• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 10/03/1999
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 43/1999/QĐ-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Toàn quốc, ngày 10 tháng 3 năm 1999

QUYẾT ĐỊNH

Về kế hoạch sản xuất chè năm 1999-2000 và định hướng phát triển chè đến năm 2005-2010

___________________________

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Xét đề nghị của Bộ Nông nghệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kế hoạch sản xuất chè năm 1999-2000 và phương hướng phát triển đến năm 2005-2010 với nội dung chủ yếu sau:

1. Phương hướng, mục tiêu:

- Phát triển sản xuất chè để phục vụ đủ nhu cầu của thị trường trong nước và tăng kim ngạch xuất khẩu lên khoảng 200 trệu USD/năm;

Phát triển chè ở nơi có điều kiện, ưu tiên phát triển ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, tập trung đầu tư xây dựng các vùng chè chuyên canh, tập trung, thâm canh có năng suất chất lượng cao và từng bước được hiện đại hoá, kết hợp giữa thâm canh vườn chè hiện có với phát triển diện tích chè mới;

- Thâm canh tăng năng suất để đạt mức doanh thu bình quân 15 triệu đồng/ha, mức cao 30 triệu đồng/ha;

- Giải quyết việc làm cho khoảng 1,0 triệu lao động.

2. Giải pháp:

a) Về quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu: trên cơ sở điều kiện địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu và quỹ đất hiện có ở các địa phương, quy hoạch vùng nguyên liệu chè theo hướng khai thác lợi thế của từng vùng, có kế hoạch phục hồi, thâm canh 70.000 ha chè hiện có, đồng thời tập trung trồng mới chủ yếu ở các tỉnh niền núi phía Bắc, cụ thể là:

- Đối với vùng cao: trồng chè cây, chè cổ thụ như chè shan tuyết, chè đặc sản khoảng 10.000 ha;

- Đối với vùng thấp: trồng chè đốn khoảng 20.000 ha.

- Hình thành một số vùng chè cao sản để sản xuất các loại chè có chất lượng cao và chè hữu cơ để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

b) Về thị trường: Bộ Thương mại chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ ngành có liên quan giải quyết tốt thị trường, cụ thể là:

- Củng cố và mở rộng thị trường Trung cận Đông;

- Khôi phục thị trường các nước Đông Âu và Cộng hoà Liên bang Nga;

- Tham gia thị trường Nhật Bản, Đài Loan bằng các hình thức liên doanh, liên kết, bao tiêu sản phẩm;

- Mở thêm thị trường mới ở Bắc Mỹ và các nước châu Âu.

c) Về chính sách đầu tư và tín dụng.

Trên cơ sở suất đầu tư hợp lý, tính đủ theo hướng thâm canh, Nhà nước có chính sách lhỗ trợ đầu tư và tín dụng phù hợp, cụ thể là:

- Đối với chè trồng ở vùng cao: được coi như rừng phòng hộ (chè cổ thụ) được áp dụng chính sách hỗ trợ như trồng rừng phòng hộ tại Quyết định số 661/1998/QĐ-TTg ngày 29 tháng 07 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thực hiện Dự án trồng mới 5,0 triệu ha rừng, mức hỗ trợ là 2,5 triệu đồng/ha lấy từ nguồn vốn trong kế hoạch trồng rừng phòng hộ hàng năm, phần vốn còn lại do người trồng chè tự đầu tư bằng vốn tự có hoặc vốn vay.

- Đối với chè trồng có đốn: huy động mọi nguồn vốn để phát triển vùng nguyên liệu chè như mục tiêu đã đề ra, bao gồm:

+ Vốn Ngân sách Nhà nước đầu tư hỗ trợ: xây dựng các công trình thuỷ lợi đầu mối (theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt); nghiên cứu khoa học và công nghệ; khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới về cây chè, trước mặt trong năm 1999 cho phép Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn sử dụng nguồn vốn sự nghiệp khuyến nông kế hoạch năm 1999 của Bộ để nhập khẩu 2,0 triệu hom chè giống có năng suất cao, chất lượng tốt để từng bước nhân rộng thay thế dần giống chè năng suất thấp hiện có; thực hiện di dãn dân thuộc các chương trình định canh định cư, di dân giải phóng lòng hồ; hỗ trợ việc chế tạo sản xuất các máy móc công cụ cơ khí phục vụ cho các công việc: trồng trọt, sơ chế và chế biến chè.

+ Vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch Nhà nước: đầu tư cho các dự án cải tạo đổi mới công nghệ, thiết bị và đầu tư mới cho sơ chế và chế biến chè.

+ Vốn tín dụng ngân hàng: bảo đảm và kịp thời vốn vay cho nhu cầu của người trồng chè,

+ Vốn nước ngoài bằng các hình thức liên doanh, liên kết, vốn ODA.

d) Về giá: quy định giá mua chè tười hợp lý bảo đảm lợi ích của người trồng chè. Giao Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh có trồng chè sau khi tham khảo ý kiến của Ban Vật giá chính phủ công bố giá mua chè tươi nguyên liệu tối thiểu ngay từ đầu vụ, để hướng dẫn các cơ sở mua chè nguyên liệu.

Từng bước hình thành quỹ hỗ trợ sản xuất nguyên liệu chè. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp cùng các Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ban Vật giá Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan lập đề án, cơ chế quản lý sử dụng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

đ) Về khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế.

- Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý nông trường quốc doanh: thực hiện giao đất, khoán vườn chè cho hộ gia đình công nhân viên nông trường và nhân đân trong vùng, nông trường chuyển sang làm địch vụ vật tư kỹ thuật, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư trồng, chế biến chè, phát triển mô hình kinh tế trang trại.

e) Về hợp tác và đầu tư nước ngoài:

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ ngành có liên quan tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp, các địa phương thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho trồng và chế biến chè, trước hết, tranh thủ vốn đầu tư của ADB, Nhật Bản, Đài loan, Bỉ, Iraq.v.v. ; có chính sách khuyến khích các hộ gia đình, tư nhân của những nước có kinh nghiệm sản xuất chè đầu tư trồng và chế biến chè với quy mô phù họp.

g) Về khoa học công nghệ và môi trường.

- Tuyển chọn, lai tạo các giống chè mới có năng suất, chất lượng cao và tổ chức chuyển giao nhanh đến hộ nông dân.

- Hình thành vùng chuyên canh tập trung sản xuất chè sạch, không dùng hoá chất độc hại, nguy hiểm, tăng mức sử dụng phân hữu cơ, phân bón vi sinh, phòng trừ sâu bệnh bằng chế phẩm sinh học.

Điều 2. Tổ chức chỉ đạo thực hiện.

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Tổng Công ty chè Việt Nam phối hợp với Uỷ ban nhân dâncác tỉnh tập trung chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện một số dự án thuộc vùng chè tập trung có chất lượng cao là: dự án liên donh sản xuất chè với Iraq, dự án phát triển chè Mộc Châu tỉnh Sơn La, dự án phát triển chè Lai Châu, dự án phát triển chè Lào Cai.

Bộ kế hoạch và Đầu tư khẩn trương thẩm định những dự án chưa phê duyệt trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để sớm đưa vào đầu tư.

2. Bộ Nông ngiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân các tỉnh có trồng chè sớm thực hiện phân công, phân cấp quản lý để việc quản lý nhà nước được chặt chẽ, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, trong đó:

- Các Bộ, ngành Trung ương có trách nhiệm tổ chức nghiên cứu khoa học và áp dụng công nghệ mới trong trồng trọt và chế biến, mở rộng thị trường tiêu thụ ngoài nước;

- Các doanh nghiệp Trung ương chủ yếu làm dịch vụ cung ứng vật tư, kỹ thuật, chế biến (cả đấu trộn), mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm chè ra nước ngoài, tham gia đầu tư phát triển một số vùng chè lớn.

Điều 3. Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc và Miền núi, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh có trồng chè, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Thủ tướng Chính phủ

Đang cập nhật

(Đã ký)

 

Nguyễn Công Tạn

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.