Sign In

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

Quy nhiệm nhiệm vụ của các Sở, ty tài chính và các Sở, ty, công ty ngoại thương quản lý toàn diện các công ty ngoại thương trực thuộc Uỷ ban hành chính tỉnh, thành phố.

___________________________

 Sau khi Bộ Ngoại thương đã phân cấp và bàn giao các Sở, Ty, Công ty Ngoại thương (dưới đây đều gọi tắt là Công ty Ngoại thương) cho Uỷ ban hành chính Tỉnh, Thành phố kể từ ngày 1/1/1976; trong khi chờ Nhà nước quyết định việc cải tiến quản lý và tổ chức thống nhất thu mua nông sản thực phẩm qua một tổ chức thống nhất giưã  nội tiêu và xuất khẩu; để việc giám đốc và quản lý kinh tế tài chính đối với các Công ty Ngoại thương được thực hiện liên tục, Liên Bộ Tài chính - Ngoại thương quy định và hướng dẫn rõ thêm nhiệm vụ của các Sở, Ty Tài chính đối với các Công  ty Ngoại thương và trách nhiệm của các Công ty Ngoại thương đối với các Sở, Ty Tài chính như sau:

I. NHIỆM VỤ CỦA CÁC SỞ, TY TÀI  CHÍNH.

1/ Hàng năm, căn cứ vào sổ kiểm tra về số lượng giao nộp hàng xuất khẩu của Uỷ Ban Kế hoạch Nhà nước giao cho Uỷ Ban hành chính tỉnh, thành phố; căn cứ vào nhiệm vụ đại lý, uỷ thác tiếp chuyển hàng xuất khẩu Bộ Ngoại thương giao cho các Ty Ngoại thương, các Sở, Ty Tài chính giúp đỡ và hướng dẫn các Công ty Ngoại thương xây dựng kế hoạch thu chi tài chính, trình Uỷ ban Hành chính tỉnh, Thành xét duyệt và ghi vào ngân sách địa phương.

2/ Sau khi các kế hoạch vật tư lao động, tiền vốn của các Công ty ngoại thương đã được duyệt, các Sở, Ty Tài chính có trách nhiệm cấp phát các loại vốn (như kinh phí chuyên dùng, các khoản chi ngoài giá thành phí lưu thông, các khoản vốn phi hàng hoá) do các công ty ngoại thương, mặt khác thường xuyên theo dõi giúp đỡ các công ty thực hiện tốt các kế hoạch thu mua gia công và giao hàng xuất khẩu đúng kỳ hạn, đúng qui cách phẩm chất, trên cơ sở đó đôn đốc các Công ty Ngoại thương nộp đủ và kịp thời các khoản tích luỹ, khấu hao, thuế, biểu giá tài sản cố định .... vào ngân sách địa phương.

3/ Riêng về xây dựng cơ bản, trong năm 1976 và một vài năm tới nữa, Bộ Ngoại thương vẫn tiếp tục đầu tư cho các Công ty Ngoại thương theo những nguyên tắc đã ghi trong thông tư 400/BNgT-XK. Các Sở, Ty Tài chính có trách nhiệm cùng các Công ty Ngoại thương đề xuất với Uỷ ban Hành chính tỉnh, thành phố quy hoạch địa điểm, qui mô xây dựng và trang bị cho các Công ty Ngoại thương, qua đây giúp đỡ các Công ty sớm xác lập được kế hoạch kho tàng và trong thiết bị tạo điều kiện cho Bộ Ngoại thương có căn cứ chắc chắn để đầu tư vốn.

Khi Bộ Ngoại thương đã xét duyệt và cấp phát vốn kiến thiết cơ bản cho các Công ty Ngoại thương, các Sở, Ty Tài chính có trách nhiệm cùng với Ngân hàng  Kiến thiết đôn đốc, theo dõi các Công ty thực hiện đúng nhiệm vụ thiết kế, dự toán, tiến độ thi công và thanh toán quyết toán kịp thời với Bộ Ngoại thương.

4/ Do kinh doanh hàng xuất khẩu có những đặc điểm riêng, muốn tăng cường quản lý tài chính đối với các Công ty Ngoại thương, các Sở, Ty Tài chính phải cử cán bộ chuyên trách giúp Sở, Ty tìm  hiểu các hoạt động kinh tế ngoại thương, tham gia ý kiến với các Công ty Ngoại thương trong việc ký kết các hợp đồng kinh tế dài hạn, ngắn hạn về sản xuất thu mua và các Sở, Ty tài chính cần tích cực đôn đốc các ngành, các cơ quan trong địa phương tạo điều kiện thuận lợi giúp các công ty ngoại thương làm tốt nhiệm vụ đối với Bộ Ngoại thương.

5/ Trong lĩnh vực giá cả và phí lưu thông hàng xuất khẩu Bộ Ngoại thương đã có quyết định số 506/BNgT-TV ngày 17/8/72 quy định nguyên tắc tính toán và xét duyệt giá điều động nội bộ hàng xuất khẩu. Các Sở, Ty Tài chính cần nghiên cứu góp ý kiến với Liên Bộ trong việc xét duyệt giá bán đối với từng mặt hàng kinh doanh qua các Công ty Ngoại thương và giúp đỡ các Công ty xây dựng các kế hoạch giảm phí tổn lưu thông, hạ giá thành hàng xuất khẩu, tăng tích luỹ cho ngân sách.

II.  TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC SỞ, TY CÔNG TY NGOẠI THƯƠNG.

1. Theo Thông tư 400-BNgT-XK từ 1976 trở đi, Công ty Ngoại thương là một đơn vị thuộc Uỷ ban Hành chính tỉnh, thành phố và về mặt nghiệp vụ kinh doanh hàng xuất khẩu thì chịu sự quản lý theo ngành dọc của Bộ Ngoại thương; cho nên các kế hoạch thu chi tài vụ, quyết toán sản xuất, kinh doanh, báo cáo kiểm kê hàng tháng, quý, năm của các Công ty của các Công ty Ngoại thương đều phải do Uỷ Ban hành chính tỉnh, thành phố xét duyệt.

Khi lập kế hoạch thu chi tài vụ quý, năm các Công ty Ngoại thương cần tranh thủ sự tham gia góp ý kiến của các Sở, Ty Tài chính và Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước trước khi hoàn chỉnh các biểu mẫu trình Uỷ ban Hành chính tỉnh, thành phố xét duyệt.

Về quyết toán tháng, quý, các Công ty gửi Uỷ ban hành chính tỉnh, thànhphố xét duyệt, đồng gửi cho các Sở, Ty Tài chính và Ngân hàng; riêng quyết toán, báo cáo kiểm kê 6 tháng và cả năm thì các Công ty đồng gửi Bộ Tài chính và Bộ Ngoại thương mỗi Bộ 1 bản để Liên Bộ có tài liệu nghiên cứu và làm căn cứ xét duyệt các định mức hạch toán kinh tế, xét duyệt các khoản thưởng khuyến khích hoàn thành kế hoạch giao hàng xuất khẩu ...

2/ Do Công ty là đơn vị sở thuộc Uỷ ban Hành chính địa phương, nên các Sở, Ty Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ các Công ty Ngoại thương về các mặt.

Các Công ty Ngoại thương phải:

- Thường kỳ báo cáo việc thực hiện các chỉ tiêu tài chính, việc chấp hành các chế độ thể lệ tài chính.

- Chịu sự kiểm tra va giám đốc tài chính, kế toán của Sở, Ty Tài chính.

- Hàng tháng nộp kịp thời và nộp đủ các khoản phải nộp cho ngân sách địa phương như đã nói ở phần trên,  cuối quý, cuối năm phải lập báo cáo kết toán gửi Sở, Ty Tài chính về khoản này.

III. MỘT SỐ  ĐIỂM KHÁC, HƯỚNG DẪN THÊM.

a. Bộ Ngoại thương đã quyết định việc bàn giao tài sản  giữa Trung ương và địa phương phải căn cứ các số liệu trên bảng tổng kết tài sản cuối ngày 31/12/1975. Các công ty Ngoại thương có trách nhiệm báo cáo, Sở, Ty Tài chính giám định số liệu ghi trong Tổng quyết toán   năm 1975 và báo cáo tổng hợp  kiểm kê 0 giờ ngày 1/1/1976.

Sau khi giám định các số liệu nói trên, các Sở, Ty Tài chính cần đòi các Công ty làm rõ thêm các khoản chưa đầy đủ căn cứ và hướng dẫn đôn đốc các công ty tiến hành công tác thanh lý, xử lý; tham gia ý kiến cụ thể của mình về cách giải quyết những vấn đề tồn tại vượt quá thẩm quyền của mình để trình Liên Bộ để Liên Bộ có căn cứ quyết định nhanh chóng.

b. Các Sở, Ty Tài chính cần chủ động đôn đốc các Công ty Ngoại thương lập kế hoạch tài vụ năm 1975, sớm trình Uỷ Ban Hành chính Tứnh, thành phố xét duyệt để các Công ty có chỉ tiêu toàn diện phấn đấu ngay từ đầu năm. Trong qúa trình thực hiện việc này, các Sở, Ty Tài chính có thể trực tiếp gặp Vụ Kế toán tài vụ Bộ Ngoại thương để trao đổi kinh nghiệm quản lý cụ thể nếu thấy cần.

c. Đối với các tỉnh có chung biên giới với nước ngoài, nếu có trao đổi mậu dịch giữa tỉnh ta với tỉnh láng giềng nước ngoài, các Sở, Ty Tài chính và công ty Ngoại thương cũng cần trao đỏi với nhau để thống nhất trình Uỷ ban Hành chính tỉnh về nội dung hoạt động và biện pháp cân đối hàng hoá, tiền tệ trong phạm vi kế hoạch và ngân sách địa phương để Uỷ ban hành chính có căn cứ xét duyệt các chi tiêu kinh tế tài chính cho các Công ty, Trạm  xuất nhậ khẩu địa phương (do Bộ Ngoại thương bàn giao cùng một lúc với việc bàn giao các Công ty Ngoại thương).

Hoạt động thu mua và gia công, tiếp chuyển hàng xuất khẩu ở các tỉnh, thành phố từ trước đến nay đã được Bộ Ngoại thương phân cấp quản lý  nhiều mặt cho Uỷ ban  hành chính tỉnh, thành phố. Nay Bộ Ngoại thương quyết định bàn giao tiếp  phần quản lý tài chính về địa phương cho các Công ty Ngoại thương ở địa phương có thể tiếp tục hoạt động bình thường Liên Bộ có thông tư hướng dẫn cụ thể này và trong quá trình thực hiện nếu hai bên (Sở, Ty Tài chính - Công ty Ngoại thương) thấy có gì mắc mớ, không giải quyết được thì phản ánh về Liên Bộ hướng dẫn thêm.

Bộ Tài chính

Bộ Ngoại thương

Thứ trưởng

Thứ trưởng

(Đã ký)

(Đã ký)

  

Trịnh Văn Bính

Đang cập nhật