THÔNG TƯ LIÊNTỊCH
Hướngdẫn thực hiện Nghị định số 119/1999/NĐ-CP ngày 18/9/1999 của
Chínhphủ về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các
doanhnghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ
Căn cứ Nghị định số119/1999/NĐ-CP ngày 18/9/1999 của Chính phủ về một số chính sách và cơ chế tàichính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ(sau đây gọi tắt là Nghị định 119/NĐ-CP);
Căn cứ pháp luật về thuế, tàichính, khoa học và công nghệ hiện hành;
Liên Bộ Khoa học, Công nghệ vàMôi trường và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các chính sách và cơ chế tàichính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệtheo quy định của Nghị định 119/1999/NĐ-CP, như sau:
PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1.- Phạm vi điều chỉnh:
Các hoạt động khoa học và côngnghệ được khuyến khích theo quy định tại Điều 1 Nghị định 119/1999/NĐ-CP và hướngdẫn tại Thông tư này, bao gồm:
1.1 Hoạt động nghiên cứu - triểnkhai do doanh nghiệp tự thực hiện hoặc ký kết hợp đồng vớicác tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Hoạt động nghiên cứu- triểnkhai bao gồm các giai đoạn: Nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, triển khaithực nghiệm.
Ranh giới giữa nghiên cứu - triểnkhai và sản xuất được xác định như sau:
Giai đoạn cuối của hoạt độngnghiên cứu - triển khai là tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới và sản xuất thử ởqui mô nhỏ nhằm hoàn thiện công nghệ mới , sản phẩm mới trước khi đưa vào sảnxuất và đời sống. Khi qúa trình sản xuất thử hoạt động bình thường thì giaiđoạn nghiên cứu - triển khai kết thúc.
1.2. Ứng dụng các kết quả khoa học và công nghệ,đổi mới công nghệ, sản xuất sản phẩm mới:
Ứng dụngcác kết quả của hoạt động nghiên cứu- triển khai vào thực tế;
ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ đã có dochuyển giao công nghệ;
Cải tiến đáng kể công nghệ đã có;
Sản xuất các sản phẩm mới hoặc các sản phẩm hiện có nhưngđã được cải tiến đáng kể tính năng chất lượng sản phẩm .
1.3. Dịch vụ khoa học và công nghệ: Là những hoạt động gắn liền với hoạt động nghiên cứu- triển khai, hoặcđóng góp vào việc tạo ra, truyền bá, áp dụng, kiến thức khoa học công nghệ.Dịch vụ khoa học công nghệ bao gồm:
a) Các dịch vụ đòi hỏi kỹ thuậtcao như: Phục hồi, sửa chữa, hiệu chỉnh máy móc, thiết bị, dụng cụ thử nghiệm,phương tiện đo kiểm, thiết bị khoa học kỹ thuật có bộ phận điều khiển tự động,kiểm định, thử nghiệm, kiểm tra chất lượng, kiểm chuẩn các vật liệu, sản phẩm;
b) Xử lý số liệu, tính toán,phân tích phục vụ trực tiếp nghiên cứu - triển khai;
c) Lập báo cáo nghiên cứu tiềnkhả thi và khả thi, báo cáo đánh giá tác động môi trường;
d) Các hoạt động liên quan tớibảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và chuyển giao công nghệ, áp dụng kỹ thuật mớivào sản xuất gồm:
Các hoạt động bảo hộ sáng chế,giải pháp hữu ích;
Dịch vụ hỗ trợ chuyển giao côngnghệ, áp dụng kĩ thuật mới vào sản xuất (Lựa chọn công nghệ, hướng dẫn lắp đặtthiết bị, vận hành thử các dây chuỳên thiết bị nhằm áp dụng các công nghệ đượcchuyển giao, kiểm tra và bảo trì máy móc, hướng dẫn các qui trình công nghệ đượcchuyển giao, đào tạo, huấn luyện nâng cao trình độ chuyên môn và quản lý để nắmvững công nghệ được chuyển giao);
đ) Các dịch vụ về thông tin, tưvấn khoa học và công nghệ, tư vấn quản lý công nghệ, tư vấn quản lý kinh doanh,bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ nhằm nâng cao kiến thức khoa học, công nghệ vàquản lý .
2. Đối tượng áp dụng bao gồm:
2.1 Các doanh nghiệp hoạt độngtheo Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) gồm:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn;
b) Công ty cổ phần;
c) Công ty hợp doanh;
d) Doanh nghiệp tư nhân;
đ) Hợp tác xã, liên hiệp hợptác xã (gọi tắt là hợp tác xã);
e) Doanh nghiệp Nhà nước;
g) Doanh nghiệp của các tổ chứcchính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các hội nghề nghiệp có đăng ký kinhdoanh theo quy định của pháp luật;
h) Doanh nghiệp do người ViệtNam định cư ở nước ngoài đầu tư trực tiếp tại Việt Nam;
i) Doanh nghiệp do người nướcngoài cư trú lâu dài ở Việt Nam đầu tư trực tiếp tại Việt Nam;
k) Doanh nghiệp do công dânViệt Nam cùng thành lập với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, với người nướcngoài cư trú lâu dài tại Việt Nam.
2.2. Các doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợpđồng theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm:
a) Doanh nghiệp 100% vốn đầu tưnước ngoài;
b) Doanh nghiệp liên doanh;
c) Bên nước ngoài tham gia hợptác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nướcngoài tại Việt Nam.
3. Điều kiện được hưởng ưu đãi:
Các đối tượng nêu tại điểm 2,Mục I tại Thông tư này được hưởng ưu đãi theo quy định của Nghị định119/1999/NĐ-CP khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Doanh nghiệp có hoạt độngkhoa học và công nghệ được khuyến khích nêu tại Điểm 1, Mục I tại Thông tư này;
b) Đã đăng ký nộp thuế;
c) Hoạt động đúng ngành nghề đãđăng ký kinh doanh;
d) Thực hiện chế độ hạch toánkế toán theo quy định.
II. HƯỚNG DẪN ƯU ĐÃI VỀ THÚÊTHU NHẬP DOANH NGHIỆP
1.Về thuế suất ưu đãi thuế thunhập doanh nghiệp:
1.1 Doanh nghiệp hoạt động theoLuật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) có cáchoạt động ứng dụng công nghệ cao, dịch vụ khoa học và công nghệ được áp dụngthuế suất ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp nêu tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định119/1999/NĐ-CP.
Hồ sơ đề nghị hưởng thúê suất ưuđãi gồm có:
a) Đơn đề nghị được hưởng ưuđãi về thuế thu nhập doanh nghiệp có đầy đủ chữ ký của người đại diện hợp phápvà con dấu của doanh nghiệp;
b) Quyết định thành lập (nếucó) và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có công chứng hoặc bản saocó ký tên, đóng dấu của doanh nghiệp);
c) Tờ khai đăng ký thuế;
d) ý kiến của cơ quan quản lýkhoa học và công nghệ;
Tài liệu gửi xin ý kiến cơ quanquản lý khoa học và công nghệ gồm có:
Đối với từng loại doanh nghiệpcó các hoạt động ứng dụng công nghệ cao
(áp dụng công nghệ sản xuấtlinh kiện, bộ phận kĩ thuật cao, hoặc dây chuyền công nghệ tiên tiến theo quiđịnh tại điểm 3, mục I, Thông tư số 2345/TT-BKHCNMT ngày 04/12/1998 " Hướngdẫn xác định và công nhận doanh nghiệp công nghiệp kĩ thuật cao hoạt động theoLuật đầu tư nước ngoài"):
Doanh nghiệp nhà nước: Báo cáonghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư, thiết kế kĩ thuật được cơ quan có thẩmquyền phê duyệt, quyết toán công trình hoặc biên bản bàn giao đưa công trìnhvào hoạt động (nếu chưa có quyết toán);
Công ty TNHH, công ty cổ phần,công ty hợp doanh: Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư, thiết kế kĩthuật được Hội đồng thành viên hay chủ sở hữu phê duyệt và quyết toán công trìnhhoặc biên bản bàn giao đưa công trình vào hoạt động (nếu chưa có quyết toán);
Doanh nghiệp tư nhân: Thiết kếkĩ thuật, hợp đồng và bản quyết toán hợp đồng đầu tư xây dựng, lắp đặt trangthiết bị. Trường hợp doanh nghiệp tự xây dựng phải xuất trình hoá đơn, chứng từmua vật tư máy móc thiết bị và thực tế máy móc thiết bị đã được lắp đặt sử dụngtheo thiết kế kĩ thuật.
Hợp tác xã: Báo cáo nghiên cứukhả thi hoặc báo cáo đầu tư, thiết kế kĩ thuật được Ban quản trị phê duyệt vàquyết toán công trình hoặc biên bản bàn giao đưa công trình vào hoạt động (nếuchưa có quyết toán);
Đối với doanh nghiệp thực hiệndịch vụ khoa học và công nghệ, tài liệu bao gồm:
Hợp đồng dịch vụ khoa học vàcông nghệ;
Bản quyết toán hợp đồng.
1.2 Doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồngtheo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có dựán đầu tư vào các lĩnh vực ứng dụng và phát triển công nghệ cao, dịch vụ khoahọc công nghệ được hưởng các mức ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệpqui định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 119/1999/NĐ-CP . Mức ưu đãi được ghi cụthể trong Giấy phép đầu tư.
Đối với các doanh nghiệp đượccấp Giấy phép đầu tư trước ngày Nghị định 119/1999/NĐ-CP có hiệu lực thi hànhmà chưa được cơ quan cấp Giấy phép đầu tư điều chỉnh Giấy phép đầu tư thì vẫnthực hiện theo quy định tại Giấy phép đầu tư.
Trường hợp Giấy phép đầu tưkhông quy định mức ưu đãi mà doanh nghiệp muốn được hưởng ưu đãi về thuế thunhập doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định 119/1999/NĐ-CP thì phải gửi hồ sơđến cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
Hồ sơ đề nghị hưởng thúê suất ưuđãi gồm có:
a) Đơn đề nghị được hưởng ưuđãi về thuế thu nhập doanh nghiệp có đầy đủ chữ ký của người đại diện hợp phápvà con dấu của doanh nghiệp;
b) Giấy phép đầu tư (bản sao cócông chứng hoặc bản sao có ký tên, đóng dấu của doanh nghiệp);
c) Tờ khai đăng ký thuế;
d) ý kiến của cơ quan quản lýkhoa học và công nghệ;
Tài liệu gửi xin ý kiến cơ quanquản lý khoa học và công nghệ gồm có:
Đối với doanh nghiệp có dự ánứng dụng và phát triển công nghệ cao (áp dụng công nghệ sản xuất linh kiện, bộphận kĩ thuật cao, hoặc dây chuyền công nghệ tiên tiến theo quy định tại điểm3, mục I, Thông tư số 2345/TT-BKHCNMT ngày 04/12/1998 "Hướng dẫn xác địnhvà công nhận doanh nghiệp công nghiệp kĩ thuật cao hoạt động theo Luật đầu tư nướcngoài"): Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư, thiết kế kĩ thuậtđược cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, quyết toán công trình hoặc biên bản bàngiao đưa công trình vào hoạt động (nếu chưa có quyết toán);
Đối với doanh nghiệp thực hiệndịch vụ khoa học và công nghệ: Hợp đồng dịch vụ khoa học và công nghệ, bảnquyết toán hợp đồng.
2. Miễn, giảm thuế thu nhậpdoanh nghiệp theo quy định tại Điều 4 Nghị định 119 / NĐ-CP:
2.1 Cáchoạt động được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp qui định tại khoản 1 điều 4:
Thu nhập từ việc thực hiện cáchợp đồng nghiên cứu -triển khai.
Thu nhập từ việc thực hiện cáchợp đồng dịch vụ kĩ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệpbao gồm:
Cung cấp giống cây trồng mới(trước giai đoạn được cho phép sản xuất đại trà), vật nuôi được tạo ra trong nướchoặc do nhập khẩu (trước khi được công nhận là giống tiến bộ kĩ thuật), cungcấp giống nhằm mục đích khảo nghiệm hoặc khu vực hoá;
Dịch vụ bảo vệ thực vật (câynông nghiệp, cây lâm nghiệp, cây dược liệu...);
Dịch vụ phòng chống bệnh vậtnuôi (dịch vụ thú y, phòng chống bệnh cho gia súc, gia cầm, thuỷ sản nuôitrồng);
Hướng dẫn phổ biến kĩ thuật về:Canh tác, thâm canh cây trồng, quy trình chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồngthuỷ sản, bảo quản chế biến các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản;
Hoạt động tư vấn về khảo sát,quy hoạch, kiểm tra chất lượng các công trình thuỷ nông trực tiếp phục vụ nôngnghiệp;
Hoạt động đo đạc bản đồ phục vụquy hoạch nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản;
Hoạt động phân tích nông hoá,thổ nhưỡng, chất lượng sản phẩm phục vụ trực tiếp người sản xuất nông nghiệp,lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản;
Các hoạt động khuyến nông,khuyến lâm, khuyến ngư khác.
Thu nhập từ việc góp vốn bằngquyền sở hữu trí tuệ, bí quyết kĩ thuật, quy trình công nghệ.
Hồ sơ đề nghị miễn thuế thunhập doanh nghiệp gồm có:
a) Đơn đề nghị miễn thuế thunhập doanh nghiệp có đầy đủ chữ ký của người đại diện hợp pháp và con dấu củadoanh nghiệp;
b) Quyết định thành lập (nếucó) và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có công chứng hoặc bản saocó ký tên, đóng dấu của doanh nghiệp) hoặc giấy phép đầu tư;
c) Tờ khai đăng ký thuế;
d) ý kiến của cơ quan quản lýkhoa học và công nghệ;
Tài liệu gửi xin ý kiến của cơquan quản lý khoa học và công nghệ gồm:
Hợp đồng, bản quyết toán hợpđồng nghiên cứu- triển khai, hợp đồng dịch vụ kĩ thuật phục vụ trực tiếp nôngnghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, hoặc biên bản góp vốn bằng quyền sở hữu trítuệ, bí quyết kĩ thuật, quy trình công nghệ cùng tài liệu chứng minh quyền sởhữu.
2.2 Miễn thuế thu nhập bổ sungquy định tại Khoản 2 Điều 4
Các doanh nghiệp thuộc diện ưuđãi theo quy định tại Nghị định 119/NĐ-CP không phải nộp thuế thu nhập bổ sungthu nhập cao do lợi thế khách quan mang lại từ các hoạt động khoa học và côngnghệ, áp dụng theo quy định tại khoản 1 điều 10 của Luật thuế thu nhập doanhnghiệp.
2.3 Miễn,giảm thuế thu nhậpdoanh nghiệp quy định tại Khoản 3 Điều 4
Hồ sơ đề nghị miễn, giảm thuế thunhập doanh nghiệp bao gồm:
a) Đơn đề nghị được hưởng ưuđãi về thuế thu nhập doanh nghiệp có đầy đủ chữ ký của người đại diện hợp phápvà con dấu của doanh nghiệp;
b) Quyết định thành lập (nếucó) và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có công chứng hoặc bản saocó ký tên, đóng dấu của doanh nghiệp);
c) Tờ khai đăng ký thuế;
d) ý kiến của cơ quan quản lýkhoa học và công nghệ;
Tài liệu gửi xin ý kiến của cơquan quản lý khoa học và công nghệ của từng loại doanh nghiệp theo quy định tạiĐiểm 1.1-d, Mục II tại Thông tư này.
e) Báo cáo quyết toán tài chínhvà quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của cơ sở kinh doanh của năm trước nămđầu tư và năm sau đầu tư xin miễn giảm thuế. Doanh nghiệp căn cứ vào mức độmiễn giảm thuế phải tự tính toán và hạch toán riêng phần thu nhập tăng thêm dođầu tư mới mang lại, số thuế được miễn giảm và số thuế phải nộp từng kì cũng nhưcả năm, thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế theo quy định. Trường hợpdoanh nghiệp không hạch toán riêng được thu nhập chịu thuế tăng thêm do đầu tưvào hoạt động dịch vụ khoa học công nghệ, xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mởrộng qui mô, đổi mới công nghệ thì thu nhập chịu thuế tăng thêm được xác địnhcăn cứ theo tỉ lệ giữa giá trị đầu tư tăng thêm trên tổng giá trị tài sản cố địnhhiện có của doanh nghiệp.
Hàng năm khi quyết toán thuếthu nhập doanh nghiệp, cơ quan thuế xác định chính thức số thuế thu nhập doanhnghiệp được miễn giảm.
2.4 Miễn giảm thuế thu nhậpdoanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoàitham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt namtheo qui định tại Khoản 4 Điều 4:
Hồ sơ đề nghị miễn giảm thuếthu nhập doanh nghiệp gồm có:
a) Đơn đề nghị được hưởng ưuđãi về thuế thu nhập doanh nghiệp có đầy đủ chữ ký của người đại diện hợp phápvà con dấu của doanh nghiệp;
b) Giấy phép đầu tư và Giấychứng nhận đăng ký kinh doanh nếu có (bản sao có công chứng hoặc bản sao có kýtên đóng dấu của doanh nghiệp);
c) Tờ khai đăng ký thuế;
d) ý kiến của cơ quan quản lýkhoa học và công nghệ;
Tài liệu gửi xin ý kiến của cơquan quản lý khoa học và công nghệ gồm:
Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặcbáo cáo đầu tư, thiết kế kĩ thuật được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, quyếttoán công trình hoặc biên bản bàn giao đưa công trình vào hoạt động (nếu chưacó quyết toán);
Trường hợp doanh nghiệp sử dụngthu nhập được chia để tái đầu tư thì điều kiện, tỷ lệ và công thức tính hoànthuế đối với thuế thu nhập đã nộp được thực hiện theo hướng dẫn tại Phần thứhai mục I điểm 6 Thông tư số 89/1999/TT-BTC ngày 16/7/1999 của Bộ Tài chính hướngdẫn thực hiện về thuế đối với các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoàitại Việt nam.
5. Trình tự và thời hạn xem xétmiễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp:
a) Trong thời hạn 10 ngày kể từngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ xin ý kiến cơ quan quản lý khoa học vàcông nghệ, cơ quan quản lý khoa học và công nghệ phải có ý kiến trả lời doanhnghiệp.
b) Trong thời hạn 30 ngày kể từngày nhận đủ hồ sơ đề nghị được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp củadoanh nghiệp gửi đến, cơ quan thuế trực tiếp quản lý phải thông báo cho doanhnghiệp mức ưu đãi về thuế theo quy định tại Nghị định 119/1999/NĐ-CP. Trườnghợp kiểm tra hồ sơ của doanh nghiệp không hợp lệ hoặc không đúng đối tượng quyđịnh của Nghị định 119/1999/NĐ-CP hướng dẫn tại Mục I Thông tư này, thì trongthời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thuế phải thông báo chodoanh nghiệp biết.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MIỄN,GIẢM TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT, TIỀN THUÊ ĐẤT, THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT
1. Các doanh nghiệp hoạt độngtheo Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) có đầutư vào hoạt động khoa học và công nghệ nêu tại Điểm 1, Mục I tại Thông tư này đượchưởng ưu đãi về sử dụng đất đối với đất được giao, hoặc đất thuê để xây dựng cơsở nghiên cứu khoa học và công nghệ, phòng thí nghiệm, trạm trại, xưởng thựcnghiệm theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 119/1999/NĐ-CP.
Thuế sử dụng đất nêu tại Khoản1-c Điều 5 Nghị định 119/1999/NĐ-CP bao gồm: Thuế sử dụng đất nông nghiệp quyđịnh tại Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp được Quốc hội thông qua ngày10/7/1993 và thuế nhà, đất quy định tại Pháp lệnh về thuế nhà, đất được Hộiđồng Nhà nước(nay là Uỷ ban Thường vụ Quốc hội) ban hành ngày 31/7/1992 và cácvăn bản hướng dẫn thi hành.
Hồ sơ đề nghị miễn giảm tiền sửdụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất gồm có:
a) Công văn đề nghị của doanhnghiệp;
b) Quyết định thành lập (nếucó) và giấy đăng kí kinh doanh (bản sao có công chứng hoặc bản sao có kí tên,đóng dấu của doanh nghiệp);
c) Tờ khai đăng kí thuế;
d) Quyết định giao đất của cơquan Nhà nước có thẩm quyền hoặc hợp đồng thuê đất;
e) ý kiến của cơ quan quản lýkhoa học và công nghệ;
Tài liệu gửi xin ý kiến của cơquan quản lý khoa học và công nghệ của từng loại doanh nghiệp theo quy định tạiĐiểm 1.1- d, Mục II tại Thông tư này.
2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp táckinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được hưởng ưu đãi về tiền thuê đất đối với phần diện tích đất thuê đểxây dựng phòng thí nghiệm, xưởng chế thử hoặc để thực hiện nghiên cứu- triểnkhai, thực nghiệm theo quy định của pháp luật hiện hành.
Hồ sơ đề nghị được hưởng ưu đãivề tiền thuê đất gồm có:
a) Đơn đề nghị được hưởng ưuđãi về tiền thuê đất theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật hiện hành vềtiền thuê đất áp dụng đối với đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có đầy đủ chữ kýcủa người đại diện hợp pháp và con dấu của doanh nghiệp;
b) Giấy phép đầu tư (bản sao cócông chứng hoặc bản sao có ký tên, đóng dấu của doanh nghiệp);
c) Tờ khai đăng ký thuế;
d) Giấy chứng nhận quyền sửdụng đất thuê (bản sao có công chứng hoặc bản sao có ký tên, đóng dấu của doanhnghiệp);
e) ý kiến của cơ quan quản lýkhoa học và công nghệ;
Tài liệu gửi xin ý kiến của cơquan quản lý khoa học và công nghệ gồm:
Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặcbáo cáo đầu tư, thiết kế kĩ thuật được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, quyếttoán công trình hoặc biên bản bàn giao đưa công trình vào hoạt động (nếu chưacó quyết toán);
3. Trình tự và thời hạn xem xétmiễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất:
Cơ quản quản lý khoa học vàcông nghệ có trách nhiệm trả lời ý kiến trong thời hạn theo quy định tạị điểm2.5-a, Mục II tại Thông tư này.
Cơ quan thuế trực tiếp quản lýtiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất, sau khi nhận được hồ sơ hợplệ đề nghị miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất, trongthời hạn 30 ngày phải ra quyết định miễn, giảm, thời hạn miễn, giảm tiền sửdụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất.
Đối với trường hợp miễn, giảmthuế sử dụng đất nông nghiệp, trong vòng 10 ngày nếu xét đủ điều kiện cơ quanthuế trực tiếp phải gửi hồ sơ cùng công văn đề nghị Cục thuế xem xét. Trong thờihạn 20 ngày, Cục thuế phải trình UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương raquyết định miễn, giảm thuế sử dụng đất cho từng trường hợp cụ thể.
Trường hợp hồ sơ đề nghị miễn,giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất không hợp lệ hoặc khôngđủ điều kiện, trong thời hạn chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ cơ quanthuế phải thông báo cho doanh nghiệp biết.
IV. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MIỄNTHUẾ NHẬP KHẨU:
Các đối tượng nêu tại Điểm 2,Mục I tại Thông tư này có hàng hoá nhập khẩu là máy móc, thiết bị, cụm chitiết, nguyên vật liệu, thiết bị khoa học kỹ thuật có bộ phận điều khiển tựđộng, mẫu thí nghiệm, dụng cụ đo lường và thí nghiệm phục vụ trực tiếp cho cácdự án, hợp đồng nghiên cứu - triển khai mà trong nước chưa sản xuất được hoặcsản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và số lượng được miễn thuếnhập khẩu theo quy định tại Điều 6 Nghị định 119/1999/NĐ-CP.
Hồ sơ đề nghị miễn thuế nhậpkhẩu gồm có:
a) Công văn của doanh nghiệp đềnghị miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, thiết bịkhoa học kỹ thuật có bộ phận điều khiển tự động, mẫu thí nghiệm, dụng cụ đo lườngvà thí nghiệm phục vụ trực tiếp cho các dự án, hợp đồng nghiên cứu - triển khaitrong đó nêu rõ số lượng, trị giá và cam kết sử dụng đúng mục đích;
b) Giấy phép đầu tư hoặc đăngkí kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp;
c) ý kiến của cơ quan quản lýkhoa học và công nghệ về đề tài, hợp đồng, dự án nghiên cứu - triển khai, trongđó ghi rõ đối tượng được miễn thuế nhập khẩu là máy móc, thiết bị, nguyên vậtliệu, thiết bị khoa học kỹ thuật có bộ phận điều khiển tự động, mẫu thí nghiệm,dụng cụ đo lường và thí nghiệm... phục vụ trực tiếp cho các đề tài, dự án, hợpđồng nghiên cứu - triển khai và hồ sơ đề tài, dự án, hợp đồng nghiên cứu- triểnkhai kèm theo.
d) Kế hoạch nhập khẩu máy móc,thiết bị, nguyên vật liệu... phục vụ trực tiếp cho đề tài, hợp đồng, dự ánnghiên cứu -triển khai của doanh nghiệp.
e) Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu(nếu là hàng nhập khẩu uỷ thác).
Căn cứ vào hồ sơ trên, đốichiếu với danh mục nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị trong nước đã sản xuất đượctheo quy định hiện hành, Cục Hải quan nơi doanh nghiệp đăng kí làm thủ tục nhậpkhẩu hàng hoá sẽ theo dõi, làm thủ tục miễn thúê nhập khẩu cho từng chuyến hàngcụ thể. Định kỳ hàng quý, các Cục Hải quan phải tập hợp báo cáo tổng kim ngạchhàng hoá nhập khẩu và số lượng các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu được miễn thuếgửi về Tổng cục hải quan, Bộ Tài chính và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
V. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ƯU ĐÃIVỀ TÍN DỤNG
Doanh nghiệp hoạt động theoLuật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) có các hoạt động quy định tạiĐiểm 1, Mục I Thông tư này được vay vốn trung hạn và dài hạn với lãi suất ưuđãi. Mức vốn vay được đáp ứng đến 70% số vốn đầu tư tại Quỹ hỗ trợ phát triển,Quỹ hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ.
Trong trường hợp doanh nghiệp đượcQuỹ hỗ trợ phát triển bảo lãnh vay vốn trung hạn và dài hạn tại Ngân hàng Đầu tưvà phát triển, doanh nghiệp sẽ được Quỹ hỗ trợ phát triển hỗ trợ lãi suất sauđầu tư.
Đối với doanh nghiệp vay vốnngân hàng để sản xuất sản phẩm khoa học nhằm xuất khẩu (phần mềm máy tính, côngnghệ...) được hỗ trợ lãi xuất vay vốn ngân hàng từ Quỹ hỗ trợ xuất khẩu.
Thủ tục, trình tự để được bảolãnh vay vốn, được vay vốn với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư , hỗtrợ lãi xuất vay vốn ngân hàng, được thực hiện theo quy định của Điều lệ củaQuỹ hỗ trợ phát triển, Quỹ hỗ trợ xuất khẩu, Quỹ hỗ trợ phát triển khoa học vàcông nghệ và pháp luật về hoạt động của các tổ chức tín dụng hiện hành.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CÁCCHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH KHÁC:
1. Hướng dẫn ưu đãi sử dụngcông nghệ là kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ do ngân sáchNhà nước đầu tư kinh phí quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định 119/NĐ-CP:
Doanh nghiệp sử dụng công nghệlà kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ do ngân sách Nhà nướcđầu tư kinh phí (Trừ các công nghệ thuộc bí mật về an ninh quốc phòng và cácđối tượng sở hữu công nghiệp khác đang được bảo hộ) chỉ phải trả thù lao chotác giả đã nghiên cứu ra công nghệ đó. Mức tiền trả thù lao cho tác giả bằng30% giá chuyển giao công nghệ theo qui định tại Khoản 3,4 Điều 23 Nghị định45/1998/NĐ-CP ngày 1/7/1998 của Chính phủ" Quy định chi tiết về chuyểngiao công nghệ" và Thông tư 1245/1999/TT-BKHCNMT ngày 12/7/1999 của BộKhoa học ,Công nghệ và Môi trường "Về hướng dẫn thực hiện Nghị định số45/1998/NĐ-CP ngày 1/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết về chuyển giao côngnghệ".
Tác giả công nghệ, mà công nghệlà kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học do ngân sách đầu tư kinh phí đượchiểu tại Thông tư này là cá nhân chủ nhiệm đề tài và tập thể tham gia trực tiếpnghiên cứu khoa học có tên trong danh sách những người phối hợp thực hiện chínhghi trong giấy "Chứng nhận đăng kí kết quả đề tài nghiên cứu khoa học vàcông nghệ" do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường cấp.
2.Hướng dẫn việc hỗ trợ kinhphí cho doanh nghiệp thực hiện đề tài nghiên cứu tạo ra công nghệ mới thuộcngành nghề, lĩnh vực Nhà nước ưu tiên theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định119/NĐ-CP:
2.1 Đối tượng hỗ trợ:
Ngoài các đề tài nghiên cứukhoa học mà doanh nghiệp tham gia tuyển chọn theo quy chế chung, các nhiệm vụdo Nhà nước đặt hàng, nếu doanh nghiệp có đề tài nghiên cứu khoa học tạo racông nghệ mới thuộc những ngành nghề Nhà nước ưu tiên khuyến khích (phụ lục 5)do doanh nghiệp thực hiện, hoặc phối hợp với các cơ quan khoa học thực hiện thìsẽ được Nhà nước hỗ trợ kinh phí tối đa không quá 30% tổng kinh phí thực hiệnđề tài.
2.2 Tổ chức xét chọn:
Hàng năm Bộ Khoa học, Công nghệvà Môi trường thông báo trên phương tiện truyền thông đại chúng danh mục cáclĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ thuộc những ngành nghề Nhà nước ưu tiênkhuyến khích doanh nghiệp thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan khoa học thựchiện và thời hạn nộp đơn đề nghị Nhà nước hỗ trợ kinh phí nghiên cứu khoa học.
Các doanh nghiệp căn cứ vàonhiệm vụ nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất kinh doanh của mình và danh mụccác lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ mà Nhà nước khuyến khích để làm hồsơ đề nghị Nhà nước hỗ trợ kinh phí.
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phígồm có:
a) Đơn đề nghị Bộ Khoa học,Công nghệ và Môi trường xem xét hỗ trợ kinh phí nghiên cứu khoa học theo mẫu(phụ lục 1).
b) Đề cương nghiên cứu khoa họctheo mẫu thống nhất do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành (phụ lục2).
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môitrường phối hợp với các Bộ, Ngành thành lập các Hội đồng thẩm định chuyên ngànhxem xét về tính khoa học, tính khả thi và thẩm định dự toán tổng kinh phí thựchiện đề tài làm căn cứ cho việc xem xét hỗ trợ, mức hỗ trợ cho doanh nghiệpthực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, nhưng số kinh phí hỗ trợ không quá 30%tổng kinh phí chi cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu của doanh nghiệp.
Căn cứ nguồn kinh phí sự nghiệpkhoa học hàng năm dành cho việc hỗ trợ các đề tài nghiên cứu khoa học của cácdoanh nghiệp và kết quả của các Hội đồng thẩm định chuyên ngành, Bộ Khoa học,Công nghệ và Môi trường quyết định danh mục các đề tài nghiên cứu khoa học củacác doanh nghiệp được hỗ trợ, mức hỗ trợ của từng đề tài nghiên cứu khoa học.
Những đề tài nghiên cứu khoahọc của doanh nghiệp đề nghị Nhà nước hỗ trợ kinh phí nếu trùng lặp với đề tàinghiên cứu khoa học các cấp có sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước đang thựchiện hoặc đã thành công, thì Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường không xem xéthỗ trợ kinh phí. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm thông báovới doanh nghiệp biết về việc trùng lắp này.
2.3 Nhiệm vụ và trách nhiệm củacác cơ quan quản lý và doanh nghiệp được hỗ trợ kinh phí nghiên cứu khoa học:
Sau khi có thông báo về đề tàinghiên cứu khoa học được Nhà nước quyết định hỗ trợ kinh phí, doanh nghiệp phảimở tài khoản tiền gửi tại kho bạc Nhà nước nơi đóng trụ sở chính theo quy địnhcủa Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và thôngbáo số tài khoản kho bạc cho Bộ Tài chính biết để cấp kinh phí hỗ trợ.
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môitrường và doanh nghiệp được hỗ trợ kinh phí phải kí hợp đồng thực hiện theo mẫuqui định để triển khai thực hiện.
Doanh nghiệp phải thực hiện chếđộ chi tiêu đối với kinh phí sự nghiệp khoa học theo đúng qui định hiện hành vềtài chính cho khoa học và công nghệ. Kinh phí hỗ trợ này không phải chịu thuế.
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môitrường phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan kiểm tra việc sử dụngkinh phí hỗ trợ đúng mục đích và hiệu quả.Trong trường hợp phát hiện doanhnghiệp sử dụng kinh phí sai mục đích, cơ quan cấp kinh phí có quyền dừng cấphoặc thu hồi kinh phí đã cấp.
Hàng năm doanh nghiệp được hỗtrợ kinh phí phải làm báo cáo định kì theo mẫu qui định (Phụ lục 3) gửi Bộ Khoahọc, Công nghệ và Môi trường và Bộ Tài chính. Trên cơ sở báo cáo, cơ quan hỗtrợ kinh phí mới quyết định cấp tiếp kinh phí theo kế hoạch được duyệt.
Khi kết thúc đề tài nghiên cứukhoa học, doanh nghiệp chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học phải tổ chức nghiệmthu đánh giá kết quả khoa học và công nghệ đạt được và tình hình sử dụng kinhphí được hỗ trợ từ ngân sách. Sau thời hạn 15 ngày kể từ khi Hội đồng nghiệmthu kết thúc, doanh nghiệp phải gửi báo cáo kết quả đạt được của đề tài nghiêncứu khoa học theo mẫu quy định (phụ lục 4), kèm theo Biên bản của Hội đồngnghiệm thu gửi Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Bộ Khoa học, Công nghệ vàMôi trường và doanh nghiệp sẽ tổ chức nghiệm thu và thanh lí hợp đồng.
Doanh nghiệp có quyền yêu cầucác cơ quan liên quan đến việc hỗ trợ kinh phí từ ngân sách bảo vệ thông tinthuộc đề tài nghiên cứu khoa học mà doanh nghiệp thực hiện vì lợi ích của doanhnghiệp.
3.Hướng dẫn sử dụng thu nhậptăng thêm sau thuế do áp dụng công nghệ mới theo quy định tại Khoản 3 Điều 8:
Doanh nghiệp hoạt động theoLuật doanh nghiệp nhà nước được trích 50% thu nhập tăng thêm sau thuế do ápdụng công nghệ mới để đầu tư lại cho hoạt động khoa học và công nghệ và thưởngcho cá nhân, tập thể trong và ngoài doanh nghiệp có công trong việc nghiên cứu,tạo ra và tổ chức áp dụng công nghệ mới đó.
Đầu tư lại cho hoạt động khoahọc công nghệ gồm những hoạt động như sau: Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ hoạtđộng nghiên cứu- triển khai và cơ sở dịch vụ khoa học và công nghệ, mua sắmtrang thiết bị khoa học, tài liệu khoa học và công nghệ, tiến hành nghiên cứukhoa học, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm nắm vững kiến thức khoa học và côngnghệ...
Việc trích thưởng được thựchiện hàng năm kể từ khi có thu nhập tăng thêm do áp dụng công nghệ mới manglại. Thời hạn trích tối đa không quá 3 năm kể từ khi có thu nhập tăng thêm. Trườnghợp có một năm nào đó không có lợi nhuận tăng thêm thì không được trích thưởng.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Xác định địa bàn có điềukiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệtkhó khăn:
Việc xác định địa bàn có điềukiện kinh tế-xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khókhăn được quy định tại danh mục B,C Nghị định 51/1999/NĐ-CP của Chính phủ ngày8/7/1999.
2.Đối với đối tượng được hưởng ưuđãi theo Nghị định số 119/1999/NĐ-CP:
Sau khi được hưởng các mức ưuđãi, nếu thay đổi chủ đầu tư của các dự án đầu tư vào hoạt động khoa học vàcông nghệ thì chủ đầu tư mới vẫn tiếp tục được hưởng các mức ưu đãi cho khoảngthời gian còn lại và có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của chủ đầu tưcũ để được hưởng các mức ưu đãi.
Trường hợp đã được hưởng cácmức ưu đãi theo những điều kiện đã đăng ký về hoạt động khoa học công nghệ củadoanh nghiệp, nhưng trong quá trình thực hiện, doanh nghiệp có sự thay đổi vềnhững điều kiện đã đăng ký dẫn đến thay đổi các mức ưu đãi theo Nghị định số119/1999/NĐ-CP thì chậm nhất trong thời hạn 05 ngày, doanh nghiệp phải khai báovới cơ quan có thẩm quyền để điều chỉnh các mức ưu đãi cho phù hợp.
Doanh nghiệp có hành vi giandối để được hưởng các mức ưu đãi theo Nghị định 119/NĐ-CP và hướng dẫn tạiThông tư này, hoặc khi thay đổi điều kiện đầu tư vào hoạt động khoa học côngnghệ cố ý không khai báo để vẫn được hưởng các mức ưu đãi, thì ngoài việc hoàntrả các khoản đã được ưu đãi, tuỳ theo mức độ vi phạm mà doanh nghiệp phải bịxử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của phápluật.
Trường hợp doanh nghiệp được hưởngchế độ ưu đãi khác nhau qui định tại các văn bản pháp luật khác nhau có quyềnlựa chọn cho mình một mức ưu đãi phù hợp.
3. Đối với cơ quan thuế, cơquan tài chính và cơ quan quản lý khoa học và công nghệ:
Các cơ quan thuế, cơ quan tàichính và cơ quan quản lý khoa học và công nghệ có trách nhiệm tạo điều kiệnthuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ vàkịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi lợi dụng để được hưởng các mức ưu đãiqui định tại Nghị định 119/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này.
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môitrường có ý kiến bằng văn bản về các hợp đồng, dự án, đề tài nghiên cứu - triểnkhai từ 100 triệu đồng trở lên, các hợp đồng dịch vụ khoa học và công nghệ, hợpđồng dịch vụ kĩ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp từ 200 triệu đồng trở lên,các trường hợp góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết kĩ thuật, qui trìnhcông nghệ, các dự án đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ thuộc nhóm A.
Sở Khoa học, Công nghệ và Môitrường của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ý kiến đối với các hoạtđộng khoa học công nghệ còn lại, nơi doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa họcvà công nghệ.
Cán bộ, công chức lợi dụng chứcvụ, quyền hạn cố ý làm trái nội dung qui định tại Nghị định 119/1999/NĐ-CP và hướngdẫn của Thông tư này gây thiệt hại cho Ngân sách Nhà nước thì tuỳ theo mức độvi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính, hoặc truy cứu trách nhiệm hìnhsự theo qui định của pháp luật.
4. Thôngtư này có hiệu lực từ ngày Nghị định số 119/1999/NĐ-CP ngày 18/9/1999 của Chínhphủ có hiệu lực thi hành.
Những quy định trước đây tráivới Thông tư này đều bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện nếucó vấn đề gì vướng mắc, đề nghị các doanh nghiệp, các ngành, các địa phươngphản ánh kịp thời về Bộ Tài chính, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đểnghiên cứu hướng dẫn bổ sung./.
Phụ lục 1
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦNGHĨA VIỆT NAM
Độc lập tự do hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ KINHPHÍ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Kính gửi: Bộ khoa học, côngnghệ và môi trường
1.Tên doanh nghiệp:
2.Địa chỉ trụ sở chính:
3.Điện thoại............................;Fax........................
4.Cơ quan quyết định thành lập(nếu có):
5.Thuộc loại hình doanh nghiệp:
Doanh nghiệp nhà nước:
Doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài:
Doanh nghiệp khác :
6.Họ tên chủ nhiệm đề tài nghiên cứu:
Chức danh khoa học:
Cơ quan công tác:
7.Tên đề tài nghiên cứu khoa học:
8.Tổng kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học:
9.Kinh phí đề nghị Nhà nước hỗ trợ:
10.Kiến nghị của doanh nghiệp về bảo mật thông tin:
Thuộc loại bình thường:
Thuộc loại không phổ biến:
11. Phần cam đoan: Chúng tôi cam đoan các hồ sơ gửi đến Quí Bộ là đúngsự thật. Nếu được Nhà nước hỗ trợ kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu củadoanh nghiệp, chúng tôi xin đảm bảo thực hiện đầy đủ các nội dung theo đề cươngnghiên cứu được duyệt.
..........,ngày tháng năm
Giám đốc doanh nghiệp
(Đóng dấu và kí tên)
Phụ lục2
THUYẾT MINH ĐỀ TÀINGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1 | Tên đề tài |
2 | Thời gian thực hiện từ tháng ....năm đến tháng......năm |
3 | Tên doanh nghiệp chủ trì đề tài: Địa chỉ trụ sở chính: Điện thoại: Fa x: |
4 | Số đăng kí kinh doanh: ngày cấp: |
5 | Cơ quan cấp đăng kí kinh doanh: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: |
6 | Nội dung kinh doanh: |
7 | Loại hình doanh nghiệp: -Doanh nghiệp Nhà nước: -Doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài: -Doanh nghiệp khác : |
8 | Họ tên chủ nhiệm đề tài: Chức danh khoa học: Cơ quan công tác: Điện thoại: Fax: |
9 | Cơ quan chủ quản doanh nghiệp( nếu có): Địa chỉ: Điện thoại: Fax: |
10 | Hình thức nghiên cứu: -Tự nghiên cứu: -Phối hợp nghiên cứu: -Đặt hàng cho cơ quan khác nghiên cứu: |
11 | Cơ quan phối hợp nghiên cứu hoặc cơ quan thực hiện nghiên cứu trên cơ sở đặt hàng: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: |
*Các trang sau giống mẫu thuyết minh đề cương do Bộ KHCN &MT đã banhành
Phụ lục 3
BÁO CÁO ĐỊNH KỲ TÌNHHÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Nơi nhận báo cáo: BộKhoa học, Công nghệ và Môi trường
39-Trần Hưng Đạo, Hà nội; Bộ Tài chính,8 Phan Huy Chú,Hà nội
1.Tên đề tài:
2. Tên doanh nghiệp chủ trì đề tài:
3. Địa chỉ:
4. Điện thoại: Fax:
5. Nội dung chính đã thực hiện từ ngày tháng năm đến nay
6. Kết quả khoa học công nghệ:
7.Tổng kinh phí:
Trong đó:
Kinh phí của doanh nghiệp:
Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách:
8. Kinh phí nhận được từ ngân sách tính đến thời điểm báo cáo:
9. Tổng kinh phí đã sử dụng:
Trong đó:
Kinh phí của doanh nghiệp:
Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách:
10. Báo cáo chi tiết việc sử dụng kinh phí từ ngân sách:
STT | Nội dung chi | Kinh phí sử dụng (tr đ) | Ghi chú |
| | | |
| | | |
| | | |
| | | |
| | | |
| | | |
| | | |
| | | |
11. Tự đánh giá:
Về kết quả đạt được:
Thuận lợi:
Khó khăn:
11. Dự kiến công việc cần triển khai trong thời gian tới:
12. Kiến nghị:
.......ngày tháng năm
Chủ nhiệm đề tài Giám đốc doanh nghiệp
(Kí tên) (Kí tên và đóng dấu)
Phụ lục 4
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦNGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnhphúc
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰCHIỆN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SAUNGHIỆM THU
1.Tên doanh nghiệp chủ trì đề tài:
2.Địa chỉ trụ sở chính:
3.Điện thoại: Fax:
4.Kết quả thực hiện đề tài:
Đạt mục tiêu theo thuyết minh đề tài :
Vượt mục tiêu theo thuyết minh đề tài :
Không đạt mục tiêu theo thuyết minh đề tài :
5.Triển vọng đưa vào áp dụng:
Có triển vọng:
Có triển vọng nhưng phải hoàn thiện thêm:
Vấn đề phải hoàn thiện:
Không có triển vọng:
Lí do:
6.Kết quả cụ thể:
STT | Tên sản phẩm KHCN | Chỉ tiêu cần đạt | Chỉ tiêu đạt được | Ghi chú |
| | | | |
| | | | |
| | | | |
| | | | |
| | | | |
| | | | |
| | | | |
| | | | |
7. Tình hình sử dụng kinh phí:
Tổng kinh phí đã sử dụng:
Trong đó kinh phí do Nhà nước cấp:
8. Báo cáo chi tiết việc sử dụng kinh phí từ ngân sách Nhà nước:
STT | Nội dung chi | Kinhphí sử dụng (tr đ) | Ghi chú |
| | | |
| | | |
| | | |
| | | |
| | | |
| | | |
| | | |
| | | |
Chủ nhiệm đề tài ....ngày tháng năm
(Kí tên) Giám đốc doanh nghiệp
(kí tên và đóng dâú)
Phụ lục 5
DANH MỤC LĨNH VỰC KHOAHỌC CÔNG NGHỆ NHÀ NƯỚC
ƯU TIÊN KHUYẾN KHÍCHDOANH NGHIỆP THỰC HIỆN
Nghiên cứu tạo ra sản phẩm mới nhằm xuất khẩu, hoặc thay thế nhập khẩu,vật liệu mới, vật liệu quý hiếm, vật liệu có tính năng đặc biệt.
Nghiên cứu tạo ra công nghệ mới về sinh học nhằm sản xuất các loại giốngcây trồng vật nuôi, thuốc chữa bệnh cho người, vật nuôi, cây trồng có chất lượngcao, đạt tiêu chuẩn quốc tế và có hiệu quả kinh tế cao.
Nghiên cứu tạo ra dây chuyền công nghệ đạt trình độ tiên tiến, công nghệsản xuất linh kiện bộ phận có kĩ thuật cao.
Nghiên cứu tạo ra công nghệ sản xuất sử dụng ít nhiên liệu, nguyên liệu,vật liệu so với công nghệ hiện có.
Nghiên cứu công nghệ xử lí ô nhiễm và bảo vệ môi trường, công nghệ xử líchế biến chất thải rắn, chất lỏng, khí.