• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 01/01/2000
  • Ngày hết hiệu lực: 11/08/2003
BỘ TÀI CHÍNH
Số: 41/2000/TT-BTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2000

THÔNG TƯ

Hướng dẫn quản lý tài chính đối với các chương trìnhmục tiêu quốc gia

và các chương trình, mục tiêu được áp dụng cơ chế củachương trình mục tiêu quốc gia

 

Căn cứ Quyết định số 531/TTg ngày 8/8/1996 của Thủ tướng Chính phủvề quản lý các chương trình quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 38/2000/QĐ-TTg ngày 24/03/2000 của Thủ tướngChính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 531/TTg ngày 8/8/1996 củaThủ tướng Chính phủ về quản lý các chương trình quốc gia;

Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý tài chính đối với các chươngtrình mục tiêu quốc gia và các chương trình mục tiêu được áp dụng cơ chế của chươngtrình mục tiêu quốc gia (dưới đây gọi chung là chương trình mục tiêu) như sau:

 

I. Về việc giao và đăng ký chỉ tiêu dự toán ngân sách các chươngtrình mục tiêu:

Đốivới các Bộ, cơ quan trung ương: Căn cứ dự toán ngân sách Thủ tướng Chính phủ đãgiao, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã hướng dẫn, thực hiện phân bổ giaonhiệm vụ cho các đơn vị trực thuộc, gửi Bộ Tài chính theo quy định để làm căncứ cấp phát ngân sách.

Đốivới các địa phương: Hàng năm, căn cứ tổng dự toán ngân sách các chương trìnhmục tiêu được Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Tài chính hướng dẫn và phần vốn huyđộng các nguồn lực của địa phương theo luật định để bổ sung cho thực hiện cácchương trình mục tiêu, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương(dưới đây gọi chung là tỉnh) tiến hành lồng ghép các chương trình mục tiêu trênđịa bàn và thực hiện bố trí, phân bổ kinh phí cho từng chương trình mục tiêu.

Năm2000, đối với những chương trình mục tiêu quan trọng đã được giao chi tiết (Đầutư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn; Chương trình phòng chống HIV/AIDS;Chương trình thanh toán một số bệnh xã hội và dịch bệnh nguy hiểm) phải bố tríđảm bảo mức vốn, kinh phí được phân bổ tối thiểu không thấp hơn mức hướng dẫntại Quyết định số 91/1999/QĐ-BTC ngày 29/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính;đồng thời phân rõ vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp của các chương trìnhmục tiêu theo hướng dẫn tại Quyết định số 123/1999/QĐ-BKH ngày 29/12/1999 củaBộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư.

Dựtoán phân bổ hàng năm Uỷ ban nhân dân các tỉnh gửi về Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạchvà đầu tư và cơ quan quản lý chương trình (phần kinh phí do cơ quan quản lý chươngtrình chịu trách nhiệm theo dõi thực hiện) trước ngày 31 tháng 1, trong đó phânđịnh rõ vốn ngân sách trung ương và phần vốn huy động ở địa phương theo quyđịnh để làm căn cứ cấp phát ngân sách; riêng năm 2000 gửi dự toán phân bổ trướcngày 15 tháng 6.

II. Về cấp phát vốn, kinh phí các chương trình mục tiêu:

1. Phương thức cấp phát:

1.1Đối với nhiệm vụ của các chương trình mục tiêu do trung ương quản lý: Bộ Tàichính cấp cho các Bộ, cơ quan trung ương để thực hiện nhiệm vụ của chương trìnhmục tiêu.

1.2Đối với nhiệm vụ của các chương trình mục tiêu do địa phương quản lý (bao gồmvốn đầu tư xây dựng cơ bản và kinh phí sự nghiệp): Bộ Tài chính cấp bổ sung cómục tiêu cho các tỉnh thực hiện các chương trình mục tiêu sau:

(1)Chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo (bao gồm cả vốn đầu tư xây dựng cơ bảncủa chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi vàvùng sâu, vùng xa).

(2)Chương trình quốc gia dân số và kế hoạch hoá gia đình.

(3)Chương trình quốc gia thanh toán một số bệnh xã hội và bệnh dịch nguy hiểm.

(4)Chương trình quốc gia phòng chống HIV/AIDS.

(5)Chương trình quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

(6)Chương trình quốc gia về thể thao.

(7)Chương trình quốc gia về hỗ trợ việc làm đến năm 2000 (không kể phần vốn cho vaygiải quyết việc làm vẫn thực hiện cấp qua hệ thống kho bạc nhà nước để cho vaytheo chế độ hiện hành).

(8)Chương trình phòng chống tội phạm.

(9)Các chương trình kỹ thuật kinh tế: công nghệ thông tin, công nghệ tự động hoá,công nghệ vật liệu, công nghệ sinh học.

(10)Chương trình phòng chống ma tuý.

(11)Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.

(12)Chương trình khai thác, sử dụng đất hoang hoá, bãi bồi ven sông, ven biển vàmặt nước ở các vùng đồng bằng (chương trình 773).

(13)Chương trình phủ sóng phát thanh.

(14)Chương trình phủ sóng truyền hình.

(15)Chương trình giáo dục đào tạo.

(16)Chương trình văn hoá.

(17)Chương trình chăm sóc trẻ em.

(18)Chương trình phòng chống mại dâm.

(19)Kế hoạch hành động dinh dưỡng quốc gia.

(20)Mục tiêu nâng cấp trang thiết bị y tế.

(21)Chương trình xây dựng trung tâm cụm xã miền núi, vùng cao.

(22)Chi hỗ trợ đầu tư phát triển ngành truyền hình bằng nguồn thu quảng cáo truyềnhình.

Riêngnăm 2000, Thủ tướng Chính phủ đã giao dự toán của chương trình phủ sóng phátthanh và chương trình phủ sóng truyền hình cho Đài tiếng nói Việt nam và Đàitruyền hình Việt nam (không giao cho địa phương); Bộ Tài chính thực hiện cấpphát cho Đài tiếng nói Việt nam và Đài truyền hình Việt nam theo đúng chỉ tiêudự toán Thủ tướng Chính phủ đã giao.

1.3Đối với vốn chuẩn bị động viên: Thực hiện cơ chế quản lý và cấp phát kinh phíuỷ quyền theo hướng dẫn tại công văn số 680 TC/VI ngày 23/4/1993 của Bộ Tàichính.

1.4Chi trợ giá chính sách: Thực hiện cơ chế quản lý, cấp phát kinh phí uỷ quyềncho các địa phương theo Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31/3/1998 của Chínhphủ.

1.5Đối với Chương trình Biển đông Hải đảo: Thực hiện cơ chế quản lý, cấp phát theoThông tư số 06/KHĐT-TC-BBGCP ngày 25/7/1996 của Liên Bộ Kế hoạch và đầu tư Tàichính Ban Biên giới Chính phủ.

1.6Đối với kinh phí năm 1999 của các chương trình mục tiêu:

Đốivới kinh phí xây dựng cơ bản được tiếp tục thanh toán và quyết toán theo hướngdẫn tại công văn số 560 TC/NSNN ngày 18/02/2000 của Bộ Tài chính và các văn bảnkhác (nếu có).

Đốivới kinh phí của Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng; chương trình 773; chươngtrình xây dựng trung tâm cụm xã; đường ra biên giới; vốn đầu tư xây dựng cơ bảncủa chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi vàvùng sâu, vùng xa (nếu còn) nếu được cấp có thẩm quyền quyết định tiếp tục thựchiện thì được áp dụng theo cơ chế quản lý năm 1999.

2. Quy trình cấp phát: Thực hiện theo quy định hiện hành, cụ thể:

2.1Đối với kinh phí cấp cho các Bộ, cơ quan trung ương và cấp bổ sung có mục tiêucho địa phương:

Vốnđầu tư xây dựng cơ bản: cơ quan tài chính chuyển vốn sang kho bạc nhà nước đểcấp phát và thanh toán cho các dự án theo cơ chế quản lý vốn đầu tư xây dựng cơbản.

Kinhphí sự nghiệp: Cơ quan tài chính cấp phát cho các đơn vị thực hiện chương trìnhmục tiêu theo cơ chế cấp phát kinh phí hành chính sự nghiệp.

2.2Đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Chương trình phát triển kinh tế xã hộicác xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (chương trình 135), Chươngtrình xây dựng trung tâm cụm xã, Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và Chươngtrình 773:

Thựchiện Quyết định số 38/2000/QĐ-TTg ngày 24/03/2000 của Thủ tướng Chính phủ; từnăm 2000 ngân sách trung ương cấp bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phươngcùng với kinh phí của các chương trình mục tiêu khác; đồng thời Bộ Tài chính cócông văn thông báo cho Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố biết tổng mức vốn,kinh phí đã chuyển về từng đợt cho các địa phương.

Căncứ vào quyết định phân bổ vốn, kinh phí cho từng chương trình mục tiêu, trêntừng địa bàn huyện của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố và mức vốn, kinh phí đãđược cơ quan tài chính cấp trên chuyển về; cơ quan tài chính các cấp ở địa phươngcó trách nhiệm chuyển kịp thời, đầy đủ vốn, kinh phí để thực hiện các chươngtrình, mục tiêu sang hệ thống Kho bạc Nhà nước. Hệ thống Kho bạc Nhà nước cótrách nhiệm thanh toán vốn, kinh phí cho khối lượng đã thực hiện của các chươngtrình, dự án kịp thời, đúng chế độ theo quy định tại Thông tư Liên tịch số416/1999/TTLT/BKH-UBDTMN-TC-XD ngày 29/4/1999 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Uỷ bandân tộc và miền núi, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng về hướng dẫn quản lý đầu tư vàxây dựng công trình hạ tầng ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu,vùng xa.

2.3Đối với kinh phí uỷ quyền: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số103/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phân cấp, lập,chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước.

3.Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm chỉđạo, tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, mục tiêu và công tác cấpphát, thanh toán vốn, kinh phí cho các chương trình, mục tiêu theo quy định.

III. Về kinh phí của cơ quan quản lý chương trình mục tiêu:

1.Đối với Ban quản lý chương trình mục tiêu ở trung ương: Kinh phí hoạt động đượcgiao trong dự toán chi quản lý hành chính của các Bộ, cơ quan quản lý chươngtrình mục tiêu; các Bộ, cơ quan quản lý chương trình phân bổ và giao kinh phíhoạt động cho Ban quản lý để tổ chức triển khai thực hiện chương trình (riêngđối với kinh phí hoạt động của Ban quản lý chương trình quốc gia thanh toán mộtsố bệnh xã hội và dịch bệnh nguy hiểm được bố trí trong dự toán chi sự nghiệp ytế).

2.Đối với kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu của địa phương:Căn cứ dự toán ngân sách địa phương được giao, Uỷ ban nhân dân các tỉnh phân bổvà công khai kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo tỉnh, huyện, xã; đồng thời đảmbảo kinh phí hoạt động cho Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu để tổ chứctriển khai các chương trình mục tiêu thực hiện trên địa bàn.

3.Đối với Chương trình quốc gia Dân số và kế hoạch hoá gia đình: Dự toán ngânsách các chương trình mục tiêu năm 2000 giao cho các địa phương đã bao gồm kinhphí chi hành chính cho bộ máy quản lý nhà nước của Uỷ ban Dân số và kế hoạchhoá gia đình địa phương. Khi phân bổ kinh phí, các địa phương cần phân bổ kinhphí thực hiện Chương trình Dân số và kế hoạch hoá gia đình bao gồm cả kinh phíchi hành chính cho bộ máy quản lý nhà nước của Uỷ ban Dân số và kế hoạch hoágia đình địa phương.

Nộidung nhiệm vụ chi công tác quản lý chương trình mục tiêu đối với từng cấp ởtrung ương, tỉnh, huyện, xã thực hiện theo dự toán cấp có thẩm quyền giao vàchế độ chi tiêu quy định

IV. Về báo cáo, quyết toán kinh phí các chương trình mục tiêu:

Địnhkỳ hàng quý, năm, các Bộ, cơ quan trung ương, Uỷ ban nhân dân các tỉnh có tráchnhiệm báo cáo tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu được giao (bao gồmcả khối lượng, nhiệm vụ và kinh phí đã thực hiện trong kỳ) gửi về Bộ Kế hoạchvà đầu tư, Bộ Tài chính và cơ quan quản lý chương trình mục tiêu (phần kinh phído cơ quan quản lý chương trình chịu trách nhiệm theo dõi thực hiện).

Kinhphí các chương trình mục tiêu cấp phát theo hình thức bổ sung có mục tiêu đượcquyết toán vào ngân sách địa phương theo chương, loại, khoản, mục, tiểu mục củaMục lục ngân sách nhà nước (kể cả vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Chương trìnhphát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùngxa; dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và chương trình xây dựng trung tâm cụm xã).Bộ Tài chính tổng hợp quyết toán ngân sách địa phương (trong đó có quyết toánchi thực hiện các chương trình mục tiêu) vào tổng quyết toán ngân sách nhà nước.

Kinhphí các chương trình mục tiêu cấp phát theo hình thức kinh phí uỷ quyền quyếttoán theo quy định hiện hành.

V. Tổ chức thực hiện:

Thôngtư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2000; các quy định trướcđây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Cácmục tiêu của các chương trình quốc gia cũ được quy định tại công văn số04/CP-VX ngày 04/01/1999 và Quyết định số 19/1998/QĐ-TTg ngày 24/01/1998 củaThủ tướng Chính phủ tiếp tục được thực hiện cơ chế tài chính theo Quyết định38/2000/QĐ-TTg ngày 24/3/2000 của Thủ tướng Chính phủ cho đến hết năm 2000. Từnăm 2001, các Bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh bố trí kinh phí thường xuyênhàng năm để thực hiện.

Đốivới những khoản kinh phí của các chương trình mục tiêu trong quý I năm 2000 BộTài chính đã tạm cấp cho các tỉnh theo hình thức kinh phí uỷ quyền: Bộ Tàichính thực hiện điều chỉnh cấp phát từ hình thức kinh phí uỷ quyền sang cấp bổsung có mục tiêu; căn cứ vào số liệu của Bộ Tài chính, Kho bạc nhà nước trung ươngchỉ đạo kho bạc nhà nước các địa phương phối hợp với Sở Tài chính vật giá thựchiện điều chỉnh từ hình thức cấp phát kinh phí uỷ quyền sang cấp bổ sung có mụctiêu để đảm bảo quản lý thống nhất. Cụ thể:

Hạchtoán giảm chi cấp phát kinh phí uỷ quyền ở chương, loại, khoản, mục, tiểu mụcđã cấp phát, hạch toán tăng chi bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương.

Cáckhoản kinh phí uỷ quyền Sở Tài chính vật giá đã cấp phát cho các đơn vị trựctiếp sử dụng, được chuyển vào hạch toán chi ngân sách địa phương và quyết toánchi ngân sách địa phương.

Đốivới số dư hạn mức kinh phí uỷ quyền chưa chi hết, được chi tiếp và hạch toánchuyển thành số bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương.

CácBộ, cơ quan trung ương, Uỷ ban nhân dân các tỉnh căn cứ vào Thông tư103/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phân cấp, lập,chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước và những quy định tại Thông tư này,hướng dẫn các cơ quan, đơn vị và các chính quyền địa phương tổ chức thực hiện.Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc phát sinh, đề nghị phản ánh về BộTài chính để xem xét giải quyết./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Phạm Văn Trọng

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.