• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 01/10/2000
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Số: 2901/2000/QĐ-BGTVT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 29 tháng 9 năm 2000

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Công bố danh mục các giấy phép về Giao thông vận tải đãđược

quy định trong Luật, Pháp lệnh, Nghị định còn hiệu lực

 

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Luật Doanhnghiệp số 13/1999/QH10 ngày 6-12-1999;

Căn cứ Nghị định số03/2000/NĐ-CP ngày 3-2-2000 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều củaLuật Doanh nghiệp;

Căn cứ Nghị định số30/2000/NĐ-CP ngày 11-8-2000 của Chính phủ về bãi bỏ một số giấy phép và chuyểnmột số giấy phép thành điều kiện kinh doanh;

Theo đề nghị của Vụtrưởng Vụ Pháp chế Vận tải và thủ trưởng các Cục, Vụ có liên quan.

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1:Công bố các giấy phép về giao thông vận tải đã được quy định trong Luật, Pháplệnh, Nghị định còn hiệu lực và các quy định về thủ tục, điều kiện, cơ quan cóthẩm quyền cấp giấy phép và thời hạn của giấp phép theo đúng danh mục ban hànhkèm theo quyết định này.

Điều 2:Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 1-10-2000.

Điều 3:Các ông Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế vận tải, Cục trưởng các Cục:Đường bộ Việt Nam, Đường sông Việt Nam, Đăng kiểm Việt Nam, Giám đốc các SởGiao thông vận tải,Giao thông công chính và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cóliên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

DANH MỤC CÁC LOẠI GIẤY PHÉP VỀ GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐÃ ĐƯỢC

QUY ĐỊNH TRONG LUẬT, PHÁP LỆNH, NGHỊ ĐỊNH CÒN HIỆU LỰC

(ban hành kèm theo Quyết định số 2901/2000/QĐ-BGTVT

ngày 29 tháng 9 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giao thôngvận tải)

TT

Tên giấy

phép

Cơ sở pháp lý

Đối tượng

cấp phép

Thủ tục, điều kiện cấp phép

cơ quan có thẩm quyền cấp phép

Thời hạn có hiệu lực của từng giấy phép

 

 

Văn bản Luật, Pháp lệnh, Nghị định

(trích dẫn quy định)

Văn bản của Bộ GTVT bao gồm các quy định cụ thể về thủ tục, điều kiện cơ quan có thẩm quyền cấp phép và thời hạn có hiệu lực của từng giấy phép

 

 

 

 

 

 

1

Giấy phép đào tạo lái xe

Quy định tại Điều 31 khoản1 Điều lệ ban hành kèm theo Nghị định 36/CP ngày 29 - 5- 1995 của Chính phủ về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị

Quyết định số 2597/1998/QĐ-BGTVT ngày 19 - 10 - 1998 của Bộ GTVT về việc ban hành quy chế quản lý, đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe

Các cơ sở đào tạo lái xe do cơ quan có thẩm quyền thành lập gồm các Trường chính quy đào tạo lái xe và các trung tâm đào tạo lái xe

Theoquy định tại Quyết định 2597/1998/QĐ-GTVT ngày 19 - 10 - 1998 của Bộ GTVT

Bộ Giao thông vận tải

Các trường chính quy đào tạo lái xe thời hạn là 5 năm

-Các trung tâm đào tạo lái xe thời hạn là 3 năm

 

 

 

2

Giấy phép xe tập lái

( kèm theo biển đề xe tập lái gắn trước và sau đuôi xe )

Quy định tại Điều 46 khoản1 Nghị định 36/CP ngày 29 - 5- 1995 của Chính phủ về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị,

Quyết định số 2597/1998/QĐ-GTVT ngày 19 - 10 - 1998 của Bộ GTVT về việc ban hành quy chế quản lý, đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe

Phương tiện cơ giới đường bộ dùng để cho các học viên tập lái xe

Theoquy định tại Quyết định 2597/1998/QĐ-GTVT ngày 19 - 10 - 1998 của Bộ GTVT

Cục Đường bộ Việt Nam , các Sở GTVT, GTCC

1 năm

 

 

 

3

Giấy phép kiểm định an toàn kỹ thuật phương tiện cơ giới đường bộ

Quy định tại Điều 18 Nghị định số 36/CP ngày 29-5-1995 của Chính phủ về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị.

 

 

 

Quyết định số 214/1999/QĐ-BGTVT ngày 23 -1-1999 của Bộ GTVT ban hành tiêu chuẩn ngành : Tiêu chuẩn trạm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ số đăng ký 22TCN 226-99

Trạm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ

Theoquy định tại Quyết định 214/1999/QĐBGTVT ngày 23 -1-1999 của Bộ GTVT ban hành tiêu chuẩn ngành: Tiêu chuẩn trạm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ số đăng ký 22TCN 226-99

Cục Đăng kiểm Việt nam, Trung tâm quản lý chất lượng thiết bị và phương tiện cơ giới đường bộ

1năm

 

4

Cấp phép hoạt động cảng,bến thuỷ nội địa

Quy định tại Điều 37 Nghị định 40/CP ngày 5 -7 - 1996 của Chính phủ về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa ; Khoản 3 Điều 30 Nghị định 171/1999/NĐ-CP ngày 7/12/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông đối với công trình giao thông đường sông

Quyết định số 2046/QĐ- PC ngày 6 - 8 - 1996 của Bộ GTVT về thể lệ

quản lý cảng bến thuỷ nội địa ; Quyết định 3089/1999/QĐ-BGTVT ngày 30-12-99 của Bộ GTVT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thể lệ quản lý cảng, bến thuỷ nội địa .

Tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hoạt động kinh doanh khai thác cảng, bến thuỷ nội địa

theo quy định tại Thể lệ ban hành kèm theo Quyết định số 2046/QĐ- PC ngày 6 - 8 - 1996 của Bộ GTVT và

Quyết định 3089/1999/

QĐ-BGTVT ngày 30-12-99 của Bộ GTVT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thể lệ quản lý cảng, bến thuỷ nội địa .

Giám đốc các đoạn quản lý đường sông TW cấp phép cho các bến hàng hoá trên tuyến quản lý ;Giám đốc các Sở GTVT, GTCC, công bố, cấp phép cảng, bến hàng hoá, hành khách trên các sông, kiênh tại địa phương

- Thời hạn của Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa : 12 tháng

 

 

 

 

5

Giấy phép lưu hành đặc biệt (có 2 loại : Giấy phép LHĐB cho xe quá khổ, quá tải; Giấy phép LHĐB cho xe siêu trường, siêu trọng)

Quy định tại Điều 19 khoản 1 Nghị định 36/CP ngày 29 - 5- 1995 của Chính phủ về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị,

Thông tư của Bộ GTVT số 112/1998/TT-BGTVT ngày 29/4/1998 hướng dẫn việc quản lý và cấp giấy phép lưu hành đặc biệt cho xe quá tải, xe quá khổ, xe bánh xích trên đường bộ

Phương tiện cơ giới đường bộ thuộc loại quá khổ, quá tải ; siêu trường, siêu trọng và xe bánh xích

theo quy định tại Thông tư của Bộ GTVT số 112/1998/TT-BGTVT ngày 29/4/1998

- Đối với xe quá khổ, quá tải do Tổng giám đốc các khu quản lý đường bộ cấp cho phép chạy trên cả nước;

- Giám đốc Sở GTVT, GTCC cấp chạy trên phạm vi Tỉnh ,TP

- Đối với xe quá khổ, quá tải thời hạn theo đề nghị của chủ phương tiện, nhưng tối đa không quá 90 ngày

- Đối với siêu trường, siêu trọng và xe bánh xích cấp theo chuyến hàng, đợt hàng. Nếu theo yêu cầu đặc biệt tối đa là 30 ngày

 

 

 

 

6

Giấy phép thi công công trình liên quan đến đường bộ

Quy định tại Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông và Nghị định của Chính phủ số 172/1999/ NĐ-CP ngày 7 - 12 -1999 về hướng dẫn thi hành pháp lệnh bảo vệ công trình GT đối với công trình giao thông đường bộ .

Quyết định số 2923/QĐ-ĐB ngày 2/11/1996 của Bộ Giao thông vận tải về việc cấp giấy phép thi công công trình liên quan đến đường bộ

Chủ thi công công trình giao thông đường bộ

Theo quy định tại Quyết định số 2923/QĐ-ĐB ngày 2/11/1996 của Bộ Giao thông vận tải về cấp phép thi công các công trình liên quan đến đường bộ

Cục Đường bộ Việt nam cấp phép cho các dự án nhóm A,B ,C

- Khu QLĐB, Sở GTVT,GTCC cấp phép cho các công trình chưa đến mức lập dự án

-Sở GTVT,GTCC cấp phép thi công đối với đường địa phương

- Thời hạn của giấy phép theo thời hạn thi công công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Phạm Thế Minh

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.