• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 11/04/1992
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ TÀI CHÍNH
Số: 05/TT-LB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 11 tháng 4 năm 1992

 

 

 

 

THÔNG TƯ CỦA LIÊN BỘ

LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - TÀI CHÍNH

Hướng dẫn việc cấp phát, quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ giải quyết chính sách đối với lao động thôi việc khi giải thể doanh nghiệp nhà nước

Thực hiện Quyết định số 330/HĐBT ngày 23/10/1991 của Hội đồng Bộ trưởng bổ sung sửa đổi Quyết định số 315/HĐBT ngày 01 tháng 9 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng về chấn chỉnh và tổ chức lại sản xuất kinh doanh trong khu vực kinh tế quốc doanh và căn cứ vào tình hình thực tế; Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Tài chính hướng dẫn việc phân loại doanh nghiệp giải thể, lập dự toán nhu cầu kinh phí hỗ trợ một phần để giải quyết chính sách, chế độ đối với người lao động ở các doanh nghiệp nhà nước phải giải thể như sau:

 

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Đối với các doanh nghiệp nhà nước bị tuyên bố giải thể, Hội đồng giải thể doanh nghiệp Nhà nước có trách nhiệm thanh toán dứt điểm tiền lương. Bảo hiểm xã hội mà doanh nghiệp còn nợ người lao động đến thời điểm giải thể và lập phương án giải quyết chính sách đối với người lao động theo hướng dẫn tại Thông tư số 02/TT-LB ngày 5/3/1991 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính.

2. Ngoài các đối tượng đã hướng dẫn tại Thông tư 02/TT-LB nay hướng dẫn thêm một số đối tượng trong các doanh nghiệp giải thể được thực hiện chính sách trợ cấp thôi việc như sau:

a. Những người là cán bộ công nhân viên chức của doanh nghiệp đã nhập ngũ và hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về. Thời gian được tính trợ cấp thôi việc là thời gian làm việc trong xí nghiệp cộng với thời gian công tác trước đó ở đơn vị khác (nếu có).

b. Những người mà xí nghiệp đã bố trí ngừng và nghỉ việc trước đó, chưa được giải quyết chế độ thôi việc.

3. Việc giải quyết chính sách cho người lao động thôi việc trong các doanh nghiệp giải thể được áp dụng theo Quyết định số 176/HĐBT: Mỗi năm công tác được hưởng một tháng lương cơ bản và các khoản phụ cấp thâm niên, khu vực (nếu có), trợ cấp khó khăn (do trượt giá) do Nhà nước quy định ở thời điểm người lao động nhận quyết định và nhận trợ cấp thôi việc.

4. Nguồn kinh phí để giải quyết theo Quyết định 176/HĐBT đối với người lao động ở các doanh nghiệp giải thể trước hết được lấy từ các khoản tiền thu được do thanh lý tài sản, thu hồi công nợ theo trình tự đã quy định tại Điều 1 Quyết định số 330/HĐBT ngày 23/10/1991 của Hội đồng Bộ trưởng và Thông tư số 81/TC-CN ngày 31/12/1991 của Bộ Tài chính.

Nếu các khoản tiền thu được do việc thanh lý tài sản, thu hồi công nợ không đủ giải quyết chính sách thôi việc cho người lao động thì sẽ được ngân sách Trung ương xem xét hỗ trợ. Mức hỗ trợ đối với từng doanh nghiệp là số chênh lệch giữa tổng kinh phí chi trả cho người lao động thôi việc và tổng số tiền thu được do thanh lý tài sản, thu hồi công nợ của đơn vị (sau khi đã thanh toán trả tiền lương và BHXH mà doanh nghiệp còn nợ CNVC đến thời điểm doanh nghiệp giải thể).

5. Điều kiện để được xét hỗ trợ kinh phí:

- Doanh nghiệp giải thể phải có phương án giải thể được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định chuẩn y.

- Hoàn thành việc phân loại lao động (theo mẫu số 1) và lập được danh sách người lao động cần giải quyết thôi việc tính toán số tiền phải chi theo Quyết định 176/HĐBT, có xác nhận của cơ quan chủ quản, cơ quan lao động, cơ quan tài chính (theo mẫu số 2).

Riêng các doanh nghiệp bị giải thể mà trước đây đã được ngân sách hỗ trợ kinh phí, thực hiện Quyết định 176/HĐBT thì phải xuất trình quyết toán hợp lệ về sử dụng số kinh phí này cùng với danh sách cụ thể số người đã được giải quyết chính sách ở doanh nghiệp. Trường hợp chưa hoàn thành quyết toán phải báo cáo rõ tình hình sử dụng kinh phí được nhận, có xác nhận của cơ quan Lao động - Tài chính.

 

II. PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP GIẢI THỂ VÀ THỦ TỤC HỒ SƠ XEM XÉT TRỢ GIÚP KINH PHÍ

1. Do việc giải thể doanh nghiệp Nhà nước đã tiến hành trong nhiều năm, việc giải quyết chính sách trợ cấp thôi việc cho người lao động khi giải thể hoàn thành theo nhiều mức độ khác nhau, vì vậy phải tiến hành phân loại để xem xét hỗ trợ kinh phí.

a. Đối với các doanh nghiệp giải thể đã sử dụng nguồn tiền thanh lý tài sản, thu nợ để hoàn thành việc giải quyết chính sách trợ cấp thôi việc cho người lao động, đã được Chủ tịch UBND hoặc Bộ trưởng duyệt y báo cáo giải thể doanh nghiệp về các mặt Tài chính - Lao động thì không đặt lại vấn đề xem xét hỗ trợ kinh phí theo Thông tư này.

b. Đối với các doanh nghiệp giải thể đã giải quyết xong chính sách đối với người lao động, có một phần kinh phí hỗ trợ của địa phương, ngành nếu đã quyết toán trong ngân sách từ năm 1991 trở về trước cũng không được xem xét cấp kinh phí hỗ trợ. Trường hợp chưa có nguồn quyết toán trong ngân sách thì sẽ được Trung ương xem xét cấp kinh phí hỗ trợ.

Cơ quan Tài chính có trách nhiệm giải trình rõ nguồn kinh phí với Ban chỉ đạo 176 để tổng hợp chung kèm theo các tài liệu sau:

- Hồ sơ doanh nghiệp giải thể có liên quan đến người lao động phải giải quyết chính sách theo Quyết định 176/HĐBT.

- Quyết toán hợp lệ (có danh sách cụ thể) số tiền đã trả cho người lao động theo chính sách, chế độ quy định tại Quyết định 176/HĐBT.

- Hồ sơ xác nhận nguồn kinh phí đã giải quyết cho người lao động, trong đó phân tích rõ nguồn tạm vay, tạm ứng trước (nếu có).

- Giải trình quyết toán ngân sách (của địa phương hoặc ngành) có liên quan đến số tiền sử dụng giải quyết chính sách cho lao động trong doanh nghiệp giải thể.

c. Đối với các doanh nghiệp đã hoàn thành việc giải thể; Hội đồng giải thể đã chấm dứt hoạt động, người lao động đã có quyết định thôi việc nhưng việc giải quyết chính sách với người lao động chưa hoàn thành (dưới dạng có một số người chưa nhận được trợ cấp hoặc mới chỉ nhận một phần trợ cấp theo chế độ thôi việc) thì cơ quan chủ quản nào đã tiếp nhận, quản lý số lao động này có trách nhiệm lập dự toán kinh phí cho số người chưa hoàn thành giải quyết chính sách (theo mẫu số 2 kèm theo Thông tư này) gửi về Ban chỉ đạo 176 địa phương hoặc ngành xét duyệt. Cùng với dự toán, cần phải giải thích rõ nguyên nhân chưa hoàn thành việc giải quyết chính sách cho người lao động có xác nhận của cơ quan chủ quan - cơ quan tài chính - cơ quan lao động.

d. Đối với các doanh nghiệp mới bắt đầu giải thể hoặc đang trong quá trình giải thể, trong phương án giải thể đã rõ phần kinh phí thu được từ nguồn thanh lý tài sản và thu hồi công nợ không đủ để giải quyết chính sách cho người lao động nếu đủ điều kiện đã quy định nêu trên thì Hội đồng giải thể xí nghiệp hướng dẫn:

- Lập phân loại lao động theo mẫu số 1.

- Lập dự toán kinh phí phải chi trả cho người lao động thôi việc trong xí nghiệp theo mẫu số 2.

- Xác định số tiền có khả năng thu được khi thanh lý tài sản và thu hồi công nợ.

- Trên cơ sở đó lập dự toán kinh phí xin ứng trước từ ngân sách Trung ương phần còn thiếu gửi Ban chỉ đạo 176 địa phương ngành, xét duyệt.

2. Ban chỉ đạo 176 của địa phương (hoặc ngành) có trách nhiệm xét duyệt và tổng hợp nhu cầu kinh phí theo phân loại ở trên cùng các hồ sơ liên quan và văn bản đề nghị Trung ương hỗ trợ (theo mẫu số 3). Căn cứ đề nghị của các địa phương, ngành về hỗ trợ kinh phí cho việc giải quyết chính sách cho người lao động trong doanh nghiệp giải thể, liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính - Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tiến hành kiểm tra, phúc tra xét duyệt và lập biên bản cụ thể làm cơ sở xem xét việc cấp kinh phí hỗ trợ cho doanh nghiệp.

 

III. CẤP PHÁT, QUẢN LÝ VÀ QUYẾT TOÁN
KINH PHÍ HỖ TRỢ

1. Phương thức cấp phát:

Sau khi có văn bản đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hỗ trợ kinh phí giải quyết chính sách cho lao động thôi việc trong doanh nghiệp giải thể, Bộ Tài chính làm thủ tục cấp phát hỗ trợ kinh phí như sau:

- Đối với đơn vị Trung ương, các Vụ Tài chính chuyên ngành (Bộ Tài chính) sẽ cấp qua Bộ - Ngành chủ quản.

- Đối với đơn vị địa phương, Vụ Cân đối Tài chính (Bộ Tài chính) sẽ cấp qua Sở Tài chính bằng hình thức kinh phí uỷ quyền.

2. Hạch toán:

- Kinh phí NSNN cấp cho đơn vị được hạch toán theo Mục lục NSNN như kinh phí cấp theo Quyết định 176/HĐBT trước đây.

- Hội đồng giải thể xí nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức mở sổ sách theo dõi việc tiếp nhận và chi trả đến từng người theo đúng chính sách chế độ của Nhà nước.

3. Quyết toán:

- Ngay sau khi chi trả cho người lao động thôi việc, cơ quan chủ quản hoặc Hội đồng giải thể doanh nghiệp căn cứ vào quyết định thôi việc và chứng từ chi trả cho từng người, tổng hợp theo mẫu số 4 để quyết toán với Sở Tài chính (nếu đơn vị do địa phương cấp kinh phí), với Vụ Tài chính kế toán (nếu đơn vị do Bộ - Ngành Trung ương cấp kinh phí) theo chế độ hiện hành.

- Căn cứ vào báo cáo của Hội đồng giải thể hoặc cơ quan chủ quản và kết quả kiểm tra xét duyệt quyết toán, Sở Tài chính (đối với phần kinh phí do địa phương cấp), Vụ Tài chính kế toán (đối với phần kinh phí do Bộ - Ngành Trung ương cấp), tổng hợp số liệu theo phân loại ở điểm 1 mục II của Thông tư này (vận dụng theo mẫu số 3) để quyết toán với Bộ Tài chính.

- Các Vụ Tài chính chuyên ngành thuộc Bộ Tài chính duyệt quyết toán cho các Bộ - Ngành Trung ương (nếu do Trung ương cấp phát) và gửi Vụ Cân đối tài chính tổng hợp chung. Vụ Cân đối tài chính (có sự tham gia của Vụ NSNN) duyệt quyết toán cho các địa phương và tổng hợp chung để báo cáo Nhà nước.

 

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Việc giải quyết chính sách đối với lao động khi giải thể doanh nghiệp là một vấn đề kinh tế xã hội phức tạp; vì vậy, đề nghị UBND các địa phương, các Bộ tổ chức triển khai chỉ đạo chặt chẽ và xử lý dứt điểm công việc này ở từng doanh nghiệp. Ban chỉ đạo 176/HĐBT địa phương, ngành chịu trách nhiệm giúp UBND, các Bộ tổ chức công việc này theo hướng dẫn trên.

2. Người lao động nhận trợ cấp thôi việc tại thời điểm nào được tính theo chế độ ở thời điểm đó. Nghiêm cấm việc sử dụng tuỳ tiện không đúng mục đích kinh phí của NSNN cấp giải quyết chính sách cho người lao động của các doanh nghiệp bị giải thể.

3. Để nhanh chóng hoàn thành việc giải quyết chính sách đối với người lao động ở doanh nghiệp giải thể, các địa phương, các Bộ, ngành Trung ương cần khẩn trương hướng dẫn triển khai, tổ chức xét duyệt và tổng hợp để làm việc với Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính xem xét cấp kinh phí hỗ trợ.

4. Thông tư này có hiệu lực từ ngày ký. Các quy định có liên quan trái với Thông tư này đều bãi bỏ. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, cần phản ánh về Liên Bộ để nghiên cứu giải quyết kịp thời.

ĐỊA PHƯƠNG (BỘ NGÀNH)...

 

MẪU SỐ 1

........................

 

 

TÊN DOANH NGHIỆP GIẢI THỂ...

 

 

BẢNG PHÂN LOẠI LAO ĐỘNG
TRONG DOANH NGHIỆP GIẢI THỂ

1. Tổng số lao động có đến thời điểm giải thể doanh nghiệp:

- Lao động còn đang làm việc:....................................

- Lao động ngừng việc, chờ nghỉ chế độ:..........................

2. Các hình thức giải quyết khi giải thể doanh nghiệp:

a. Chuyển đơn vị khác.

b. Hưu trí.

c. Mất sức.

d. Thôi việc.

- Trong đó: Số lao động thôi việc đã có quyết định thôi việc nhưng chưa nhận trợ cấp.

3. Số lao động thôi việc đã giải quyết theo QĐ 176/HĐBT đến thời điểm giải thể.

Kiểm tra xác nhận của Sở Tài chính vật giá
(hoặc Vụ TVKT)

Kiểm tra xác nhận của cơ quan LĐ-TBXH
(hoặc Vụ TCCB)

Thủ trưởng đơn vị, cơ quan chủ quản (hoặc Chủ tịch Hội đồng giải thể)

ĐỊA PHƯƠNG (BỘ NGÀNH)...

 

MẪU SỐ 2

........................

 

 

TÊN DOANH NGHIỆP GIẢI THỂ...

 

 

DỰ TOÁN KINH PHÍ

GIẢI QUYẾT CHÍNH SÁCH THEO QĐ 176/HĐBT CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP GIẢI THỂ

 





Họ và tên




Năm sinh

Thời gian công tác không

Lương cơ bản theo QĐ/203 HĐBT

Trợ cấp lương ở thời điểm giải thể theo QĐ của HĐBT

Phụ cấp thâm niên (nếu có)

Phụ cấp khu vực (nếu có)

Tổng cộng lương cơ bản, phụ cấp trợ cấp theo lương 1 tháng

Tổng số tiền phải trả cho người lao động

Tổng số tiền người lao động đã được nhận

Tổng số tiền còn phải trả cho người lao động

 

 

 

tính quy đổi

 

Tỷ lệ

Thành tiền

Tỷ lệ

Thành tiền

Tỷ lệ

Thành tiền

 

 

 

 

A

B

1

2

3

a

b

a

b

a

b

7=3+4+5b+6b

8=7x2

9

10=8-9

I

Danh sách người chưa nhận trợ cấp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Danh sách người mới nhận một phần trợ cấp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng: Chia ra

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Phần tự lo bằng nguồn thanh lý TS, thu hồi công nợ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Phần xin NSNN hỗ trợ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Kiểm tra xác nhận của
cơ quan Tài chính
(hoặc Vụ TVKT)

Kiểm tra xác nhận của cơ quan (hoặc Vụ TCCB)
LĐ-TBXH

Thủ trưởng đơn vị

Cơ quan chủ quản
(hoặc Chủ tịch
Hội đồng giải thể)

Ghi chú: Việc chia ra mục I: mục II (cột B) chỉ sử dụng cho trường hợp C điểm 1 mục II của Thông tư. Các trường hợp khác không có mục này.

 ĐỊA PHƯƠNG (BỘ NGÀNH)...

 

MẪU SỐ 3

........................

 

 

BẢNG TỔNG HỢP

NHU CẦU KINH PHÍ ĐỀ NGHỊ NHÀ NƯỚC HỖ TRỢ ĐỂ GIẢI QUYẾT CHÍNH SÁCH CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP GIẢI THỂ

 

 

Tổng số

Tổng số

Tổng số kinh phí

Chia ra

 

Số TT

Tên doanh nghiệp giải thể

người lao động trước khi giải thể

người phải giải quyết chính sách 176

để giải quyết chính sách 176 cho người lao động

Từ nguồn thanh lý và thu hồi công nợ

Đề nghị NSNN hỗ trợ

Ghi chú

(A)

(B)

(1)

(2)

(3)

(4)

(4b)

(5)

I

Doanh nghiệp đã hoàn thành giải quyết chính sách cho người LĐ (tiết a-điểm 1 mục II)

 

 

 

 

 

- Loại này không thuộc đối tượng NSNN hỗ trợ và đã hoàn thành tổng hợp để theo dõi...

II

Doanh nghiệp đã hoàn thành giải quyết CS cho người LĐ chưa có nguồn QT (quy định tại tiết b điểm 1 mục II)

 

 

 

 

 

 

III

Doanh nghiệp chưa hoàn thành giải quyết CS cho người LĐ (tiết c, điểm 1 mục II)

 

 

 

 

 

 

IV

Doanh nghiệp mới bắt đầu quá trình giải thể hoặc đang trong quá trình giải thể (quy định tại tiết d điểm 1 mục II)

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

Giám đốc Sở TCVG

Giám đốc Sở LĐ-TBXH

Chủ tịch UBND tỉnh - thành phố

(hoặc Vụ trưởng Vụ TVKT)

(hoặc Vụ trưởng Vụ TCCB)

(hoặc Bộ trưởng Bộ - Ngành TW)

 ĐỊA PHƯƠNG (BỘ NGÀNH)...

 

MẪU SỐ 4

........................

 

 

TÊN DOANH NGHIỆP GIẢI THỂ...

 

 

QUYẾT TOÁN KINH PHÍ

GIẢI QUYẾT CS 176 CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DN GIẢI THỂ

 

 

Ngày tháng

Số năm

Mức tính cho 1 tháng

Số tiền

Số tiền đã

Số

 

 

 

năm ra Q.định G.quyết chính sách 176

công tác thực tế

Tiền lương cấp bậc

Trợ cấp lương

P.cấp (thâm niên khu vực nếu có)

Tổng cộng

người lao động được nhận

thực trả cho người lao động

chứng từ chi trả

Ghi chú

(A)

(B)

(1)

(2)

(3a)

(3b)

(3c)

(3d)

4=2x3d

(5)

(6)

(7)

I

Tổng cộng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chia ra:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Từ nguồn thanh lý tài sản thu hồi công nợ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Từ nguồn NSNN hỗ trợ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Số tiền NSNN hỗ trợ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Chênh lệch giữa số NS đã cấp và số đã sử dụng (III-II-Ib)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

Xử lý quyết toán

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thu hồi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cấp bổ sung

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Duyệt quyết toán

Xác nhận của cơ quan

Thủ trưởng đơn vị,

Giám đốc Sở Tài chính

Lao động-Thương binh XH

cơ quan chủ quản

(hoặc Vụ trưởng Vụ TVKT)

(hoặc Vụ trưởng Vụ TCCB)

(hoặc Chủ tịch Hội đồng giải thể)

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ trưởng Bộ Tài chính

(Đã ký)

(Đã ký)

  

Trần Đình Hoan

Hoàng Quy

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.