• Hiệu lực: Ngưng hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 10/12/1968
BỘ GIÁO DỤC
Số: 21/TT/GD
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 1968

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ GIÁO DỤC SỐ 21/TT-GD NGÀY 10-12-1968
QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC CỦA THẦY GIÁO GIẢNG DẠY Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP SƯ PHẠM

Trước đây trong Thông tư số 46 TT/GD ban hành ngày 24-10-1962, Thông tư 49/TT ngày 19-9-1964, Bộ Giáo dục đã quy định chế độ công tác cho thầy giáo giảng dạy ở các trường trung học chuyên nghiệp sư phạm. Chế độ ấy bước đầu đã đưa công tác giảng dạy và quản lý đội ngũ cán bộ giảng dạy vào nề nếp. Nhưng qua thời gian điều tra nghiên cứu, Bộ nhận thấy chế độ ấy còn có chỗ bất hợp lý chưa tạo những điều kiện cần thiết để người thầy giáo thực hiện được chức năng chính của mình là giảng dạy, giáo dục, nghiên cứu khoa học và tự học tập bồi dưỡng để không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy.

Vì vậy lần này:

- Xuất phát từ nhận thức trường sư phạm là công nghiệp nặng của ngành, là nơi đào tạo những người thầy cho thế hệ trẻ tương lai, xuất phát từ đặc trưng tính chất của các bộ môn, xuất phát từ khối lượng và nhiệm vụ của người thầy giáo giảng dạy ở các trường Trung học chuyên nghiệp sư phạm, Bộ ra thông tư này quy định lại chế độ công tác của thầy giáo giảng dạy ở các trường trung học chuyên nghiệp sư phạm.

 

A- NGUYÊN TẮC CHUNG

Cán bộ Nhà nước ta nói chung một năm lao động có 52 tuần, một tuần có 48 tiếng nhưng vì tính chất lao động của thầy giáo có khác với các cán bộ khác, người thầy giáo ngoài chức năng chính là giảng dạy và giáo dục học sinh còn phải làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học giáo dục và tự học tập bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt nên chế độ công tác của thầy giáo phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

1. Một tuần phải đảm bảo làm việc đủ 48 tiếng.

2. Phân bố thời gian trong 1 tuần phải bảo đảm cho người giáo viên hoàn thành các khâu công tác sau đây:

- Giảng dạy, giáo dục tư tưởng học sinh.

- Nghiên cứu khoa học giáo dục.

- Tự học tập bồi dưỡng.

- Sinh hoạt chuyên môn tập thể.

3. Một năm phải bảo đảm cho thầy giáo được học tập bồi dưỡng 3 tháng và nghỉ hè 1 tháng theo như Chỉ thị 114/CP ngày 29-6-1966 của Hội đồng Chính phủ đã ban hành.

 

B- NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

I- CHẾ ĐỘ LAO ĐỘNG

1. Một tuần: (Chỉ áp dụng trong thời gian giảng dạy chính khoá).

a) Giáo viên giảng dạy các bộ môn.

 

 

Môn học

 

 

Giảng dạy

 

Nguyên cứu khoa học

Học tập bồi dưỡng

Sinh hoạt chuyên môn tập thể (họp hội đồng nhà trường, họp tổ nhóm chuyên môn, thực tập tập trung và kiến tập)

Tổng cộng

 

Chuẩn bị trước giảng dạy

Giảng dạy trên lớp

Làm việc sau khi giảng dạy

 

Cộng

 

     

 

 

Văn

10

10

12

32

3

8

5

48

Giáo dục học

9

10

13

32

3

8

5

48

Chính trị

9

10

13

32

3

8

5

48

Toán

10

12

10

32

3

8

5

48

Vật lý

10

12

10

32

3

8

5

48

Hoá

8

12

12

32

3

8

5

48

Lịch sử

9

12

11

32

3

8

5

48

Địa lý

9

12

11

32

3

8

5

48

Sinh vật

10

12

10

32

3

8

5

48

Kỹ thuật nông nghiệp

9

12

11

32

3

8

5

48

Nhạc

6

12

14

32

3

8

5

48

Hoạ

6

14

12

32

3

8

5

48

Thể dục

6

14

12

32

3

8

5

48

Kỹ thuật công nghiệp

6

14

12

32

3

8

5

48

Nữ công

6

14

12

32

3

8

5

48

Đối với giáo viên giảng dạy các trường sư phạm ở miền núi vì điều kiện đi lại giữa các lớp khó khăn, trong một lớp lại có nhiều dân tộc cùng học, việc soạn giảng của giáo viên có vất vả hơn nên Bộ quyết định giảm giờ tiêu chuẩn giảng dạy trên lớp hàng tuần cho mỗi giáo viên ở tất cả các bộ môn là 2 giờ.

b) Giáo viên kiêm nhiệm các công tác khác.

- Làm tổ trưởng chuyên môn mỗi tuần được trừ 2 giờ giảng dạy trên lớp (1).

- Làm chủ nhiệm lớp mỗi tuần được trừ 3 giờ giảng dạy trên lớp.

- Phụ trách lao động toàn trường.

- Phụ trách văn nghệ toàn trường mỗi tuần được trừ 2 giờ giảng dạy trên lớp.

2. Một năm :

- n định tổ chức đầu năm 1 tuần

- Giảng dạy chính khoá 34 tuần

- Tổng kết năm học 1 tuần

Cộng: 36 tuần

II- CHẾ ĐỘ HỘI HỌP

1. Họp trong giờ hành chính:

a) Một tháng:

Họp nhóm chuyên môn 4 lần = 8 giờ

Họp tổ chuyên môn 2 lần = 7 giờ

Họp hội đồng nhà trường 1 lần = 3 giờ 30

Dự giờ và góp ý sau dự giờ 1 lần = 1 giờ 30

Cộng: 20 giờ

b) Một năm:

- Họp khai giảng năm học 1 buổi

- Họp sơ kết học kỳ 1 4 buổi

- Họp tổng kết năm học 5 buổi

- Họp bế giảng năm học 1 buổi

- Họp Đại hội đảng bộ nhà trường 2 buổi

- Họp Đại hội Đoàn toàn trường 2 buổi

- Họp Đại hội công nhân viên chức 2 buổi

Cộng: 17 buổi

2. Họp ngoài giờ hành chính:

Nói chung các tổ chức Đảng và các đoàn thể được hội họp ngoài giờ chính quyền nhưng để đảm bảo sức khoẻ cho thầy giáo để thầy giáo có thì giờ nghỉ ngơi và học tập, sau khi đã thoả thuận với Ban Tổ chức Trung ương. Trung ương Đoàn thanh niên lao động, Công đoàn giáo dục Việt Nam, Bộ quy định các đoàn thể mỗi tuần chỉ được họp một buổi (không tính các buổi sinh hoạt câu lạc bộ của Công đoàn và Đoàn).

III- CHẾ ĐỘ HỌC TẬP

1. Học trong giờ hành chính:

a) Một tuần: Học một ngày (theo một chương trình thống nhất do Bộ hướng dẫn).

b) Một năm:

- Học bồi dưỡng trong hè 7 tuần (có thể dùng 2 tuần xâm nhập thực tế sản xuất công, nông nghiệp để tăng cường vốn sống và rèn luyện lập trường giai cấp công nhân).

- Học quân sự tập trung 2 tuần.

2. Học ngoài giờ hành chính:

Một dtuần học văn hoá 2 tối (tối thứ và thứ 5).

IV- CHẾ ĐỘ NGHỈ NGƠI: THEO CHẾ ĐỘ HIỆN HÀNH

 

V- CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI CÁN BỘ LÃNH ĐẠO

1. Chính quyền

Trường dưới 500

Hiệu trưởng dạy 4 giờ/một tuần

Hiệu phó dạy 6 giờ/một tuần

Trường từ 500 trở lên

Hiệu trưởng dạy 2 giờ/một tuần

Hiệu phó dạy 4 giờ/một tuần

Đảng và các đoàn thể

Vận dụng tinh thần thông tri số 19/TT ngày 10-3-1961 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam về công tác Đảng, công tác Đoàn, công tác Công đoàn trong các cơ quan xí nghiệp nhà trường. Sau khi đã bàn bạc, nhất trí với Ban tổ chức Trung ương, Trung ương đoàn thanh niên lao động Việt Nam, công đoàn giáo dục Việt Nam, Bộ quy định số lượng cán bộ làm công tác Đảng, công tác Đoàn và công tác Công đoàn trong trường Trung học chuyên nghiệp sư phạm như sau:

 

Đảng

Đoàn

Công đoàn

 

Chuyên trách

Nửa chuyên trách

Chuyên trách

Nửa chuyên trách

Chuyên trách

Nửa chuyên trách

Dưới 500 giáo sinh

1

1

1

1

1

1

Trên 500-1000 giáo sinh

2

2

2

2

2

2

Trên 1000 giáo sinh

3

3

3

3

3

3

Cán bộ chuyên trách công tác Đảng, Đoàn và Công đoàn, do Đảng, Đoàn, Công đoàn cấp trên cung cấp, cán bộ công tác đảng, Đoàn, Công đoàn bán chuyên trách do nhà trường bố trí mỗi tuần được trừ 3 giờ giảng trên lớp.

Bí thư chi bộ giáo viên, bí thư chi đoàn giáo viên, thư ký Công đoàn giáo viên mỗi tuần được trừ 3 giờ giảng dạy trên lớp. Các trường có nhiệm vụ bố trí đủ người và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các cán bộ trên hoạt động được tốt.

Lần này Bộ quy định lại chế độ công tác cho thầy giáo giảng dạy ở các trường trung học chuyên nghiệp sư phạm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người thầy giáo hoàn thành nhiệm vụ, chức năng chính của mình là giảng dạy, giáo dục, nghiên cứu khoa học và tự học tập, bồi dưỡng để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của ngành.

Các Sở, Ty giáo dục, các ông Hiệu trưởng các trường Trung học chuyên nghiệp sư phạm có trách nhiệm thực hiện tốt thông tư này. Quá trình thực hiện có gặp khó khăn gì các địa phương, các trường kịp thời phản ánh cho Bộ (Vụ Tổ chức cán bộ).

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày được ban hành. Các thông tư ban hành trước đây trái với thông tư này đều bãi bỏ.

 Lê Liêm

(Đã ký)

PHỤ LỤC

HƯỚNG DẪN CỤ THỂ VỀ CHẾ ĐỘ LAO ĐỘNG VÀ HỘI HỌP
TRONG 1 TUẦN

1. Phần chế độ lao động

- Khâu chuẩn bị trước khi giảng dạy bao gồm:

Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa, trình độ và tình hình học tập của học sinh, đọc tài liệu tham khảo, viết hoặc chỉnh lý giáo trình, soạn giáo án, làm đồ dùng giảng dạy, làm bài tập, làm thí nghiệm trước khi cho học sinh làm v.v...

- Khâu làm việc sau khi giảng dạy bao gồm:

Chấm bài, hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm, làm bài tập, hướng dẫn phương pháp học từng chương, từng bài, từng bộ môn, phụ đạo học sinh kém, bồi dưỡng học sinh giỏi, dự học sinh học tổ, nhóm, hướng dẫn học sinh rèn luyện nghiệp vụ sư phạm v.v...

- Khâu nghiên cứu khoa học bao gồm:

Quá trình tích luỹ kinh nghiệm, góp nhặt. sưu tầm tài liệu, ghi kinh nghiệm sau một bài, 1 chương, 1 bộ môn v.v... và quá trình đúc kết viết thành tài liệu khoa học. Nhà trường phải xem giờ nghiên cứu khoa học quan trọng như giờ giảng dạy trên lớp. Hàng năm trong bản kế hoạch thi đua của trường phải ghi rõ là trong năm trường đăng ký nghiên cứu những đề tài gì, kế hoạch thực hiện đề tài ấy từ trường đến tổ, đến cá nhân từng giáo viên như thế nào ? Việc sử dụng thời gian không cứng nhắc tuần nào cũng nghiên cứu khoa học 3 giờ mà tuỳ theo tính chất từng đề tài mà sử dụng thời gian ấy một cách co dãn. Có thể dùng thời gian đó rải rác, cũng có thể dồn thời gian đó lại thành một, hai ngày để đến trường phố thông nghiên cứu một vấn đề cụ thể hoặc đúc kết một kinh nghiệm, một đề tài v.v... Miễn sao bình quân một tuần không quá 3 giờ là được.

2. Phần chế độ hội họp

Phần họp ngoài giờ hành chính phân phối như sau:

Tuần thứ nhất họp Đảng

Tuần thứ hai họp Đoàn

Tuần thứ ba họp Công đoàn

Tuần thứ tư họp phụ nữ.

Còn các buổi sinh hoạt câu lạc bộ của Đoàn và Công đoàn thì do Đoàn và Công đoàn bố trí nhưng một tháng cũng chỉ nên có một lần.

 

(1) Một giờ giảng dạy bằng 3 giờ hành chính

 

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Lê Liêm

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.