17 tháng 9 năm 1997 của Thủ tướngChính phủ Về một số chủ trương chính sách đối với cộng đồng người Việt Nam địnhcư ở nước ngoài;

Căn cứ Quyết định 210/1999/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 1999 của Thủtướng Chính phủ Về một số chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài,

Liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Tư pháp - Ngoại giao - Công an hướngdẫn việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ởViệt Nam đầu tư theo Nghị định số 51 như sau:

 

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Đối tượng áp dụng của Thông tư

1.1.Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, bao gồm:

a-Người có quốc tịch Việt Nam cư trú, làm ăn sinh sống lâu dài ở nước ngoài;

b-Người gốc Việt Nam cư trú, làm ăn sinh sống lâu dài ở nước ngoài;

1.2.Người có quan hệ huyết thống Việt Nam bao gồm: Người có cha đẻ, mẹ đẻ, hoặc ôngnội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại hiện nay hoặc đã từng có quốc tịch Việt Nam.

1.3.Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam, bao gồm:

a-Công dân nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam đã được cơquan có thẩm quyền Việt Nam cấp Thẻ thường trú;

b-Người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam đã được cơquan có thẩm quyền Việt Nam cấp Thẻ thường trú.

2. Công chứng và hợp pháp hoá các giấy tờ của nhà đầu tư

Cácgiấy tờ sau đây bằng tiếng nước ngoài của nhà đầu tư cần được dịch ra tiếngViệt và bản dịch phải được cơ quan công chứng Việt Nam công chứng:

-Giấy do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận nhà đầu tư là người thuộcđối tượng quy định tại Điểm 1.2 Thông tư này.

-Giấy tờ, chứng chỉ, bằng cấp liên quan đến trình độ chuyên môn của nhà đầu tưdo cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, chứng nhận hoặc chứng thực.

3. Thành lập doanh nghiệp để thực hiện dự án đầu tư

3.1.Để thực hiện dự án đầu tư theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, nhà đầu tưcó thể nhân danh cá nhân trực tiếp thành lập doanh nghiệp hoặc cùng với côngdân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trúở Việt Nam thành lập doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã.

3.2.Nhà đầu tư trước đây đã chuyển giao vốn, tài sản của mình cho công dân Việt Namhoặc cho cơ sở sản xuất, kinh doanh Việt Nam và mượn danh nghĩa của cá nhânhoặc tổ chức đó để đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, nếu có nhu cầu và đủ điềukiện thì được làm thủ tục chuyển tên chủ đầu tư theo hướng dẫn tại Phần VIThông tư này.

3.3.Nhà đầu tư được phép thuê chuyên gia, lao động kỹ thuật là người nước ngoàitheo quy định tại Điều 32 của Nghị định số 51.

4. Quyền góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư

4.1.Việc nhà đầu tư góp vốn hoặc mua cổ phần của doanh nghiệp nhà nước theo quyđịnh tại Điều 5 của Nghị định 51 được thực hiện như sau:

a-Được góp vốn hoặc mua cổ phần với mức không quá 30% vốn điều lệ của doanhnghiệp hoạt động trong lĩnh vực, ngành, nghề, thuộc Danh mục do Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt cho từng thời kỳ theo đề nghị của Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư.

b-Việc góp vốn hoặc mua cổ phần quy định tại Điểm 4.1.a Thông tư này vào cácdoanh nghiệp nhà nước do Trung ương quản lý thì do Bộ trưởng Tài chính quyếtđịnh; của doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý thì do Chủ tịch Uỷ bannhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định theo đề nghị của Giámđốc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

4.2.Nhà đầu tư được góp vốn hoặc mua cổ phần không hạn chế về tỷ lệ vốn góp, tỷ lệcổ phần của doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước. Việc nhà đầu tưgóp vốn hoặc mua cổ phần được thực hiện theo hợp đồng ký giữa nhà đầu tư vàdoanh nghiệp có liên quan. Trường hợp này, doanh nghiệp phải thông báo bằng vănbản cho cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp chậmnhất 15 ngày sau khi đã thực hiện việc góp vốn hoặc mua cổ phần.

5. Ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn đầu tư và khuyến khích đầu tư

5.1.Nhà đầu tư được đầu tư, kinh doanh ở tất cả các ngành, nghề, lĩnh vực và địabàn theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ những ngành, nghề quy định tạikhoản 2 Điều 6 của Luật Doanh nghiệp và được cụ thể hoá tại khoản 1 Điều 3 Nghịđịnh 03/2000/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Doanh nghiệp.

5.2.Nhà đầu tư được khuyến khích đầu tư, kinh doanh vào ngành, nghề, lĩnh vực quyđịnh tại Danh mục A ban hành kèm theo Nghị định 51 (dưới đây gọi tắt là Danhmục A).

5.3.Nhà đầu tư được khuyến khích đầu tư, kinh doanh tại địa bàn có điều kiện kinhtế - xã hội khó khăn quy định tại Danh mục B; địa bàn có điều kiện kinh tế - xãhội đặc biệt khó khăn quy định tại Danh mục C ban hành kèm theo Nghị định 51 (dướiđây gọi tắt là Danh mục B và Danh mục C).

II. BẢO ĐẢM VÀ HỖTRỢ ĐẦU TƯ

6. Hỗ trợ mặt bằng sản xuất, kinh doanh

6.1.Nhà đầu tư có dự án đầu tư theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, nếu có nhucầu thuê đất làm mặt bằng thực hiện dự án đầu tư thì được tạo điều kiện chothuê đất.

Cơquan nhà nước có thẩm quyền cho thuê đất căn cứ vào mục đích sử dụng đất đượclập trong dự án khả thi, căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địaphương để giải quyết đối với từng dự án.

Thờihạn cho thuê đất được xác định theo dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩmquyền phê duyệt nhưng không quá 50 năm.

Hạnmức cho thuê đất của dự án được thực hiện theo quy định của pháp luật.

6.2.Nhà đầu tư được thuê đất để xây dựng nhà ở nhằm mục đích kinh doanh bán cho cácđối tượng được phép mua nhà ở hoặc cho thuê tại Việt Nam theo quy định của phápluật Việt Nam.

6.3.Thời gian miễn nộp tiền thuê đất cho các dự án đầu tư thuộc ngành, nghề, lĩnhvực quy định tại Danh mục A hoặc dự án đầu tư tại địa bàn quy định tại Danh mụcB hoặc Danh mục C được thực hiện như đối với doanh nghiệp trong nước cùng loạiquy định tại Điều 18 Nghị định 51.

7. Quyền của nhà đầu tư đối với đất thuê

Nhàđầu tư có dự án đầu tư được Nhà nước cho thuê đất có các quyền quy định tạiĐiều 7 của Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài thuêđất tại Việt Nam.

8. Vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ phát triển

Nhàđầu tư có dự án đầu tư thuộc Danh mục A hoặc thực hiện dự án đầu tư tại địa bànthuộc Danh mục B hoặc Danh mục C được Quỹ Hỗ trợ phát triển xem xét việc hỗ trợđầu tư thông qua các hình thức cho vay đầu tư; hỗ trợ lãi suất sau đầu tư; bảolãnh tín dụng đầu tư theo pháp luật hiện hành về tín dụng đầu tư phát triển củaNhà nước.

9. Miễn giảm thuế

Mứcáp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp; mức miễn, giảm thuế thu nhậpdoanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập bổ sung, thuế nhập khẩuthiết bị, máy móc tạo tài sản cố định đối với các dự án đầu tư thuộc ngành,nghề, lĩnh vực quy định tại Danh mục A hoặc dự án đầu tư thực hiện tại địa bànquy định tại Danh mục B hoặc Danh mục C được thực hiện như đối với doanh nghiệptrong nước cùng loại quy định tương ứng tại các điều từ Điều 20 đến Điều 27Nghị định 51.

10. Thực hiện nguyên tắc một giá cho dự án đầu tư theo Luật Khuyếnkhích đầu tư trong nước (sửa đổi)

10.1.Doanh nghiệp do người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư trực tiếp tại ViệtNam, doanh nghiệp do người nước ngoài thường trú ở Việt Nam đầu tư trực tiếptại Việt Nam, doanh nghiệp do công dân Việt Nam cùng thành lập với người ViệtNam định cư ở nước ngoài, với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam có dự ánđầu tư theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước được hưởng cùng mức giá đầu vàonhư các dự án đầu tư trong nước cùng loại đối với đất đai, hàng hóa, nguyênliệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư và dịch vụ khác do Chính phủ định giá, chịucùng một mức thuế.

Cáccơ quan chức năng của Nhà nước và các cơ sở sản xuất, kinh doanh cung cấp cácyếu tố đầu vào cho sản xuất do Chính phủ định giá thống nhất thực hiện quy địnhnày.

10.2.Nhà đầu tư có dự án đầu tư theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 5 Điều1 Nghị định 51 cùng với thân nhân của mình ở Việt Nam (nếu có) bao gồm chồnghoặc vợ, cha đẻ, mẹ đẻ, con đẻ hoặc con nuôi hợp pháp được áp dụng cùng một mứcgiá dịch vụ về nhà ở, khách sạn, điện, nước, dịch vụ y tế, cước phí đi lạitrong nước bằng đường thủy, đường bộ, đường hàng không, cước phí bưu chính viễnthông và phí giáo dục và đào tạo như áp dụng đối với công dân Việt Nam ở trongnước.

11. Thẻ chứng nhận áp dụng chế độ một giá cho nhà đầu tư và thủ tụccấp Thẻ chứng nhận áp dụng chế độ một giá

11.1.Thẻ chứng nhận áp dụng chế độ một giá được cấp cho nhà đầu tư và thân nhân nhàđầu tư (nếu có) có dự án đầu tư theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 5Điều 1 Nghị định 51.

Thẻchứng nhận áp dụng chế độ một giá do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành thống nhấtvà có giá trị trên toàn quốc (mẫu thẻ ban hành kèm Thông tư này). Chủ tịch Uỷban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét ký và cấp Thẻ nàycho nhà đầu tư và thân nhân của nhà đầu tư trong thời hạn 7 ngày kể từ ngàynhận đủ hồ sơ hợp lệ.

11.2.Hồ sơ đề nghị áp dụng chế độ một giá bao gồm:

a-Đơn đề nghị được áp dụng chế độ một giá kèm theo danh sách thân nhân của nhàđầu tư đề nghị cùng được hưởng; nhà đầu tư và thân nhân mỗi người nộp 2 ảnhchụp nửa người, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, ảnh có kích thước 3 x 4 và chụp trướckhi làm đơn không quá 6 tháng (có ghi đầy đủ họ tên, ngày, tháng, năm sinh ởmặt sau);

b-Giấy tờ chứng minh về quan hệ của thân nhân với nhà đầu tư.

11.3.Nhà đầu tư nộp các giấy tờ quy định tại Điểm 11.2 Thông tư này cùng với hồ sơđăng ký ưu đãi đầu tư cho dự án đầu tư của mình tại Sở Kế hoạch và Đầu tư củatỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính hoặc nơi thực hiệndự án đầu tư.

11.4.Đối với dự án đầu tư đã triển khai trước ngày Thông tư này có hiệu lực thihành, nhà đầu tư nộp giấy tờ quy định tại Điểm 11.2 Thông tư này cùng bản saocó công chứng Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư đến Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đãcấp ưu đãi đầu tư.

Trongthời hạn 10 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị được áp dụng chế độ một giá,Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét, trình Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương quyết định việc cấp Thẻ chứng nhận áp dụng chế độ một giácho nhà đầu tư và thân nhân nhà đầu tư.

11.5.Quyền lợi của nhà đầu tư và thân nhân nhà đầu tư được ghi trong Thẻ bao gồm cácdịch vụ được quy định tại Điểm 10.2 Thông tư này.

11.6.Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đã cấp thẻ quyết địnhviệc thu hồi Thẻ chứng nhận áp dụng chế độ một giá của nhà đầu tư và thân nhâncủa họ trong trường hợp doanh nghiệp của nhà đầu tư bị phá sản, giải thể hoặcngười sử dụng thẻ có hành vi vi phạm các quy định tại khoản 3 Điều 121 LuậtDoanh nghiệp.

III. THỦ TỤC XÁCNHẬN NGƯỜI GỐC VIỆT NAM, NGƯỜI CÓ QUAN HỆ HUYẾT THỐNG VIỆT NAM

12. Xác nhận có quốc tịch Việt Nam, mất quốc tịch Việt Nam

12.1.Người thuộc đối tượng quy định tại Điểm 1.1.a Thông tư này cần có hộ chiếu hợplệ của Việt Nam, trong trường hợp không có hộ chiếu Việt Nam thì phải có mộttrong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam; Giấy xác nhận mấtquốc tịch Việt Nam; hoặc Giấy xác nhận đăng ký công dân. Những người thuộc đốitượng quy định tại Điểm này không cần phải làm thủ tục xác nhận có quan hệhuyết thống Việt Nam.

12.2.Người thuộc đối tượng quy định tại Điểm 1.1.b Thông tư này cần có Giấy chứngnhận có quốc tịch Việt Nam, Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam, hoặc Giấy xácnhận đăng ký công dân.

12.3.Thẩm quyền, thủ tục, trình tự cấp Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam, Giấyxác nhận mất quốc tịch Việt Nam, Giấy xác nhận đăng ký công dân:

-Việc cấp Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam được thực hiện theo quy định tạiĐiều 35 và Điều 36 Luật Quốc tịch Việt Nam và các Điều 17, 18 và 19 Nghị định104/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 1998 của Chính phủ quy định chi tiết và hướngdẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam (sau đây gọi là Nghị định 104/1998/NĐ-CP).

-Việc cấp Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam được thực hiện theo quy định tạiĐiều 35 và Điều 36 Luật Quốc tịch Việt Nam, Điều 25 và Điều 26 Nghị định104/1998/NĐ-CP.

-Việc cấp Giấy xác nhận đăng ký công dân được thực hiện theo quy định tại Quyếtđịnh số 713-NG-QĐ ngày 17 tháng 5 năm 1997 của Bộ Ngoại giao.

13. Thủ tục xác nhận người có quan hệ huyết thống Việt Nam

13.1.Người thuộc đối tượng quy định tại Điểm 1.2 Thông tư này cần có Giấy xác nhậncó quan hệ huyết thống Việt Nam (Mẫu giấy được ban hành kèm theo Thông tư này)do một trong các cơ quan có thẩm quyền sau đây cấp:

a-Cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài;

b-Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài;

13.2.Người đề nghị cấp Giấy xác nhận có quan hệ huyết thống Việt Nam tại các cơ quanquy định tại Điểm 13.1 Thông tư này cần có đơn đề nghị (mẫu đơn ban hành kèmtheo Thông tư này). Kèm theo đơn phải có các giấy tờ sau đây (kể cả giấy tờ dochính quyền cũ cấp trước ngày 30 tháng 4 năm 1975):

a-Giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha đẻ, mẹ đẻ, ông nội, bà nội, ôngngoại hoặc bà ngoại; trong trường hợp những người này đã mất quốc tịch Việt Namthì phải có Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam;

b-Giấy tờ chứng minh người làm đơn là con đẻ, cháu nội hoặc cháu ngoại của nhữngngười thuộc đối tượng nói tại Điểm 13.2.a Thông tư này.

c-Hộ chiếu nước ngoài hợp lệ.

13.3.Trường hợp không thể có được các giấy tờ quy định tại Điểm 13.2.a và 13.2.bThông tư này, thì người xin xác nhận có quan hệ huyết thống Việt Nam phải cócác giấy tờ sau đây:

a-Đối với trường hợp xin giấy xác nhận tại các cơ quan có thẩm quyền của Việt Namở nước ngoài được quy định tại Điểm 13.1.a Thông tư này, cần phải có:

-Giấy của tập thể cộng đồng người Việt Nam ở địa phương nơi người đó sinh sống(có thể là Hội người Việt Nam có quan hệ với các tổ chức, cơ quan hợp pháptrong nước hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở nước đó) xác nhận bằng văn bản ngườiđó có quan hệ huyết thống với người đang có quốc tịch Việt Nam hoặc với ngườiđã từng có quốc tịch Việt Nam.

-Bản lý lịch tự thuật của người đề nghị cấp giấy xác nhận từ thời gian trước chođến thời điểm xin xác nhận có quan hệ huyết thống Việt Nam.

b-Đối với trường hợp xin xác nhận tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ở trongnước được quy định tại Điểm 13.1.b Thông tư này, cần phải có:

-Văn bản của ít nhất hai công dân Việt Nam thường trú ở trong nước có năng lựchành vi dân sự đầy đủ xác nhận về việc người đó có quan hệ huyết thống với ngườicó quốc tịch Việt Nam hoặc với người đã từng có quốc tịch Việt Nam, trong giấyxác nhận ghi rõ họ tên, địa chỉ của người được xác nhận và những người làm giấyxác nhận;

-Bản lý lịch tự thuật của người đề nghị cấp giấy xác nhận từ thời gian trước chođến thời điểm xin xác nhận có quan hệ huyết thống Việt Nam.

13.4.Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cóthẩm quyền của Việt Nam xem xét, cấp Giấy xác nhận có quan hệ huyết thống ViệtNam, trường hợp từ chối cấp phải trả lời đương sự bằng văn bản trong đó có nêurõ lý do.

IV. VIỆC NHẬPCẢNH, XUẤT CẢNH, CƯ TRÚ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ

14. Nhập xuất cảnh của nhà đầu tư

14.1.Nhà đầu tư có Hộ chiếu Việt Nam hợp lệ được nhập xuất cảnh Việt Nam không cầncó thị thực.

14.2.Nhà đầu tư mang hộ chiếu nước ngoài được cơ quan nhà nước có thẩm quyền củaViệt Nam tạo điều kiện thuận lợi khi nhập cảnh Việt Nam để thực hiện dự án đầutư theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi).

15. Cư trú, cấp, thay đổi, thu hồi Thẻ thường trú,

15.1.Việc cư trú, đi lại của nhà đầu tư là đối tượng nêu tại Điểm 1.2 và 1.3 Thông tưnày được thực hiện theo quy định tại Điều 11, 12 Pháp lệnh nhập cảnh, xuấtcảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ban hành ngày 28 tháng 4 năm2000.

15.2.Việc cấp, thay đổi hoặc thu hồi Thẻ thường trú của nhà đầu tư được thực hiệntại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền thuộc Bộ Công an theo quy địnhtại các Điều 13 và 14 Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nướcngoài tại Việt Nam ngày 28 tháng 4 năm 2000.

V. THỦ TỤC ĐĂNG KÝKINH DOANH VÀ CẤP CHỨNG NHẬN ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ

16. Hồ sơ đăng ký kinh doanh

Ngoàihồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật áp dụng đối với nhà đầu tưlà công dân Việt Nam, nhà đầu tư cần phải có thêm các giấy tờ sau đây:

16.1.Đối với nhà đầu tư thuộc đối tượng quy định tại Điểm 1.1 Thông tư này phải nộp:

a-Bản sao Hộ chiếu hợp lệ của Việt Nam hoặc Giấy chứng nhận có quốc tịch ViệtNam; Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam; hoặc Giấy xác nhận đăng ký công dân;

b-Giấy tờ, chứng chỉ liên quan đến trình độ chuyên môn của người điều hành đốivới một số ngành, nghề mà pháp luật Việt Nam quy định phải có.

16.2.Đối với nhà đầu tư thuộc đối tượng quy định tại Điểm 1.2 Thông tư này cần cóGiấy xác nhận có quan hệ huyết thống Việt Nam và giấy tờ quy định tại Điểm16.1.b Thông tư này.

16.3.Đối với nhà đầu tư thuộc đối tượng quy định tại Điểm 1.3 Thông tư này cần cóThẻ thường trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và giấy tờ quy địnhĐiểm 16.1.b Thông tư này.

17. Trình tự, thời hạn xem xét việc đăng ký kinh doanh

17.1.Nhà đầu tư đăng ký kinh doanh trực tiếp hoặc uỷ quyền cho người khác đến Sở Kếhoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở giao dịchđể nộp hồ sơ. Khi nộp hồ sơ, nhà đầu tư (hoặc người được uỷ quyền) phải xuấttrình hộ chiếu và bản gốc các giấy tờ cần thiết để kiểm tra, đối chiếu. Sở Kếhoạch và Đầu tư tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra Hộ chiếu và tính hợp lệ của hồ sơ,đồng thời viết phiếu hẹn trả lời cho nhà đầu tư theo quy định hiện hành củapháp luật Việt Nam.

17.2.Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạchvà Đầu tư có trách nhiệm xem xét thực hiện việc đăng ký kinh doanh cho nhà đầutư.

18. Thủ tục đề nghị hưởng ưu đãi đầu tư và nghĩa vụ báo cáo thựchiện ưu đãi đầu tư

18.1.Để được hưởng ưu đãi đầu tư theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi),nhà đầu tư có dự án đầu tư thuộc ngành, nghề, lĩnh vực ưu đãi đầu tư quy địnhtại Danh mục A hoặc thực hiện dự án đầu tư tại địa bàn quy định ở Danh mục Bhoặc Danh mục C phải thực hiện các thủ tục cần thiết quy định tại Thông tư02/1999/TT-BKH ngày 24 tháng 9 năm 1999 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

18.2.Định kỳ 6 tháng một lần (vào đầu tháng 6 và tháng 12 hàng năm) doanh nghiệp đượchưởng ưu đãi đầu tư có trách nhiệm báo cáo tình hình việc thực hiện các biệnpháp ưu đãi đã và đang được hưởng tại doanh nghiệp về Sở Kế hoạch và Đầu tư đểtổng hợp báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

18.3.Trong trường hợp doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư vi phạm pháp luật Việt Nam, khôngthực hiện đầy đủ các điều kiện để hưởng ưu đãi đầu tư, đi định cư ở nước kháchoặc vi phạm vào các quy định được nêu tại khoản 3 Điều 121 Luật doanh nghiệp,Sở Kế hoạch và Đầu tư thu hồi Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Thẻ chứng nhận ápdụng chế độ một giá (nếu có) của nhà đầu tư và thân nhân nhà đầu tư theo quyđịnh tại Điều 33 Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi).

VI. CHUYỂN TÊN CHỦĐẦU TƯ, CHUYỂN VỐN ĐẦU TƯ TRƯỚC ĐÂY TRONG DOANH NGHIỆP THÀNH VỐN GÓP CỦA NHÀĐẦU TƯ

19. Điều kiện để chuyển tên chủ đầu tư của doanh nghiệp đang hoạtđộng

19.1.Nhà đầu tư nói tại Điểm 3.2 Thông tư này khi làm thủ tục chuyển tên chủ đầu tư,cần có các giấy tờ sau đây:

a-Văn bản đồng ý trao trả lại cho nhà đầu tư tài sản và vốn của doanh nghiệp màngười (hoặc những người) đứng danh nghĩa cho nhà đầu tư đang quản lý;

b-Văn bản của người (hoặc những người) đứng danh nghĩa cho nhà đầu tư tự nguyệnchuyển quyền quản lý doanh nghiệp cho nhà đầu tư;

c-Văn bản nhất trí của các sáng lập viên, thành viên góp vốn của doanh nghiệp vềviệc chấp nhận chuyển đổi chủ đầu tư, chuyển vốn đầu tư.

d-Xác nhận của cơ quan thuế về việc doanh nghiệp đề nghị chuyển đổi tên chủ đầu tưđã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước Việt Nam.

e-Đơn của nhà đầu tư đề nghị được chuyển chủ đầu tư, chuyển vốn đầu tư trong đăngký kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó có cam kết thực hiện điều lệ doanhnghiệp và kế thừa các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.

19.2.Chủ đầu tư mới có trách nhiệm tiến hành làm thủ tục hợp thức hóa quyền sở hữu,quyền sử dụng hoặc các quyền khác có liên quan đến tài sản nhận lại theo quyđịnh hiện hành của pháp luật Việt Nam.

20. Điều kiện để chuyển vốn đầu tư trước đây vào doanh nghiệp trongnước dưới danh nghĩa công dân Việt Nam thành phần vốn góp của nhà đầu tư

Nhàđầu tư nói tại Điểm 3.2 Thông tư này đã chuyển giao vốn, tài sản của mình chocông dân Việt Nam hoặc cho cơ sở sản xuất, kinh doanh Việt Nam và mượn danhnghĩa của cá nhân hoặc tổ chức đó để đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, khi làmthủ tục để đứng tên phần vốn góp của mình trong doanh nghiệp cần có văn bản củacông dân Việt Nam hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh đồng ý trả lại cho nhà đầu tưphần tài sản, vốn mà công dân Việt Nam hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh đang quảnlý và sử dụng.

21. Trình tự, thủ tục, thời hạn xem xét việc đổi tên nhà đầu tư

21.1.Sở Kế hoạch và Đầu tư giúp Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương giải quyết việc đổi tên chủ đầu tư. Sở kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận,xem xét hồ sơ và hướng dẫn nhà đầu tư bổ sung đầy đủ các giấy tờ cần thiết.

21.2.Để đổi tên chủ của doanh nghiệp đang hoạt động, nhà đầu tư gửi hồ sơ đăng kýkinh doanh đến Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đã cấp Đăng ký kinh doanh trước đâycủa doanh nghiệp, hồ sơ gồm các giấy tờ như quy định tại Điểm 16.1 và các giấytờ quy định tại Điểm 19.1 Thông tư này.

21.3.Sau khi nộp đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 20 ngày chủ đầu tư phải thông báoít nhất là 5 lần trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương nơidoanh nghiệp hoạt động về việc đổi tên chủ đầu tư. Trong thời gian này, các cánhân, tổ chức có quyền và lợi ích trong doanh nghiệp phải đến doanh nghiệp để giảiquyết quyền lợi hợp pháp của mình.

21.4.Sau thời hạn 20 ngày thông báo, nếu không có tranh chấp, khiếu nại đối vớidoanh nghiệp đề nghị chuyển tên chủ đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện thủtục chuyển đổi tên chủ đầu tư, trình Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương quyết định.

                       

22. Các quy định khác liên quan đến việc đổi tên chủ đầu tư

22.1.Việc đổi tên chủ đầu tư chỉ được thực hiện đối với các doanh nghiệp không cótranh chấp.

22.2.Không xử phạt vi phạm hành chính về việc đầu tư không đứng tên trước đây củanhà đầu tư.

22.3.Sở Kế hoạch và Đầu tư không giải quyết việc đổi tên chủ đầu tư đối với doanhnghiệp đang có tranh chấp về dân sự hoặc liên quan đến hình sự. Các vấn đềtranh chấp, tuỳ theo tính chất, có thể được giải quyết theo quy định của phápluật về hòa giải, tố tụng dân sự hoặc hành chính.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 23. Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện

23.1.Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Thông tư02 BKH/DN ngày 12 tháng 5 năm 1995 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Thông tư liênbộ số 11-BKH/NG ngày 31 tháng 12 năm 1996 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Ngoạigiao.

23.2.Các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện Thôngtư này, nếu có khó khăn vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời bằng văn bản đến BộKế hoạch và Đầu tư. Các Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an có trách nhiệmphối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư giải quyết các vấn đề phát sinh.

ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN

CÓ QUAN HỆ HUYẾT THỐNG VIỆT NAM

Kính gửi:

1.     Tôilà:

-Họ và tên Việt Nam (viết chữ in hoa, đủ dấu):

-Họ và tên trong hộ chiếu (viết chữ in hoa):

1.     Sinhngày tháng                       năm

1.     Nơisinh:

1.     Địachỉ thường trú ở nước ngoài:

2.     Địachỉ thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam (nếu có):

1.     Quốctịch hiện nay:

2.     Sốhộ chiếu hiện nay:

Ngày cấp hộ chiếu:

Nơi cấp hộ chiếu:

Nước cấp hộ chiếu:

Hộ chiếu có giá trịđến ngày: tháng năm

8. Nghề nghiệp, chuyênmôn, nghiệp vụ, trình độ:

Đề nghị:          (ghi tên cơ quan mà nhà đầu tư đềnghị xác nhận)

 

Xác nhận tôi là ngườicó quan hệ huyết thống Việt Nam với người có tên dưới đây:

- Họ và tên:

- Sinh ngày                  tháng               năm

- Nơi đăng ký thườngtrú:

- Nơi tạm trú (nếucó):

- Quốc tịch hiện nay:

- Số hộ chiếu (nếucó):                                                Nơicấp:

- Hộ chiếu có giá trịđến ngày tháng năm

Quan hệ với người làmđơn : (ghi rõ người làm đơn là con đẻ, cháu nội, cháu ngoại... ..)

Tôi xin cam đoan toànbộ những lời khai trong đơn này là đúng sự thật và tôi hoàn toàn chịu tráchnhiệm trước pháp luật Việt Nam về những điều đã khai.

Người làm đơn

                                                                         (Ký và ghi rõ họ, tên)

 

(tên cơ quan xác nhận)

Số. . . . . ./ ......

XÁC NHẬN

Ông/Bà :

Sinh ngày tháng năm ;Nơi sinh:

Địa chỉ thường trúhiện nay:

Quốc tịch:

Mang hộ chiếu số: Cấpngày:                          Có giá trịđến ngày:

Nơi cấp: Nước cấp:

Là người có quan hệhuyết thống Việt Nam.

Giấy xác nhận này đượcsử dụng để hoàn thành hồ sơ đề nghị đầu tư tại Việt Nam theo Luật Khuyến khíchđầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH10.

                                                                                     Tên cơ quan xác nhận

                                                                         Chức vụ người ký xác nhận

                                                                                     (Ký tên và đóng dấu)

Mặt trước của Thẻ

(Uỷ Ban Nhân Dân      CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

tỉnh, thành phố)                                    Độc Lập - Tự do - Hạnh phúc

            Số:                                                                               Ngàytháng năm

            thẻchứng nhận áp dụng chế độ một giá

Họ và tên:

                                                Sinhngày tháng năm

                                                Nơisinh:

                                                Quốctịch hiện nay:

                                                Sốhộ chiếu hiện nay (hoặc số thẻ thường trú):

Được áp dụng giá các dịch vụ do Nhà nước định giá nhưcông dân Việt Nam.

                                                                                     Chủ tịch UBND tỉnh/thành phố

Thẻ này có giá trị sửdụng trên toàn quốc

                                                                                                 (ký tên và đóng dấu)

 

Mặt sau của Thẻghi:

Thẻnày được cấp theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 1999.

Thẻnày chỉ được cấp cho nhà đầu tư là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc ngườinước ngoài thường trú tại Việt Nam đầu tư tại Việt Nam theo Luật Khuyến khíchđầu tư trong nước (sửa đổi) và thân nhân của họ để sử dụng tại Việt Nam.

Ngườicó tên trong Thẻ này được áp dụng giá và cước các dịch vụ phục vụ sinh hoạt:nhà ở, khách sạn, điện, nước, dịch vụ y tế, cước phí đi lại bằng đường thuỷ, đườngbộ, đường hàng không, cước phí bưu chính viễn thông và phí giáo dục và đào tạonhư công dân Việt Nam. Các cơ quan chức năng của Nhà nước, các cơ sở sản xuất,kinh doanh có trách nhiệm thực hiện quy định này.

Thẻ này chỉ có giá trịkhi giao dịch các dịch vụ do Nhà nước CHXHCN Việt Nam cung cấp và định giá.

Cấm cho mượn Thẻ hoặcsử dụng sai mục đích.

(Kích thước của thẻ: cao 7cm x dài 10,5cm; Nền giấy trắng; chữ đen.)

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ Công an

Thứ trưởng

Thứ trưởng

(Đã ký)

(Đã ký)

  

Vũ Huy Hoàng

Nguyễn Khánh Toàn

Bộ Ngoại giao

Bộ Tư pháp

Thứ trưởng

Thứ trưởng

(Đã ký)

(Đã ký)

  

Nguyễn Đình Bin

Hà Hùng Cường