• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 23/11/1990
BỘ CÔNG NGHIỆP NHẸ-BỘ THƯƠNG NGHIỆP
Số: 401/TT-LB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 1990

THÔNG TƯ

LIÊN BỘ CÔNG NGHIỆP NHẸ - THƯƠNG NGHIỆP SỐ 401/TT-LB

NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 1990 HƯỚNG DẪN THI HÀNH CHỈ THỊ

SỐ 374/CT NGÀY 26 THÁNG 10 NĂM 1990 CỦA CHỦ TỊCH

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG VỀ VIỆC SẢN XUẤT, LƯU THÔNG

VÀ TIÊU DÙNG PHÁO

Căn cứ Chỉ thị số 374/CT ngày 26-10-1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc sản xuất, lưu thông và tiêu dùng pháo; Liên Bộ Công nghiệp nhẹ - Thương nghiệp hướng dẫn thi hành như sau:

 

I- SẢN XUẤT THUỐC PHÁO VÀ PHÁO

1.1. Sản xuất.

1.1.1. Có giấy phép hợp lệ mới được sản xuất thuốc pháo và pháo các loại.

1.1.2. Tư nhân không được sản xuất thuốc pháo và pháo các loại.

1.1.3. Chỉ những cơ sở quốc doanh và tập thể có hai điều kiện sau đây, mới được xem xét để cấp giấy phép:

- Cơ sở có đủ biện pháp bảo đảm an toàn tuyệt đối.

- Cơ sở đã có truyền thống, kinh nghiệm lâu năm sản xuất, bảo đảm chất lượng.

1.1.4. Sở Công nghiệp các tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương cùng với các ngành hữu quan Thương nghiệp, Công an sắp xếp, tổ chức đăng ký lại các cơ sở hiện đang sản xuất thuốc pháo và pháo trên địa bàn của địa phương.

Trên cơ sở cân đối giữa nhu cầu và vật tư sản xuất thuốc pháo và pháo của địa phương cũng như các điều kiện bảo đảm an toàn cho sản xuất của các cơ sở như đã quy định ở mục (1.1.3), Sở Công nghiệp các tỉnh, thành phố sẽ cấp giấy phép sản xuất thuốc pháo và pháo cho cơ sở và báo cáo danh sách các cơ sở sản xuất, số lượng, chủng loại pháo về Bộ Công nghiệp nhẹ để quản lý chung.

1.1.5. Mọi trường hợp sản xuất thuốc pháo và pháo sau ngày 15-11-1990 không có giấy phép hợp lệ đều coi là sản xuất không hợp pháp, sẽ bị xử lý theo pháp luật.

1.2. Chủng loại, quy cách pháo và băng pháo.

Để bảo đảm an toàn và tiết kiệm trong tiêu dùng, các cơ sở sản xuất pháo chỉ được sản xuất pháo theo quy định sau đây:

1.2.1. Không được sản xuất các loại pháo ném, pháp đập, pháo thăng thiên.

1.2.2. Kích cỡ các loại pháo được sản xuất.

- Loại pháo nhỏ (pháo tép).

Đường kính quả pháo bằng hoặc nhỏ hơn 5mm (năm milimét).

- Loại pháo lớn (pháo đùng)

Đường kính quả pháo bằng hoặc nhỏ hơn 15mm (mười lăm milimét).

 

II- LƯU THÔNG PHÁO.

2.1. Pháo là mặt hàng Nhà nước cấm nhập khẩu dưới mọi hình thức (nhập khẩu mậu dịch và phi mậu dịch).

Do vậy, bất kỳ tổ chức và cá nhân nào nhập khẩu và buôn bán pháo nước ngoài trên thị trường nội địa đều là buôn lậu.

2.2. Tổ chức tốt lưu thông pháo sản xuất trong nước.

2.2.1. Chỉ có Tổng công ty Bách hoá và hệ thống Công ty thương nghiệp quốc doanh bán buôn cấp tỉnh, thành phố (Công ty Thương nghiệp tổng hợp, Công ty Công nghệ phẩm) mới được bán buôn pháo.

Các tổ chức bán buôn pháo nói trên phải ký kết hợp đồng tiêu thụ với những cơ sở có giấy phép sản xuất, nhằm cung ứng cho hệ thống bán lẻ quốc doanh và hợp tác xã mua bán. Tuyệt đối không mua pháo của những cơ sở sản xuất không có giấy phép sản xuất.

2.2.2. Chỉ có thương nghiệp quốc doanh, hợp tác xã mua bán và đại lý của Thương nghiệp quốc doanh mới được phép bán lẻ pháo.

2.2.3. Các cơ sở có giấy phép sản xuất pháo được quyền tiêu thụ sản phẩm do mình sản xuất cho những tổ chức có giấy phép kinh doanh và được mở cửa hàng bán giới thiệu sản phẩm, song phải chấp hành đúng pháp luật kinh doanh trên thị trường.

2.2.4. Mọi tổ chức kinh doanh pháo đều phải đăng ký kinh doanh để được xem xét cấp giấy phép và phải tuân thủ đúng pháp luật của Nhà nước trong kinh doanh.

2.2.5. Những tổ chức và cá nhân kinh doanh pháo mà không có giấy phép đều là kinh doanh trái phép và bị xử lý theo quy định hiện hành.

2.2.6 Tuyệt đối không bán pháo cho nhu cầu tiêu dùng tập thể của các cơ quan, xí nghiệp, trường học, các tổ chức đoàn thể và lực lượng vũ trang.

2.3. Việc vận chuyển thuốc pháo và pháo.

2.3.1. Các đơn vị được phép sản xuất, kinh doanh thuốc pháo và pháo khi vận chuyển phải có biện pháp chống nổ, để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

2.3.2. Các đơn vị kinh doanh bán buôn của Thương nghiệp quốc doanh có đủ chứng từ mua bán hợp lệ và có phương tiện vận chuyển đảm bảo an toàn, được miễn làm thủ tục xin phép Sở Công an địa phương.

Các trường hợp vận chuyển pháo khác đều phải có giấy phép của Sở Công an địa phương.

2.3.3. Các đơn vị kinh doanh pháo tuyệt đối không được vận chuyển pháo trên các phương tiện vận tải hành khách công cộng.

2.3.4. Mọi trường hợp buôn bán, vận chuyển, lưu thông thuốc pháo và pháo các loại sau ngày 30-11-1990 không có giấy phép hợp lệ đều coi là bất hợp pháp và bị tịch thu, xử lý như buôn lậu.

 

III- CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN

3.1. Trong tháng 12/1990 Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương chỉ đạo, phối hợp các lực lượng tiến hành đợt kiểm tra, kiểm soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc pháo và pháo. Chú trọng các địa bàn và các hộ trọng điểm, sau đó rút kinh nghiệm để tổ chức kiểm tra thường xuyên ở địa phương mình.

3.2. Cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động, giáo dục nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúng về chủ trương, biện pháp trong Chỉ thị 374/CT ngày 26-10-1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Thông tư Liên Bộ Công nghiệp nhẹ - Thương nghiệp.

3.3. Uỷ ban nhân dân địa phương, Ban chỉ đạo Quản lý thị trường các cấp, Sở công nghiệp, Sở Thương nghiệp các tỉnh và thành phố chịu trách nhiệm về tình trạng sản xuất, lưu thông trái phép và buôn lậu thuốc pháo và pháo ở địa phương mình.

3.3.1. Về khen thưởng.

Để động viên, khuyến khích việc phát hiện và ngăn chặn sản xuất, kinh doanh, vận chuyển trái phép và buôn lậu pháo, thuốc pháo, các lực lượng kiểm tra, kiểm soát hoặc cá nhân, nếu phát hiện được thì được trích thưởng vật chất:

- 30% trị giá tiền phạt về sản xuất, kinh doanh, vận chuyển trái phép và buôn lậu thuốc pháo và pháo;

- 30% tiền bán pháo và phương tiện sản xuất kinh doanh tịch thu được;

- 5% số tiền truy thu thuế.

Toàn bộ số tiền trích thưởng thì:

+ 80% số tiền này dành cho những người tham gia trực tiếp;

+ 20% dành cho những người tham gia gián tiếp.

3.3.2. Mức độ xử lý.

Những tổ chức và cá nhân buôn lậu, sản xuất, kinh doanh và vận chuyển thuốc pháo và pháo trái phép đều bị xử lý:

- Tịch thu hàng hoá, phương tiện sản xuất kinh doanh, phương tiện vận chuyển, đồng thời người vi phạm bị phạt tiền từ 1 đến 3 lần trị giá hàng phạm pháp.

- Những trường hợp sau đây thì lập hồ sơ kiến nghị với các cơ quan pháp luật truy cứu trách nhiệm hình sự:

+ Nhập khẩu lậu, sản xuất lậu, buôn bán lậu có tổ chức với số lượng lớn thuốc pháo và pháo.

+ Tái phạm nhiều lần.

+ Sản xuất và buôn bán pháo giả.

Bộ Công nghiệp nhẹ, Bộ Thương nghiệp phối hợp với các Bộ, các ngành liên quan và các địa phương tổ chức đoàn kiểm tra để xem xét việc thực hiện Chỉ thị 374/CT ngày 26 tháng 10 năm 1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Đơn vị nào không nghiêm túc chấp hành Chỉ thị của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và những điểm quy định trong Thông tư này, phải chịu hoàn toàn trách nhiệm và đều bị xử lý tuỳ theo mức độ sai phạm.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký.

 

 

 

 

 

MẶT HÀNG THAN, XI MĂNG

CHỈ THỊ SỐ 262-CT NGÀY 10 THÁNG 10 NĂM 1988 CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ,

BẢO VỆ THAN

Than của nước ta không nhiều, nhưng trong thời gian vừa qua, việc quản lý, lưu thông và sử dụng chưa hợp lý nên không phát huy được tối đa hiệu quả của số than được sản xuất ra. Bên cạnh đó, một lượng than khá lớn bị tổn thất do tình trạng ăn cắp phổ biến dưới nhiều hình thức: than bị ăn cắp trong quá trình vận chuyển, tại các nhà ga, cảng rót than và gần đây có tình trạng kẻ cắp ngang nhiên vào các kho than đẻ lấy than nhưng không được ngăn chặn kịp thời. một số địa phương, nhất là trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, nhiều tổ chức không có chức năng kinh doanh than và một số cá nhân dưới danh nghĩa đại lý cho các xã, phường, thị trấn, thị xã cũng đứng ra thu mua than để buôn bán kiếm lời, giá cả thu mua không thống nhất gây nên tình trạng tranh mua, tranh bán và phát sinh hiện tượng ăn cắp than của Nhà nước để bán.

Để dần dần lập lại trật tự trong việc quản lý, lưu thông và tiêu thụ than, trước hết trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Bắc Thái, nhằm sử dụng hợp lý và bảo vệ tốt nguồn than, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng yêu cầu các ngành, địa phương tổ chức thực hiện một số việc sau đây:

1- Về khai thác: Bộ Năng lượng, Tổng cục Mỏ và Địa chất, Uỷ ban nhân dân các tỉnh có liên quan phải báo cáo kiểm điểm việc thực hiện Chỉ thị 233-CT ngày 06-8-1987 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Báo cáo và các kiến nghị về việc này phải gửi về Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng trước ngày 15 tháng 10 năm 1988. Bộ Năng lượng khẩn trương xây dựng Điều lệ quản lý và khai thác các mỏ than nhỏ, lộ vỉa trong phạm vi cả nước để trình Hội đồng Bộ trưởng duyệt và ban hành.

2- Từ nay trở đi, tất cả các nguồn than khai thác ra hoặc thu hồi (kể cả nguồn do Bộ Năng lượng và các ngành, địa phương khai thác) đều phải được Nhà nước thống nhất quản lý để cân đối theo kế hoạch Tổng Công ty Cung ứng than thuộc Bộ Năng lượng có trách nhiệm bao tiêu toàn bộ số than này để cung ứng theo kế hoạch Nhà nước và nhu cầu xã hội.

Trên phạm vi toàn quốc, nhất là ở các tỉnh Quảng Ninh và Bắc Thái, ngoài Bộ Năng lượng, chỉ các đơn vị có đăng ký và được giao kế hoạch khai thác than mới được phép tiêu thụ than nhưng phải bảo đảm nhiệm vụ cung ứng than theo kế hoạch được giao, theo đúng giá cả và địa chỉ quy định của Nhà nước và Bộ Năng lượng. Đơn vị khai thác nào cần giữ lại sản phẩm để sử dụng (kể cả theo kế hoạch hoặc thêm ngoài kế hoạch) cần phải đăng ký trước; các ngành không có chức năng kinh doanh than tuyệt đối không được mua bán than trái phép.

Đang cập nhật Bộ Công nghiệp nhẹ

Đang cập nhật Bộ Thương nghiệp

(Đã ký)

(Đã ký)

  

Lê Hữu Duyên

Nguyễn Chí Dũng

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.