Sign In
Ngân hàng nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thi hành một số điểm về lập cán cân thanhtoán quốc tế

của Việt Nam theo Nghị định số 164/1999/NĐ-CP

ngày 16/11/1999 của Chính phủ

 

Thi hành Nghị định số 164/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủvề quản lý cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Namhướng dẫn thi hành một số điểm về lập cán cân thanh toán như sau:

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Thông tư này ápdụng đối với việc lập cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam trên cơ sở tổnghợp một cách có hệ thống toàn bộ các giao dịch kinh tế giữa Người cư trú và Ngườikhông cư trú trong một thời kỳ nhất định.

2. Giao dịch kinh tếgiữa Người cư trú và Người không cư trú bao gồm các giao dịch sau:

a. Các giao dịch vềhàng hoá là các giao dịch về xuất, nhập khẩu hàng hoá được thể hiện ở các khoảnthu, chi từ hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá giữa Người cư trú với Ngườikhông cư trú;

b. Các giao dịch vềdịch vụ là các khoản thu, chi từ các hoạt động dịch vụ về vận tải, du lịch, bưuchính, viễn thông, bảo hiểm, hàng không, ngân hàng, thông tin, xây dựng và từcác hoạt động dịch vụ khác giữa Người cư trú và Người không cư trú;

c. Các giaodịch về thu nhập của người lao động là các khoản tiền lương, tiền thưởngvà các khoản thu nhập khác bằng tiền, hiện vật do Người không cư trú trả cho Ngườicư trú và ngược lại;

d. Các giao dịch vềthu nhập về đầu tư các khoản thu từ lợi nhuận đầu tư trựctiếp, lãi từ đầu tư vào giấy tờ có giá và các khoản lãi đến hạn phải trả củacác khoản vay nợ giữa Người cư trú với Người không cư trú và ngược lại;

đ. Các giao dịch vềchuyển giao vãng lai một chiều các khoản viện trợ không hoànlại, quà tặng, quà biếu và các khoản chuyển giao khác bằng tiền, hiện vật chomục đích tiêu dùng của Người không cư trú chuyển cho Người cư trú và ngược lại;

e. Các giao dịch vềchuyển giao vốn một chiều các khoản viện trợ không hoàn lạicho mục đích đầu tư, các khoản nợ được xoá giữa Người cư trú và Người không cưtrú; các loại tài sản bằng tiền, hiện vật của Người cư trú di cư mang ra nướcngoài và của Người không cư trú di cư mang vào Việt Nam;

g. Các giao dịch vềđầu tư trực tiếp là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt nam vốn bằng tiềnhoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định củaLuật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hay nhà đầu tư Việt Nam đầu tư ra nướcngoài bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành hoạt động đầu tư theo phápluật đầu tư của Việt Nam và nước ngoài;

h. Các giao dịch vềđầu tư vào giấy tờ có giá là việc mua, bán các giấy tờ có giá giữa Người cư trúvà Người không cư trú;

i. Các giao dịch vềvay và trả nợ nước ngoài là việc Người cư trú vay và thực hiện nghĩa vụ trả nợvới Người không cư trú;

k. Các giao dịch vềcho vay và thu hồi nợ nước ngoài là việc Người cư trú cho vay và thu hồi nợ đốivới Người không cư trú;

l. Các giao dịch vềđầu tư khác và các giao dịch khác làm tăng hoặc giảm tài sản có hoặc tài sản nợlà các giao dịch giữa Người cư trú và Người không cư trú về tiền mặt, tiền gửivà các khoản phải thu, phải trả.

3. Người cư trú làtổ chức hoặc cá nhân, bao gồm:

a. Doanh nghiệp nhà nước,doanh nghiệp tư nhân, công ty, hợp tác xã và các tổ chức kinh tế khác thuộc mọithành phần kinh tế của Việt Nam được thành lập và hoạt động kinh doanh tại ViệtNam (sau đây gọi là tổ chức kinh tế Việt Nam);

b. Doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh hoạtđộng theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; chi nhánh công ty nước ngoài,nhà thầu nước ngoài, nhà thầu liên danh với nước ngoài và các tổ chức kinh tếkhác có vốn nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tưnước ngoài tại Việt Nam;

c. Tổ chức tín dụngViệt Nam, tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100% vốnnước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam(sau đây gọi là tổ chức tín dụng ở Việt Nam);

d. Cơ quan nhà nước,đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổchức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Namhoạt động tại Việt Nam;

đ. Cơ quan đại diệnngoại giao, cơ quan lãnh sự, lực lượng vũ trang và các tổ chức chính trị, tổchức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xãhội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động ở nước ngoài; công dân Việt Nam làmviệc trong các tổ chức này và những cá nhân đi theo họ;

e. Văn phòng đại diệntổ chức kinh tế Việt Nam, văn phòng đại diện của doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài ở Việt Nam và văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng ở Việt Nam hoạtđộng tại nước ngoài;

g. Công dân Việt Nam cưtrú tại Việt Nam, công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thời hạn dưới 12tháng;

h. Người nước ngoài cưtrú tại Việt Nam có thời hạn từ 12 tháng trở lên;

i. Công dân Việt Namđi du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm viếng ở nước ngoài (không kể thời hạn).

4. Người không cư trúlà tổ chức hoặc cá nhân, bao gồm:

a. Tổ chức kinh tế nướcngoài được thành lập và hoạt động kinh doanh tại nước ngoài;

b. Tổ chức kinh tếViệt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hoạt động kinh doanhtại nước ngoài;

c. Tổ chức tín dụngViệt Nam, tổ chức tín dụng nước ngoài ở Việt Nam được thành lập và hoạt độngkinh doanh tại nước ngoài;

d. Cơ quan nhà nước,đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổchức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của nướcngoài hoạt động tại nước ngoài;

đ. Cơ quan đại diệnngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế, cơ quan đạidiện các tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện các tổ chức phi chính phủ,lực lượng vũ trang và các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổchức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của nước ngoài hoạt động tại ViệtNam; người nước ngoài làm việc trong các tổ chức này và những cá nhân đi theohọ;

e. Văn phòng đại diệntổ chức kinh tế nước ngoài; văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài hoạtđộng tại Việt Nam;

g. Người nước ngoài cưtrú tại nước ngoài; người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có thời hạn dưới 12tháng;

h. Công dân Việt Nam cưtrú ở nước ngoài có thời hạn từ 12 tháng trở lên;

i. Người nước ngoàiđến du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm viếng tại Việt Nam (không kể thời hạn).

Trong trường hợp chưaxác định được tổ chức hoặc cá nhân là Người cư trú hoặc Người không cư trú thìThống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.

 

Chương II

LẬP CÁN CÂN THANH TOÁN

Mục I: Nguyên tắc lập cán cân thanh toán

1. Cán cân thanh toánđược lập trên cơ sở các chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giao dịch kinh tế giữa Ngườicư trú với Người không cư trú. Giao dịch kinh tế giữa các tổ chức và cá nhân làNgười cư trú với các tổ chức và cá nhân là Người không cư trú được thu thậptrên cơ sở mẫu biểu báo cáo định kỳ hoặc trên cơ sở điều tra chọn mẫu do Ngânhàng Nhà nước phối hợp với Tổng cục Thống kê và các Bộ, Ngành liên quan.

2. Cán cân thanh toánđược lập theo đơn vị tiền tệ là Đôla Mỹ (USD).

3. Các giao dịch kinhtế giữa Người cư trú với Người không cư trú được thống kê tại thời điểm hạchtoán vào sổ sách kế toán. Đối với hàng hoá do Tổng cục Hải quan thống kê đượcthực hiện theo quy định hiện hành của Tổng cục thống kê.

4. Các giao dịch kinhtế được tính theo giá thực tế đã được thoả thuận giữa Người cư trú với Ngườikhông cư trú.

5. Giá trị các giaodịch kinh tế phát sinh bằng Đồng Việt Nam được quy đổi ra Đôla Mỹ theo tỷ giánhư quy định hiện hành của Bộ Tài chính về hướng dẫn quy đổi ngoại tệ ra đồngViệt Nam sử dụng trong hạch toán kế toán của doanh nghiệp.

Giá trị các giao dịchkinh tế phát sinh bằng ngoại tệ không phải là Đôla Mỹ được quy đổi ra Đồng ViệtNam, sau đó quy đổi ra Đôla Mỹ theo tỷ giá như quy định hiện hành của Bộ Tàichính về hướng dẫn quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam sử dụng trong hạch toán kếtoán của doanh nghiệp.

Mục II: Trách nhiệm của các bộ, ngành trong việc

Lập cán cân thanh toán

Các Bộ, Ngành được quyđịnh tại Thông tư này có trách nhiệm cung cấp thông tin, số liệu cho Ngân hàngNhà nước theo các chỉ tiêu sau:

1. Bộ Kế hoạch và Đầutư: thông tin số liệu theo mẫu biểu số 1.

2. Bộ Tài chính: thôngtin số liệu theo biểu số 2.

3. Bộ Thương mại:

a. Thông tin số liệuvề cơ chế điều hành xuất nhập khẩu, danh mục hàng hạn ngạch, cấm nhập, kế hoạchphân bổ hạn ngạch, điều chỉnh, bổ sung hạn ngạch.

b. Thông tin số liệuvề kế hoạch xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ theo biểu số 3.

4. Tổng cục Thống kê:

a. Thông tin số liệuxuất, nhập khẩu bao gồm số liệu thực tế của kỳ báo cáo và các số liệu điềuchỉnh cho thời kỳ trước.

b. Thông tin số liệu ướctính GDP định kỳ phân theo ngành kinh tế và phân theo nguồn và sử dụng.

c. Thông tin số liệuvề tiết kiệm và đầu tư trong nước.

5. Tổng cục Hải quan:thông tin số liệu xuất nhập khẩu hàng hoá, vàng, ngoại tệ theo quy định hiệnhành của Tổng cục Thống kê.

6. Bộ Công an: thôngtin số liệu theo biểu số 6.

7. Bộ Ngoại giao:thông tin số liệu theo biểu số 7.

8. Uỷ ban Chứng khoánNhà nước: thông tin số liệu theo biểu số 8.

9. Bộ Giao thông vậntải: thông tin số liệu theo biểu số 9.

10. Cục hàng không dândụng: thông tin số liệu theo biểu số 10.

11. Bộ Văn hoá-Thôngtin: thông tin số liệu theo biểu số 11.

12. Bộ Xây dựng: thôngtin số liệu theo biểu số 12.

13. Bộ Giáo dục và Đàotạo: thông tin số liệu theo biểu số 13.

14. Bộ Khoa học Côngnghệ và Môi trường: thông tin số liệu theo biểu số 14.

15. Bộ Lao động Thươngbinh và Xã hội: thông tin số liệu theo biểu số 15.

16. Tổng Công ty Bưuchính viễn thông: thông tin số liệu theo biểu số 16.

17. Bộ Y tế: thông tinsố liệu theo biểu số 17.

18. Bộ Công nghiệp:thông tin số liệu theo biểu số 18.

19. Các Bộ Ngành khácnhư Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Thuỷ sản, Bộ Quốc phòng, Tổngcục Du lịch, Tổng cục Thể dục thể thao,... có trách nhiệm phối hợp với Ngânhàng Nhà nước thực hiện báo cáo khi cần thiết về các giao dịch kinh tế giữa Ngườicư trú và Người không cư trú.

20. Các tổ chức tíndụng thực hiện báo cáo theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về chế độthông tin báo cáo kế toán và thống kê ngân hàng.

Mục III: Thời hạn báo cáo và thông tin tình hình, sốliệu

1. Thời hạn các Bộ,Ngành được nêu tại mục II, chương II Thông tư này có trách nhiệm thông tin tìnhhình, số liệu cho Ngân hàng Nhà nước:

a) Ngày 15 của thángcuối mỗi quý, cung cấp thông tin, số liệu dự báo của quý tiếp theo; ngày10 tháng 9 hàng năm, cung cấp thông tin, số liệu dự báo của năm tiếp theo;

b) Ngày 20 củatháng đầu mỗi quý, cung cấp thông tin, số liệu thực tế của quýtrước; ngày 31 tháng 01 hàng năm cung cấp thông tin, số liệu thực tế của năm trước;

2. Thời hạn Ngân hàngNhà nước báo cáo cán cân thanh toán cho Chính phủ.

a) Ngày 25 của thángcuối mỗi quý, báo cáo cán cân thanh toán dự báo của quý tiếp theo; ngày 25tháng 9 hàng năm, báo cáo cán cân thanh toán dự báo của năm tiếp theo;

b) Ngày làm việc cuốicùng của tháng đầu mỗi quý, báo cáo tình hình thực hiện cán cân thanh toán thựctế của quý trước; ngày 10 tháng 02 hàng năm báo cáo cán cân thanh toán thực tếcủa năm trước.

 

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Thông tư này cóhiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.         

2. Mọi vi phạm về nộidung, chế độ, thời hạn thông tin, báo cáo quy định trong Thông tư này sẽ bị xửphạt hành chính theo quy định của pháp luật.

3. Chánh văn phòng,Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước,Giám đốc các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,Tổng giám đốc (Giám đốc) các Tổ chức tín dụng trong phạm vi chức năng của mìnhchịu trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra, thực hiện Thông tư này./.

 

 

           

Ngân hàng Nhà nước

Phó Thống đốc

(Đã ký)

 

Dương Thu Hương