• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 03/04/2002
  • Ngày hết hiệu lực: 15/12/2011
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Số: 286/2002/QĐ-NHNN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 3 tháng 4 năm 2002

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Về việc ban hành Quy chế Đồng tài trợ của các tổ chứctín dụng

 

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tíndụng ngày 12 tháng 12 năm 1997

Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền. hạn vàtrách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tín dụng,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký vàthay thế Quyết định số 154/1998/QĐ-NHNN14 ngày 29/4/1999 của Thống đốc Ngânhàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế Đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng.

Điều 3.Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàngNhà nước, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương, Chủ tịch hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chứctín dụng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

QUY CHẾ ĐỒNG TÀI TRỢ CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

(ban hành kèm theo Quyết định số 286/2002/QĐ-NHNN ngày03/4/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.Phạm vi điều chỉnh.

Quychế này điều chỉnh việc đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng cho một hoặc mộtphần dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển và đờisống (trong Quy chế này gọi tắt là dự án) nhằm nâng cao năng lực và hiệu quảtrong hoạt động sản xuất - kinh doanh của bên nhận tài trợ và của tổ chức tíndụng.

Điều 2.Giải thích từ ngữ.

TrongQuy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.Đồng tài trợ: là quá trình tổ chức thực hiện việc cấp tín dụng của bên đồngtài trợ với sự tham gia của 2 hay nhiều tổ chức tín dụng do một tổ chức tíndụng làm đầu mối cho một hoặc một phần dự án, phương án sản xuất, kinh doanh,dịch vụ, đầu tư phát triển và đời sống.

2.Bên đồng tài trợ: là hai hay nhiều tổ chức tín dụng cùng cam kết và phốihợp với nhau để thực hiện việc đồng tài trợ đối với bên nhận tài trợ theo quyđịnh tại Quy chế này.

3.Thành viên: là tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh tổ chức tín dụng đượcTổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng ủy quyền chấp thuận tham gia cấp tíndụng theo các hình thức cụ thể mà thành viên đó thực hiện trong đồng tài trợcho dự án.

4. Tổchức đầumối đồng tài trợ: làmột trong số tổ chức tín dụng thành viên được các thành viên khác thống nhấtlựa chọn và giao trách nhiệm đầu mối việc tổ chức đồng tài trợ trên cơ sở nănglực của tổ chức tín dụng đó. Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương và công ty tàichính thuộc Tổng công ty không được làm tổ chức đầu mối đồng tài trợ.

5.Thành viên đầu mối cấp tín dụng: Phải là thành viên có đủ năng lực trongviệc thực hiện các nghiệp vụ cụ thể có liên quan của hình thức cấp tín dụng đượcgiao làm đầu mối, bao gồm:

5.1.Thành viên đầu mối cho vay hợp vốn: là thành viên được các thành viên tham giacho vay hợp vốn thống nhất lựa chọn và giao trách nhiệm đầu mối trong việc tổchức cho vay hợp vốn.

5.2.Thành viên đầu mối đồng bảo lãnh: là thành viên được các thành viên tham giabảo lãnh thống nhất lựa chọn và giao trách nhiệm đầu mối trong việc tổ chứcđồng bảo lãnh.

6.Tổ chức đầu mối thanh toán: Tổ chức đầu mối thanh toán phải làtổ chức tín dụng được phép cung ứng các dịch vụ thanh toán và được các thànhviên tham gia khác thống nhất lựa chọn và giao trách nhiệm cung ứng các dịch vụthanh toán trong việc đồng tài trợ.

7. Bên nhận tài trợ: là pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân, tổ hợp tác, hộ giađình, công ty hợp danh hoặc cá nhân có nhu cầu và được bên đồng tài trợ cấp tíndụng theo các quy định tại Quy chế này để thực hiện dự án.

8. Hợp đồng đồng tài trợ: là cam kết bằng văn bản giữa các thành viên tham giađồng tài trợ về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ cụ thể của mỗi thành viên trongtoàn bộ quá trình đồng tài trợ.

9. Hợp đồng cấp tín dụng đối với đồng tài trợ: là cam kết bằng văn bản giữabên đồng tài trợ (nhóm thành viên hoặc từng thành viên) với bên nhận tài trợtrong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mỗi bên và mỗi thành viêntrong quan hệ cho vay, bảo lãnh để thực hiện dự án đồng tài trợ.

Hợpđồng cấp tín dụng đối với đồng tài trợ gồm: hợp đồng cho vay, hợp đồng cho vayhợp vốn, hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng đồng bảo lãnh.

Điều 3.Trường hợp áp dụng đồng tài trợ.

1.Nhu cầu xin cấp tín dụng để thực hiện dự án của bên nhận tài trợ vượt giới hạncho vay hoặc bảo lãnh của tổ chức tín dụng theo quy định hiện hành;

2.Khả năng tài chính và nguồn vốn của một tổ chức tín dụng không đáp ứng được nhucầu cấp tín dụng của dự án;

3.Nhu cầu phân tán rủi ro của tổ chức tín dụng,

4.Bên nhận tài trợ có nhu cầu huy động vốn từ nhiều tổ chức tín dụng khác nhau.

Điều 4. Tổ chức được tham gia đồng tàitrợ.

Tổchức được tham gia đồng tài trợ là các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạtđộng theo Luật Các tổ chức tín dụng và chi nhánh được ủy quyền. Quỹ tín dụngnhân dân cơ sở không được tham gia đồng tài trợ.

Điều 5.Các hình thức cấp tín dụng đối với đồng tài trợ.

1.Cho vay, cho vay hợp vốn;

2.Bảo lãnh, đồng bảo lãnh;

3.Kết hợp các hình thức trên.

Việcsử dụng các hình thức cấp tín dụng khác trong thực hiện đồng tài trợ do Thốngđốc Ngân hàng Nhà nước quy định.

Điều 6.Đồng tiền sử dụng trong đồng tài trợ.

Đồngtiền sử dụng trong đồng tài trợ là VNĐ hoặc ngoại tệ, phù hợp với nhu cầu của dự án và quy định về cấp tíndụng, quản lý ngoại hối có liên quan.

Điều 7.Nguyên tắc tổ chức việc đồng tài trợ.

1.Các thành viên tự nguyện tham gia và phối hợp với nhau để thực hiện đồng tàitrợ.

2.Các thành viên thống nhất lựa chọn tổ chức đầu mối, thành viên đầu mối cấp tíndụng, thành viên đầu mối thanh toán để thực hiện đồng tài trợ.

3.Hình thức cấp tín dụng và phương thức giao dịch giữa các bên tham gia đồng tàitrợ với bên nhận tài trợ phải được các thành viên thỏa thuận thống nhất ghitrong hợp đồng đồng tài trợ.

Điều 8.Nguyên tắc thực hiện đồng tài trợ.

Cácbên liên quan đồng tài trợ ngoài thực hiện các quy định về đồng tài trợ phảithực hiện:

1.Việc cấp tín dụng dưới từng hình thức cụ thể, áp dụng các biện pháp bảo đảmtrong quá trình đồng tài trợ: phải thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngânhàng Nhà nước và các quy định pháp luật khác có liên quan.

2.Thành viên tham gia đồng tài trợ phải thỏa thuận thống nhất phương thức thẩmđịnh dự án, có thể thành lập Hội đồng thẩm định (thành viên từ các tổ chức tíndụng tham gia đồng tài trợ) hoặc không thành lập Hội đồng thẩm định nhưng phảiđảm bảo sự thống nhất giữa các thành viên về tính khả thi của dự án, tạo điềukiện thực hiện cấp tín dụng thuận lợi và đúng quy định của pháp luật.

3.Quyền và nghĩa vụ của bên đồng tài trợ và biên nhận tài trợ được thực hiện tươngứng với từng hình thức cấp tín dụng theo các quy định của Thống đốc Ngân hàngnhà nước.

4.Bên đồng tài trợ phải thường xuyên kiểm tra, giám sát việc sử dụng các nguồntài trợ cho dự án theo thỏa thuận trong hợp đồng đồng tài trợ và hợp đồng cấptín dụng và phối hợp với bên nhận tài trợ để xử lý những vấn đề phát sinh

Điều 9. Lãi và phí trong đồng tài trợ.

1.Các bên tham gia đồng tài trợ thu lãi, các loại phí theo quy định của pháp luật.

2.Các chi phí phát sinh trong quá trình đồng tài trợ do các thành viên đồng tàitrợ thỏa thuận thống nhất ghi trong hợp đồng đồng tài trợ và được bù đắp từnguồn nhu lãi và các loại phí của khách hàng.

II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 10.Đề xuất đồng tài trợ cho một dự án.

1.Sau khi nhận hồ sơ đề nghị cấp tín dụng theo quy định đối với từng loại hìnhcấp tín dụng do khách hàng gửi, tổ chức tín dụng thực hiện thẩm định sơ bộ,nhận định tính khả thi của dự án đề nghị vay vốn.

2.Ngay sau khi thẩm định sơ bộ, nếu dự án có tính khả thi và cần thiết phải đồngtài trợ, tổ chức tín dụng nhận hồ sơ dự kiến các tổ chức tín dụng tham gia đồngtài trợ để gửi thư mời đồng tài trợ kèm theo kết quả thẩm định sơ bộ cho các tổchức này. Nếu dự án không có tính khả thi, tổ chức tín dụng trả lời khách hàngbằng văn bản nêu rõ lý do từ chối cấp tín dụng.

3.Thư mời đồng tài trợ phai có các nội dung chủ yếu về dự án (tên dự án, chủ đầutư, tổng nguồn vốn đầu tư, nhu cầu đồng tài trợ để thực hiện dự án, thời gianvay và trả nợ, thời gian bảo lãnh, dự kiến lãi suất, phí và phương án trả nợcủa dự án) và các thông tin chủ yếu về dự kiến đề nghị tham gia đồng tài trợ,phương thức tham gia đồng tài trợ, thời hạn đồng tài trợ, lãi suất, các loạiphí liên quan đến việc thực hiện đồng tài trợ cho dự án.

Điều 11.Phối hợp đồng tài trợ.

1.Tổ chức tín dụng được mời tham giađồng tài trợ căn cứ vào các đề nghị của tổ chức tín dụng mời đồng tài trợ, cáctài liệu gửi kèm theo, khả năng nguồn vốn của mình và các quy định pháp luậthiện hành để quyết định việc tham gia hay không tham gia đồng tài trợ và phảitrả lời các đề nghị của bên mời đồng tài trợ bằng văn bản.

2.Nếu nhu cầu đồng tài trợ được chấp thuận đáp ứng đủ đề nghị cấp tín dụng củabên nhận tài trợ thì tổ chức tín dụng mời đồng tài trợ trả lời cho bên nhận tàitrợ về việc chấp thuận đồng tài trợ. Các bên có trách nhiệm thống nhất và thựchiện các nội dung đồng tài trợ.

3.Trường hợp nhu cầu đồng tài trợ được chấp thuận không đủ so với đề nghị của bênnhận tài trợ thì tổ chức tín dụng mời đồng tài trợ xử lý như sau:

a)Xem lại khả năng cấp tín dụng cho bên nhận tài trợ phù hợp với quy định củapháp luật và khả năng về tài chính, nguồn vốn và tài sản của mình.

b)Nếu tổ chức tín dụng nhận hồ sơ không có khả năng cấp tín dụng đơn phương thìthông báo cho bên nhận tài trợ về việc không thể cho vay, bảo lãnh, kể cả bằnghình thức đồng tài trợ và nêu rõ lý do.

4.Trong thời gian đề nghị đồng tài trợ đã được các bên thỏa thuận, bên nhận tàitrợ không được đề nghị tổ chức tín dụng khác đồng tài trợ nếu không được chấpthuận của tổ chức đã nhận hồ sơ.

5.Việc mời đồng tài trợ có thể thực hiện thông qua các hình thức khác, nhưngchấp thuận của các thành viên phải được lập và gửi bằng văn bản.

Điều 12.Thẩm định dự án đồng tài trợ.

1.Bên đồng tài trợ lựa chọn và thống nhất với nhau phương thức thẩm định dự án,bản chính hồ sơ thẩm định phải được lưu giữ tại tổ chức đầu mối đồng tài trợ vàkết quả thẩm định phải được gửi cho các thành viên và lưu tại tổ chức đầu mốiđồng tài trợ.

2.Kết quả thẩm định phải có đầy đủ thông tin chủ yếu của dự án, năng lực tàichính và khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên nhận tài trợ đối với bên đồng tàitrợ.

Điều 13.Hợp đồng đồng tài trợ.

1.Hợp đồng đồng tài trợ cần có những nội dung chủ yếu sau:

1.1.Các thành viên tham gia đồng tài trợ.

1.2.Tổ chức đầu mối đồng tài trợ.

1.3.Thành viên đầu mối cấp tín dụng.

1.4.Bên nhận tài trợ, cơ cấu và kế hoạch nguồn vốn để thực hiện dự án.

1.5.Phương thức và kết quả thẩm định dự án.

1.6.Hình thức cấp tín dụng.

1.7.Nội dung đồng tài trợ:

a)Tổng số tiền đồng tài trợ có chia ra theo từng hình thức cấp tín dụng theo từngthành viên tham gia đồng tài trợ.

b)Các thỏa thuận cụ thể về phí đồng tài trợ.

c)Các nội dung chính của từng hình thức cấp tín dụng theo quy định pháp luật hiệnhành, cụ thể đối với:

Chovay, cho vay hợp vốn: Thành viên đầu mối cho vay hợp vốn, các tổ chức tín dụngtham gia, thể loại và phương thức cho vay, số tiền, thời hạn, lãi suất cho vay,biện pháp đảm bảo tiền vay, phương thức thu hồi vốn (bao gồm gốc và lãi) và cácnội dung khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về cho vay.

Bảolãnh, đồng bảo lãnh: Thành viên đầu mối đồng bảo lãnh, các tổ chức tín dụngtham gia, loại bảo lãnh, giá trị nghĩa vụ bảo lãnh, thời gian bảo lãnh, phí bảolãnh và các nội dung khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về bảolãnh.

1.8.Đảm bảo thanh toán (nếu có): Đầu mối thanh toán, phương thức tài trợ, thu nợ,thanh toán phí, lãi đối với bên nhận tài trợ và giữa các thành viên tham giađồng tài trợ.

1.9.Quy định về trao đổi thông tin giữa các thành viên tham gia đồng tài trợ vềtiến độ thực hiện đồng tài trợ và các tin tức khác có liên quan đến thực hiệndự án của bên nhận tài trợ.

1.10.Bảo đảm cấp tín dụng: Hình thức bảo đảm, phương pháp đánh giá tài sản bảo đảmtiền vay, hợp đồng bảo đảm cấp tín dụng, xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ và cácvấn đề khác có liên quan.

1.11.Xử lý rủi ro và tranh chấp giữa các thành viên, nguyên tắc xử lý các phátsinh trong quá trình thực hiện đồng tài trợ.

1.12.Lưu trữ hồ sơ.

1.13.Các nội dung khác theo thỏa thuận giữa các bên tham gia đồng tài trợ.

1.14.Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của từng thành viên trong việc ký và thực hiệnhợp đồng đồng tài trợ và hợp đồng cấp tín dụng với bên nhận tài trợ.

2.Nội dung cụ thể của hợp đồng đồng tài trợ phải phù hợp với quy định của phápluật về hợp đồng kinh tế, các quy định của Quy chế này và các quy định phápluật khác có liên quan.

3.Hợp đồng đồng tài trợ phải được lập thành nhiều bản có giá trị như nhau và đủđể mỗi thành viên giữ 1 bản.

Điều 14. Hợpđồng cấp tín dụng.

1.Nội dung hợp đồng cấp tín dụng bao gồm các nội dung liên quan đến các quy địnhcụ thể của từng hình thức cấp tín dụng và quy định về quyền và nghĩa vụ của mỗibên trong từng quan hệ cấp tín dụng, các nội dung cần thiết có liên quan đãthỏa thuận tại hợp đồng đồng tài trợ. Hợp đồng cấp tín dụng phải có chứng kiếncủa tổ chức đầu mối đồng tài trợ nếu tổ chức đầu mối đồng tài trợ khôngtham gia cấp tín dụng theo hợp đồng này.

2.Hợp đồng cấp tín dụng có thể được ký kết giữa các bên tham gia đồng tài trợ vớibên nhận tài trợ thông qua thành viên đầu lối Cấp tín dụng, hoặc ký trực tiếpgiữa tổ chức tín dụng với bên nhận tài trợ phù hợp với quy định tại hợp đồngđồng tài trợ.

Điều 15.Bảo đảm tiền vay, việc thu hồi nợ gốc, lãi, gia hạn nợ.

Bảođảm tiền vay, việc thu hồi nợ gốc, lãi, gia hạn nợ thực hiện theo quy định hiệnhành của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về cho vay, bảo lãnh và thỏa thuận giữacác bên tham gia đồng tài trợ trong hợp đồng đồng tài trợ và hợp đồng cấp tíndụng.

Điều 16. Tráchnhiệm của các bên tham gia đồng tài trợ.

1.Các bên tham gia đồng tài trợ có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định hiệnhành đối với từng hình thức cấp tín dụng theo đúng cam kết tại hợp đồng đồngtài trợ và hợp đồng cấp tín dụng.

2.Bên nhận tài trợ có trách nhiệm báo cáo đầy đủ tình hình tài chính và hoạt độngcủa mình cho bên đồng tài trợ (tổ chức đầu mối đồng tài trợ, thành viên đầu mốicấp tín dụng và các bên có liên quan) để thực hiện việc theo dõi, kiểm tra khitiến hành việc đồng tài trợ.

3.Tổ chức đầu mối đồng tài trợ dựthảo hợp đồng đồng tài trợ và lấy ý kiến thống nhất của các thành viên; thaymặt bên đồng tài trợ thảo luận với bên nhận tài trợ và chịu trách nhiệm đôn đốccác thành viên khác xử lý các vấn đề phát sinh

4.Thành viên đầu mối cho vay hợp vốn dự thảo hợp đồng cho vay hợp vốn, lấy ý kiếnthống nhất của các thành viên cho vay hợp vốn; thay mặt các thành viên cho vayhợp vốn ký kết hợp đồng cho vay hợp vốn với bên nhận tài trợ theo quy định củaThống đốc Ngân hàng Nhà nước về cho vay và chịu trách nhiệm đôn đốc, theo dõicác thành viên khác và bên nhận tài trợ trong việc cho vay hợp vốn đồng thờiphải thông báo đầy đủ, kịp thời kết quả kiểm tra sử dụng vốn, các thông tinliên quan khác cho tổ chức đầu mối đồng tài trợ và các bên nhằm bàn bạc, thốngnhất thực hiện các biện pháp xử lý khi cần thiết.

5.Thành viên đầu mối đồng bảo lãnh thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngânhàng Nhà nước về bảo lãnh.

6.Tổ chức đầu mối thanh toán thựchiện các nghiệp vụ thanh toán phát sinh trong quá trình thực hiện đồng tài trợphù hợp với các thỏa thuận về thanh toán tại hợp đồng đồng tài trợ, hợp đồngcấp tín dụng.

7.Các thành viên tham gia đồng tài trợ thực hiện trao đổi thông tin về tình hìnhthực hiện hợp đồng đồng tài trợ theo thỏa thuận trong hợp đồng đồng tài trợ.

Điều 17. Kiểmtra, xử lý rủi ro, tranh chấp.

1.Các bên tham gia đồng tài trợ phải thường xuyên kiểm tra quá trình thực hiệnđồng tài trợ, quá trình quản lý và sử dụng vốn của bên nhận tài trợ theo cáchợp đồng đã ký kết giữa các bên và các quy định pháp luật hiện hành.

2.Trường hợp phát sinh rủi ro trong quá trình đồng tài trợ, các bên tham gia đồngtài trợ cùng thỏa thuận và thống nhất với bên nhận tài trợ để xử lý theo hợp đồngđồng tài trợ và các quy định pháp luật hiện hành.

3.Mọi tranh chấp do vi phạm hợp đồng đồng tài trợ hoặc hợp đồng cấp tín dụng đượccác bên giải quyết trên cơ sở đàm phán, thỏa thuận.

Trườnghợp không thể giải quyết được, các bên có quyền khởi kiện theo quy định củapháp luật.

III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 18.Tổ chức triển khai thực hiện.

1.Căn cứ Quy chế này, tổ chức tín dụng ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụcụ thể phù hợp với điều kiện, đặc điểm và điều lệ hoạt động của tổ chức mình.

2.Thủ trưởng đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc chi nhánh Ngânhàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào chức năng, nhiệmvụ được giao có trách nhiệm chỉ đạo và giám sát việc thực hiện Quy chế này.

3.Vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn hạch toán đối với cáckhoản chuyển vốn, cấp tín dụng và các nghiệp vụ cụ thể khác phát sinh khi cáctổ chức tín dụng thực hiện đồng tài trợ theo Quy chế này.

Điều 19. Sửađổi, bổ sung.

Việcsửa đổi, bổ sung Quy chế này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định./.

 

KT. THỐNG ĐỐC
Phó Thống đốc

(Đã ký)

 

Nguyễn Văn Giàu

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.