• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 13/12/2018
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Số: 16/2018/TT-BNNPTNT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2018

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 48/2013/TT-BNNPTNT NGÀY 12/11/2013 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VỀ KIỂM TRA, CHỨNG NHẬN AN TOÀN THỰC PHẨM THỦY SẢN XUẤT KHẨU, THÔNG TƯ SỐ 02/2017/TT-BNNPTNT NGÀY 13/02/2017 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU TẠI THÔNG TƯ SỐ 48/2013/TT-BNNPTNT

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa và Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu, Thông tư số 02/2017/TT-BNNPTNT ngày 13/02/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu

1. Sửa đổi điểm a khoản 1 Điều 2 như sau:

“a) Cơ sở có xuất khẩu sang các quốc gia, vùng lãnh thổ có yêu cầu lô hàng được cấp chứng thư bởi Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản.”

2. Sửa đổi điểm a khoản 3 Điều 2 như sau:

“a) Cơ sở chỉ tiêu thụ nội địa; cơ sở xuất khẩu sang các quốc gia, vùng lãnh thổ không yêu cầu lô hàng được Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cấp chứng thư.”

3. Sửa đổi Điều 5 như sau:

“Điều 5. Cơ quan thẩm định

Cơ quan thẩm định, cấp Giấy chứng nhận ATTP và cơ quan thẩm định, cấp Chứng thư: Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (sau đây gọi là Cơ quan thẩm định.”

4. Sửa đổi tên Điều 6 như sau:

“Điều 6. Yêu cầu đối với kiểm tra viên, trưởng đoàn thẩm định”

5. Sửa đổi tên Chương II như sau:

“Chương II: THẨM ĐỊNH ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM”

6. Sửa đổi Điều 10 như sau:

“Điều 10: Hồ sơ đăng ký và báo cáo thay đổi thông tin

1. Đối với thẩm định cấp Giấy chứng nhận ATTP, bổ sung Danh sách xuất khẩu, hồ sơ đăng ký bao gồm:

a) Giấy đăng ký thẩm định điều kiện ATTP theo mẫu tại Phụ lục IIIA ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Báo cáo hiện trạng (cơ sở vật chất, trang thiết bị, hệ thống bảo đảm ATTP) của Cơ sở theo mẫu tại biểu 1 Phụ lục IVA ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Đối với cơ sở có kết quả thẩm định cấp Giấy chứng nhận ATTP, bổ sung vào Danh sách xuất khẩu không đạt, hồ sơ đăng ký: Báo cáo kết quả khắc phục các sai lỗi theo mẫu tại Phụ lục VA ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Đối với các trường hợp thẩm định đánh giá định kỳ điều kiện ATTP quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 Thông tư này, cơ sở gửi báo cáo thay đổi thông tin theo mẫu tại Biểu 2 Phụ lục IVA ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Cơ sở gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký cho Cơ quan thẩm định bằng một trong các hình thức như: Gửi trực tiếp, gửi theo đường bưu điện; fax, thư điện tử hoặc đăng ký trực tuyến.”

7. Sửa đổi khoản 1 Điều 18 như sau:

“1. Cơ sở bị thu hồi Giấy chứng nhận ATTP trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật An toàn thực phẩm.”

8. Sửa đổi điểm c khoản 1 Điều 19 như sau:

“c) Cơ sở có đề nghị thay đổi thông tin về tên cơ sở, địa chỉ trong Giấy chứng nhận ATTP.”

9. Sửa đổi khoản 1 Điều 20 như sau:

“1. Chương trình bao gồm các hoạt động thẩm định, cấp Chứng thư cho thực phẩm thủy sản xuất khẩu vào các quốc gia, vùng lãnh thổ mà Cơ quan thẩm quyền có yêu cầu Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản thẩm định, cấp Chứng thư cho lô hàng xuất khẩu theo Danh mục quốc gia, vùng lãnh thổ nêu tại Phụ lục VIIA kèm theo Thông tư này.”

10. Sửa đổi điểm a khoản 3 Điều 20 như sau:

“a) Đáp ứng các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của Việt Nam”

11. Sửa đổi Điều 21 như sau:

“Điều 21. Danh sách xuất khẩu

1. Theo quy định của quốc gia, vùng lãnh thổ nhập khẩu hoặc thỏa thuận với Cơ quan thẩm quyền của quốc gia, vùng lãnh thổ nhập khẩu, Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản lập và cập nhật Danh sách xuất khẩu theo từng thị trường đối với các Cơ sở đáp ứng đầy đủ các tiêu chí nêu tại khoản 3 Điều 20 Thông tư này.

2. Cơ sở bị đưa ra khỏi Danh sách xuất khẩu trong các trường hợp sau:

a) Cơ sở có văn bản đề nghị rút tên khỏi Danh sách xuất khẩu;

b) Cơ sở quy định tại điểm b khoản 2 Điều 17 Thông tư này”.

12. Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 26 như sau:

“b) Cơ sở có kết quả thẩm định điều kiện ATTP xếp hạng 4”.

13. Sửa đổi khoản 2 Điều 26 như sau:

“2. Cơ sở nêu tại khoản 1 Điều này tiếp tục được cấp Chứng thư khi đáp ứng các điều kiện sau:

a) Cơ sở đã thực hiện các biện pháp khắc phục theo yêu cầu của Cơ quan thẩm định và được Cơ quan thẩm định thẩm tra và xác nhận hiệu quả của các biện pháp khắc phục đã thực hiện;

b) Đối với cơ sở nêu tại điểm b khoản 1 Điều này phải có kết quả thẩm định ATTP đạt yêu cầu;

c) Ngoài ra, Cơ sở nêu tại điểm a khoản 1 Điều này phải được Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và thủy sản thông báo và được Cơ quan thẩm quyền quốc gia, vùng lãnh thổ nhập khẩu dỡ bỏ tạm dừng nhập khẩu”.

14. Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 28 như sau:

“b) Chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký đến Cơ quan thẩm định bằng một trong các hình thức như: Gửi trực tiếp; gửi theo đường bưu điện; Fax, thư điện tử (sau đó gửi bản chính) hoặc đăng ký trực tuyến theo cơ chế Một cửa quốc gia”.

15. Sửa đổi khoản 3 Điều 29 như sau:

“3. Chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký thẩm định đến Cơ quan thẩm định bằng một trong các hình thức như: Gửi trực tiếp, gửi theo đường bưu điện; hoặc fax, thư điện tử (sau đó gửi bản chính) hoặc đăng ký trực tuyến theo cơ chế Một cửa quốc gia.”

16. Sửa đổi khoản 1 Điều 30 như sau:

“1. Cơ quan thẩm định cử kiểm tra viên thực hiện thẩm định, lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày Chủ hàng đề nghị hoặc theo thời gian đã được thống nhất giữa Chủ hàng và Cơ quan thẩm định.”

17. Sửa đổi khoản 3 Điều 31 như sau:

“3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo giải trình của Cơ sở, Cơ quan thẩm định thẩm tra các nội dung báo cáo và có văn bản thông báo kết quả thẩm tra tới Cơ sở. Trường hợp cần thẩm tra thực tế, Cơ quan thẩm định thực hiện và thông báo kết quả tới Cơ sở trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo của Cơ sở.”

18. Sửa đổi khoản 1 Điều 33 như sau:

“1. Khi Chứng thư bị thất lạc, hư hỏng, Chủ hàng có văn bản đề nghị cấp lại Chứng thư trong đó nêu rõ lý do gửi Cơ quan thẩm định bằng một trong các hình thức như: Gửi trực tiếp, gửi theo đường bưu điện; hoặc fax, thư điện tử.”

19. Sửa đổi khoản 2 Điều 36 như sau:

“2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo kết quả điều tra nguyên nhân và biện pháp khắc phục của Cơ sở, Cơ quan thẩm định thẩm tra các nội dung báo cáo và có văn bản thông báo kết quả thẩm tra tới Cơ sở. Trường hợp cần thẩm tra thực tế, Cơ quan thẩm định thực hiện và thông báo kết quả tới Cơ sở trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo của Cơ sở.”

19. Sửa đổi điểm a khoản 1 Điều 37 như sau:

“a) Đăng ký với Cơ quan thẩm định theo quy định tại Thông tư này để được thẩm định ATTP; chấp hành việc thẩm định theo kế hoạch của Cơ quan thẩm định;”

20. Sửa đổi điểm a khoản 1 Điều 39 như sau:

“a) Tuân thủ đúng trình tự, thủ tục, nội dung, phương pháp, căn cứ thẩm định, chứng nhận điều kiện bảo đảm ATTP đối với Cơ sở; thẩm định, lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng theo quy định tại Thông tư này;”

21. Sửa đổi Điều 40 như sau:

“Điều 40. Trưởng đoàn thẩm định

1. Khi thực hiện nhiệm vụ được giao, trưởng đoàn thẩm định có các trách nhiệm như một kiểm tra viên nêu tại khoản 1 Điều 39 Thông tư này và các trách nhiệm khác như sau:

a) Điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong đoàn thẩm định để thực hiện đầy đủ các nội dung trong quyết định thành lập đoàn thẩm định;

b) Xử lý các ý kiến, kết quả thẩm định của các thành viên trong đoàn thẩm định và đưa ra kết luận cuối cùng tại biên bản thẩm định;

c) Rà soát, ký biên bản thẩm định, báo cáo kết quả thẩm định, chịu trách nhiệm trước thủ trưởng Cơ quan thẩm định và trước pháp luật về kết quả đã được đoàn thẩm định thực hiện.”

2. Trong phạm vi nhiệm vụ được giao, trưởng đoàn thẩm định có các quyền hạn như một kiểm tra viên nêu tại khoản 2 Điều 39 Thông tư này và các quyền hạn khác như sau:

a) Đề xuất với thủ trưởng Cơ quan thẩm định ban hành quyết định điều chỉnh thành viên đoàn thẩm định để thực hiện đầy đủ các nội dung trong quyết định thành lập đoàn thẩm định;

b) Đưa ra kết luận cuối cùng của đoàn thẩm định về kết quả thẩm định.”

22. Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 41 như sau:

“b) Tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng kiểm tra viên về thẩm xét hồ sơ, thẩm định Cơ sở, cấp Giấy chứng nhận ATTP; thẩm định, cấp Chứng thư cho lô hàng thủy sản xuất khẩu;”

23. Sửa đổi một số cụm từ như sau:

a) Thay thế cụm từ “kiểm tra” bằng cụm từ “thẩm định” tại các điểm, khoản, điều sau: điểm b khoản 1, khoản 2, điểm c khoản 3 Điều 2; khoản 3 Điều 3; điểm b khoản 1 Điều 6; tên Chương III; điểm b khoản 1 Điều 23; khoản 2 Điều 23; tên Điều 29; khoản 1 Điều 29; tên Điều 30 và khoản 2 Điều 30; tên Điều 31 và khoản 1 Điều 31; khoản 1, khoản 2 Điều 32; khoản 1 Điều 35; Điều 38; điểm a, c, d, đ, e khoản 1, khoản 2 Điều 41; Phụ lục XIII, XV, XVI, XVII; biểu mẫu 5b-1, 5b-2, 5b-3, 5b-4, 5b-5, 5b-6, 5b-7, 5b-8 ban hành kèm theo Phụ lục V.

b) Bãi bỏ cụm từ “kiểm tra” tại Điều 4; tên Điều 6; điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 6; tên Điều 7; Điều 13; Điều 14; Điều 15; điểm b, c, đ, e, g khoản 1 Điều 37; điểm d khoản 1, điểm b, d, đ khoản 2 Điều 39; Phụ lục V.

c) Thay thế cụm từ “cơ quan kiểm tra, chứng nhận” bằng cụm từ “cơ quan thẩm định” tại các điểm, khoản, điều sau: khoản 1 Điều 13; điểm e khoản 1 Điều 15; khoản 6 Điều 22; khoản 1, khoản 2 Điều 23; điểm c khoản 3 Điều 24; Điều 26; khoản 2, khoản 3 Điều 27; khoản 2 Điều 28; khoản 5 Điều 29; khoản 1 Điều 30; khoản 1, khoản 2 Điều 31; Điều 32; khoản 2 Điều 33, Điều 34; Điều 35; khoản 1 Điều 36; điểm đ khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 37; Điều 38; điểm d khoản 1, khoản 2 Điều 39; điểm c khoản 2 Điều 41; Điều 42; điểm c khoản 1 Điều 43; Phụ lục VIII, XI, XII, XIII, XV, XVI, XVII.

d) Bãi bỏ cụm từ “lệ phí” tại điểm g khoản 1 Điều 37.

đ) Bãi bỏ cụm từ “kiểm tra sau khi cấp Giấy chứng nhận ATTP” tại điểm a, c khoản 1 Điều 41.

e) Thay thế cụm từ “hướng dẫn, kiểm tra, thẩm định và đánh giá phân loại” bằng cụm từ “hướng dẫn thẩm định điều kiện ATTP” tại Phụ lục V, biểu mẫu 5b-1, 5b-2, 5b-3, 5b-4, 5b-5, 5b-6, 5b-7, 5b-8 ban hành kèm theo Phụ lục V.

24. Thay thế Phụ lục I bằng Phụ lục IIIA ban hành kèm theo Thông tư này; Phụ lục II bằng Phụ lục IVA ban hành kèm theo Thông tư này; Phụ lục III bằng Phụ lục VA ban hành kèm theo Thông tư này; Phụ lục VI bằng Phụ lục VIA ban hành kèm theo Thông tư này; Phụ lục IX Phụ lục VIIA ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2017/TT-BNNPTNT ngày 13/02/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu

1. Sửa đổi khoản 1 Điều 1 như sau:

“1. Sửa đổi Điều 1 như sau:

1. Hồ sơ, thủ tục thẩm định điều kiện ATTP để đưa cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thủy sản (sau đây gọi là Cơ sở) vào Danh sách xuất khẩu sang các quốc gia, vùng lãnh thổ có yêu cầu lô hàng được cấp giấy chứng nhận thực phẩm thủy sản xuất khẩu bởi Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (sau đây gọi là Danh sách xuất khẩu); cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (sau đây gọi là Giấy chứng nhận ATTP) theo quy định tại Luật ATTP.

2. Hồ sơ, thủ tục thẩm định, cấp giấy chứng nhận thực phẩm thủy sản xuất khẩu (sau đây viết tắt là Chứng thư) theo yêu cầu của quốc gia, vùng lãnh thổ nhập khẩu.”

2. Sửa đổi khoản 2 Điều 1 như sau:

“2. Sửa đổi Điều 9 như sau:

Điều 9: Phí

Việc thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận ATTP đối với Cơ sở, phí thẩm định đánh giá định kỳ điều kiện ATTP, phí thẩm định cấp Chứng thư cho lô hàng thủy sản xuất khẩu quy định tại Thông tư này được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.”

3. Sửa đổi khoản 3 Điều 1 như sau:

“3. Sửa đổi Điều 11 như sau:

Điều 11. Xử lý hồ sơ

1. Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của Cơ sở, Cơ quan thẩm định phải thẩm tra tính hợp lệ của hồ sơ, hướng dẫn Cơ sở bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.

2. Nếu hồ sơ hợp lệ, trong thời gian 03 ngày làm việc, Cơ quan thẩm định thông báo cho Cơ sở thời điểm dự kiến tiến hành thẩm định tại Cơ sở nhưng không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.”

4. Sửa đổi khoản 4 Điều 1 như sau:

“4. Sửa đổi Điều 12 như sau:

Điều 12. Các hình thức thẩm định

1. Thẩm định cấp Giấy chứng nhận ATTP, bổ sung Danh sách xuất khẩu:

a) Thẩm định cấp Giấy chứng nhận ATTP: áp dụng đối với cơ sở không thuộc khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm chưa có Giấy chứng nhận ATTP; bị thu hồi Giấy chứng nhận ATTP; có Giấy chứng nhận ATTP nhưng còn hiệu lực ít hơn 06 tháng; thay đổi thông tin trong Giấy chứng nhận ATTP trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 19 Thông tư này.

b) Thẩm định bổ sung Danh sách xuất khẩu: áp dụng đối với cơ sở không thuộc điểm a khoản 1 Điều này và chưa có tên trong Danh sách xuất khẩu.

2. Thẩm định đánh giá định kỳ điều kiện ATTP: áp dụng đối với cơ sở đã có tên trong Danh sách xuất khẩu trong các trường hợp:

a) Cơ sở bổ sung thị trường xuất khẩu; sửa chữa, nâng cấp điều kiện bảo đảm ATTP: thẩm định sau khi cơ sở gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư này.

b) Cơ sở không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều này: thẩm định không báo trước với tần suất: Cơ sở hạng 1, hạng 2: 01 lần trong 18 tháng; cơ sở hạng 3: 01 lần trong 12 tháng.”

5. Sửa đổi khoản 6 Điều 1 như sau:

“6. Sửa đổi Điều 17 như sau:

48/2013/TT-BNNPTNT">48/2013/TT-BNNPTNTTrong thời hạn 06 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thẩm định, Cơ quan thẩm định thẩm tra Biên bản thẩm định và thực hiện như sau:

1. Trường hợp thẩm định cấp Giấy chứng nhận ATTP, bổ sung Danh sách xuất khẩu:

a) Đối với Cơ sở có kết quả đạt (hạng 1, hạng 2 và hạng 3): thông báo kết quả; cấp mã số theo Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này; bổ sung vào Danh sách xuất khẩu, tổng hợp để đề nghị Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu bổ sung vào Danh sách cơ sở được phép xuất khẩu sang thị trường tương ứng; cấp Giấy chứng nhận ATTP theo mẫu quy định tại Phụ lục VIA ban hành kèm theo Thông tư này đối với cơ sở không thuộc diện miễn cấp quy định tại điểm k khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.

b) Đối với Cơ sở có kết quả không đạt (hạng 4): thông báo kết quả, yêu cầu Cơ sở thực hiện và gửi Báo cáo kết quả khắc phục sai lỗi; thu hồi Giấy chứng nhận ATTP còn hiệu lực (nếu có).

2. Trường hợp thẩm định đánh giá định kỳ điều kiện ATTP:

a) Đối với Cơ sở có kết quả đạt (hạng 1, hạng 2 và hạng 3): thông báo kết quả; tổng hợp để đề nghị Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu cập nhật thông tin;

b) Đối với cơ sở có kết quả không đạt (hạng 4): thông báo kết quả, yêu cầu Cơ sở thực hiện và báo cáo kết quả khắc phục các sai lỗi, thu hồi Giấy chứng nhận ATTP còn hiệu lực (nếu có). Tùy theo mức độ sai lỗi của Cơ sở, Cơ quan thẩm định quyết định thời hạn khắc phục nhưng không quá 03 tháng kể từ ngày thẩm định để tổ chức thẩm định đánh giá định kỳ lần tiếp theo.

Trường hợp kết quả thẩm định lần tiếp theo không đạt (hạng 4): thông báo kết quả; đưa cơ sở ra khỏi Danh sách xuất khẩu, đồng thời đề nghị Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu xóa tên cơ sở trong Danh sách được phép xuất khẩu sang thị trường tương ứng.

3. Trường hợp có lấy mẫu kiểm nghiệm để đánh giá hiệu quả kiểm soát điều kiện vệ sinh trong quá trình sản xuất:

a) Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm nghiệm không đáp ứng quy định, Cơ quan thẩm định gửi thông báo yêu cầu Cơ sở thực hiện khắc phục. Tùy theo mức độ sai lỗi của Cơ sở, Cơ quan thẩm định quyết định thời hạn khắc phục và tổ chức lấy mẫu kiểm nghiệm đánh giá lại.

b) Trường hợp kết quả kiểm nghiệm mẫu đánh giá lại không đáp ứng quy định, Cơ quan thẩm định quyết định thanh tra đột xuất điều kiện bảo đảm ATTP của Cơ sở.”

6. Sửa đổi khoản 7 Điều 1 như sau:

“7. Sửa đổi khoản 2 Điều 22 như sau:

2. Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản lập danh sách ưu tiên đối với các Cơ sở đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau đây tính đến thời điểm xem xét:

a) Cơ sở có tên trong Danh sách xuất khẩu;

b) Cơ sở có lô hàng xuất khẩu và không có lô hàng nào bị Cơ quan thẩm quyền của Việt Nam và thị trường nhập khẩu phát hiện vi phạm về ATTP trong thời gian tối thiểu 03 tháng kể từ ngày Cơ sở được phân loại điều kiện bảo đảm ATTP là hạng 1, hạng 2.”

7. Sửa đổi khoản 10 Điều 1 như sau:

“10. Sửa đổi Điều 32 như sau:

Điều 32. Thẩm định, cấp chứng

1. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi lô hàng được xuất khẩu, Chủ hàng phải cung cấp bằng văn bản đầy đủ các thông tin cần thiết quy định trong mẫu Chứng thư theo yêu cầu của Cơ quan thẩm quyền quốc gia, vùng lãnh thổ nhập khẩu cho Cơ quan thẩm định để cấp Chứng thư. Trong vòng 01 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ thông tin, Cơ quan thẩm định tiến hành thẩm định cấp Chứng thư cho lô hàng xuất khẩu theo mẫu của quốc gia, vùng lãnh thổ nhập khẩu tương ứng nếu kết quả thẩm định, kiểm nghiệm lô hàng đạt yêu cầu.

2. Sau thời hạn 90 ngày kể từ ngày kiểm tra, nếu Chủ hàng không cung cấp đầy đủ thông tin cho Cơ quan thẩm định để thẩm định, cấp Chứng thư, Chủ hàng phải thực hiện đăng ký thẩm định như quy định tại Điều 29 Thông tư này.”

Điều 3. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 13 tháng 12 năm 2018.

2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Hà Công Tuấn

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.