• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 29/11/1979
  • Ngày hết hiệu lực: 06/12/2009
BỘ GIÁO DỤC
Số: 49/TT-GD
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 1979

THÔNG TƯ

CỦA BỘ GIÁO DỤC SỐ 49/TT-GD NGÀY 29 THÁNG 11 NĂM 1979
QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC CỦA GIÁO VIÊN TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Hội đồng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 243/CP, ngày 28/06/1979 "về tổ chức bộ máy, biên chế của các trường phổ thông".

Tại Điều 6 của quyết định, Hội đồng Chính phủ quy định "Bộ giáo dục, Ban tổ chức của Chính phủ có trách nhiệm quy định chế độ công tác và chế độ trách nhiệm của giáo viên, cán bộ, nhân viên trong nhà trường, nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giảng dạy ở các trường".

Nay Bộ giáo dục, với sự thoả thuận của Ban Tổ chức của Chính phủ (tại Công văn số 284/TCCP, ngày 25/10/1979), ban hành thông tư quy định chế độ công tác của giáo viên các trường phổ thông như sau:

 

I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA

 

Trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ của trường phổ thông, quy định chế độ công tác cho giáo viên là xác định nhiệm vụ, khối lượng công tác của người thầy giáo, cô giáo trong quá trình giáo dục học sinh, và thời gian quy định cho từng nhiệm vụ, khối lượng công tác đó, nhằm giúp cho:

- Người giáo viên thấy được nhiệm vụ cụ thể của mình để có kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ công tác ấy một cách chủ động và sáng tạo, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo học sinh một cách toàn diện.

- Các cơ quan quản lý giáo dục và trường học có căn cứ để bố trí và sử dụng hợp lý lực lượng giáo viên, tăng cường công tác quản lý lao động và thực hiện chế độ chính sách đối với cô giáo, thầy giáo.

- Các cơ quan Nhà nước, đoàn thể xã hội, cha mẹ học sinh biết để phối hợp và tạo điều kiện cho người giáo viên làm tròn trách nhiệm của người cán bộ giáo dục.

 

II. NHIỆM VỤ CÔNG TÁC CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN

 

Người giáo viên có những nhiệm vụ công tác cụ thể sau đây:

1. Công tác giáo dục và giảng dạy, bao gồm các công việc:

1.1. Giáo dục tư tưởng, đạo đức, xây dựng tập thể học sinh là nhiệm vụ thường xuyên của mọi giáo viên.

Nhiệm vụ này được thực hiện thông qua việc giảng dạy bộ môn, công tác chủ nhiệm lớp, công tác chặt chẽ với cha mẹ học sinh, với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, để giúp đỡ học sinh và cùng học sinh tiến hành các sinh hoạt tập thể và hoạt động xã hội.

1.2. Giảng dạy, giảng lý thuyết, chữa bài tập, hướng dẫn thực hành, kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh.

1.3. Giáo dục lao động cho học sinh và cùng học sinh tham gia lao động sản xuất.

1.4. Soạn bài, chấm bài, làm đồ dùng giảng dạy, chuẩn bị thí nghiệm, tổ chức ngoại khoá, phụ đạo và bồi dưỡng học sinh.

1.5. Coi thi, chấm thi: thi học kỳ, thi lên lớp, thi tuyển vào lớp đầu cấp, thi hết cấp, thi tốt nghiệp trường phổ thông.

1.6. Đánh giá xếp loại học sinh: Làm sổ điểm, phê học bạ, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở cuối học kỳ và toàn năm học.

1.7. Sinh hoạt chuyên môn: Họp hội đồng giáo dục, họp tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn, dự giờ, thăm lớp các giáo viên khác, đúc rút kinh nghiệm giáo dục và giảng dạy học sinh.

2. Công tác học tập và bồi dưỡng: để không ngừng nâng cao trình độ chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm (học chính trị, nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, bồi dưỡng để đạt trình độ sư phạm theo tiêu chuẩn, bồi dưỡng sau đại học và trên đại học...) bao gồm các hình thức:

2.1. Tham dự các lớp bồi dưỡng tập trung, bồi dưỡng tại chức trong hè và trong năm học, theo chương trình và kế hoạch thống nhất của Bộ giáo dục.

2.2. Cá nhân có kế hoạch tự học tập và bồi dưỡng.

3. Công tác tập luyện quân sự: cho những người trong độ tuổi quy định của Nhà nước.

4. Tham gia các công tác xã hội khác:

4.1. Công tác xã hội, công tác đoàn thể ở trong và ngoài nhà trường.

4.2. Tham gia các hoạt động của địa phương theo đúng chức năng của nhà trường.

4.3. Tham gia công tác bổ túc văn hoá.

4.4. Tham gia xây dựng đời sống tập thể của cán bộ, giáo viên trong nhà trường.

 

III. THỜI GIAN LAO ĐỘNG TRONG 1 NĂM CỦA GIÁO VIÊN:

 

1. Một năm công tác có 52 tuần lễ, trừ 4 tuần cho giáo viên nghỉ hè (giáo viên miền xuôi lên công tác ở vùng cao nghỉ 6 tuần), 2 tuần nghỉ các ngày lễ lớn, nghỉ tết âm lịch và tiến hành các đại hội đoàn thể của giáo viên và học sinh trong năm, còn lại 4 tuần lễ, phân phối cho các nhiệm vụ công tác:

- Công tác giáo dục và giảng dạy: 35 tuần.

- Công tác học tập và bồi dưỡng: 9 tuần lễ, để tiến hành bồi dưỡng tập trung trong hè, việc cá nhân tự học tập và bồi dưỡng cho giáo viên thu xếp vào thời gian thích hợp.

- Công tác luyện tập quân sự: 2 tuần lễ lấy trong giờ chính quyền và thêm một số thời gian ngoài giờ chính quyền, theo quy định chung của Nhà nước.

2. Một năm học được tiến hành từ 5/9 năm này đến 31/5 năm sau, gồm có 39 tuần lễ (trong đó có 35 tuần làm công tác giáo dục và giảng dạy, 2 tuần nghỉ các ngày lễ lớn, nghỉ tết âm lịch, tiến hành các đại hội đoàn thể trong năm, 2 tuần luyện tập quân sự).

Thời gian còn lại từ 1/6 đến cuối tháng 8, giáo viên nghỉ hè, tham gia học tập, bồi dưỡng tập trung và chuẩn bị cho năm học mới.

 

IV. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC CỦA GIÁO VIÊN

 

1. Định mức lao động trong 1 tuần lễ của giáo viên trường phổ thông không có học sinh nội trú.

1.1. Giáo viên cấp 1 của trường phổ thông cơ sở, dạy đủ số tiết quy định của kế hoạch đào tạo (trừ số tiết của bộ môn Họa, Nhạc) của 1 lớp và làm chủ nhiệm lớp đó.

1.2. Giáo viên Họa, Nhạc của trường phổ thông cơ sở dạy trên lớp 20 tiết/tuần (*)

1.3. Giáo viên cấp 2 của trường phổ thông cơ sở dạy trên lớp 20 tiết/ tuần - cho tất cả các loại giáo viên .

1.4. Giáo viên trường phổ thông trung học dạy trên lớp 18 tiết / tuần - cho tất cả các loại giáo viên.

2. Định mức lao động trong 1 tuần lễ của giáo viên trường phổ thông trung học vừa học, vừa làm, trường Bổ túc văn hoá tập trung và các trường phổ thông nội trú khác.

2.1. Giáo viên cấp 1 trường bổ túc văn hoá tập trung, dạy trên lớp 20 tiết/ tuần.

Giáo viên câp 1 trường phổ thông cơ sở, dạy đủ số tiết quy định của 1 lớp (trừ bộ môn Hoạ, Nhạc) và làm chủ nhiệm lớp đó.

Giáo viên Hoạ, Nhạc của trường phổ thông cơ sở, dạy trên lớp 18 tiết/ tuần.

2.2. Giáo viên cấp 2 dạy trên lớp 18 tiết/ tuần - cho tất cả các loại giáo viên .

2.3. Giáo viên trường trung học dạy trên lớp 16 tiết/ tuần cho tất cả các loại giáo viên.

3. Chế độ huy động giáo viên dạy thêm giờ ngoài tiêu chuẩn quy định

3.1. Nhiệm vụ của mỗi giáo viên là phải dạy đủ số tiết tiêu chuẩn quy định cho một tuần lễ và cho cả năm học.

Trường hợp vì thiếu giáo viên, cơ quan quản lý giáo dục (Ban giáo dục, Sở, Ty giáo dục, Hiệu trưởng) được quyền huy động giáo viên dạy thêm từ 1/ 4 -1/ 2 số giờ tiêu chuẩn (đối với cấp 2, 3) và không quá 1 lớp (đối với cấp 1).

3.2. Việc huy động này được thực hiện đối với mọi cô giáo, thầy giáo.

- Trong số giờ dạy thêm có từ 2 - 4 tiết/tuần, cho công tác giảng dạy ở các lớp bổ túc văn hoá.

- Số còn lại sử dụng cho việc dạy ở các trường phổ thông các lớp bồi dưỡng giáo viên để đạt trình độ theo tiêu chuẩn.

- Số giờ huy động dạy thêm này được trả thù lao theo chế độ dạy thêm giờ.

4. Một số quy định về quy đổi các loại giờ lao động khác ra giờ tiêu chuẩn.

4.1. Mỗi giáo viên có nghĩa vụ trực tiếp hướng dẫn học sinh lao động và cùng tham gia lao động sản xuất với học sinh (hoặc chỉ đạo học sinh tham gia hoạt động xã hội), mỗi tuần 1 buổi được tính là 2 tiết tiêu chuẩn.

- Nếu trong buổi lao động đó, giáo viên phải soạn giáo án để hướng dẫn học sinh về lý thuyết lao động thì thời gian hướng dẫn lý thuyết này và thời gian cùng học sinh tham gia lao động, đựơc tính là 3 tiết tiêu chuẩn.

- Nếu được huy động thêm các buổi khác, thì cứ 1 buổi trực tiếp hướng dẫn tính là 2 tiết tiêu chuẩn (cho cấp 2, 3) và 1 buổi tiêu chuẩn (cho cấp 1).

- Giáo viên không tham gia hướng dẫn học sinh lao động sản xuất thì phải dạy trên lớp đủ số tiết tiêu chuẩn quy định trong tuần.

Thí dụ: Giáo viên A có giờ dạy tiêu chuẩn là 18 tiết/tuần. Trong tuần, đồng chí hướng dẫn và cùng học sinh lao động một buổi thì được tính 2 tiết tiêu chuẩn.

Như vậy, tuần lễ đó đồng chí còn phải dạy trên lớp 16 tiết văn hoá nữa. Ngược lại, nếu đồng chí không hướng dẫn và cùng học sinh lao động thì phải dạy trên lớp đủ 18 tiết tiêu chuẩn.

Nếu giáo viên được phân công soạn giáo án để hướng dẫn học sinh về lý thuyết lao động (chẳng hạn lý thuyết về mộc) trong một tiết, sau đó hướng dẫn học sinh thực hành cho hết buổi thì trong buổi đó đồng chí được tính 3 tiết tiêu chuẩn.

4.2. Mỗi tháng, giáo viên ngữ văn trường phổ thông trung học phải chấm số bài kiểm tra loại 15 phút và loại từ 1 tiết trở lên, không quá 90 bài cho mỗi loại.

Nếu chấm số bài quá số quy định trên thì cứ 45 bài loại 15 phút, tính là 3 tiết tiêu chuẩn, 45 bài loại từ 1 tiết trở lên, tính 7 tiết tiêu chuẩn.

Giáo viên dạy các bộ môn còn lại thuộc các cấp học, mỗi tháng phải chấm số bài kiểm tra không quá 135 bài, cho mỗi loại. Nếu quá số quy định đó, cứ 45 bài loại 15 phút, tính 2 tiết tiêu chuẩn, 45 bài loại từ 1 tiết trở lên, tính 4 tiết tiêu chuẩn.

Việc thực hiện việc kiểm tra học sinh nói trên phải được thực hiện theo kế hoạch của nhà trường.

Thí dụ 2 : Đồng chí B là giáo viên Văn cấp 3, được phân công dạy 3 lớp Văn, với số tiết là 13 tiết/ tuần (chưa kể công tác kiêm nhiệm). Số bài kiểm tra cho mỗi loại trong tháng là 145 bài, dư 55 bài so với quy định và được tính ra tiết tiêu chuẩn.

55 bài x 3 tiết

 


- Loại 15 phút : 4 tiết

 

45 bài

 

55 bài x 7 tiết

 


- Loại 1 tiết trở lên : 8,5 tiết

 

45 bài

Như vậy trong tháng, đồng chí đã thực hiện được:

(13 x 4) + (4 + 8,5) 64,5 tiết

Thí dụ 3 : Đồng chí C là giáo viên tự nhiên cấp 2, mỗi tuần dạy 17 tiết (chưa kể chủ nhiệm lớp). Số bài đã chấm trong tháng cho mỗi loại bài là 175 bài, dư 40 bài so với quy định và được quy ra tiết tiêu chuẩn :

40 bài x 2 tiết

 


- Loại bài 15 phút : 1,8 tiết

 

45 bài

40 bài x 4 tiết

 


- Loại 1 tiết trở lên : 3,5 tiết

 

45 bài

Như vậy trong tháng, đồng chí đã thực hiện được:

(17 x 4) + (1,8 + 3,5) 73,3 tiết

4.3. Hướng dẫn học sinh thực hành các bộ môn có thực nghiệm đã được quy định trong chương trình của Bộ giáo dục, thì cứ 2 tiết hướng dẫn thực hành, tính 1 tiết tiêu chuẩn, báo cáo ngoại khoá cho học sinh (do nhà trường tổ chức) thì số tiết báo cáo thực tế được tính là số tiết tiêu chuẩn tương đương.

4.4. Giáo viên đang ở thời gian tập sự, nữ giáo viên có con nhỏ từ 12 tháng trở xuống, nữ giáo viên dạy môn thể dục có thai từ tháng thứ 6 trở lên, mỗi tuần lễ được giảm 2 tiết (cho cấp 2, 3) và 1 buổi (cho cấp 1), trừ trường hợp y, bác sĩ cho nghỉ sớm hơn.

cấp 1 có thể bố trí giáo viên khác dạy thay hoặc nếu thiếu giáo viên thì giáo viên này giảng dạy bình thường, buổi được giảm trả thù lao dạy thêm giờ hoặc không huy động giáo viên tham gia các buổi lao động sản xuất với học sinh trong tuần.

4.5. Giáo viên được huy động tham gia công tác thanh tra chuyên môn giáo dục, công tác bồi dưỡng nghiệp vụ bộ môn (do Ban giáo dục triệu tập, sau khi được Sở, Ty giáo dục đồng ý, nếu là giáo viên cấp 1, 2 hoặc Sở, Ty triệu tập, nếu là giáo viên cấp 3 ) thì thời gian thoát ly nhà trường để thực hiện nhiệm vụ được tính tiết tiêu chuẩn như khi giảng dạy ở trường, nghĩa là cộng số tiết tiêu chuẩn bình quân trong thời gian được huy động với số tiết thực dạy ở trường.

Thí dụ 4 : Trong tháng 10, giáo viên D được Ty giáo dục triệu tập đi thanh tra chuyên môn đầu năm ở các trường cấp 3 trong 10 ngày (không kể chủ nhật) và đã giảng dạy ở trường được 45 tiết, như vậy trong tháng 10, giáo viên này đã thực hiện:

18 tiết/ tuần

 


(10 ngày x ) + 45 tiết 75 tiết

 

6 ngày/ tuần

Thí dụ 5 : Sau khi Ty giáo dục đồng ý, Ban giáo dục triệu tập giáo viên K đi hướng dẫn nghiệp vụ bộ môn cho giáo viên trong cụm một thời gian là 12 ngày (không kể chủ nhật) và sau đó đồng chí về trường tiếp tục giảng dạy được 60 tiết nữa. Như vậy trong tháng đồng chí đã thực hiện:

 

 

20 tiết/ tuần

 


( 12 ngày x ) + 60 tiết 100 tiết

 

6 ngày/ tuần

 

V. CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC CỦA HIỆU TRƯỞNG,
PHÓ HIỆU TRƯỞNG

 

Để tăng cường công tác quản lý chuyên môn trong nhà trường, ngoài phần việc được phân công về công tác quản lý, tất cả các Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng đều phải trực tiếp tham gia giảng dạy trên lớp theo quy định dưới đây:

- Hiệu trưởng dạy 2 tiết/tuần.

- Phó hiệu trưởng dạy 4 tiết/tuần hoặc 2 buổi/tuần.

Đối với trường phổ thông trung học trực tiếp tham gia đào tạo giáo viên cấp 3 theo phương thức vừa học, vừa làm, thì đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách công tác này có số tiết dạy trên lớp như hiệu trưởng.

Việc phân công giảng dạy cho Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng nên thực hiện theo hướng:

a) Dạy thay cho giáo viên ốm đau, sinh đẻ.

b) Hoặc có thể dạy đủ số tiết quy định cho một lớp (hoặc một số lớp) thuộc bộ môn của mình. Nếu do sự phân công này mà phải dạy quá số tiết tiêu chuẩn quy định nói trên thì trả thù lao cho số tiết vượt quá đó.

Thí dụ 6 : Hiệu trưởng X là giáo viên Toán cấp 3, thì có thể sử dụng 2 tiết của mình để dạy thay cho giáo viên đau ốm, sinh đẻ, hoặc dạy môn Lượng giác của 1 lớp hoặc dạy trọn 5 tiết Toán của 1 lớp và trả thù lao cho 3 tiết vượt quá đó.

Hiệu phó Y là giáo viên cấp 1 thì chủ yếu thực hiện bằng cách dạy thay cho giáo viên khác.

 

VI. CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC CỦA BÍ THƯ ĐOÀN
VÀ TỔNG PHỤ TRÁCH ĐỘI

 

Mỗi trường phổ thông bố trí 1 giáo viên có năng lực về công tác Đoàn, công tác Đội để phụ trách Bí thư Đoàn (đối với trường phổ thông trung học) hoặc tổng phụ trách Đội (đối với trường phổ thông cơ sở). Các giáo viên này có chế độ giảng dạy:

- Trường dưới 18 lớp, dạy 1/2 số tiết tiêu chuẩn, mỗi tuần.

- Trường dưới 28 lớp, dạy 1/3 số tiết tiêu chuẩn, mỗi tuần.

- Trường từ 28 lớp trở lên, dạy 2 tiết/ tuần.

Việc thực hiện chế độ giảng dạy của Bí thư Đoàn và Tổng phụ trách Đội theo như hướng dẫn tại mục V trên đây.

VII. CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN KIÊM NHIỆM CÔNG TÁC ĐOÀN THỂ, CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN
TRONG NHÀ TRƯỜNG

 

1. Trong trường phổ thông, các công tác sau đây (gọi tắt là công tác kiêm nhiệm) sẽ do giáo viên đảm nhiệm. Thời gian để thực hiện các công tác đó, nhiều hay ít là tuỳ thuộc vào khối lượng của từng công việc trong từng trường và được quy ra số tiết tiêu chuẩn tương ứng.

2. Cụ thể là:

- Bí thư Đảng bộ nhà trường, Thư ký công đoàn nhà trường (nếu không phải là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng kiêm nhiệm), được tính 3 tiết/tuần, nếu trường có dưới 28 lớp, và 4 tiết/tuần, nếu trường có từ 28 lớp trở lên.

- Mỗi lớp có 1 giáo viên chủ nhiệm lớp. cấp 2, 3 giáo viên chủ nhiệm được tính 4 tiết/ tuần (không kể tiết dạy môn Đạo đức).

- Tổ trưởng chuyên môn (hay khối trưởng chuyên môn) được tính 3 tiết/ tuần.

Việc thành lập tổ chuyên môn thực hiện theo quy định tại Điều lệ trường phổ thông.

- Tổ trưởng nghiệp vụ bộ môn của huyện, tỉnh (do Ban giáo dục chỉ định, sau khi được Sở, Ty phê chuẩn đối với cấp 1, 2 hoặc Sở, Ty, chỉ định, đối với cấp 3) thì được tính 3 tiết/ tuần, và chỉ được hưởng trong thời gian thực tế làm nhiệm vụ này.

- Thư ký hội đồng giáo dục nhà trường được tính 2 tiết/ tuần.

- Trường chưa đủ số phó hiệu trưởng theo quy định (tại Quyết định số 243/CP) thì được bố trí 1 giáo viên giúp Hiệu trưởng phụ trách công tác lao động sản xuất và được tính 3 tiết/tuần.

- Giáo viên phụ trách văn nghệ, thể dục toàn trường, phụ trách vườn trường, xưởng trường, phòng thí nghiệm (nếu các công tác này chưa có cán bộ chuyên trách) được tính 2 -3 tiết/tuần tuỳ khối lượng công việc.

3. Để đảm bảo chất lượng giảng dạy và chất lượng công tác, mỗi giáo viên phụ trách không quá 2 công tác kiêm nhiệm. Nếu được phân công công tác thứ 3 cũng chỉ được hưởng 2 chức vụ có số tiết cao nhất.

Giáo viên cấp 1 phụ trách công tác kiêm nhiệm, cứ 2 tiết quy định tương đương 1 buổi tiêu chuẩn.

4. Cách thực hiện chế độ công tác cho giáo viên phụ trách công tác kiêm nhiệm.

Về nguyên tắc, Hội đồng Chính phủ quy định (tại Quyết định số 243/CP) các trường phổ thông được sử dụng biên chế để giảng dạy hết số tiết của kế hoạch đào tạo cho 1 lớp (trừ công tác hoạt động xã hội và hoạt động ngoại khoá) và làm chủ nhiệm lớp.

Như vậy, giáo viên chủ nhiệm lớp (ở cấp 2, 3) được giảm giờ dạy hàng tuần như quy định trên đây; còn các công tác kiêm nhiệm khác, giải quyết bằng cách trả bằng tiền, tức là cộng số tiết được hưởng cho công tác đó với số tiết đã dạy và trả thù lao theo chế độ dạy thêm giờ.

Tuy vậy, trong trường hợp do thiếu giáo viên, Hiệu trưởng vẫn huy động các giáo viên, kể cả giáo viên chủ nhiệm dạy thêm giờ để đảm bảo việc học tập của học sinh.

 

VIII. CHẾ ĐỘ HỘI HỌP TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG

 

1. Để hợp lý hoá chế độ hội họp và tăng cường chất lượng các cuộc họp, Hiệu trưởng chỉ được tiến hành các cuộc họp sau đây vào giờ chính quyền:

- Họp hội đồng giáo dục, mỗi tháng 1 lần, 4 giờ.

- Họp tổ chuyên môn (hay khối chuyên môn), mỗi tháng 2 lần, mỗi lần 4 giờ.

- Họp nhóm chuyên môn, mỗi tháng 2 lần, mỗi lần 2 giờ.

- Hiệu trưởng họp với giáo viên chủ nhiệm, mỗi tháng 1 lần, từ 3 - 4 giờ.

- Hiệu trưởng họp với các Ban chuyên môn trong trường, mỗi tháng 1 lần, từ 2 - 3 giờ.

Trong mỗi tuần lễ, Hiệu trưởng chỉ huy động giáo viên bộ môn họp 1 lần và các giáo viên phụ trách công tác kiêm nhiệm không quá 2 lần.

2. Các cuộc họp đoàn thể của giáo viên đều tiến hành vào ngoài giờ chính quyền.

3. Các trường học cần tăng cường hình thức thông báo công cộng để giảm bớt những cuộc họp không cần thiết, dành thời gian cho giáo viên làm công tác chuyên môn.

 

IX. VẤN ĐỀ QUẢN LÝ THỜI GIAN LAO ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

 

1. Trên cơ sở chỉ tiêu biên chế cho phép, hiệu trưởng trường phổ thông có nhiệm vụ bố trí và sử dụng một cách hợp lý lực lượng giáo viên của trường, tạo điều kiện cho mọi cô giáo, thầy giáo không ngừng phát huy sáng kiến, cải tiến phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy học, hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác được giao.

2. Công tác quản lý lao động của giáo viên nên tập trung ở các khâu sau đây:

2.1. Quản lý thời gian và chất lượng giảng dạy trên lớp của người giáo viên.

2.2. Quản lý nội dung và kết quả việc chuẩn bị các khâu công tác chuyên môn cho việc giảng dạy trên lớp.

2.3. Quản lý các sinh hoạt chuyên môn của giáo viên.

2.4. Quản lý công tác học tập, bồi dưỡng của giáo viên.

3. Giáo viên được coi là hoàn thành thời gian lao động trong tuần, trong tháng, khi đã dạy đủ giờ tiêu chuẩn (giờ dạy trên lớp, giờ làm công tác kiêm nhiệm và các công tác khác sau khi quy đổi ra giờ tiêu chuẩn).

Nếu có số giờ dạy cao hơn giờ tiêu chuẩn thì được trả thù lao dạy thêm giờ cho số giờ vượt quá đó.

Những giáo viên không tham gia luyện tập quân sự (kể cả những người trong độ tuổi và ngoài độ tuổi luyện tập quân sự) thì hiệu trưởng huy động làm thêm công tác khác hoặc dạy thêm một số giờ, tương đương với thời gian quy định cho công tác này.

 

X. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Thông tư này thay thế cho các Thông tư số 46-TT/GD ngày 24/10/1962, Thông tư số 47-TT/GD, ngày 25/10/1962, Thông tư số 32-TT/GD, ngày 11/11/1976 của Bộ Giáo dục.

Thủ tướng cơ quan quản lý giáo dục các cấp (Sở, Ty, huyện) và hiệu trưởng các trường phổ thông và bổ túc văn hoá tập trung có nhiệm vụ thực hiện và tổ chức thực hiện thông tư này một cách nghiêm túc.

 


 

(*) cấp 2, 3, thời gian mỗi tiết tiêu chuẩn + thời gian nghỉ giữa 2 tiết tương đương 1 giờ.

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Nguyễn Thị Bình

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.