• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 01/12/2014
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Số: 06/2014/TT-BKHĐT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2014

 

THÔNG TƯ

Hướng dẫn một s điều quy định tại Nghị định số 216/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 12

năm 2013 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành

Kế hoạch và Đầu tư; Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của

Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành

và hoạt động thanh tra chuyên ngành đi với thanh tra chuyên ngành thống kê

____________________

 

Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật Thống kê ngày 26 tháng 6 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành;

Căn cứ Nghị định số 216/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Kế hoạch và Đầu tư;

Căn cứ Nghị định số 116/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Căn cứ Quyết định số 54/2010/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thng kê trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Quyết định số 65/2013/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, b sung Điểm a Khoản 1 Điu 3 Quyết định số 54/2010/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tng cục Thống kê trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê,

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư hướng dẫn một s điều quy định tại Nghị định số 216/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Kế hoạch và Đầu tư; Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành đi với thanh tra chuyên ngành thống kê.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành thống kê gồm: Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Cục Thống kê), Cục trưởng Cục Thống kê, bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành thống kê; tiêu chuẩn của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thống kê; trang phục, thẻ công chức thanh tra chuyên ngành thống kê và chế độ thông tin, báo cáo công tác thanh tra chuyên ngành thống kê.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thống kê.

2. Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thống kê.

3. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thống kê.

4. Đối tượng thanh tra chuyên ngành thống kê; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động thanh tra chuyên ngành thống kê.

Chương II

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN THỰC HIỆN

CHỨC NĂNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH THỐNG KÊ

Điều 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Thống kê

1. Xây dựng kế hoạch thanh tra chuyên ngành thống kê theo hướng dẫn của Tổng cục Thống kê, trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê phê duyệt và tổ chức thực hiện theo thẩm quyền.

2. Thanh tra việc chấp hành pháp luật về thống kê tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc phạm vi quản lý của Cục Thống kê.

3. Thanh tra những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thống kê thuộc thẩm quyền hoặc theo yêu cầu của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.

4. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Cục Thống kê.

5. Thực hiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

6. Tổng hợp, báo cáo Tổng cục Thống kê kết quả công tác thanh tra chuyên ngành thống kê, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý của Cục Thống kê.

7. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục trưởng Cục Thống kê

1. Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác thanh tra chuyên ngành thống kê thuộc phạm vi quản lý.

2. Báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê xử lý việc chồng chéo về thẩm quyền, phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trong phạm vi quản lý của Cục Thống kê.

3. Quyết định thanh tra theo kế hoạch thanh tra chuyên ngành đã được phê duyệt; thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê; phân công công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thống kê.

Cuộc thanh tra của Đoàn thanh tra chuyên ngành thống kê do Cục Thống kê tiến hành không quá 30 ngày; trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhung không quá 45 ngày. Thời hạn của cuộc thanh tra được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra. Việc kéo dài thời hạn thanh tra do Cục trưởng Cục Thống kê quyết định.

4. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành các quy định phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra.

5. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

6. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng cục Thống kê.

Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành thống kê

1. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc cơ quan mình xây dựng kế hoạch thanh tra trình Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

2. Thực hiện thanh tra theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên, thanh tra đột xuất khi được Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp giao.

3. Giúp Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp thực hiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật khi được phân công.

4. Giúp Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp tổng hợp, đánh giá, báo cáo về công tác thanh tra chuyên ngành thống kê, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

5. Giúp Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.

6. Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra.

7. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp giao theo quy định của pháp luật.

Chương III

KẾ HOẠCH THANH TRA CỦA CỤC THỐNG KÊ;

 CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO CÔNG TÁC

 THANH TRA CHUYÊN NGÀNH THỐNG KÊ

Điều 6. Xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm của Cục Thống kê

1. Căn cứ hướng dẫn của Tổng cục Thống kê, Cục trưởng Cục Thống kê xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê trước ngày 25 tháng 11 của năm trước năm kế hoạch.

Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê có trách nhiệm xem xét, phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 của năm trước năm kế hoạch.

2. Khi cần điều chỉnh kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt, Cục trưởng Cục Thống kê phải báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê phê duyệt bổ sung.

3. Việc xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm thực hiện theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-TTCP ngày 23 tháng 4 năm 2014 của Thanh tra Chính phủ quy định việc xây dựng, phê duyệt định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra.

4. Kế hoạch thanh tra quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 của Điều này được gửi cho đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 7. Chế độ thông tin, báo cáo công tác thanh tra chuyên ngành thống kê

1. Quy định về việc gửi kết luận thanh tra chuyên ngành thống kê

a) Kết luận thanh tra của cuộc thanh tra chuyên ngành thống kê do Tổng cục Thống kê tiến hành phải được gửi Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đối tượng thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp của đối tượng thanh tra (nếu có) và cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.

b) Kết luận thanh tra của cuộc thanh tra chuyên ngành thống kê do Cục Thống kê tiến hành phải được gửi Tổng cục Thống kê, đối tượng thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp của đối tượng thanh tra (nếu có) và cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.

2. Quy định về báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng

Báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng là văn bản tổng hợp tình hình, kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Tổng cục Thống kê có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

a) Trách nhiệm báo cáo

Cục Thống kê có trách nhiệm báo cáo Tổng cục Thống kê về công tác thanh tra chuyên ngành thống kê, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của Cục Thống kê; các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục Thống kê có trách nhiệm báo cáo Tổng cục Thống kê về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của đơn vị mình.

Tổng cục Thống kê có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư về công tác thanh tra chuyên ngành thống kê, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của Tổng cục Thống kê.

b) Các loại báo cáo

Báo cáo định kỳ là báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng hàng quý, 6 tháng, 9 tháng và năm.

Báo cáo chuyên đề, báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ trưởng, Chánh Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.

c) Nội dung báo cáo định kỳ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thực hiện theo đề cương và các mẫu biểu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

d) Thời kỳ lấy số liệu, thời hạn gửi báo cáo định kỳ

Báo cáo quý I: Thời kỳ lấy số liệu từ ngày 10 của tháng 12 năm trước đến ngày 09 tháng 3 của năm báo cáo. Tổng cục Thống kê gửi báo cáo về Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 15 tháng 3 của năm báo cáo. Cục Thống kê gửi báo cáo về Tổng cục Thống kê trước ngày 10 tháng 3 của năm báo cáo.

Báo cáo 6 tháng: Thời kỳ lấy số liệu từ ngày 10 của tháng 12 năm trước đến ngày 09 tháng 6 của năm báo cáo. Tổng cục Thống kê gửi báo cáo về Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 15 tháng 6 của năm báo cáo. Cục Thống kê gửi báo cáo về Tổng cục Thống kê trước ngày 10 tháng 6 của năm báo cáo.

Báo cáo 9 tháng: Thời kỳ lấy số liệu từ ngày 10 của tháng 12 năm trước đến ngày 09 tháng 9 của năm báo cáo. Tổng cục Thống kê gửi báo cáo về Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 15 tháng 9 của năm báo cáo. Cục Thống kê gửi báo cáo về Tổng cục Thống kê trước ngày 10 tháng 9 của năm báo cáo.

Báo cáo năm: Thời kỳ lấy số liệu từ ngày 10 tháng 12 năm trước đến ngày 09 tháng 12 của năm báo cáo. Tổng cục Thống kê gửi báo cáo về Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 15 tháng 12 của năm báo cáo. Cục Thống kê gửi báo cáo về Tổng cục Thống kê trước ngày 10 tháng 12 của năm báo cáo.

e) Thời kỳ lấy số liệu và thời hạn gửi báo cáo đột xuất thực hiện theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chánh Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.

Chương IV

TIÊU CHUẨN, TRANG PHỤC, THẺ CÔNG CHỨC

THANH TRA CHUYÊN NGÀNH THỐNG KÊ

Điều 8. Tiêu chuẩn của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thống kê

1. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thống kê là công chức thuộc biên chế của Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê (sau đây gọi là công chức thanh tra chuyên ngành thống kê).

2. Công chức thanh tra chuyên ngành thống kê phải đáp ứng các tiêu chuẩn

a) Có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của ngạch Thống kê viên trở lên, được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thống kê;

b) Có ít nhất 01 năm làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành;

c) Có nghiệp vụ thanh tra.

Điều 9. Trang phục của công chức thanh tra chuyên ngành thống kê

1. Công chức thanh tra chuyên ngành thống kê thuộc bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành thống kê của Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê được cấp trang phục.

2. Trang phục của công chức thanh tra chuyên ngành thống kê thực hiện theo Thông tư số 03/2010/TT-TTCP ngày 16 tháng 7 năm 2010 của Thanh tra Chính phủ hướng dẫn về màu sắc, chất liệu, quy cách và quản lý, sử dụng trang phục của thanh tra viên, cán bộ thuộc các cơ quan thanh tra nhà nước.

3. Việc cấp phát trang phục thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 150/2007/TTLT-BTC-TTCP ngày 14 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính và Thanh tra Chính phủ hướng dẫn chế độ quản lý cấp phát trang phục của Thanh tra viên, cán bộ thuộc các cơ quan thanh tra nhà nước.

4. Kinh phí may, sắm trang phục của công chức thanh tra chuyên ngành thống kê do ngân sách nhà nước cấp và được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị.

5. Trang phục công chức thanh tra chuyên ngành thống kê chỉ sử dụng khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra và các ngày lễ của ngành Thanh tra. Công chức thanh tra có trách nhiệm bảo quản trang phục được cấp.

Điều 10. Phù hiệu, biển hiệu, thẻ công chức thanh tra chuyên ngành thống kê

1. Phù hiệu của công chức thanh tra chuyên ngành thống kê

Phù hiệu là biểu tượng của Thanh tra chuyên ngành thống kê, phù hiệu được may trên tay áo, gắn trên mũ kêpi, in trên biển hiệu.

Phù hiệu thanh tra chuyên ngành thống kê ở giữa có biểu tượng ngành Thống kê trên nền xanh đậm; phía trên có dòng chữ “TỔNG CỤC THỐNG KÊ” viết theo cung tròn, phông chữ Arial, chữ in hoa, màu vàng; phía dưới có dòng chữ "THANH TRA THỐNG KÊ" viết hàng ngang, phông chữ Arial, chữ in hoa, màu đỏ; được đặt trên bánh răng và hai bông lúa màu vàng.

Phù hiệu thêu trên vải, gắn trên tay áo trái cách cầu vai 80 - 100 mm, hình khiên, chiều cao 78 mm, chiều rộng 70 mm, đường kính biểu tượng ngành Thống kê 21 mm, cỡ chữ phù hợp.

Phù hiệu gắn trên mũ kêpi làm bằng đồng, gồm: Phù hiệu tròn, có đường kính 39,53 mm, đặt trên cành tùng mầu vàng. Kích thước cành tùng chiều cao 55,25 mm, chiều rộng 70,49 mm.

Phù hiệu được in ở phía bên trái biển hiệu.

2. Biển hiệu thanh tra chuyên ngành thống kê

Biển hiệu thanh tra chuyên ngành thống kê (sau đây gọi tắt là biển hiệu) là dấu hiệu để nhận biết cơ quan thực hiện thanh tra chuyên ngành thống kê. Biển hiệu được gắn ở trên ngực áo trái.

Biển hiệu làm bằng đồng, được phủ nhựa bóng, nền màu đỏ cờ, chiều dài 80 mm, chiều rộng 25 mm, được chia làm 2 ô: Ô bên trái có hình vuông in phù hiệu tròn, đường kính 23 mm; ô bên phải, trên cùng có dòng chữ “THANH TRA THỐNG KÊ”, phông chữ Arial, chữ in hoa, màu vàng, cỡ chữ 12; phía dưới ghi Mã số biển hiệu, phông chữ Arial, chữ in hoa, màu vàng, cỡ chữ 10.

Thiết kế chi tiết của phù hiệu, biển hiệu thanh tra chuyên ngành thống kê theo Phụ lục số 2.

3. Thẻ công chức thanh tra chuyên ngành thống kê: Công chức thanh tra chuyên ngành thống kê sử dụng thẻ công chức do Tổng cục Thống kê cấp.

4. Công chức thanh tra chuyên ngành thống kê khi thực hiện nhiệm vụ được giao phải đeo thẻ công chức của mình và biển hiệu thanh tra chuyên ngành thống kê.

Điều 11. Mã số biển hiệu

1. Mã số biển hiệu gồm một chuỗi ký hiệu được dùng để nhận biết rõ cơ quan thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành thống kê.

a) Hai ký tự đầu tiên có mã số chung là “A26” (mã số cơ quan Bộ Kế hoạch và Đầu tư được quy định tại Quyết định số 93/2005/QĐ-BNV ngày 30 tháng 8 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định Danh mục mã số các cơ quan nhà nước).

b) Hai ký tự tiếp theo là “TK” (viết tắt của cụm từ Thống kê).

c) Hai ký tự tiếp theo là mã số tỉnh được ghi theo quy định tại Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bảng Danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam. Đối với biển hiệu do cơ quan Tổng cục Thống kê quản lý thì hai ký tự này là “00”.

d) Hai ký tự cuối là số thứ tự biển hiệu của đơn vị (bắt đầu từ 01).

2. Mã số biển hiệu cụ thể đối với các cơ quan, đơn vị như sau:

- Tổng cục Thống kê: A26 - TK - 00 - số thứ tự biển hiệu;

- Cục Thống kê: A26 - TK - mã số tỉnh - số thứ tự biển hiệu.

Điều 12. Quản lý, cấp phát và sử dụng biển hiệu

1. Biển hiệu của công chức thanh tra chuyên ngành thống kê do Tổng cục Thống kê trang bị. Số lượng biển hiệu cấp cho mỗi đơn vị trực thuộc Tổng cục Thống kê do Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê quyết định.

2. Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Thanh tra Thống kê thuộc Tổng cục Thống kê chịu trách nhiệm quản lý, cấp phát biển hiệu cho công chức thuộc cơ quan Tổng cục Thống kê khi được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thống kê.

3. Cục trưởng Cục Thống kê chịu trách nhiệm quản lý, cấp phát biển hiệu cho công chức của Cục Thống kê khi được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thống kê.

4. Trách nhiệm của công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thống kê.

a) Gắn biển hiệu ở trên ngực áo trái và đeo thẻ công chức trong khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành;

b) Nộp lại biển hiệu cho người có thẩm quyền khi kết thúc nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành được giao.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 13. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2014.

Điều 14. Trách nhiệm thi hành

1. Chánh Thanh tra Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, tổ chức, đơn vị, cá nhân gửi ý kiến về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xem xét, giải quyết./.

 

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Bùi Quang Vinh

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.