• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 01/01/1986
  • Ngày hết hiệu lực: 01/07/2000
QUỐC HỘI
Số: Không số
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 27 tháng 6 năm 1985

 

 

 

 

BỘLUẬT HÌNH SỰ

CỦANƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

Lờinói đầu

Hiến phápnước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980, thể chế hoá đường lối, chínhsách của Đảng cộng sản Việt Nam trong giai đoạn mới của cách mạng, đã quy định"Nhà nước quản lý xã hội theo pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chếxã hội chủ nghĩa".

Trong hệthống pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật hình sự có vịtrí rất quan trọng. Nó là một công cụ sắc bén của Nhà nước chuyên chính vô sảnđể bảo vệ những thành quả của cách mạng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệan ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ các quyền và lợi ích hợppháp của công dân, đấu tranh chống và phòng ngừa mọi hành vi phạm tội, góp phầnhoàn thành hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảovệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Bộ luậthình sự này kế thừa và phát triển Luật hình sự của Nhà nước ta từ Cách mạngtháng Tám đến nay, tổng kết những kinh nghiệm đấu tranh chống và phòng ngừa tộiphạm ở nước ta trong mấy chục năm qua và có dự kiến tình hình diễn biễn của tộiphạm trong thời gian tới.

Bộ luậthình sự thấu suốt quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta dogiai cấp công nhân lãnh đạo, thể hiện tinh thần chủ động phòng ngừa và kiếnquyết đấu tranh chống tội phạm; thể hiện chính sách của Đảng và Nhà nước ta làxử phạt người phạm tội không chỉ nhằm trừng trị mà còn giáo dục, cải tạo họ trởthành người có ích cho xã hội; thể hiện tinh thần nhân đạo xã hội chủ nghĩa vàlòng tin vào khả năng cải tạo con người dưới chế độ xã hội chủ nghĩa.

Thi hànhnghiêm chỉnh Bộ luật hình sự là nhiệm vụ chung của tất cả các cơ quan Nhà nước,các tổ chức xã hội và của toàn thể nhân dân.

 

PHẦNCHUNG

CHƯƠNGI

ĐIỀUKHOẢN CƠ BẢN

Điều 1. Nhiệm vụ của Bộ luật hình sự.

Bộ luật hìnhsự có nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ tập thể xã hội chủnghĩa của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệcác quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ trật tự pháp luật xã hộichủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội, đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuântheo pháp luật, đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm.

Để thực hiệnnhiệm vụ đó, Bộ luật quy định tội phạm và hình phạt đối với người phạm tội.

Điều 2. Cơ sở của trách nhiệm hình sự.

Chỉ ngườinào phạm một tội đã được Luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hìnhsự.

Hình phạtphải do Toà án quyết định.

Điều 3. Nguyên tắc xử lý.

1- Mọi hànhvi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theođúng pháp luật.

2- Nghiêmtrị kẻ chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, kẻ ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, táiphạm, kẻ biến chất, sa đoạ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội, kẻ phạmtội có tổ chức, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng. Khoan hồng đối với người tự thú,thật thà khai báo, tố giác đồng bọn, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tựnguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại đã gây ra.

3- Đối vớingười lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng và đã hối cải thì có thể áp dụng hìnhphạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội hoặcgia đình giám sát, giáo dục.

4- Đối vớingười phạt tù thì buộc họ phải chấp nhận hình phạt trong trại giam, phải laođộng, cải tạo để trở thành công dân có ích cho xã hội. Nếu họ có nhiều tiến bộthì xét để giảm việc chấp hành hình phạt.

5- Đối vớingười đã chấp hành xong hình phạt thì tạo điều kiện cho họ làm ăn, sinh sống lươngthiện; khi họ có đủ điều kiện do luật định thì xoá án.

Điều 4. Trách nhiệm đấu tranh chống và phòng ngừa tộiphạm.

1- Các cơquan Công an, Kiểm sát, Toà án, Tư pháp và Thanh tra có trách nhiệm thi hànhđầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình, đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quankhác của Nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân đấu tranh chống và phòng ngừatội phạm, giám sát và giáo dục người phạm tội.

2- Các cơquan Nhà nước và các tổ chức xã hội có nhiệm vụ giáo dục những người thuộcquyền quản lý của mình nâng cao cảnh giác cách mạng, ý thức bảo vệ và tuân theopháp luật, tôn trọng các quy tắc cuộc sống xã hội chủ nghĩa; kịp thời có biệnpháp loại trừ nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm trong cơ quan, tổ chứcmình.

3- Mọi côngdân có nghĩa vụ tích cực đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm.

 

CHƯƠNGII

PHẠMVI ÁP DỤNG CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ

Điều 5. Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hànhvi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

1- Bộ luậthình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2- Đối vớingười nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Namthuộc đối tượng được hưởng các đặc quyền ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễntrừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các hiệp định quốc tế mà nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hay công nhận hoặc theo tục lệ quốc tế,thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoạigiao.

Điều 6. Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hànhvi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

1- Công dânViệt Nam phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cóthể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo Bộ luật này.

Quy định nàycũng được áp dụng đối với người không quốc tịch thường trú ở nước Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Nam.

2- Người nướcngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có thểbị truy cứu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam trong những trườnghợp được quy định trong các hiệp định quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam đã ký kết hay công nhận.

Điều 7. Hiệu lực của Bộ luật hình sự về thời gian.

1- Điều luậtáp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành khihành vi ấy được thực hiện.

2- Điều luậtquy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn không áp dụng đối vớihành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành, trừ trườnghợp luật quy định khác.

3- Điều luậtxoá bỏ một tội phạm hoặc quy định một hình phạt nhẹ hơn được áp dụng đối vớihành vi phạm tội đã được thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành.

 

CHƯƠNGIII

TỘIPHẠM

Điều 8. Khái niệm tội phạm.

1- Tội phạmlà hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do ngườicó năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độclập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xâm phạm chế độ Nhànước xã hội chủ nghĩa, chế độ kinh tế và sở hữu xã hội chủ nghĩa, xâm phạm tínhmạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợppháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xãhội chủ nghĩa.

2- Tội phạmnghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khunghình phạt đối với tội ấy là trên năm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Những tộiphạm khác là tội phạm ít nghiêm trọng.

3- Nhữnghành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội khôngđáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.

Điều 9. Cố ý phạm tội.

Cố ý phạmtội là phạm tội trong trường hợp nhận thức rõ hành vi của mình có tính chất gâynguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hoặc có ýthức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Điều 10. Vô ý phạm tội.

Vô ý phạmtội là phạm tôi trong những trường hợp sau đây:

a) Ngườiphạm tôi do cẩu thả mà không thấy trước khả năng gây ra hậu quả nguy hại cho xãhội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước.

b) Ngườiphạm tội tuy thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội,nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

Điều 11. Sự kiện bất ngờ.

Người thựchiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trong trườnghợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó,thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Điều 12. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hìnhsự.

1- Ngườithực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thầnhoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vicủa mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Đối với người này sẽ áp dụngbiện pháp bắt buộc chữa bệnh.

2- Ngườiphạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào tình trạngnói ở khoản 1 Điều này trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biện pháp bắtbuộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh người đó có thể phải chịu trách nhiệm hìnhsự.

3- Ngườiphạm tội do say rượu hoặc do dùng chất kích thích mạnh khác thì không được miễntrách nhiệm hình sự.

Điều 13. Phòng vệ chính đáng.

1- Phòng vệchính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tập thể,bảo vệ lợi ích chính đáng của chính mình hoặc của người khác, mà chống trả lạimột cách tương xứng người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòngvệ chính đáng không phải là tội phạm.

2- Nếu hànhvi chống trả rõ ràng là quá đáng, tức là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng,thì người có hành vi đó phải chịu trách nhiệm hình sự.

Điều 14. Tình thế cấp thiết.

1- Tình thếcấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạlợi ích của Nhà nước, của tập thể, lợi ích chính đáng của mình hoặc của ngườikhác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây một thiệt hại nhỏ hơnthiệt hại cần ngăn ngừa. Gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải làphạm tội.

2- Nếu gâythiệt hại rõ ràng là quá đáng, tức là vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết,thì người có hành vi đó phải chịu trách nhiệm hình sự.

Điều 15. Chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt.

1- Chuẩn bịphạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiệncần thiết khác để thực hiện tội phạm.

Người chuẩnbị phạm một tội nghiêm trọng phải chịu trách nhiệm hình sự.

2- Phạm tộichưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì nhữngnguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.

3- Đối vớinhững hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt đượcquyết định theo các Điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng, tuỳ theotính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý địnhphạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đếncùng.

Điều 16. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.

Tự ý nửachứng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuykhông có gì ngăn cản. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễntrách nhiệm hình sự về tội định phạm. Nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủyếu tố của một tội khác thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

Điều 17. Đồng phạm.

1- Hai hoặcnhiều người cố ý cùng thực hiện một tội phạm là đồng phạm.

2- Ngườithực hành, người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức đều là những ngườiđồng phạm.

Người thựchành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổchức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúigiục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúpsức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tộiphạm.

3- Phạm tộicó tổ chức là hình thức đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùngthực hiện tội phạm.

4- Khi quyếtđịnh hình phạt, phải xét đến tính chất đồng phạm, tính chất và mức độ tham giaphạm tội của từng người đồng phạm.

Những tìnhtiết tăng nặng, giảm nhẹ hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự riêng cho người đồngphạm nào thì chỉ áp dụng đối với người đó.

Điều 18. Che giấu tội phạm.

Người nàotuy không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện, đã che giấungười phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trởviệc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hìnhsự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.

Điều 19. Không tố giác tội phạm.

Người nàobiết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiệnmà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tộiphạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.

 

CHƯƠNGIV

HÌNHPHẠT

Điều 20. Mục đích của hình phạt.

Hình phạtkhông chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn nhằm cải tạo trở thành người cóích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xãhội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục ngườikhác tôn trọng pháp luật, đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm.

Điều 21. Các hình phạt.

1- Đối vớingười phạm tội, chỉ áp dụng một trong các hình phạt chính sau đây:

Cảnh cáo;

Phạt tiền;

Cải tạokhông giam giữ; cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân

đội;

Tù có thờihạn;

Tù chungthân;

Tử hình;

2- Kèm theohình phạt chính, có thể áp dụng một hoặc nhiều hình phạt bổ sung sau đây:

Cấm đảmnhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định;

Cấm cư trú;

Quản chế;

Tước một sốquyền công đân;

Tước danhhiệu quân nhân;

Tịch thu tàisản;

Phạt tiềnkhi không áp dụng là hình phạt chính;

Điều 22. Cảnh cáo.

Cảnh cáo đượcáp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ,nhưng chưa đến mức miễn hình phạt.

Điều 23. Phạt tiền.

Phạt tiền đượcáp dụng đối với người phạm các tội có tính chất vụ lợi, các tội có dùng tiềnlàm phương tiện hoạt động trong những trường hợp khác do luật này quy định.

Chỉ trong trườnghợp có Điều luật quy định thì phạt tiền mới được áp dụng là hình phạt chính.

Mức phạttiền được quyết định theo mức độ nghiêm trọng của tội đã phạm, đồng thời có xétđến tình hình tài sản của người phạm tội.

Điều 24. Cải tạo không giam giữ.

1- Cải tạokhông giam giữ được áp dụng từ sáu tháng đến hai năm đối với người phạm tội ítnghiêm trọng.

Nếu người bịkết án đã bị tạm giam thì thời gian tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hànhhình phạt cải tạo không giam giữ, cứ mọt ngày tạm giam bằng ba ngày cải tạokhông giam giữ.

2- Toà ángiao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xãhội nơi người đó làm việc hoặc thường trú để giám sát, giáo dục.

3- Người bịkết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giamgiữ và có thể bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5% đến 20% để xung quỹ Nhà nước.

4- Đối vớingười phạm tội là quân nhân tại ngũ, trong trường hợp Điều luật quy định hìnhphạt cải tạo không giam giữ thì áp dụng hình phạt cải tạo ở đơn vị kỷ luật củaquân đội quy định ở Điều 70.

Điều 25. Tù có thời hạn.

Tù có thờihạn là hình phạt buộc người bị kết án phải bị giam trong thời gian từ ba thángđến hai mươi năm.

Thời giantạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.

Điều 26. Hình phạt chung thân.

Tù chungthân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội trongtrường hợp đặc biệt nghiêm trọng chưa đến mức bị xử phạt tử hình.

Không ápdụng tù chung thân đối với người chưa thành niên phạm tội.

Điều 27. Tử hình.

Tử hình làhình phạt đặc biệt được áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp đặcbiệt nghiêm trọng.

Không ápdụng tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai khiphạm tội hoặc khi bị xét xử. Tử hình được hoãn thi hành đối với phụ nữ có thai,phụ nữ đang nuôi con dưới mười hai tháng.

Trong trườnghợp người bị kết án tử hình được ân giảm thì tử hình chuyển thành tù chungthân.

Chỉ trong trườnghợp đặc biệt có luật quy định riêng thì tử hình mới được thi hành ngay sau khixét xử.

Điều 28. Cấm đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghềhoặc công việc nhất định.

Cấm đảmnhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định được áp dụng khixét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặccông việc đó thì có thể gây nguy hại cho xã hội.

Thời hạn cấmlà từ hai năm đến năm năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu là hình phạt chính khác.

Điều 29. Cấm cư trú.

Cấm cư trúlà buộc người bị kết án không được tạm trú và thường trú ở một số địa phươngnhất định.

Thời hạn cấmcư trú là từ một năm đến năm năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

Điều 30. Quản chế.

Quản chế làbuộc người bị kết án phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phươngnhất định, dưới sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương.Trong thời gian quản chế, người bị kết án không được tự ý ra khỏi nơi cư trú,bị tước một số quyền công dân theo Điều 31 và bị cấm một số nghề hoặc công việcnhất định.

Quản chế đượcáp dụng đối với người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, người tái phạm nguy hiểmhoặc trong những trường hợp khác do luật quy định.

Thời hạnquản chế là từ một năm đến năm năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

Điều 31. Tước một số quyền công dân

Công dânViệt Nam phạm các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia hoặc phạmcác tội khác trong những trường hợp Bộ luật này quy định, thì bị tước hoặc cóthể bị tước một số quyền công dân dưới đây:

Quyền bầu cửđại biểu các cơ quan quyền lực nhà nước;

Quyền làmviệc trong các cơ quan Nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhândân;

Quyền đảmnhiệm cương vị phụ trách trong các tổ chức xã hội.

Thời hạn tướcmột số quyền công dân là từ một năm đến năm năm kể từ ngày chấp hành xong hìnhphạt tù.

Điều 32. Tịch thu tài sản.

Tịch thu tàisản là tước tài sản của người bị kết án sung quy Nhà nước. Tịch thu tài sản chỉáp dụng đối với người bị kết án về tội nghiêm trọng trong những trường hợp Bộluật này quy định.

Có thể tịchthu toàn bộ hoặc một phần tài sản. Khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho ngườibị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống.

 

CHƯƠNGV

CÁCBIỆN PHÁP TƯ PHÁP

Điều 33. Tịch thu vật và tiền bạc trực tiếp liên quanđến tội phạm.

1- Toà án cóthể quyết định tịch thu, sung quỹ Nhà nước:

a) Nhữngvật, tiền bạc của người phạm tội đã được dùng vào việc thực hiện tội phạm;

b) Nhữngvật, tiền bạc thuộc tài sản của người khác nếu người này có lỗi để cho ngườiphạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm;

c) Nhữngvật, tiền bạc mà người phạm tội do thực hiện tội phạm hoặc do mua bán, đổi chácnhững thứ ấy mà có;

d) Nhữngvật, tiền bạc thuộc loại Nhà nước cấm tàng trữ, sử dụng, lưu hành.

2- Đối vớinhững vật, tiền bạc, thuộc sở hữu xã hội chủ nghĩa hoặc thuộc tài sản của ngườikhác bị người phạm tội chiếm hoặc sử dụng trái phép thì không tịch thu mà trảlại cho người sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.

Điều 34. Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thườngthiệt hại; buộc công khai xin lỗi.

1- Ngườiphạm tội phải trả lại những vật, tiền bạc đã chiếm đoạt cho người sở hữu hoặcngười quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường các thiệt hại vật chất đãđược xác định do hành vi phạm tội gây ra.

2- Trong trườnghợp phạm tội ít nghiêm trọng, gây thiệt hại về tinh thần, Toà án có thể buộc ngườiphạm tội công khai xin lỗi người bị hại.

Điều 35. Bắt buộc chữa bệnh.

1- Đối vớingười thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh như đã quy địnhở khoản 1 Điều 12, thì tuỳ theo giai đoạn tố tụng, Viện kiểm sát hoặc Toà áncăn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, có thể quyết định đưa họ vàomột cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh.

Nếu thấykhông cần thiết phải đưa vào một cơ sở điều trị chuyên khoa thì có thể giao chogia đình hoặc người bảo lĩnh trông nom dưới sự giám sát của cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền.

2- Đối vớingười phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhứng trước khi bị kếtán đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vicủa mình, thì căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, Toà án có thểquyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Saukhi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

3- Đối vớingười đang chấp hành hình phạt mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặckhả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận của Hội đồng giámđịnh pháp y, Toà án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoađể bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó phải tiếp tục chấp hành hìnhphạt, nếu không có những lý do khác để được miễn chấp hành hình phạt.

Điều 36. Thời gian bắt buộc chữa bệnh.

Căn cứ vàokết luận của cơ quan điều trị, nếu người bị bắt buộc chữa bệnh nói ở điều 35 đãkhỏi hoặc bệnh trạng đã giảm, thì Viện kiểm sát hoặc Toà án xét và quyết địnhđình chỉ việc thi hành biện pháp này.

Thời gianbắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.

CHƯƠNGVI

VIỆCQUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT, MIỄN VÀ GIẢM HÌNH PHẠT

Điều 37. Nguyên tắc quyết định hình phạt.

Khi quyếtđịnh hình phạt, Toà án căn cứ vào các quy định của Bộ luật này, cân nhắc tínhchất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội và cáctình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Điều 38. Những tình tiết giảm nhẹ.

1- Nhữngtình tiết sau đây được coi là tình tiết giảm nhẹ:

a) Ngườiphạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm hoặc tự nguyện sửachữa, bồi thường thiệt hại;

b) Phạm tộitrong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, vượt quá yêu cầu củatình thế cần thiết hoặc bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật củangười khác gây ra;

c) Phạm tộivì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình tự gây ra;

d) Phạm tộimà chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn; phạm tội lần đầu và thuộctrường hợp ít nghiêm trọng;

đ) Phạm tộivì bị người khác đe doạ, cưỡng bức hoặc chi phối về mặt vật chất, công tác haycác mặt khác;

e) Ngườiphạm tội là phụ nữ có thai, là người già hoặc là người có bệnh bị hạn chế khảnăng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

g) Phạm tộido trình độ lạc hậu hoặc do trình độ nghiệp vụ non kém;

h) Ngườiphạm tội tự thú, thật thà khai báo, ăn năn hối cải hoặc tích cực giúp đỡ các cơquan có trách nhiệm phát hiện và điều tra tội phạm.

2- Khi quyếtđịnh hình phạt, Toà án có thể coi những tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ,nhưng phải ghi trong bản án.

3- Khi cónhiều tình tiết giảm nhẹ, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấpnhất mà Điều luật đã quy định hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loạinhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ này phải được ghi trong bản án.

Điều 39. Những tình tiết tăng nặng.

1- Nhữngtình tiết sau đây mới được coi là tình tiết tăng nặng:

a) Phạm tộicó tổ chức; xúi giục người chưa thành niên phạm tội;

b) Lợi dụng hoàncảnh chiến tranh, hoàn cảnh thiên tai hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xãhội để phạm tội;

c) Phạm tộitrong thời gian đang chấp hành hình phạt;

d) Dùng thủđoạn xảo quyệt, tàn ác trong khi phạm tội hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguyhại cho nhiều người;

đ) Phạm tộiđối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già, người ở trong tình trạng không thểtự vệ được hoặc đối với người lệ thuộc mình về vật chất, công tác hay các mặtkhác;

e) Phạm tộivì động cơ đê hèn; cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;

g) Phạm tộigây hậu quả nghiêm trọng;

h) Phạm tộinhiều lần; tái phạm; tái phạm nguy hiểm;

i) Sau khiphạm tội, đã có những hành động xảo quyệt, hung hãn nhằm trốn tránh, che giấutội phạm.

2- Nhữngtình tiết đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi làtình tiết tăng nặng.

Điều 40. Tái phạm, tái phạm nguy hiểm.

1. Những trườnghợp sau đây thì coi là tái phạm:

a) Đã bịphạt tù vì tội do cố ý, chưa được xoá án mà lại phạm tội nghiêm trọng do vô ýhoặc tội ít nghiêm trọng do cố ý;

b) Đã bịphạt tù về tội nghiêm trọng do vô ý, chưa được xoá án mà lại phạm tội nghiêmtrọng do vô ý hoặc tội do cố ý.

2- Những trườnghợp sau đây thì coi là tái phạm nguy hiểm:

a) Đã bịphạt tù về tội nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án mà lại phạm tội nghiêmtrọng do cố ý;

b) Đã táiphạm, chưa được xoá án mà lại phạm tội ít nghiêm trọng do cố ý hoặc tội nghiêmtrọng.

Điều 41. Quyết định hình phạt trong trường hợp phạmnhiều tội.

Khi xét xửcùng một lần người phạm nhiều tội, Toà án quyết định hình phạt đối với từngtội, sau đó quyết định hình phạt chung cho các tội. Hình phạt chung không đượcvượt mức cao nhất của khung hình phạt mà luật quy định đối với tội nặng nhất đãphạm và trong phạm vi loại hình phạt đã tuyên.

Điều 42. Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án.

1- Trong trườnghợp một người đang chải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trướckhi có bản án này thì Toà án quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử,sau đó quyết định hình phạt chung. Hình phạt chung không được vượt mức cao nhấtcủa khung hình phạt đã tuyên.

Thời gianchấp hành hình phạt của bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạtchung.

2- Khi xétxử một người đang phải chấp hành một bản án mà lại phạm tội mới. Toà án quyếtđịnh hình phạt đối với tội mới, sau đó cộng với phần hình phạt chưa chấp hànhcủa bản án trước rồi quyết định hình phạt chung. Hình phạt chung không được vượtmức cao nhất mà Luật quy định cho loại hình phạt đã tuyên.

Điều 43. Tổng hợp hình phạt khác loại.

Việc tổnghợp hình phạt nói ở Điều 41 và Điều 42 nếu là hình phạt khác loại thì theonhững quy định sau đây:

1- Đối vớihình phạt chính, nếu hình phạt cao nhất đã tuyên là tử hình, tù chung thân hoặctù hai mươi năm thì lấy hình phạt đó làm hình phạt chung.

Nếu các hìnhphạt đã tuyên gồm cải tạo không giam giữ hoặc cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quânđội và tù có thời hạn, thì chuyển hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc cải tạoở đơn vị kỷ luật của quân đội thành hình phạt tù để quyết định hình phạt chung.Cứ một ngày cải tạo không giam giữ hoặc cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân độithành một ngày tù.

2- Đối vớihình phạt bổ sung, Toà án quyết định một hình phạt chung trong giới hạn luậtquy định về mỗi loại hình phạt ấy.

3- Phạt tiềnkhông tổng hợp với các loại hình phạt khác. Các khoản phạt tiền được cộng lạithành hình phạt phải chấp hành.

Điều 44. án treo.

1- Khi xửphạt tù không quá năm năm, căn cứ vào thân nhân của người phạm tội và các tìnhtiết giảm nhẹ, nếu xét không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Toà áncho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm.

2- Toà ángiao người bị án treo cho cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội nơi người đó làmviệc hoặc thường trú để theo dõi, giáo dục.

3- Người bịán treo có thể phải chịu thêm một số hình phạt bổ sung như phạt tiền, cấm đảmnhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định quy định ở Điều 23và Điều 28.

4- Nếu ngườibị án treo đã chấp hành được một nửa thời gian thử thách và có nhiều tiến bộthì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm theo dõi, giáo dục, Toà áncó thể rút ngắn thời gian thử thách.

5- Nếu trongthời gian thử thách, người bị án treo phạm tội mới và bị xử phạt tù thì Toà ánquyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hìnhphạt của bản án mới theo quy định ở khoản 2 Điều 42.

Điều 45. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

1- Khôngtruy cứu trách nhiệm hình sự, nếu tính từ ngày tội phạm được thực hiện đã quanhững thời hạn sau đây:

a) Năm năm đốivới các tội phạm ít nghiêm trọng mà Bộ luật quy định hình phạt từ hai năm tùtrở xuống hoặc hình phạt khác nhẹ hơn;

b) Mười nămtù đối với các loại tội pham ít nghiêm trọng mà Bộ luật quy định hình phạt tùtrên hai năm;

c) Mười lămnăm đối với các loại tội phạm nghiêm trọng.

Nếu trongthời hạn nói trên, người phạm tội lại phạm tội mới mà Bộ luật quy định thì hìnhphạt từ một năm tù trở lên thì thời gian đã qua không được tính và thời hiệuđối với tội cũ tính lại kể từ ngày phạm tội mới.

Nếu trongthời hạn nói trên, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã thìthời gian trốn tránh không được tính; thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ratự thú hoặc bị bắt giữ.

2- Đối vớinhững trường hợp nói ở điểm c khoản 1 Điều này nếu có lý do đặc biệt thì Việnkiểm sát nhân dân tối cao vẫn có thể truy cứu trách nhiệm hình sự và Toà ánnhân dân tối cao có thể quyết định không áp dụng thời hiệu.

Điều 46. Thời hiệu thi hành bản án.

1- Khôngbuộc người bị kết án phải chấp hành bản án, nếu tính từ ngày bản án có hiệu lựcpháp luật đã qua những thời hạn sau đây:

a) Năm nămđối với các trường hợp xử phạt từ năm năm tù trở xuống;

b) Mười nămđối với các trường hợp xử phạt tù từ trên năm năm đến mười lăm năm;

c) Mười lămnăm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên mười lăm năm đến hai mươi năm.

Nếu trong trườnghợp nói trên người bị kết án lại phạm tội mới và bị xử phạt tù thì thời gian đãqua không được tính và thời hiệu tính lại kể từ ngày phạm tội mới.

Nếu trongthời hạn nói trên người bị kết án cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã thìthời gian trốn tránh không được tính; thời hiệu tính lại kể từ ngày người đó ratrình diện hoặc bị bắt giữ.

2- Đối vớinhững trường hợp nói ở các điểm a và b khoản 1 Điều này, nếu bị kết án về tộiđặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia và đối với những trường hợp nói ởđiểm c khoản 1 Điều này không kể về tội gì, nếu có lý do đặc biệt, thì Toà ánnhân dân tối cao, theo kết luận của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, có thểquyết định không áp dụng thời hiệu.

3- Việc ápdụng thời hiệu đối với các trường xử phạt tù trung thân hoặc tử hình, sau khiqua thời hạn mười lăm năm, sẽ do Toà nhân dân tối cao quyết định theo kết luậncủa Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Trong trường hợp không cho áp dụng thờihiệu thì tử hình sẽ đổi thành tù chung thân, tù chung thân sẽ đổi thành tù haimươi năm.

Điều 47. Không áp dụng thời hiệu.

Không ápdụng thời hiệu quy định ở Điều 45 và Điều 46 đối với các tội phạm quy định ở ChươngXII Phần các tội phạm Bộ luật này.

Điều 48. Miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt.

1- Ngườiphạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu khi tiến hành điều tra hoặcxét xử, do sự chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tộikhông còn nguy hiểm cho xã hội nữa.

Nếu trướckhi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việcgóp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chếđến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm, thì cũng có thể được miễn trách nhiệmhình sự.

2- Ngườiphạm tội có thể được miễn hình phạt trong trường hợp phạm tội có nhiều tìnhtiết giảm nhẹ nói ở Điều 38, đáng được khoan hồng đặc biệt, nhưng chưa đến mứcđược miễn trách nhiệm hình sự.

Điều 49. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt chính.

1- Người bịkết án cải tạo không giam giữ, cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội hoặc tùnếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định và đã chứng tỏ quyếttâm cải tạo, thì theo đề nghị của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội có tráchnhiêm trực tiếp giám sát việc chấp hành hình phạt, Toà án có thể quyết địnhgiảm bớt thời hạn chấp hành hình phạt.

Thời gian đãchấp hành hình phạt để được xét giảm lần đấu là một phần ba thời hạn đối vớicác hình phạt từ hai mươi năm tù trở xuống, mười năm đối với tù chung thân.

2- Một ngườicó thể được giảm nhiều lần, nhưng phải bảo đảm thời hạn thực sự chấp hành hìnhphạt là một nửa thời hạn hình phạt đã tuyên. Người bị xử phạt chung thân, lầnđầu được giảm xuống hai mươi năm tù và dù được giảm nhiều lần cũng phải bảo đảmthời gian thực sự chấp hành hình phạt là mười lăm năm.

Điều 50. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt bổ sung.

Người bị kếtán cấm cư trú hoặc quản chế, nếu đã chấp hành được một nửa thời hạn hình phạtvà có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của chính quyền địa phương, Toà án có thểquyết định miễn việc chấp hành phần hình phạt còn lại.

Điều 51. Giảm thời hạn và miễn việc chấp hành hình phạttrong trường hợp đặc biệt.

1- Đối vớingười bị kết án mà có lý do đáng được khoan hồng thêm như đã lập công, đã quá giàyếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, thì Toà án có thể xét giảm vào thời gian sớm hơnhoặc với mức cao hơn so với thời gian và mức quy định ở Điều 49 và Điều 50.

2- Đối vớingười bị kết án chưa chấp hành hình phạt mà lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểmnghèo và nếu người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị củaViện kiểm sát, Toà án có thể miễn chấp hành toàn bộ hình phạt.

3. Đối vớingười đã được giảm một phần thời hạn chấp hành hình phạt mà lại phạm tội mớinghiêm trọng thì Toà án chỉ xét giảm lần sau khi người đó đã chấp hành được haiphần ba thời hạn hình phạt tổng hợp đã tuyên hoặc mười lăm năm nếu là tù chungthân.

Điều 52. Xoá án.

Người bị kếtán được xoá án theo quy định ở các Điều từ 53 đến 56. Người được xoá án coi nhưchưa can án và được cấp giấy chứng nhận.

Điều 53. Đương nhiên được xoá án.

Những ngườisau đây đương nhiên được xoá án:

1- Người đượcmiễn hình phạt;

2- Người đượchưởng án treo mà không phạm tội mới trong thời gian thử thách.

3- Người bịkết án không phải về tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia hoặc vềtội phạm quy định ở Chương XII Phần các tội phạm Bộ luật này, nếu từ khi chấphành xong bản án hoặc từ khi việc thi hành bản án đã quá thời hiệu, người ấykhông phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

a) Ba nămtrong trường hợp hình phạt là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặccải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội;

b) Năm nămtrong trường hợp hình phạt là tù đến năm năm.

Điều 54. Xoá án do Toà án quyết định.

1. Việc xoáán do Toà án quyết, căn cứ vào tính chất của tội đã phạm, vào nhân thân, vàothái độ chấp hành chính sách, pháp luật và thái độ lao động của người bị kếtán, trong các trường hợp sau đây:

a) Đã bịphạt tù đến năm năm về tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia màkhông phạm tội mới trong thời hạn năm năm, kể từ khi chấp hành xong bản án hoặctừ khi việc thi hành bản án đã quá thời hiệu;

b) Đã bịphạt tù trên năm năm không kể về tội gì mà không phạm tội mới trong thời hạn mườinăm, kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi việc thi hành bản án đã quáthời hiệu.

2- Người bịToà án bác đơn xin xoá lần đầu phải chờ một năm sau mới được xin xoá án. Nếu bịbác dơn lần thứ hai trở đi thì phải hai năm mới lại được xin xoá án.

Điều 55. Xoá án trong trường hợp đặc biệt.

Trong trườnghợp người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt, đã lập công và được cơquan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội đề nghị, thì Toà án có thể xoá án nếu ngườiđó đã bảo đảm được từ một phần ba đến một nửa thời hạn quy định.

Điều 56. Cách tính thời hạn để xoá án.

1- Thời hạnđể xoá án quy định ở Điều 53 và Điều 54 căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên.

2- Việc chấphành xong bản án bao gồm việc chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sungvà các quyết định khác của bản án.

3- Người đượcmiễn chấp hành phần hình phạt còn lại cũng được coi như đã chấp hành xong hìnhphạt.

4- Nếu chưaxoá án mà phạm tội mới thì thời hạn để xoá án cũ tính từ ngày chấp hành xongbản án mới.

 

CHƯƠNGVII

NHỮNGQUY ĐỊNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI

Điều 57. Áp dụng Bộ luật hình sự đối với người chưa thànhniên phạm tội.

Người chưathành niên phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của chươngnày, đồng thời theo những quy định khác của phần chung Bộ luật không trái vớinhững quy định của chương này.

Điều 58. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

1- Người từ14 tuổi trở lên những chưa đủ 16 tuổi phải trách nhiệm hình sự về những tộiphạm nghiêm trọng do cố ý.

2- Người từđủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

Điều 59. Những nguyên tắc cơ bản về xử lý những hành viphạm tội của người chưa thành niên.

1- Việc xửlý hành vi phạm tội của người chưa thành niên chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họsửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.

Trong mọi trườnghợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người chưa thành niên, cáccơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải xác định khả năng nhận thức của họ về tínhchất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ratội phạm.

2- Đối vớingười chưa thành niên phạm tội, Viện kiểm sát và Toà án áp dụng chủ yếu nhữngbiện pháp giáo dục, phòng ngừa; gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệmtham gia tích cực vào việc thực hiện những biện pháp ấy.

3- Viện kiểmsát có thể quyết định miễn truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niênphạm tội nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiềutình tiết giảm nhẹ và nếu được gia đình và tổ chức xã hội nhận trách nhiệm giámsát, giáo dục.

Chỉ đưa ngườichưa thành niên phạm tội ra xét xử và áp dụng hình phạt đối với họ trong nhữngtrường hợp cần thiết, căn cứ vào tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội,vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa.

4- Không xửphạt tù chung thân hoặc tử hình người chưa thành niên phạm tội. Khi phạt tù cóthời hạn, Toà án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơnmức án áp dụng đối với người đã thành niên.

Người chưathành niên phạm tội phải được giam riêng.

Không xửphạt tiền và không áp dụng các hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niênphạm tội.

5- án đãtuyên đối với người phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi thì không tính để xác định táiphạm hoặc tái phạm nguy hiểm.

Điều 60. Các biện pháp tư pháp và hình phạt đối với ngườichưa thành niên phạm tội.

1- Các biệnpháp tư pháp có tính chất giáo dục, phòng ngừa do Toà án quyết định gồm có:

- Buộc phảichịu thử thách;

- Đưa vào trườnggiáo dưỡng.

2- Các hìnhphạt gồm có:

- Cảnh cáo;

- Cải tạokhông giam giữ;

- Tù có thờihạn.

Điều 61. Buộc phải chịu thử thách.

1- Đối vớingười chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng, Toà án có thể quyết định buộcphải chịu thử thách từ một năm đến hai năm.

2- Ngườiphải chịu thử thách phải chấp hành đầy đủ những nghĩa vụ về học tập, lao động,tuân theo kỷ luật xã hội và pháp luật dưới sự giám sát, giáo dục của chínhquyền cơ sở và tổ chức xã hội được Toà án giao trách nhiệm.

3- Nếu ngườiphải chịu thử thách đã chấp hành được một nửa thời hạn do Toà quyết định và tỏra có nhiều tiến bộ, thì theo đề nghị của tổ chức được giao trách nhiệm giámsát, giáo dục, Toà án quyết định chấm dứt thời hạn thử thách.

Điều 62. Đưa vào trường giáo dưỡng.

1- Toà án cóthể quyết định đưa người chưa thành niên phạm tội vào trường giáo dưỡng nếu thấydo tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sốngcủa họ cần đưa họ vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ.

2- Thời hạnở trường giáo dưỡng là từ một năm đến ba năm.

Nếu người chưathành niên phạm tội đã chấp hành được một nửa thời hạn do Toà án quyết định vàtỏ ra có nhiều tiến bộ, thì theo đề nghị của người phụ trách trường, Toà án cóthể quyết định chấm dứt thời hạn ở trường giáo dưỡng.

Điều 63. Cải tạo không giam giữ.

Khi áp dụnghình phạt cải tạo không giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội thìkhông khấu trừ thu nhập của người đó.

Điều 64. Tù có thời hạn.

Người chưathành niên phạm tội có thể bị phạt tù có thời hạn như sau:

1- Nếu điềuluật quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hìnhphạt cao nhất áp dụng đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi trở lên khiphạm tội là hai mươi năm tù và đối với người đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ16 tuổi khi phạm tội là mười lăm năm tù.

2- Nếu điềuluật quy định hình phạt cao nhất là hai mươi năm tù thì mức hình phạt cao nhấtáp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội là không quá mười hai năm tù.

Điều 65. Tổng hợp hình phạt.

Đối với ngườiphạm nhiều tội, có tội phạm trước khi đủ 18 tuổi, có tội phạm sau khi đủ 18tuổi, thì việc tổng hợp hình phạt áp dụng như sau:

1- Nếu tộinặng nhất được thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi thì hình phạt chung khôngđược vượt mức hình phạt cao nhất quy định ở Điều 64.

2- Nếu tộinặng nhất được thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi thì hình phạt chung áp dụngnhư đối với người đã thành niên phạm tội.

Điều 66. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt.

Người chưathành niên bị kết án nếu cải tạo tốt thì được xét giảm thời hạn chấp hành hìnhphạt vào thời gian sớm hơn hoặc với mức cao hơn so với thời gian và mức quyđịnh ở Điều 49.

Điều 67. Xoá án.

1- Người chưathành niên phạm tội được áp dụng những biện pháp tư pháp có tính chất giáo dục,phòng ngừa quy định ở khoản 1 Điều 60 thì không bị coi là có án.

2- Thời hạnđể xoá án đối với người chưa thành niên là một nửa thời hạn quy định ở các Điềutừ 53 đến 55.

CHƯƠNGVIII

NHỮNGQUY ĐỊNH ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN PHẠM TỘI

Điều 68.Áp dụng Bộ luật hình sự đối vớiquân nhân phạm tội.

Đối với quânnhân tại ngũ, quân nhân dự bị trong thời gian tập chung huấn luyện, nếu phạm tộithì áp dụng những quy định của chương này, đồng thời theo những quy định kháccủa phần chung Bộ luật không trái với những quy định của chương này.

Điều 69. Tạm hoãn, miễn hoặc giảm việc chấp hành hìnhphạt.

Quân nhânphạm tội ít nghiêm trọng, nếu do nhu cầu chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu mà đượcngười chỉ huy từ cấp trung đoàn trở lên đề nghị cho ở lại đơn vị tiếp tục làmnhiệm vụ, thì có thể được Toà án cho tạm hoãn việc chấp hành hình phạt từ sáutháng đến một năm. Hết thời hạn đó, Toà án sẽ căn cứ vào thái độ sửa chữa hoặckết quả lập công của người phạm tội mà miễn hình phạt, giảm thời hạn chấp hànhhình phạt hoặc buộc phải chấp hành toàn bộ hình phạt đã tuyên.

Điều 70. Cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội.

1- Cải tạo ởđơn vị kỷ luật của quân đội là hình phạt chính được áp dụng từ sáu tháng đếnhai năm đối với quân nhân tại ngũ phạm tội ít nghiêm trọng.

Nếu người bịkết án đã bị tạm giam thì thời gian tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hànhhình phạt cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội, cứ một ngày tạm giam bằng bangày cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội.

2- Đối vớingười phạm tội không phải là quân nhân tại ngũ, trong trường hợp điều luật quyđịnh hình phạt cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội, thì áp dụng hình phạt cảitạo không giam giữ quy định ở Điều 24.

Điều 71. Tước danh hiệu quân nhân.

Tước danhhiệu quân nhân là hình phạt bổ sung có thể được áp dụng với quân nhân phạm tộinghiêm trọng do cố ý.

Người bị tướcdanh hiệu quân nhân đương nhiên bị xoá tuổi quân và bị tước quyền lợi mà bản thânquân nhân và gia đình được hưởng về quân nhân đó.

 

PHẦNCÁC TỘI PHẠM

CHƯƠNGI

CÁCTỘI XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA

MỤCA

CÁCTỘI ĐẶC BIỆT NGUY HIỂM

XÂMPHẠM AN NINH QUỐC GIA

Điều 72. Tội phản bội Tổ quốc.

1- Công dânViệt Nam nào câu kết với nước ngoài nhăm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền,thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lực lượng quốc phòng, chế độ xãhội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì bị phạt tù từmười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

2- Phạm tộitrong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì bị phạt tù từ bảy năm đến mườilăm năm.

Điều 73. Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhândân.

Người hoạtđộng thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân thì bịphạt như sau:

1- Người tổchức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thìbị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

2- Ngườiđồng phạm khác thì bị phạt từ năm năm đến mười lăm năm.

Điều 74. Tội gián điệp.

1- Người nàocó một trong những hành vi sau đây thì bị phạt tù mười hai năm đến hai mươinăm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Hoạt độngtình báo, phá hoại hoặc gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại chống nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Gây cơ sởđể hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài; hoạt động thámbáo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện hành vi khác giúp người nướcngoài hoạt động tình báo, phá hoại;

c) Cung cấphoặc thu nhập nhằm cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngoài; cung cấp tin tức,tài liệu, không thuộc bí mật Nhà nước để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hoàxã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2- Phạm tộitrong trường hợp ít nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

3- Người nàođã nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú,thành thật khai báo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì được miễn tráchnhiệm hình sự.

Điều 75. Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ.

Người nàoxâm nhập lãnh thổ, có hành động làm sai lệch đường biên giới quốc gia hoặc cóhành động khác nhằm phá hoại an ninh lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam thì bị phạt như sau:

1- Người tổchức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mườihai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

2- Ngườiđồng phạm khác thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

Điều 76. Tội bạo loạn.

Người nàohoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực có tổ chức nhằm chống chính quyền nhân dânthì bị phạt như sau:

1- Người tổ chức,người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mườihai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

2- Ngườiđồng phạm khác bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

Điều 77. Tội hoạt động phỉ.

Người nàohoạt động vũ trang ở vùng rừng núi, vùng biển, vùng hiểm yếu khác, giết người,cướp phá tài sản nhằm chống lại chính quyền nhân dân và chống nhân dân thì bịphạt như sau:

1- Người tổchức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mườihai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

2- Ngườiđồng phạm khác bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

Điều 78. Tội khủng bố.

1. Người nàoxâm phạm tính mạng của nhân viên Nhà nước, nhân viên tổ chức xã hội hoặc côngnhân nhằm chống chính quyền nhân dân thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươinăm, tù chung thân hoặc tử hình.

2- Phạm tộitrong trường hợp xâm phạm tự do thân thể, sức khoẻ thì bị phạt tù từ năm nămđến mười lăm năm.

3- Phạm tộitrong trường hợp đe doạ xâm phạm tính mạng hoặc có những hành vi khác uy hiếptinh thần thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

4- Khủng bốngười nước ngoài nhằm gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam thì cũng bị xử phạt theo Điều này.

Điều 79. Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủnghĩa xã hội.

1. Người nàonhằm chống chính quyền nhân dân mà phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủnghĩa xã hội thuộc các lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoahọc - kỹ thuật, văn hoá và xã hội thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươinăm, tù chung thân hoặc tử hình.

2- Phạm tộitrong trường hợp ít nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

Điều 80. Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinhtế - xã hội.

1- Người nàonhằm chống chính quyền nhân dân mà phá hoại việc thực hiện các quy định của Nhànước về cải tạo xã hội chủ nghĩa đối công thương nghiệp tư doanh, tiểu côngnghiệp, thủ công nghiệp và nông nghiệp, phá hoại việc thực hiện kế hoạch Nhà nướcvề kinh tế - xã hội, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.

2- Phạt tộitrong trường hợp ít nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm.

Điều 81. Tội phá hoại chính sách đoàn kết.

1- Người nàocó một trong những hành vi sau đây nhằm chống chính quyền nhân dân thì bị phạttù từ năm năm đến mười lăm năm:

a) Gây chiarẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với lực lượng vũ trang, chínhquyền nhân dân, với các tổ chức xã hội;

b) Gây hằnthù, miệt thị, chia rẽ dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng cácdân tộc Việt Nam;

c) Gây chiarẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, chia rẽ các tín đồ tôngiáo với chính quyền nhân dân, các tổ chức xã hội;

d) Phá hoạiviệc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế.

2- Phạm tộitrong trường hợp ít nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Điều 82. Tội tuyên truyền chống chế độ xã hội chủ nghĩa.

1- Người nàocó một trong những hành vi sau đây nhằm chống chính quyền nhân dân thì bị phạttù từ ba năm đến mười hai năm:

a) Tuyêntruyền xuyên tạc chế độ xã hội chủ nghĩa;

b) Tuyêntruyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mangtrong nhân dân;

c) Làm ra,tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống chế độ xã hộichủ nghĩa.

2- Phạm tộitrong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươinăm.

Điều 83. Tội phá rối an ninh.

1- Người nàonhằm chống lại chính quyền nhân dân mà kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều ngườiphá rối an ninh chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan Nhànước hoặc tổ chức xã hội thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

2- Ngườiđồng phạm khác thì bị phạt từ hai năm đến bảy năm.

Điều 84. Tội chống phá trại giam.

1- Người nàonhằm chống lại chính quyền nhân dân mà phá trại giam, tổ chức vượt trại giam,đánh tháo người bị giam, người bị dẫn giải hoặc trốn trại giam thì bị phạt tùtừ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

2- Phạm tộitrong trường hợp ít nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm.

Điều 85. Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nướcngoài nhằm chống chính quyền nhân dân.

1- Người nàotrốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dânthì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm.

2- Người tổchức, người cưỡng ép, người xúi giục thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lămnăm.

3- Phạm tộitrong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươinăm hoặc tù chung thân.

Điều 86. Các tội chống Nhà nước xã hội chủ nghĩa anh em.

Người nào cónhững hành vi quy định ở các Điều từ 72 đến 85, nhằm chống một Nhà nước xã hộichủ nghĩa anh em, thì bị xử phạt theo các điều tương ứng.

MỤCB

CÁCTỘI KHÁC XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA

Điều 87. Tội chiếm đoạt máy bay, tàu thuỷ.

Người nàodùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác chiếm đoạt máy bay, tàu thuỷ thì bị phạt nhưsau:

1- Người tổchức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mườihai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

2- Ngườiđồng phạm khác thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

Điều 88. Tội tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nướcngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép.

1- Người nàotổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài tráiphép, nếu không thuộc trường hợp quy định ở Điều 85, thì bị phạt tù từ ba nămđến mười hai năm.

2. Phạm tộinhiều lần hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươinăm.

Điều 89. Tội xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lạinước ngoài trái phép.

1- Người nàoxuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại nước ngoài trái phép thì bị phạt cảnhcáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hainăm.

2- Điều nàykhông áp dụng đối với người nước ngoài đến nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam xin cư trú chính trị.

Điều 90. Tội vi phạm các quy định về hàng không.

1- Người nàođiều khiển máy bay hay phương tiện bay khác vào và ra khỏi Việt Nam mà vi phạmcác quy định về hàng không của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nếukhông thuộc trường hợp quy định của Điều 74 và Điều 75, thì bị phạt tiền đếnnăm trăm triệu đồng (500.000.000 đồng) hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2- Phạm tộigây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tiền đến mười triệu đồng (10.000.000 đồng)hoặc bị phạt tù từ hai năm đến mười năm.

3- Phươngtiện bay có thể bị tịch thu.

Điều 91. Tội vi phạm các quy định về hàng hải.

1- Người nàođiều khiển tàu, thuyền hay phương tiện hàng hải khác vào hoặc ra khỏi Việt Namhoặc đi qua lãnh hải Việt Nam mà vi phạm các quy định về hàng hải của nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nếu không thuộc trường hợp quy định ở Điều 74 vàĐiều 75, thì bị phạt tiền đến ba triệu đồng (3.000.000 đồng) hoặc bị phạt tù từba tháng đến hai năm.

2- Phạm tộigây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tiền đến tám triệu đồng (8.000.000 đồng )hoặc bị phạt tù từ một năm đến bảy năm.

3- Phươngtiện hàng hải có thể bị tịch thu.

Điều 92. Tội cố ý làm lộ bí mật Nhà nước, tội chiếmđoạt, mua bán hoặc tiêu huỷ tài liệu bí mật Nhà nước.

1- Người nàocố ý làm lộ bí mật Nhà nước hoặc chiếm đoạt mua bán, tiêu huỷ tài liệu bí mậtNhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định ở Điều 74 và Điều 80, thì bị phạttù từ hai năm đến bảy năm.

2- Phạm tộigây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

Điều 93. Tội vô ý làm lộ bí mật Nhà nước, tội làm mấttài liệu bí mật Nhà nước.

1- Người nàovô ý làm lộ bí mật Nhà nước hoặc làm lộ bí mật Nhà nước thì bị phạt cải tạokhông giam giữ đến một năm hoặc bị tù từ sáu tháng đến ba năm.

2- Phạm tộigây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Điều 94. Tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọngvề an ninh quốc gia.

1- Người nàophá huỷ công trình hoặc phương tiện giao thông vận tải, thông tin - liên lạc,hệ thống tải điện, dẫn chất đốt, công trình thuỷ lợi hoặc công trình quan trọngkhác về an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hoá xã hội, nếukhông thuộc trường hợp quy định ở Điều 79, thì bị phạt tù từ ba năn đến mườihai năm.

2- Phạm tộithuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươinăm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Có tổchức;

b) Gây hậuquả đặc biệt nghiêm trọng;

c) Tái phạmnguy hiểm.

Điều 95. Tội chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán tráiphép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự

1- Người nàochế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng,phương tiện kỹ thuật quân sự thì bị phạt tù một năm đến bảy năm.

2- Phạm tộithuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lămnăm:

a) Có tổchức;

b) Vật phạmpháp có số lượng lớn;

c) Gây hậuquả nghiêm trọng;

d) Tái phạmnguy hiểm.

3- Phạm tộitrong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươinăm, tù chung thân hoặc tử hình.

Điều 96. Tội chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán tráiphép hoặc chiếm đoạt chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ.

1- Người nàochế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất nổ, chấtcháy, chất độc, chất phóng xạ thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2- Phạm tội thuộcmột trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:

a) Có tổchức;

b) Vật phạmpháp có số lượng lớn;

c) Gây hậuquả nghiêm trọng;

d) Tái phạmnguy hiểm.

3- Phạm tộitrong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươinăm hoặc tù chung thân.

Điều 97. Tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hànghoá, tiền tệ qua biên giới.

1- Người nàobuôn bán trái phép hoặc vận chuyển trái phép qua biên giới hàng hoá, tiền ViệtNam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý hoặc vật phẩm thuộc di tích lịch sử, vănhoá, thì bị phạt tiền đến năm lần giá trị vật phạm pháp hoặc bị phạt tù từ mộtnăm đến năm năm.

2- Phạm tộithuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền đến mười lần giá trịvật phạm pháp hoặc bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:

a) Có tổchức;

b) Vật phạmpháp có số lượng lớn hoặc giá trị lớn; thu lợi bất chính lớn;

c) Lợi dụngchiến tranh;

d) Lợi dụngchức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội;

đ) Phạm tộinhiều lần hoặc tái phạm nguy hiểm.

3- Phạm tộitrong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươinăm hoặc tù chung thân.

Điều 98. Tội làm tiền giả, tội tàng trữ, lưu hành tiềngiả, tội phá huỷ tiền tệ.

1- Người nàolàm, tàng trữ, lưu hành tiền giả, séc giả, phiếu công trái giả hoặc phá huỷtiền tệ thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

2- Phạm tộitrong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mườinăm, tù chung thân hoặc tử hình.

Điều 99. Tội truyền bá văn hoá đồi truỵ.

1. Người nàolàm ra, sao chép, lưu hành, buôn bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh,ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồi truỵ, cũng như cóhành vi khác truyền bá văn hoá đồi truỵ thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2- Phạm tộithuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hainăm:

a) Có tổchức;

b) Vật phạmpháp có số lượng lớn; gây hậu quả nghiêm trọng;

c) Tái phạmnguy hiểm.

Điều 100. Hình phạt bổ sung.

1- Công dânViệt Nam phạm một trong các tội thuộc Mục A thì bị tước một số quyền công dântừ một năm đến năm năm; phạm một trong các tội thuộc mục B thì có thể bị tướcmột số quyền công dân từ một năm đến năm năm.

2- Công dânViệt Nam phạm một trong các tội thuộc Mục A và một trong các tội quy định ởĐiều 87, Điều 88 và ở các Điều từ 94 đến 99, thì bị quản chế hoặc cấm cư trú từmột năm đến năm năm.

3- Người nàophạm một trong các tội quy định ở Điều 90 và Điều 91 trong trường hợp bị xửphạt tù, thì có thể bị phạt tiền theo mức đã quy định đối với mỗi tội.

Người nàophạm một trong các tội quy định ở các Điều 88, 95, 96, 98 và Điều 99, thì cóthể bị phạt tiền từ mười nghìn đồng (10. 000 đồng) đến một trăm nghìn đồng(100.000 đồng); ở Điều 97a, trong trường hợp bị xử phạt tiền thì có thể bị phạttiền theo mức đã quy định ở điều ấy.

4- Người nàophạm một trong các tội thuộc Mục A thì bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tàisản; phạm một trong các tội quy định ở Điều 88 và các Điều từ 94 đến 98, thì cóthể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

 

CHƯƠNGII

CÁCTỘI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG,

SỨCKHOẺ, NHÂN PHẨM, DANH DỰ CỦA CON NGƯỜI

Điều 101. Tội giết người.

1- Người nàogiết người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ mười hainăm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình;

a) Vì độngcơ đê hèn; để thực hiện hoặc để che giấu tội phạm khác;

b) Thực hiệntội phạm một cách man rợ; bằng cách lợi dụng nghề nghiệp hoặc bằng phương phápcó khả năng chết nhiều người;

c) Giết ngườiđang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

d) Giếtnhiều người hoặc giết phụ nữ mà biết là có thai;

đ) Có tổchức;

e) Giết ngườimà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội nghiêm trọng khác;

g) Có tínhchất côn đồ; tái phạm nguy hiểm.

2- Phạm tộikhông thuộc các trường hợp quy định ở khoản 1 Điều này hoặc không có tình tiếtgiảm nhẹ đặc biệt thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

3- Phạm tộitrong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêmtrọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của ngườiđó thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

4- Người mẹnào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quanđặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ con mới đẻ dẫn đến hậu quả đứa trẻchết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ batháng đến hai năm.

Điều 102. Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệchính đáng.

Người nàogiết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì bị phạtcải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị tù từ ba tháng đến ba năm.

Điều 103. Tội xâm phạm tính mạng hoặc sức khoẻ của ngườikhác trong khi thi hành công vụ.

1- Người nàotrong khi thi hành công vụ mà làm chết người do sử dụng vũ khí ngoài những trườnghợp pháp luật cho phép, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

Phạm tội làmchết nhiều người thì bị phạt tù từ ba năm đến mười lăm năm.

2- Phạm tộigây thương tích nặng hoặc tổn hại nặng cho sức khoẻ người khác thì bị phạt cảitạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

Điều 104. Tội vô ý làm chết người.

1- Người nàovô ý làm chết người thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

Phạm tội làmchết nhiều người thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

2- Phạm tộido vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc vi phạm quy tắc hành chính thì bị phạt tùtừ một năm đến năm năm.

Phạm tội làmchết nhiều người thì bị phạt tù từ ba năm đến mười lăm năm.

Điều 105. Tội bức tử.

Người nào đốixử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mìnhlàm người đó tự sát thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm.

Điều 106. Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát.

Người nàoxúi giục làm người khác tự sát hoặc giúp người khác tự sát thì bị phạt tù từsáu tháng đến năm năm.

Điều 107.Tội cố ý không giúp người khácđang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

1- Người nàothấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điềukiện mà không cứu giúp, dẫn đến chết người, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo khônggiam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2- Ngườikhông cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm hoặc là người màtheo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp, thì bị phạt tù từ mộtnăm đến năm năm.

Điều 108. Tội đe doạ giết người.

Người nào đedoạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạnày sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bịphạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Điều 109. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại chosức khoẻ người khác.

1- Người nàocố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác thì bị phạtcải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2- Phạm tộithuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Gây thươngtích nặng hoặc gây tổn hại nặng cho sức khoẻ của người khác;

b) Để cảntrở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

c) Có tínhchất côn đồn hoặc tái phạm nguy hiểm;

3- Phạm tộigây cố tật nặng dẫn đến chết người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọngkhác thì bị phạt tù từ năm năm đến hai mươi năm.

4- Phạm tộithuộc một trong các trường hợp quy định ở điểm a khoản 2, ở khoản 3 Điều này màdo bị kích động mạnh vì hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân hoặctrong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì bị phạt cảnh cáo,cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Điều 110. Tội vô ý gây thương tích nặng hoặc gây tổn hạicho sức khoẻ của người khác.

1- Người nàovô ý gây thương tích nặng hoặc gây tổn hại nặng cho sức khoẻ người khác thì bịphạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba thángđến hai năm.

2- Phạm tộido vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính thì bị phạt tù từ sáutháng đến năm năm.

Điều 111. Tội hành hạ người khác.

Người nàođối xử tàn ác với người lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giamgiữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Điều 112.Tội hiếp dâm.

1- Người nàodùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác giao cấu với người khác trái ý muốn của họ thìbị phạt tù từ một năm đến năm năm.

Phạm tộihiếp dâm người chưa thành niên từ mười ba tuổi trở lên hoặc người mà người phạmtội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh thì bị phạt tù từ hai năm đếnbảy năm.

2- Phạm tộithuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lămnăm:

a) Hiếp dâmcó tổ chức hoặc nhiều người hiếp một người;

b) Hiếpnhiều người hoặc gây tổn hại nặng cho sức khoẻ của nạn nhân;

c) Tái phạmnguy hiểm.

3- Phạm tộilàm nạn nhân chết, tự sát hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác thìphạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

4- Mọi trườnghợp giao cấu với trẻ dưới mười ba tuổi đều là phạm tội hiếp dâm và người phạmtội bị phạt theo các khoản 2 và 3 Điều này.

Điều 113. Tội cưỡng dâm.

1- Người nàodùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạngquẵn bách phải miễn cưỡng giao cấu thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến mộtnăm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Phạm tội cưỡngdâm người chưa thành niên từ 13 tuổi trở lên thì bị phạt tù từ một năm đến nămnăm.

2- Phạm tộithuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Cưỡng dâmnhiều người;

b) Gây hậuquả nghiêm trọng;

c) Tái phạmnguy hiểm.

3- Phạm tộilàm nạn nhân tự sát thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

Điều 114. Tội giao cấu với người dưới 16 tuổi.

Người nào đãthành niên mà giao cấu với người từ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì bị phạt cảitạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

Điều 115. Tội mua bán phụ nữ.

1- Người nàomua bán phụ nữ thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2- Phạm tộithuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ năm năm đến hai mươinăm:

a) Có tổchức;

b) Để đưa ranước ngoài;

c) Mua bánnhiều người;

d) Tái phạmnguy hiểm.

Điều 116. Tội làm nhục người khác.

1- Nếu ngườinào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì bị phạt cảnhcáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hainăm.

2- Phạm tộiđối với người thi hành công vụ thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một nămhoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Điều 117. Tội vu khống.

1- Người nàocó một trong các hành vi sau đây thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữđến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm;

a) Bịa đặthoặc loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gâythiệt hại đến quyền lợi của người khác;

b) Bịa đặtlà người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan Nhà nước.

2- Phạm tộitrong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm.

Điều 118. Hình phạt bổ sung.

1- Người nàophạm một trong các tội quy định ở các Điều từ 101 đến 105 và ở các Điều 107,112 và 113, thì có thể bị cấm đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc côngviệc nhất định từ hai năm đến năm năm.

2- Người nàophạm một trong các tội quy định ở Điều 101 và Điều 115, thì có thể bị phạt quảnchế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

 

CHƯƠNGIII

CÁCTỘI XÂM PHẠM NHỮNG QUYỀN TỰ DO DÂN CHỦ CỦA CÔNG DÂN

Điều 119. Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật.

1- Người nàobắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo khônggiam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2- Phạm tộitrong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn thì bị phạt cải tạo không giam giữđến hai năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

3- Phạm tôigây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

Điều 120. Tội xâm phạm chỗ ở của công dân.

1- Người nàokhám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người kháckhỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bấtkhả xâm phạm về chỗ ở của công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giamgiữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến một năm.

2- Phạm tộitrong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn thì bị phạt cải tạo không giam giữđến một năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Điều 121. Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điệnthoại, điện báo của người khác.

Người nàochiếm đoạt thư, điện báo hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm bímật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện báo của người khác thì bị phạt cảnhcáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến mộtnăm.

Điều 122. Tội xâm phạm quyền bầu cử của công dân.

1- Người nàolừa gạt, mua chuộc hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở việc thực hiện quyền bầu cửcủa công dân thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bịphạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2- Người nàocó trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử mà giả mạo giấy tờ,gian lận phiếu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử thì bịphạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến banăm.

Điều 123. Tội buộc người lao động thôi việc trái phápluật.

Người nào vìvụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà buộc người lao động thôi việc trái phápluật thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tùtừ ba tháng đến một năm.

Điều 124. Tội xâm phạm các quyền hội họp, lập hội, tín ngưỡngcủa công dân.

1- Người nàocó hành vi cản trở công dân thực hiện các quyền tự do sau đây, thì bị phạt cảnhcáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến mộtnăm:

a) Quyền tựdo hội họp, quyền lập hội phù hợp với lợi ích của Nhà nước và của nhân dân;

b) Quyền tựdo tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

2- Người nàolợi dụng các quyền tự do nói trên và các quyền tự do dân chủ khác để xâm phạmlợi ích của Nhà nước, của tổ chức xã hội hoặc của công dân thì bị phạt cảnhcáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến mộtnăm.

Điều 125. Tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ.

Người nàodùng vũ lực hoặc có hành vi nghiêm trọng khác cản trở phụ nữ tham gia hoạt độngchính trị, kinh tế, khoa học, văn hoá và xã hội, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạokhông giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến một năm.

Điều 126. Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền sáng chế,phát minh.

Người nàochiếm đoạt hoặc có hành vi khác xâm phạm quyền tác giả đối với các tác phẩmkhoa học, văn hoá, nghệ thuật hoặc đối với các sáng kiến cải tiến kỹ thuật vàhợp lý hoá sản xuất, sáng chế, phát minh, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền đếnmột trăm nghìn đồng (100.000 đồng), cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bịphạt tù từ ba tháng đến một năm.

Điều 127. Tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo của côngdân.

1- Người cómột trong các hành vi sau đây thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đếnmột năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

a) Lợi dụng chứcvụ, quyền hạn cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết các khiếunại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo.

b) Có tráchnhiệm mà cố ý không chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giảiquyết các khiếu nại, tố cáo gây thiệt hại cho người khiếu nại, tố cáo.

2- Người nàotrả thù người khiếu nại, tố cáo thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai nămhoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

Điều 128. Hình phạt bổ sung.

Người nàophạm một trong các tội quy định ở các Điều từ 119 đến 124, Điều 126 và Điều127, thì có thể bị cấm đảm nhiệm những chức vụ nhất định từ hai năm đến nămnăm.

 

CHƯƠNGIV

CÁCTỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Điều 129. Tội cướp tài sản xã hội chủ nghĩa.

1- Người nàodùng vũ lực, đe doạ dùng ngay tức khắc vũ lực hoặc có hành vi khác làm cho ngườibị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sảnxã hội chủ nghĩa, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm năm.

2- Phạm tộithuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươinăm, tù chung thân hoặc tử hình.

a) Có tổchức;

b) Dùng vũkhí hoặc phương tiện, thủ đoạn nguy hiểm khác;

c) Gây thươngtích nặng, gây tổn hại nặng cho sức khoẻ hoặc gây chết người;

d) Chiếmđoạt tài sản có giá trị lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác;

đ) Tái phạmnguy hiểm.

Điều 130. Tội cưỡng đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa.

1- Người nàođe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người có tráchnhiệm về tài sản xã hội chủ nghĩa nhằm chiếm đoạt tài sản đó thì bị phạt tù từmột năm đến năm năm.

2- Phạm tộithuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hainăm:

a) Chiếmđoạt tài sản có giá trị lớn;

b) Lợi dụngchức vụ, quyền hạn;

c) Tái phạmnguy hiểm.

3- Phạm tộitrong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươinăm.

Điều 131. Tội cướp giật hoặc công nhiên chiếm đoạt tàisản xã hội chủ nghĩa.

1- Người nàocướp giật hợc công nhiên chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa, nếu không thuộctrường hợp quy định ở Điều 129 thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2- Phạm tộithuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hainăm:

a) Có tổchức;

b) Dùng thủđoạn nguy hiểm; hành hung để tẩu thoát;

c) Chiếm đoạttài sản có giá trị lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác;

d) Tái phạmnguy hiểm.

3- Phạm tộitrong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươinăm.

Điều 132. Tội trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa.

1- Người nàotrộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hainăm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2- Phạm tộithuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hainăm:

a) Có tổchức;

b) Dùng thủđoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

c) Hành hungđể tẩu thoát;

d) Chiếmđoạt tài sản có giá trị lớn;

đ) Tái phạmnguy hiểm.

3- Phạm tộitrong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươinăm, tù chung thân hoặc tử hình.

Điều 133. Tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa.

1- Người nàolợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa mà mình cótrách nhiệm trực tiếp quản lý, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm.

2- Phạm tộithuộc một trong các trường hợp say đây thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm:

a) Thôngđồng với người khác ở trong hoặc ngoài cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội;

b) Dùng thủđoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

c) Chiếmđoạt tài sản có giá trị lớn;

d) Tái phạmnguy hiểm.

3- Phạm tộitrong các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đếnhai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Điều 134. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủnghĩa.

1- Người nàobằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa thì bị phạt tù từsáu tháng đến năm năm.

2- Phạm tộithuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hainăm:

a) Có tổchức;

b) Dùng thủđoạn xảo quyệt nguy hiểm;

c) Chiếmđoạt tài sản có giá trị lớn;

d) Tái phạmnguy hiểm.

3- Phạm tộitrong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươinăm hoặc tù chung thân.

Điều 135. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xãhội chủ nghĩa.

1- Người nàolạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa thì bị phạt cải tạo khônggiam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2- Phạm tộithuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hainăm:

a) Dùng thủđoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

b) Chiếmđoạt tài sản có giá trị lớn;

c) Tái phạmnguy hiểm.

3- Phạm tộitrong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươinăm.

Điều 136. Tội chiếm giữ trái phép tài sản xã hội chủnghĩa.

1- Người nàokhông trả lại tài sản xã hội chủ nghĩa bị giao nhầm hoặc không giao nộp cho cơquan có trách nhiệm tài sản do mình tìm được, bắt được mà biết là tài sản xãhội chủ nghĩa, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bịphạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2- Phạm tộichiếm giữ tài sản có giá trị lớn thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

Điều 137. Tội sử dụng trái phép tài sản xã hội chủnghĩa.

1- Người nàovì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa thì bị phạt cảnh cáo,cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2- Phạm tộitrong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thìbị phạt tù từ một năm đến bảy năm.

Điều 138. Tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản xãhội chủ nghĩa.

1- Người nàohuỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản xã hội chủ nghĩa, nếu không thuộc trườnghợp quy định ở Điều 79 và Điều 94, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm.

2- Phạm tộithuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lămnăm:

a) Dùng chấtnổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

b) Huỷ hoạihoặc cố ý làm hư hỏng tài sản có giá trị lớn;

c) Gây hậuquả nghiêm trọng;

d) Để chegiấu tội phạm khác.

3- Phạm tộitrong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươinăm, tù chung thân hoặc tử hình.

Điều 139. Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêmtrọng đến tài sản xã hội chủ nghĩa.

1- Người nàocó nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản xã hội chủ nghĩa, vì thiếutrách nhiệm mà để mất mát, hư hỏng, lãng phí gây thiệt hại nghiêm trọng đến tàisản xã hội chủ nghĩa, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bịphạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2- Phạm tộigây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm.

Điều 140. Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sảnxã hội chủ nghĩa.

Người nào vôý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản xã hội chủ nghĩa thì bị phạt cảnh cáo,cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

Điều 141. Các tội xâm phạm tài sản của Nhà nước kháchoặc của các tổ chức quốc tế.

Người nàoxâm phạm tài sản của các Nhà nước khác hoặc của các tổ chức quốc tế thì bị xửphạt theo nhưng điều tương ứng trong chương này.

Điều 142. Hình phạt bổ sung.

1- Người nàophạm một trong các tội quy định ở các Điều 133, 137 và 139 thì có thể bị cấm đảmnhiệm chức vụ quản lý tài sản xã hội chủ nghĩa từ hai năm đến năm năm.

2- Người nàophạm một trong các tội quy định ở các Điều từ 129 đến 132, Điều 134 và Điều135, nếu là tái phạm nguy hiểm thì bị phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một nămđến năm năm.

3- Người nàophạm một trong các tội quy định ở chương này, trừ các Điều 136, 139 và 140, thìtuỳ theo tính chất nghiêm trọng của tội phạm mà có thể bị phạt tiền đến mộttriệu đồng (1.000.000 đồng) và bị tịch thu một phần hay toàn bộ tài sản hoặcmột trong hai hình phạt đó.

 

CHƯƠNGV

CÁCTỘI XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN, GIA ĐÌNH

VÀCÁC TỘI PHẠM ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

Điều 143. Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tựnguyện tiến bộ.

Người nào cưỡngép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hônhoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi,uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác thì bị phạt cảnhcáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

Điều 144. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng.

1- Người nàođang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác thìbị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ batháng đến một năm.

2- Phạm tộitrong trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộcphải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng màvẫn duy trì quan hệ đó thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Điều 145. Tội tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn.

Người nào cómột trong các hành vi sau đây thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đếnmột năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm:

a) Tổ chứcviệc kết hôn cho người chưa đến tuổi kết hôn;

b) Cố ý duytrì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đến tuổi kết hôn mặc dù đãcó quyết của Toà án buộc chấm dứt quan hệ đó.

Điều 146.Tội loạn luân.

Người nàogiao cấu với người cùng dòng máu về trực hệ, với anh chị em cùng cha khác mẹ,anh chị em cùng mẹ khác cha thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

Điều 147. Tội ngược đãi nghiêm trọng hoặc hành hạ cha,mẹ, vợ chồng, con cái.

Người nào ngượcđãi nghiêm trọng hoặc hành hạ cha, mẹ, vợ chồng, con cái thì bị phạt cảnh cáo,cải tạo không giam giữ đến một hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

Điều 148.Tội dụ dỗ hoặc chứa chấp ngườichưa thành niên phạm pháp.

1- Người nàodụ dỗ người chưa thành niên hoạt động phạm tội, sống xa đoạ hoặc chứa chấp ngườichưa thành niên phạm pháp thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2- Phạm tộithuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hainăm:

a) Có tổchức;

b) Dụ dỗhoặc chứa chấp nhiều người;

c) Gây hậuquả nghiêm trọng;

d) Tái phạmnguy hiểm.

Điều 149. Tội bắt trộm, mua bán hoặc đánh tráo trẻ em.

1- Người nàobắt trộm, mua bán hoặc đánh tráo trẻ em thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm.

2- Phạm tộithuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ năm năm đến hai mươinăm:

a) Có tổchức hoặc có tính chất chuyên nghiệp;

b) Để đưa ranước ngoài;

c) Bắt trộm,mua bán hoặc đánh tráo nhiều trẻ em hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác;

d) Tái phạmnguy hiểm.

Điều 150. Hình phạt bổ sung.

Người nàophạm một trong các tội quy định ở Điều 148 và Điều 149, nếu là tái phạm nguyhiểm thì có thể bị phạt quản chế từ một năm đến năm năm.

 

CHƯƠNGVI

CÁCTỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU CỦA CÔNG DÂN

Điều 151. Tội cướp tài sản của công dân.

1- Người nàodùng vũ lực, đe doạ dùng ngay tức khắc vũ lực hoặc có hành vi khác làm cho ngườibị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản,thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm.

2- Phạm tộithuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươinăm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Có tổchức;

b) Dùng vũlực hoặc phương tiện, thủ đoạn nguy hiểm khác;

c) Gây thươngtích nặng, gây tổn hại cho sức khoẻ hoặc gây chết người.

d) Chiếmđoạt tài sản có giá trị lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác;

đ) Tái phạmnguy hiểm.

Điều 152. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản của côngdân.

1- Người nàobắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản của công dân thì bị phạttù từ hai năm đến mười năm.

2- Phạm tộithuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ bảy năm đến hai mươinăm:

a) Có tổchức;

b) Dùng vũkhí hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

c) Gây hậuquả nghiêm trọng;

d) Tái phạmnguy hiểm.

Điều 153. Tội cưỡng đoạt tài sản của công dân.

1- Người nàođe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằmchiếm đoạt tài sản thì bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2- Phạm tộithuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm:

a) Chiếmđoạt tài sản có giá trị lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác;

b) Tái phạmnguy hiểm.

Điều 154. Tội cướp giật hoặc công nhiên chiếm đoạt tàisản của công dân.

1- Người nàocướp giật hoặc công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác, nếu không thuộc trườnghợp quy định ở Điều 151 thì bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2- Phạm tộithuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm:

a) Có tổchức;

b) Dùng thủđoạn nguy hiểm; hành hung để tẩu thoát;

c) Chiếmđoạt tài sản có gia trị lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác;

d) Tái phạmnguy hiểm.

3- Phạm tộitrong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lămnăm.

Điều 155. Tội trộm cắp tài sản của công dân.

1- Người nàotrộm cắp tài sản của người khác thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một nămhoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2- Phạm tộithuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm;

a) Có tổchức;

b) Dùng thủđoạn xảo quyệt, nguy hiểm; hành hung để tẩu thoát;

c) Chiếmđoạt tài sản có giá trị lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác;

d) Tái phạmnguy hiểm

3- Phạm tộitrong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến hai mươinăm.

Điều 156. Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tàisản của công dân.

1- Người nàolạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác thì bị phạt cảitạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2- Phạm tộithuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hainăm:

a) Chiếmđoạt tài sản có giá trị lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác;

b) Tái phạmnguy hiểm.

Điều 157. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân.

1- Người nàobằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ batháng đến ba năm.

2- Phạm tộithuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm:

a) Có tổchức;

b) Dùng thủđoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

c) Chiếmđoạt tài sản có giá trị lớn;

d) Tái phạmnguy hiểm.

3- Phạm tộitrong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lămnăm.

Điều 158. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản củacông dân.

1- Người nàolạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của người khác thì bị phạt cải tạo khônggiam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2- Phạm tộithuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai năm đến mười hainăm:

a) Chiếmđoạt tài sản có giá trị lớn;

b) Tái phạmnguy hiểm;

Điều 159. Tội chiếm giữ trái phép tài sản của công dân.

Người nào cốý không trả lại cho người có tài sản hoặc không giao nộp cho cơ quan có tráchnhiệm tài sản có giá trị lớn của người khác bị giao nhầm hoặc do mình tìm được,bắt được thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạttù từ ba tháng đến hai năm.

Điều 160. Tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản củacông dân.

1- Người nàohuỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác thì bị phạt tù từ sáutháng đến năm năm.

2- Phạm tộithuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hainăm:

a) Dùng chấtnổ, chất cháy hoặc thu đoạn nguy hiểm khác;

b) Huỷ hoạihoặc cố ý làm hư hỏng tài sản có giá trị lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọngkhác;

c) Để chegiấu tội phạm khác;

d) Tái phạmnguy hiểm.

3- Phạm tộitrong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươinăm.

Điều 161. Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tàisản của công dân.

Người nào vôý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của người khác thì bị phạt cảnh cáo,cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Điều 162. Các tội xâm phạm tài sản của người nước ngoài.

Người nàoxâm phạm tài sản của người nước ngoài thì bị phạt theo các Điều tương ứng củaChương này.

Điều 163. Hình phạt bổ sung.

1- Người nàophạm tội quy định ở Điều 156 thì có thể bị cấm đảm nhiệm những chức vụ nhấtđịnh từ hai năm đến năm năm.

2- Người nàophạm một trong các tội quy định ở các Điều từ 151 đến 155, Điều 157 và Điều158, nếu là tái phạm nguy hiểm thì có thể bị phạt quản chế hoặc bị cấm cư trútừ một năm đến năm năm.

3- Người nàophạm một trong các tội quy định ở các Điều từ 151 đến 158, tuỳ theo tính chấtnghiêm trọng của tội phạm mà có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

 

CHƯƠNGVII

CÁCTỘI PHẠM VỀ KINH TẾ

Điều 164. Tội cản trở việc thực hiện các quy định của Nhànước về cải tạo xã hội chủ nghĩa.

1- Người nàohuỷ hoại, phân tán tài sản hoặc có hành vi khác cản trở việc thực hiện các quy địnhcủa Nhà nước về cải tạo xã hội chủ nghĩa thì bị phạt cải tạo không giam giữ đếnmột năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2- Phạm tộithuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Lợi dụngchức vụ, quyền hạn;

b) Gây hậuquả nghiêm trọng.

Điều 165. Tội đầu cơ.

1- Người nàomua vét hàng hoá, lương thực, vật tư, các loại tem phiếu, vé, giấy tờ có giátrị phân phối hàng hoá, lương thực, vật tư hoặc cung ứng dịch vụ nhằm bán lạiđể thu lợi bất chính thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2- Phạm tộithuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hainăm:

a) Đầu cơxăng dầu hoặc thuốc chữa bệnh, phòng bệnh do Nhà nước thống nhất quản lý;

b) Có tổchức;

c) Lợi dụngchức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội;

d) Hàng phạmpháp có số lượng hoặc giá trị lớn; thu lợi bất chính lớn;

đ) Lợi dụngthiên tai hoặc chiến tranh;

e) Tái phạmnguy hiểm.

3- Phạm tộitrong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươinăm hoặc tù chung thân.

Điều 166. Tội buôn bán hoặc tàng trữ hàng cấm.

1- Người nàobuôn bán, tàng trữ các chất may tuý, ngoại tệ hoặc buôn bán kim khí quý, đá quýthì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2- Phạm tộithuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hainăm:

a) Có tổchức;

b) Lợi dụngchức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội;

c) Hàng phạmpháp có số lượng lớn; thu lợi bất chính lớn;

d) Lợi dụngthiên tai hoặc chiến tranh;

đ) Tái phạmnguy hiểm.

3- Phạm tộitrong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươinăm.

Điều 167. Tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả.

1- Người nàolàm hàng giả hoặc buôn bán hàng giả thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2- Phạm tộithuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hainăm:

a) Hàng giảlà lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, phòng bệnh;

b) Có tổchức;

c) Lợi dụng chứcvụ, quyền hạn hoặc danh nghĩa Nhà nước, tổ chức xã hội;

d) Hàng giảcó số lượng lớn; thu lợi bất chính lớn;

đ) Tái phạmnguy hiểm.

3- Phạm tộitrong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươinăm, tù chung thân hoặc tử hình.

Điều 168. Tội kinh doanh trái phép.

1- Người nàokinh doanh không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung được phép hoặc cóhành vi khác trái với quy định của Nhà nước về kinh doanh công thương nghiệp,đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đếnmột năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2- Phạm tộithuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:

a) Lợi dụngdanh nghĩa cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội;

b) Mạo nhậnmột tổ chức không có thật;

c) Hàng phạmpháp có số lượng lớn hoặc có giá trị lớn; thu lợi bất chính lớn.

Điều 169. Tội trốn thuế.

Người nàotrốn thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm, thì bịphạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

Điều 170. Tội lừa dối khách hàng.

1- Người nàotrong việc mua bán mà cân, đong, đo, đếm, tính gian, đánh tráo loại hàng hoặcdùng thủ đoạn gian dối khác gây thiệt hại cho khách hàng, đã bị xử lý hànhchính mà còn vi phạm thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bịphạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2- Phạm tộinhiều lần hoặc thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Điều 171. Tội cho vay lãi nặng.

1- Người nàocho vay lãi nặng có tính chất chuyên bóc lột thì bị phạt cảnh cáo, cải tạokhông giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2- Phạm tộitrong trường hợp sử dụng công quỹ thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

Điều 172. Tội chiếm đoạt tem, phiếu, tội làm hoặc lưu hànhtem, phiếu, giấy tờ giả dùng vào việc phân phối.

1- Người nàocó một trong các hành vi sau đây thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm:

a) Chiếmđoạt tem, phiếu dùng vào việc phân phối;

b) Làm hoặclưu hành tem, phiếu, giấy tờ giả dùng vào việc phân phối.

2- Phạm tộithuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hainăm:

a) Có tổchức;

b) Thu lợibất chính lớn;

c) Gây hiệuquả nghiêm trọng;

d) Tái phạmnguy hiểm.

3- Phạm tội trongtrường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi nămhoặc tù chung thân.

Điều 173. Tội làm vé giả, tội buôn bán vé giả.

1- Người nàolàm ra hoặc buôn bán các loại vé giả như vé tàu, xe, vé xổ số, tem bưu chính,tem lệ phí hoặc các loại vé giả khác với số lượng lớn đã bị xử lý hành chính màvẫn còn vi phạm, thì bị phạm tù từ sáu tháng đến năm năm.

2- Phạm tộithuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hainăm:

a) Thu lợibất chính lớn;

b) Tái phạmnguy hiểm.

Điều 174. Tội cố ý làm trái những nguyên tắc, chính sách,chế độ quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

1- Người nàovì vụ lợi mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái những nguyên tắc, chínhsách, chế độ quản lý kinh tế do Nhà nước quy định gây hậu quả nghiêm trọng hoặcđã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đếnmột năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2- Phạm tộigây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Điều 175. Tội lập quỹ trái phép.

1- Người nàolợi dụng chức vụ, quyền hạn lập quỹ trái phép và sử dụng quỹ đó gây hậu quảnghiêm trọng hoặc đã bị xử lý hành chính mà vẫn còn vi phạm, thì bị phạt cảitạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2- Phạm tộithuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

a) Dùng thủđoạn xảo quyệt để trốn tránh việc kiểm soát;

b) Để thựchiện tội phạm khác hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Điều 176. Tội báo cáo sai trong quản lý kinh tế.

Người nào vìvụ lợi mà báo cáo với cơ quan có thẩm quyền những số liệu, tài liệu rõ ràngkhông đúng sự thật gây hậu quả nghiêm trọng cho việc xây dựng hay thực hiện kếhoạch kinh tế - xã hội của Nhà nước hoặc đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm,thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đếnba năm.

Điều 177. Tội lưu hành sản phẩm kém phẩm chất.

Người nào cótrách nhiệm trong chỉ đạo sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm, phân phối, lưuthông vì vụ lợi mà cho lưu hành nhiều lần hoặc với số lượng lớn những sản phẩmkhông đúng tiêu chuẩn chất lượng đã định gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạtcải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

Điều 178. Tội vi phạm những nguyên tắc, chính sách, chếđộ về phân phối.

Người nào vìvụ lợi mà làm trái nhứng nguyên tắc, chính sách, chế độ về phân phối vật tư, lươngthực, thực phẩm hoặc hàng hoá khác gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cảitạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

Điều 179. Tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thămdò, khai thác và bảo vệ tài nguyên trong lòng đất, trong các vùng biển và thềmlục địa Việt Nam.

Người nào viphạm các quy định của Nhà nước về nghiên cứu, thăm dò, khai thác và bảo vệ tàinguyên trong lòng đất, nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lụcđại của Việt Nam, vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, thì bịphạt cảnh cáo, phạt tiền đến mười triệu đồng (10.000.000 đồng) hoặc bị phạt tùtừ ba tháng đến một năm.

Những dụngcụ, phương tiện để phạm tội có thể bị tịch thu. Những vật do phạm tội mà có đềubị tịch thu.

Điều 180. Tội vi phạm các quy định về quản lý đất và bảovệ đất đai.

1- Người nàomua bán, lấn chiếm đất hoặc có hành vi khác vi phạm các quy định của Nhà nướcvề quản lý và bảo vệ đất đai gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý hànhchính mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bịphạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2- Phạm tộitrong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Điều 181. Tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệrừng.

1- Người nàokhai thác trái phép cây rừng, săn bắt trái phép chim, thú hoặc có những hành vikhác vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý và bảo vệ rừng gây hậu quảnghiêm trọng hoặc đã bi xử lý hành chính mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạokhông giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2- Phạm tộitrong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm.

Điều 182. Tội sử dụng hoặc phân phối điện trái phép gâyhậu quả nghiêm trọng.

1- Người nàosử dụng hoặc phân phối điện trái phép gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lýhành chính mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặcbị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2- Phạm tộitrong trường hợp sử dụng điện vào việc kinh doanh trái phép hoặc trường hợp đặcbiệt nghiêm trọng khác thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm.

Điều 183. Tội sản xuất hoặc buôn bán rượu, thuốc lá tráiphép.

Người nàosản xuất hoặc buôn bán rượu, thuốc lá trái với các quy định của Nhà nước, đã bịxử lý hành chính mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một nămhoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

Điều 184. Tội lạm sát gia súc.

Người nàogiết trâu, bò hoặc các súc vật khác trái với các quy định của Nhà nước về bảovệ sức kéo gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm,thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đếnba năm.

Điều 185. Hình phạt bổ sung.

1- Người nàophạm một trong các tội quy định ở các Điều 164, 177, 178 và từ 180 đến 184, thìcó thể bị phạt tiền đến một triệu đồng (1.000.000 đồng).

Phạm tội quyđịnh ở Điều 179 trong trường hợp bị xử phạt tù thì có thể bị phạt tiền đến mườitriệu đồng (1.000.000 đồng).

2- Người nàophạm một trong các tội quy định ở các Điều từ 165 đến 169, từ 171 đến 173 và ởĐiều 183, thì tuỳ trường hợp mà có thể bị phạt tiền đến mười lần giá trị hàngphạm pháp hoặc số lợi bất chính.

3- Người nàophạm một trong các tội quy định ở các Điều từ 164 đến 168, ở Điều 172 và Điều173, thì có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

4- Người nàophạm một trong các tội quy định ở các Điều từ 164 đến 168, Điều 170 và Điều171, các Điều từ 174 đến 178 và ở các Điều 180, 181 182, thì có thể bị cấm đảmnhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc những công việc nhất định từ hai nămđến năm năm.

 

CHƯƠNGVIII

CÁCTỘI XÂM PHẠM AN TOÀN,

TRẬTTỰ CÔNG CỘNG VÀ TRẬT TỰ

QUẢNLÝ HÀNH CHÍNH

MỤCA

CÁCTỘI XÂM PHẠM AN TOÀN CÔNG CỘNG

Điều 186. Tội vi phạm các quy định về an toàn giao thôngvận tải gây hậu quả nghiêm trọng.

1- Người nàođiều khiển phương tiện giao thông vận tải mà vi phạm các quy định về an toàngiao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường không gây thiệt hạiđến tính mạng, sức khoẻ người khác hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản,thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đếnhai năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm:

a) Đi quátốc độ, trở quá trọng tải quy định, tránh, vượt trái phép;

b) Không điđúng tuyến đường, phần đường, luồng lạch, đường bay và độ cao quy định;

c) Vi phạmcác quy định khác về an toàn giao thông.

2- Phạm tộithuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Điềukhiển phương tiện giao thông vận tải mà không có bằng lái; trong khi say rượuhoặc say do dùng chất kích thích khác;

b) Gây tainạn rồi bỏ chạy để trốn trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn.

3- Phạm tội gâyhậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến hai mươi năm.

4- Phạm tộitrong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếuđược ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bịphạt tù từ ba tháng đến ba năm.

Điều 187. Tội cản trở giao thông vận tải gây hậu quảnghiêm trọng.

1- Người nàocó một trong những hành vi sau đây cản trở giao thông vận tải gây thiệt hại đếntính mạng, sức khoẻ người khác hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, thìbị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến banăm:

a) Đào, phácác công trình giao thông, đặt vật chướng ngại cản trở giao thông đường bộ, đườngsắt, đường thuỷ, đường không;

b) Dichuyển, phá huỷ biển báo hiệu hoặc các thiết bị giao thông;

c) Có hànhvi cản trở giao thông vận tải.

2- Phạm tộigây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Điều 188. Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thôngvận tải không đảm bảo an toàn hoặc điều động người không đủ điều kiện điềukhiển các phương tiện giao thông vận tải gây hậu quả nghiêm trọng.

1- Người nàocó một trong những hành vi sau đây thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữđến hai năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm:

a) Ngườichịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật củacác phương tiện giao thông vận mà cho đưa vào sử dụng các phương tiện rõ ràngkhông đảm bảo an toàn gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ người khác hoặc gâythiệt hại nghiêm trọng đến tài sản;

b) Điều độngngười không có bằng lái hoặc không đủ những điều kiện khác, điều động người sayrượu hoặc say do dùng chất kích thích khác điều khiển phương tiện giao thôngvận tải gây hậu quả nói trên.

2- Phạm tộigây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm.

Điều 189. Tội dừng xe lửa hoặc làm dừng xe lửa trái phép.

1- Người nàodùng xe lửa hoặc làm dừng xe lửa trái với các quy định về giao thông đường sắt,cản trở hoạt động bình thường của xe lửa, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến nămnăm.

2- Phạm tộithuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm năm đến mườihai năm:

a) Là nhânviên phục vụ đoàn tàu;

b) Gây thiệthại đến tính mạng, sức khoẻ người khác hoặc gây thiệt hại nghiêm trong đến tàisản;

3- Phạm tộigây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tùchung thân.

Điều 190. Tội vi phạm về các an toàn lao động, về bảo hộlao động, về an toàn những nơi đông người gây hậu quả nghiêm trọng.

1- Người nàocó trách nhiệm chỉ đạo thực hiện hoặc thực hiện những quy định về an toàn lạođộng, về bảo hộ lao động, về vệ sinh công nghiệp, về an toàn ở những nơi đôngngười mà vi phạm các quy định đó gây thiệt hại đến tính mạng sức khoẻ ngườikhác hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, thì bị phạt cải tạo khônggiam giữ đến hai năm năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2- Phạm tộigây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm.

3- Người nàovi phạm các quy định về an toàn hầm mỏ, hoá chất, dầu khí hoặc trong các lĩnhvực quan trọng khác mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nếukhông được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một nămhoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

Điều 191. Tội vi phạm các quy định về xây dựng gây hậuquả nghiêm trọng.

1- Người nàovi phạm các quy định về xây dựng trong các lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thicông, sử dụng nguyên liệu, vật liệu, máy móc, nghiệm thu công trình hay cáclĩnh vực khác gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ người khác hoặc gây thiệthại nghiêm trong đến tài sản, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai nămhoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2- Phạm tộigây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười lăm năm.

Điều 192. Tội vi phạm các quy định về quản lý vũ khí, phươngtiện kỹ thuật, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ.

1- Người nàovi phạm các quy định về đặt kho, bảo quản, vận chuyển, sử dụng vũ khí, phươngtiện kỹ thuật, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ gây thiệt hại đếntính mạng, sức khoẻ người khác hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, thìbị phạt tù từ một năm đến bảy năm.

2- Phạm tộigây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

3- Phạm tội trongtrường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu khôngđược ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bịphạt tù từ ba tháng đến ba năm.

Điều 193. Tội thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khígây hậu quả nghiêm trọng.

Người nào đượcgiao vũ khí mà thiếu trách nhiệm, để người khác sử dụng vũ khí ấy làm ngườichết hoặc bị thương nặng hoặc làm thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, thì bịphạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến nămnăm.

Điều 194. Tội vi phạm các quy định về phòng cháy, chữacháy gây hậu quả nghiêm trọng.

1- Người nàovi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại đến tính mạng, sứckhoẻ người khác hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, thì bị phạt cảitạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2- Phạm tộigây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm.

3- Phạm tộitrong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếukhông được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đếnmột năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến một năm.

Điều 195. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ môi trườnggây hậu quả nghiêm trọng.

1- Người nàovi phạm các quy định về giữ gìn vệ sinh công cộng, về phòng ngừa và chống dịchbệnh, về bảo vệ môi trường gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo khônggiam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đên hai năm.

2- Phạm tộigây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

Điều 196. Tội vi phạm các quy định về chữa bệnh, chếthuốc, bán thuốc gây hậu quả nghiêm trọng.

1- Người nàovi phạm các quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phátthuốc, bán thuốc gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ người khác, thì bị phạttù từ một năm đến bảy năm.

2- Phạm tộigây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

Điều 197. Tội vi phạm các quy định về vệ sinh thực phẩmgây hậu quả nghiêm trọng.

1- Người nàochế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm mất phẩm chất gâythiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ người tiêu dùng, thì bị phạt tù từ một nămđến bảy năm.

2- Phạm tộigây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

 

MỤCB

CÁCTỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Điều 198. Tội gây rối trật tự công cộng.

1- Người nàogây rối trật tự ở nơi công cộng thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữđến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2- Phạm tộithuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:

a) Có dùngvũ khí hoặc có hành vi phá phách;

b) Lôi kéo,kích động người khác gây rối;

c) Hành hungngười can thiệp bảo vệ trật tự công cộng.

Điều 199. Tội hành nghề mê tín, dị đoan gây hậu quảnghiêm trọng.

1- Người nàodùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác gây hậu quảnghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từba tháng đến ba năm.

2- Phạm tộilàm chết người hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác thì bị phạt tù từnăm năm đến mười năm.

Điều 200. Tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gábạc.

1- Người nàođánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật, thì bị phạtcảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến banăm

2- Người nàotổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đếnmột năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Phạm tộitrong trường hợp tái phạm nguy hiểm thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Điều 201. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do ngườikhác phạm tội mà có.

1- Người nàokhông hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ do người khác phạmtội mà có, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2- Phạm tộithuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hainăm:

a) Có tổchức;

b) Tài sảncó số lượng lớn hoặc có giá trị lớn;

c) Tái phạmnguy hiểm.

Điều 202. Tội chứa mãi dâm, tội môi giới mãi dâm.

1- Người nàochứa mãi dâm, dụ dỗ hoặc dẫn dắt người mãi dâm thì bị phạt tù từ sáu tháng đếnnăm năm.

2- Phạm tộigây hậu quả nghiêm trọng hoặc tái phạm nguy hiểm thì bị phạt tù từ ba năm đến mườinăm.

Điều 203. Tội tổ chức dùng chất ma tuý.

1- Người nàotổ chức dùng chất ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào thì bị phạt tù từ sáu thángđến năm năm.

2- Phạm tộigây hậu quả nghiêm trọng hoặc tái phạm nguy hiểm thì bị phạt tù từ ba năm đến mườinăm.

Điều 204. Tội xâm phạm mồ mả, hài cốt.

1- Người nàođào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vikhác xâm phạm mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một nămhoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2- Phạm tộigây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

 

MỤCC

CÁCTỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH

Điều 205. Tội chống người thi hành công vụ.

1- Người nàodùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực chống người thi hành công vụ cũng như dùngmọi thủ đoạn cưỡng ép họ thực hiện những hành vi trái pháp luật, nếu khôngthuộc trường hợp quy định ở Điều 101 và Điều 109, thì bị phạt cải tạo khônggiam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2- Phạm tộigây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm.

Điều 206. Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự.

1- Người nàođang ở lứa tuổi làm nghĩa vụ quân sự mà không chấp hành đúng những quy định vềđăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trunghuấn luyện, đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ ba thángđến hai năm.

2- Phạm tộithuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:

a) Tự gây thươngtích hoặc gây tổn hại đến sức khoẻ của mình;

b) Phạm tộitrong thời chiến;

c) Lôi kéongười khác phạm tội.

Điều 207. Tội làm trái hoặc cản trở việc thực hiện nghĩavụ quân sự.

1- Người nàolợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái các quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự,gọi nhập ngũ, gọi tập trung huấn luyện thì bị phạt cải tạo không giam giữ đếnhai năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2- Người nàocố ý cản trở việc đăng ký nghĩa vụ quân sự, việc thi hành lệnh gọi nhập ngũ,lệnh gọi tập trung huấn luyện thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một nămhoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

3- Phạm tộitrong thời chiến thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm.

Điều 208. Tội trốn tránh nghĩa vụ lao động công ích.

Người nàothuộc diện phải làm nghĩa vụ lao động công ích mà không chấp hành lệnh huy độnglàm nghĩa vụ lao động, đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm, thì bị phạt cảitạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

Điều 209. Tội làm trái hoặc cản trở việc thực hiện nghĩavụ lao động công ích.

Người nào cốý làm trái hoặc cản trở việc thực hiện nghĩa vụ lao động công ích thì bị phạtcảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến banăm.

Điều 210. Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc.

Người nàogiả mạo chức vụ, cấp bậc thực hiện hành vi trái pháp luật thì bị phạt cảnh cáohoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm

Điều 211. Tội giả mạo giấy chững nhận, tài liệu của cơquan Nhà nước, của tổ chức xã hội.

1- Người nàocó một trong những hành vi sau đây thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến mộtnăm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

a) Sửa chữa,làm sai lệnh nội dung hoặc làm giả giấy chứng minh, hộ chiếu, giấy chứng nhậnhộ tịch, hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hộivà sử dụng giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật;

b) Làm giảcon dấu, giấy tiêu đề hoặc giấy tờ khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hộihoặc sử dụng con dấu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hộihoặc công dân.

2- Phạm tộicó tổ chức hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Điều 212. Tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu huỷ con dấu,tài liệu cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội.

1- Người nàochiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu huỷ con dấu, tài liệu cơ quan Nhà nước, tổ chứcxã hội không thuộc tài liệu bí mật Nhà nước hoặc bí mật công tác, thì bị phạtcảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đếnhai năm.

2- Phạm tộicó tổ chức hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

Điều 213. Tội không chấp hành các quyết định hành chínhvề cư trú bắt buộc, cấm cư trú, quản chế hoặc lao động bắt buộc.

Người nàokhông chấp hành các quyết định của cơ quan hành chính có thẩm quyền về cư trúbắt buộc, cấm cư trú, quản chế hoặc lao động bắt buộc thì bị phạt tù từ batháng đến một năm.

Điều 214. Tội vi phạm các quy định về quản lý nhà.

Người nàochiếm dụng chỗ ở, xây dựng nhà trái phép, đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạmhoặc chuyển nhượng trái phép nhà do Nhà nước hoặc tổ chức xã hội quản lý thulợi bất chính lớn, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạttù từ ba tháng đến hai năm.

Công trìnhxây dựng trái phép có thể bị dỡ bỏ, trưng mua hoặc tịch thu.

Điều 215. Tội vi phạm các quy định về xuất bản và pháthành sách, báo, ấn phẩm khác.

Người nào viphạm các quy định về xuất bản và phát hành sách, báo hoặc ấn phẩm khác thì bịphạt cảnh cáo, phạt tiền từ năm nghìn đồng (5.000 đồng) đến hai trăm nghìn đồng(200.000 đồng), cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba thángđến một năm.

Điều 216. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụngcác di tích lịch sử, văn hoá, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng.

Người nào viphạm các quy định về bảo vệ và sử dụng các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam,thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữđến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

Điều 217. Tội xúc phạm quốc kỳ, quốc huy.

Người nào cốý xúc phạm quốc kỳ, quốc huy thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một nămhoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

Điều 218. Hình phạt bổ sung.

1- Người nàophạm một trong các tội quy định ở các Điều từ 186 đến 191 và từ 195 đến 197,thì có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định từhai năm đến năm năm.

2- Người nàophạm một trong các tội quy định ở các Điều từ 199 đến 203, thì có thể bị quảnchế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

3- Người nàophạm một trong các tội quy định ở các Điều từ 199 đến 203, thì bị phạt tiền từmột nghìn đồng (1.000) đến năm mươi nghìn đồng (50.000 đồng) và có thể bị tịchthu một phần tài sản.

 

CHƯƠNGIX

CÁCTỘI PHẠM VỀ CHỨC VỤ

Điều 219. Khái niệm tội phạm về chức vụ.

Các tội phạmvề chức vụ là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nướchoặc tổ chức xã hội do người có chức vụ thực hiện trong khi thi hành nhiệm vụ.

Người cóchức vụ nói trên đây là người do bổ nhiệm, do dân cử, do hợp đồng hoặc do mộthình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện mộtcông vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ.

Điều 220. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêmtrọng.

Người nào vìthiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ đượcgiao gây hậu quả nghiêm trọng, nếu không thuộc trường hợp quy định ở các Điều139, 193 và 237, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tùtừ ba tháng đến ba năm.

Điều 221. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm quyềntrong khi thi hành công vụ.

Người nào vìvụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc vượt quáquyền hạn làm trái với công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của tổchức xã hội hoặc lợi ích hợp pháp của công dân, nếu không thuộc trường hợp quyđịnh ở các Điều 156, 238 và 239, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữđến hai năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

Điều 222. Tội cố ý làm lộ bí mật công tác, tội chiếmđoạt, mua bán hoặc tiêu huỷ tài liệu bí mật công tác.

1- Người nàocố ý làm lộ bí mật công tác hoặc chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ tài liệu bí mậtcông tác, nếu không thuộc trường hợp quy định ở Điều 74 và Điều 92, thì bị phạtcải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2- Phạm tộigây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Điều 223. Tội vô ý làm lộ bí mật công tác, tội làm mấttài liệu bí mật công tác.

Người nào vôý làm lộ bí mật công tác hoặc làm mất tài liệu bí mật công tác gây hậu quảnghiêm trọng, nếu không thuộc trường hợp quy định ở Điều 93, thì bị phạt cảnhcáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hainăm.

Điều 224. Tội giả mạo trong công tác.

1- Người nàotrong khi thực hiện nhiệm vụ vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà sửa chữa,làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu hoặc làm và cấp giấy tờ giả, thì bịphạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2- Phạm tộithuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Ngườiphạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc cấp các giấy công chứng;

b) Gây hậuquả nghiêm trọng.

Điều 225.Tội đào nhiệm.

1- Người nàolà nhân viên Nhà nước, nhân viên tổ chức xã hội mà cố ý rời bỏ nhiệm vụ gây hậuquả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạttù từ ba tháng đến ba năm.

2- Phạm tộithuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Lôi kéongười khác đào nhiệm;

b) Phạm tộitrong thời chiến;

c) Gây hậuquả đặc biệt nghiêm trọng.

Điều 226. Tội nhận hối lộ.

1- Người nàolợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhậntiền của hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào để làm một việcthuộc trách nhiệm của mình hoặc không làm một việc phải làm, thì bị phạt tù từmột năm đến bảy năm.

Phạm tộitrong trường hợp lạm dụng chức vụ, quyền hạn để làm một việc không được phéplàm, thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm.

2- Phạm tộithuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lămnăm:

a) Có tổchức;

b) Sáchnhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt;

c) Của hốilộ có giá trị lớn;

d) Gây hậuquả nghiêm trọng;

đ) Phạm tộinhiều lần.

3- Phạm tộitrong trường hợp đặc biệt nhiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươinăm hoặc tù chung thân.

Điều 227. Tội đưa hối lộ, tội làm môi giới hối lộ.

1- Người nàođưa hối lộ hoặc làm môi giới hối lộ thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2- Phạm tộithuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến mười lămnăm:

a) Có tổchức;

b) Dùng thủđoạn xảo quyệt;

c) Của hốilộ có giá trị lớn;

d) Gây hậuquả nghiêm trọng;

đ) Phạm tộinhiều lần.

3- Phạm tộitrong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươinăm hoặc tù chung thân.

4- Người bịép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì được coi làkhông có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

Người đưahối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giácthì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộcủa đã dùng để đưa hối lộ.

Điều 228. Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chứcvụ, quyền hạn để trục lợi.

1- Người nàotrực tiếp hoặc qua trung gian nhận tiền của hoặc lợi ích vật chất khác dưới bấtkỳ hình thức nào để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyềnhạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của họ, hoặc làm một việckhông được phép làm, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2- Phạm tộitrong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

Điều 229. Hình phạt bổ sung.

1- Người nàophạm một trong các tội quy định ở Chương này thì có thể bị cấm đảm nhiệm nhữngchức vụ nhất định từ hai năm đến năm năm.

2- Người nàophạm một trong các tội quy định ở các Điều 226, 227 và 228, thì có thể bị phạttiền đến năm lần giá trị của hối lộ; phạm một trong các tội quy định ở khoản 3các Điều 226 và 227 thì còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

 

CHƯƠNGX

CÁCTỘI XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP

Điều 230. Khái niệm tội xâm phạm hoạt động tư pháp.

Các tội xâmphạm hoạt động tư pháp là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơquan điều tra, kiểm sát, xét xử và thi hành án trong việc bảo vệ quyền lợi củaNhà nước, của các tổ chức xã hội và của công dân.

Điều 231. Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người khôngcó tội.

1- Kiểm sátviên, điều tra viên nào cố ý truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tộithì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đếnba năm.

2- Phạm tộithuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Truy cứutrách nhiệm hình sự về một tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia;

b) Gây hậuquả nghiêm trọng.

Điều 232. Tội ra bản án hoặc quyết định trái pháp luật.

1- Thẩmphán, hội thẩm nhân dân nào cố ý ra bản án hoặc quyết định trái pháp luật thì bịphạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến banăm.

2- Phạm tộigây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Điều 233. Tội ép buộc nhân viên tư pháp làm trái phápluật.

Người nàolợi dụng chức vụ, quyền hạn ép buộc nhân viên tư pháp điều tra, truy tố, xétxử, thi hành bản án trái pháp luật một cách nghiêm trọng thì bị phạt cải tạokhông giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Điều 234. Tội dùng nhục hình.

1- Người nàodùng nhục hình trong hoạt động tư pháp thì bị phạt cải tạo không giam giữ đếnmột năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2- Phạm tộigây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Điều 235.Tội bức cung.

1- Người nàotiến hành điều tra mà bằng các thủ đoạn trái pháp luật buộc người bị thẩm vấnphải khai sai sự thật gây hậu quả nghiêm trong cho việc giải quyết vụ án, thìbị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hainăm.

2- Phạm tộigây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

Điều 236. Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án.

1- Điều traviên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm nhân dân, nhân viên tư pháp khác, luậtsư, bào chữa viên nào thêm, bớt, sửa đổi, huỷ hoặc cố ý làm hỏng các tài liệu,vật chứng của vụ án nhằm làm sai lệch nội dung hồ sơ vụ án, thì bị phạt cải tạokhông giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2- Phạm tộigây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Điều 237. Tội thiếu trách nhiệm để người bị giam trốn.

1- Người nàotrực tiếp quản lý, canh gác, dẫn giải người bị giam mà thiếu trách nhiệm để ngườiđó trốn gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một nămhoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2- Phạm tội đểngười bị giam về một tội nghiêm trọng trốn hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêmtrọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Điều 238. Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn tha trái phápluật người bị giam.

1- Người nàolợi dụng chức vụ, quyền hạn ra lệnh tha hoặc tự mình tha trái pháp luật ngườiđang bị giam thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từsáu tháng đến ba năm.

2- Phạm tộira lệnh tha hoặc tha trái pháp luật người bị giam về một tội nghiêm trọng hoặcgây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Điều 239. Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn giam người tráipháp luật.

1- Người nàolạm dụng chức vụ, quyền hạn không ra lệnh tha hoặc không chấp hành lệnh tha ngườihết hạn giam thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từba tháng đến hai năm.

2- Phạm tộigây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

Điều 240. Tội không chấp hành án, tội cản trở việc thihành án.

1- Người nàocố ý không chấp hành bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật mặcdù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết, thì bị phạt cải tạo không giamgiữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2- Người nàolợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở việc thi hành án hành thì bị phạt tùtừ sáu tháng đến năm năm.

Điều 241. Tội cung cấp tài liệu sai sự thật, tội khaibáo gian dối.

Người giámđịnh, người phiên dịch, người làm chứng nào kết luận, dịch, khai gian dối hoặccung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật, thì bị phạt cảnh cáo,cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

Điều 242. Tội từ chối khai báo, tội từ chối kết luận giámđịnh.

Người nào từchối hoặc trốn tránh việc khai báo, việc kết luận giám định mà không có lý dochính đáng thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bịphạt tù từ ba tháng đến một năm.

Điều 243. Tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác cung cấptài liệu sai sự thật, khai báo gian dối.

Người nàomua chuộc hoặc cưỡng ép người làm chứng, người bị hại khai báo gian dối, cungcấp tài liệu sai sự thật, người giám định kết luận gian dối, người phiên dịchdịch xuyên tạc, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tùtừ ba tháng đến ba năm.

Điều 244. Tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản.

Người nào đượcgiao giữ tài sản bị kê biên hoặc bị niêm phong mà có một trong những hành visau đây thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ batháng đến ba năm:

a) Phá huỷniêm phong;

b) Tiêudùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc huỷ hoại tài sản bị kê biên.

Điều 245. Tội trốn khỏi nơi giam.

1- Người nàođang bị giam hoặc đang bị dẫn giải mà bỏ trốn thì bị phạt tù từ sáu tháng đếnnăm năm.

2- Phạm tộithuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổchức;

b) Dùng bạolực đối với người canh gác hoặc người dẫn giải.

Điều 246. Tội che giấu tội phạm.

1- Người nàokhông hứa hẹn trước mà che giấu một trong những tội phạm quy định ở các Điềusau đây thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ sáutháng đến năm năm:

- Các Điềutừ 72 đến 85 về các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia; Điều 87(tội chiếm đoạt máy bay, tàu thuỷ); Điều 94, khoản 2 (tội phá huỷ công trình,phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 95, khoản 2 và 3 (tội chếtạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phươngtiện kỹ thuật quân sự); Điều 96, khoản 2 và 3 (tội chế tạo, tàng trữ, sử dụng,mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ);Điều 97, khoản 2 và 3 (tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệqua biên giới); Điều 98 (tội làm tiền giả, tội tàng trữ, lưu hành tiền giả, tộiphá huỷ tiền tệ);

- Điều 101 (tộigiết người); Điều 112, khoản 2, 3 và 4 (tội hiếp dâm); Điều 115, khoản 2 (tộimua bán phụ nữ);

- Điều 129(tội cướp tài sản xã hội chủ nghĩa); Điều 132, khoản 2 và 3 (tội trộm cắp tàisản xã hội chủ nghĩa); Điều 133, khoản 2 và 3 (tội tham ô tài sản xã hội chủnghĩa); Điều 138, khoản 2 và 3 (tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản xãhội chủ nghĩa);

- Điều 149,khoản 2 (tội bắt trộm, mua bán hoặc đánh tráo trẻ em);

- Điều 151(tội cướp tài sản của công dân); Điều 152 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sảncủa công dân);

- Điều 165,khoản 2 và 3 (tội đầu cơ); Điều 166, khoản 2 và 3 (tội buôn bán hoặc tàng trữhàng cấm); Điều 167, Khoản 2 và 3 (tội làm hàng giả hoặc buôn bán hàng giả);Điều 172, khoản 2 và 3 (tội chiếm đoạt tem, phiếu, tội làm hoặc lưu hành tem,phiếu, giấy tờ giả dùng vào việc phân phối);

- Điều 245,khoản 2 (tội trốn khỏi nơi giam).

2- Phạm tộitrong trường lợi dụng chức vụ, quyền hạn thì bị phạt cải tạo không giam giữ đếnhai năm hoặc bị phạt tù từ một năm đến bảy năm.

Điều 247. Tội không tố giác tội phạm.

1- Người nàobiết rõ một trong những tội phạm quy định ở các Điều sau đây đang được chuẩn bịhoặc đã được thực hiện mà không tố giác thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo khônggiam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

- Các Điềutừ 72 đến 85 về các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia; Điều 87(tội chiếm đoạt máy bay, tàu thuỷ); Điều 94, khoản 2 (tội phá huỷ công trình,phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 95, khoản 2 và 3 (tội chếtạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phươngtiện kỹ thuật quân sự); Điều 96, khoản 2 và 3 (tội chế tạo, tàng trữ, sử dụng,mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ);Điều 98 (tội làm tiền giả, tội tàng trữ, lưu hành tiền giả, tội phá huỷ tiềntệ).

- Điều 101(tội giết người); Điều 112, khoản 2, 3 và 4 (tội hiếp dâm);

- Điều 129(tội cướp tài sản xã hội chủ nghĩa); Điều 132, khoản 2 và 3 (tội trộm cắp tàisản xã hội chủ nghĩa); Điều 133, khoản 2 và 3 (tội tham ô tài sản xã hội chủnghĩa); Điều 138, khoản 2 và 3 (tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản xãhội chủ nghĩa);

- Điều 151(tội cướp tài sản công dân); Điều 152 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản củacông dân);

- Điều 165,khoản 2 và 3 (tội đầu cơ); Điều 172, khoản 2 và 3 (tội chiếm đoạt tem, phiếu,tội làm hoặc lưu hành tem, phiếu giấy tờ giả dùng vào việc phân phối);

- Điều 245,khoản 2 (tội trốn khỏi nơi giam).

2- Ngườikhông tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hạicủa tội phạm thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.

Điều 248. Hình phạt bổ sung.

Người nàophạm một trong các tội ở các Điều từ 231 đến 242, thì bị cấm đảm nhiệm nhữngchức vụ nhất định từ hai năm đến năm năm.

 

CHƯƠNGXI

CÁCTỘI XÂM PHẠM NGHĨA VỤ,

TRÁCHNHIỆM CỦA QUÂN NHÂN

Điều 249. Những người phải chịu trách nhiệm hình sự vềcác tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân.

Những ngườiphải chịu trách nhiệm hình sự về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm củaquân nhân là:

Quân nhântại ngũ, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, công dân được trưngtập vào phục vụ trong quân đội, dân quân, tự vệ phối thuộc chiến đấu với quânđội, những người khác được quy định thuộc lực lượng vũ trang;

Những ngườikhông thuộc diện trên đây mà đồng phạm các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệmcủa quân nhân.

Điều 250. Tội chống mệnh lệnh.

1- Người nàochống mệnh lệnh của người chỉ huy trực tiếp hoặc cấp trên có thẩm quyền thì bịphạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2- Phạm tộithuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến mười lămnăm;

a) Là chỉhuy hoặc sĩ quan;

b) Lôi kéongười khác phạm tội;

c) Có dùngvũ lực;

d) Gây hậuquả nghiêm trọng.

3- Phạm tộitrong chiến đấu, trong khu vực có chiến sự hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêmtrọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tửhình.

Điều 251. Tội chấp hành không nghiêm chỉnh mệnh lệnh.

1- Người nàochấp hành mệnh lệnh một cách lơ là, chậm trễ, tuỳ tiện gây hậu quả nghiêm trọngthì bị phạt cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội đến một năm hoặc bị phạt tùtừ ba tháng đến ba năm.

2- Phạm tộitrong chiến đấu, trong khu vực có chiến sự hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêmtrọng thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm.

Điều 252. Tội cản trở đồng đội thực hiện nghĩa vụ, tráchnhiệm.

1- Người nàocản trở đồng đội thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm thì bị phạt cải tạo ở đơn vịkỷ luật của quân đội đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2- Phạm tộithuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm:

a) Lôi kéongười khác phạm tội;

b) Có dùngvũ lực;

c) Gây hậuquả nghiêm trọng.

3- Phạm tộitrong chiến đấu, trong khu vực có chiến sự hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêmtrọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

Điều 253. Tội làm nhục, hành hung người chỉ huy hoặc cấptrên.

1- Người nàotrong quan hệ công tác mà xúc phạm nghiêm trong nhân phẩm, danh dự hoặc hànhhung người chỉ huy hay cấp trên thì bị phạt cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quânđội đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2- Phạm tộitrong chiến đấu hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến mườinăm.

Điều 254. Tội làm nhục, hoặc dùng nhục hình đối với cấp dưới.

1- Người nàolà chỉ huy hay cấp trên, trong quan hệ công tác mà xúc phạm nghiêm trọng nhânphẩm, danh dự hoặc dùng nhục hình đối với cấp dưới thì bị phạt cải tạo ở đơn vịkỷ luật của quân đội đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2- Phạm tộigây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm.

Điều 255. Tội làm nhục, hành hung đồng đội.

1- Người nàoxúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc hành hung đồng đội, nếu giữa họkhông có quan hệ chỉ huy - phục tùng thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo ở đơn vị kỷluật của quân đội đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2- Phạm tộigây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

Điều 256. Tội đầu hàng địch.

1- Người nàotrong chiến đấu mà đầu hàng địch thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

2- Phạm tộithuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươinăm, tù chung thân hoặc tử hình.

a) Là chỉhuy hoặc sĩ quan;

b) Giao nộpcho địch vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu quan trọng;

c) Lôi kéongười khác phạm tội;

d) Gây hậuquả nghiêm trọng.

Điều 257. Tội khai báo hoặc tự nguyện làm việc cho địchkhi bị bắt làm tù binh.

1- Người nàokhi bị địch bắt làm tù binh mà khai báo bí mật quân sự hoặc tự nguyện làm việccho địch thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm.

2- Phạm tộithuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ năm năm đến hai mươinăm:

a) Là chỉhuy hoặc sĩ quan;

b) Khai báogây hậu quả nghiêm trọng;

c) Đối xửtàn ác với tù binh khác.

Điều 258. Tội bỏ vị trí chiến đấu.

1- Người nàobỏ vị trí chiến đấu hoặc không làm nhiệm vụ trong chiến đấu thì bị phạt tù từnăm năm đến mười hai năm.

2- Phạm tộithuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươinăm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Là chỉhuy hoặc sĩ quan;

b) Bỏ vũkhí, phương tiện kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu quan trọng;

c) Lôi kéongười khác phạm tội;

d) Gây hậuquả nghiêm trọng.

Điều 259. Tội đào ngũ.

1- Người nàorời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự thì bị phạt cải tạo ởđơn vị kỷ luật của quân đội đến hai năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến nămnăm.

2- Phạm tộithuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Là chỉhuy hoặc sĩ quan;

b) Lôi kéongười khác phạm tội;

c) Mangtheo, vứt bỏ vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu quan trọng.

Điều 260. Tội trốn tránh nhiệm vụ.

1- Người nàotự gây thương tích, gây tổn hại đến sức khoẻ của mình hoặc dùng các hình thứcgian dối khác để trốn tránh nhiệm vụ thì bị phạt cải tạo ở đơn vị kỷ luật củaquân đội đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2- Phạm tộithuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm:

a) Là chỉhuy hoặc sĩ quan;

b) Lôi kéongười khác phạm tội;

c) Phạm tộitrong chiến đấu hoặc trong khu vực có chiến sự;

d) Gây hậuquả nghiêm trọng.

Điều 261. Tội vắng mặt trái phép.

Người nàokhông được phép mà đi khỏi đơn vị hoặc không đến đơn vị đúng hạn định, đã bịthi hành kỷ luật mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân độiđến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

Điều 262. Tội cố ý làm lộ bí mật công tác quân sự, tộichiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu huỷ tài liệu bí mật công tác quân sự.

1- Người nàocố ý làm lộ bí mật công tác quân sự hoặc chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ tài liệubí mật công tác quân sự, nếu không thuộc trường hợp quy định ở các Điều 74 vàĐiều 92, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2- Phạm tộigây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

Điều 263. Tội vô ý làm lộ bí mật công tác quân sự, tộilàm mất tài liệu bí mật công tác quân sự.

1- Người nàovô ý làm lộ bí mật công tác quân sự hoặc làm mất tài liệu bí mật công tác quânsự, nếu không thuộc trường hợp quy định ở Điều 93, thì bị phạt cải tạo ở đơn vịkỷ luật của quân đội đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2- Phạm tộigây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

Điều 264. Tội cố ý báo cáo sai.

1- Người nàocố ý báo cáo sai gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt cải tạo ở đơn vị kỷ luậtcủa quân đội đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2- Phạm tộigây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Điều 265. Tội vi phạm các quy định về trực chiến, trựcchỉ huy, trực ban.

1- Người nàokhông chấp hành nghiêm chỉnh chế độ trực chiến, trực chỉ huy, trực ban gây hậuquả nghiêm trọng thì bị phạt cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội đến hai nămhoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2- Phạm tộitrong chiến đấu hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba nămđến mười năm.

Điều 266. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ.

1- Người nàokhông chấp hành nghiêm chỉnh những quy định về tuần tra, canh gác, áp tải hộtống gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân độiđến hai năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2- Phạm tộitrong chiến đấu hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba nămđến mười năm.

Điều 267. Tội vi phạm các quy định về đảm bảo an toàntrong chiến đấu hoặc trong huấn luyện.

1- Người nàokhông chấp hành nghiêm chỉnh những quy định đảm bảo an toàn trong chiến đấuhoặc trong huấn luyện gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt cải tạo ở đơn vị kỷluật của quân đội đến hai năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2- Phạm tộigây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

Điều 268. Tội vi phạm các quy định về sử dụng vũ khí.

1- Người nàosử dụng vũ khí, chất nổ không đúng quy định gây hậu quả nghiêm trọng thì bịphạt cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội đế hai năm hoặc bị phạt tù từ sáutháng đến năm năm.

2- Phạm tộitrong khu vực có chiến sự hoặc gây hậu quả đặc nghiêm trọng thì bị phạt tù từba năm đến mười năm.

Điều 269. Tội huỷ hoại vũ khí, phương tiện kỹ thuật quânsự.

1- Người nàohuỷ hoại vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự, nếu không thuộc trường hợp quyđịnh ở Điều 79 và Điều 94, thì bị phạt tù từ hai năm đến mười hai năm.

2- Phạm tộitrong chiến đấu, trong khu vực có chiến sự hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêmtrọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Điều 270. Tội làm mất hoặc vô ý làm hư hỏng vũ khí, phươngtiện kỹ thuật quân sự.

1- Người nàođược giao quản lý, trang bị vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự mà làm mấthoặc vô ý làm hư hỏng gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt cải tạo ở đơn vị kỷluật của quân đội đến hai năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2- Phạm tộigây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

Điều 271. Tội vi phạm chính sách đối với thương binh, tửsĩ trong chiến đấu.

1- Người nàocó trách nhiệm mà cố ý bỏ thương binh, tử sĩ tại trận địa hoặc cố ý không chămsóc, cứu chữa thương binh gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt cải tạo ở đơn vịkỷ luật quân đội đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

Phạm tội gâyhậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2- Người nàochiếm đoạt tài sản của thương binh hoặc di vật, di sản của tử sĩ thì bị phạtcải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba thángđến ba năm.

Điều 272. Tội chiếm đoạt hoặc huỷ hoại chiến lợi phẩm.

1- Người nàotrong chiến đấu hoặc khi thu dọn chiến trường mà chiếm đoạt hoặc huỷ hoại chiếnlợi phẩm thì bị phạt cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội đến hai năm hoặc bịphạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2- Phạm tộithuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Là chỉhuy hoặc sĩ quan;

b) Chiến lợiphẩm bị chiếm đoạt hoặc huỷ hoại có giá trị lớn;

c) Phạm tộinhiều lần;

d) Gây hậuquả đặc biệt nghiêm trọng.

Điều 273. Tội quấy nhiễu nhân dân.

1- Người nàocó hành vi quấy nhiễu gây thiệt hại cho nhân dân làm mất đoàn kết quân dân thìbị phạt cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội đến một năm hoặc bị phạt tù từ batháng đến ba năm.

2- Phạm tộithuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Là chỉhuy hoặc sĩ quan;

b) Lôi kéongười khác phạm tội;

c) Phạm tộitrong khu vực có chiến sự hoặc trong khu vực có lệnh giới nghiêm;

d) Gây hậu quảnghiêm trọng.

Điều 274. Tội lạm dụng nhu cầu quân sự trong khi thựchiện nhiệm vụ.

1- Người nàotrong khi thực hiện nhiệm vụ mà vượt quá phạm vi cần thiết của nhu cầu quân sựgây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, của tổ chức xã hội hoặc củacông dân thì bị phạt cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội đến một năm hoặc bịphạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2- Phạm tộigây quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Điều 275. Tội ngược đãi tù binh, hàng binh.

Người nào ngượcđãi tù binh, hàng binh thì bị phạt cải tạo không ở đơn vị kỷ luật của quân độiđến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Điều 276. Hình phạt bổ sung.

Người nàophạm một trong các tội quy định ở các Điều từ 250 đến 252, từ 256 đến 260, Điều262 và Điều 269, thì có thể bị tước danh hiệu quân nhân.

 

CHƯƠNGXII

CÁCTỘI PHÁ HOẠI HOÀ BÌNH,

CHỐNGLOÀI NGƯỜI VÀ TỘI PHẠM CHIẾN TRANH

Điều 277. Tội phá hoại hoà bình gây chiến tranh xâm lược.

Người nào tuyêntruyền kích động gây chiến tranh xâm lược hoặc chuẩn bị, tiến hành, tham giachiến tranh xâm lược nhằm chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ củamột nước khác thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặctử hình.

Điều 278. Tội chống loài người.

Người nàotrong thời bình hay trong chiến tranh mà có hành vi tiêu diệt hàng loạt dân cưở một khu vực, phá huỷ các nguồn sống, phá hoại cuộc sống văn hoá, tinh thầncủa một nước, làm đảo lộn nền tảng của một xã hội nhằm phá hoại xã hội đó, cũngnhư có những hành vi diệt chủng khác hoặc những hành vi diệt sinh, diệt môi trườngtự nhiên, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tửhình.

Điều 279. Tội phạm chiến tranh.

Người nàotrong thời kỳ chiến tranh mà ra lệnh hoặc trực tiếp tiến hành việc giết hại dânthường, người bị thương, tù binh, cướp phá tài sản, tàn phá các nơi dân cư, sửdụng các phương tiện hoặc các phương pháp chiến tranh bị cấm, cũng như có hànhvi khác vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế theo các công ước mà Việt Namtham gia hoặc công nhận thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chungthân hoặc tử hình.

Điều 280. Tội tuyển mộ lính đánh thuê, tội làm lính đánhthuê.

1- Người nàotuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh thuê nhằm chống lại một nước xã hộichủ nghĩa anh em, một nước bạn của Việt Nam hoặc một phong trào giải phóng dântộc, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

2- Người nàolàm lính đánh thuê thì bị phạt tù năm năm đến mười lăm năm.

Bộ luật nàyđã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VII, kỳ họp thứ9, nhất trí thông qua ngày 27 tháng 6 năm 1985 tại Hà Nội.

 

Chủ tịch Quốc hội

(Đã ký)

 

Nguyễn Hữu Thọ

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.