• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 25/07/2001
  • Ngày hết hiệu lực: 26/02/2008
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI-BỘ TÀI CHÍNH
Số: 57/2001/TTLT/BTC-BGTVT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2001

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn chế độ lập dự toán, quản lý, cấp phát

và thanh quyết toán vốn sự nghiệp kinh tế đường sông

 

Căn cứ Nghị định số87/CP ngày 19/12/1996 của Chính phủ quy định chi tiết việc phân cấp quản lý,lập, chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước và Nghị định số 51/1998/NĐ-CPngày 18/7/1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số87/CP.

Để tăng cường côngtác quản lý, cấp phát kinh phí sự nghiệp kinh tế sửa chữa đường sông phù hợpvới qui định của Luật Ngân sách Nhà nước; Liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Giaothông vận tải hướng dẫn chế độ lập dự toán, quản lý, cấp phát và thanh quyếttoán kinh phí sự nghiệp kinh tế đường sông do ngân sách Nhà nước bảo đảm nhưsau:

 

I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1- Kinh phí sự nghiệpsửa chữa đường sông do ngân sách Nhà nước cấp để quản lý, sửa chữa thườngxuyên, sửa chữa không thường xuyên đường sông được quản lý, cấp phát, thanhquyết toán theo định mức, đơn giá và khối lượng sửa chữa được cấp có thẩm quyềnduyệt.

2- Kinh phí bảo đảmcho công tác quản lý, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa không thường xuyên đườngsông Trung ương (Cục Đường sông Việt Nam quản lý) do ngân sách Trung ương bảođảm.

Kinh phí bảo đảm chocông tác quản lý, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa không thường xuyên đường sôngđịa phương do ngân sách địa phương bảo đảm.

3- Kinh phí sự nghiệpkinh tế đường sông hàng năm được quyết toán theo qui định hiện hành.

II- NHỮNG QUI ĐỊNH CỤ THỂ

1- Nội dung chi chocông tác sửa chữa đường sông bao gồm:

1.1. Chi sửa chữa thườngxuyên:

Chi cho công tác quảnlý và duy tu, bảo dưỡng thường xuyên đường sông (theo định mức kinh tế - kỹthuật sửa chữa thường xuyên đường sông được cấp có thẩm quyền phê duyệt)

Chi điều tra, khảo sátquản lý đường sông

Chi sửa chữa nhỏ phaotiêu, báo hiệu, tín hiệu, các thiết bị, nhà cửa, các công trình chỉnh trị trêntuyến giao thông đường sông đang quản lý khai thác.

1.2. Chi sửa chữakhông thường xuyên:

Chi nạo vét luồng lạch

Chi sửa chữa lớn cáchệ thống kè, công trình chỉnh trị, trụ đèn.

Chi sửa chữa lớn, cảitạo nâng cấp nhà đoạn trạm, phương tiện thiết bị.

Chi mua sắm phươngtiện thiết bị, các hệ thống thông tin, báo hiệu, tín hiệu.

Chi trục vớt, thanhthải chướng ngại vật dưới lòng sông.

Đối với các chướngngại vật dưới lòng sông xác định được cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân gây ra theobiên bản xử lý thì cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân đó phải chịu toàn bộ chi phí đểtrục vớt, thanh thải.

Chi sửa chữa đột xuất,khắc phục hậu quả thiên tai hoặc các nguyên nhân khác để đảm bảo giao thông.

1.3. Chi khác:

Chi hoạt động Thanhtra giao thông đường sông.         

Chi tập huấn bồi dưỡngnghiệp vụ công nhân quản lý Đoạn, Trạm.

Chi điều tiết khốngchế, chống va trôi, thường trực đảm bảo an toàn giao thông đường sông.

Chi dự phòng đảm bảogiao thông đường sông theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

2- Lập dự toán kinhphí sự nghiệp kinh tế sửa chữa đường sông:

Việc lập dự toán kinhphí sự nghiệp sửa chữa đường sông hàng năm thực hiện theo qui định tại Thông tưsố 103/1998/TT -BTC ngày 18/7/1998 của Bộ Tài chính "Hướng dẫn việc phâncấp, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước". Thông tư này hướngdẫn thêm một số điểm như sau:

2.1. Đối với đườngsông do Trung ương quản lý:

Hàng năm căn cứ vào sốkiểm tra về dự toán chi ngân sách Nhà nước do Bộ Tài chính giao, Bộ Giao thôngvận tải thông báo cho Cục đường sông Việt nam. Trên cơ sở kế hoạch được giao,Cục Đường sông Việt Nam giao số kiểm tra cho các đơn vị trực thuộc (Đoạn QLĐS,Ban Quản lý dự án Đường sông) và các Sở Giao thông vận tải (đối với đường sôngtrung ương do Bộ Giao thông vận tải uỷ quyền cho địa phương quản lý - gọi chunglà đường sông uỷ quyền quản lý).

Căn cứ vào tình trạngtuyến luồng; định mức kinh tế kỹ thuật; nội dung chi qui định tại điểm 1, MụcII của Thông tư này; đơn giá, định mức chi được cấp có thẩm quyền duyệt; chế độchi tiêu tài chính hiện hành và số kiểm tra do cấp trên giao, các đơn vị trựcthuộc Cục Đường sông Việt Nam và Sở Giao thông vận tải (đối với đường sông uỷquyền quản lý) lập dự toán kinh phí sửa chữa đường sông chi tiết theo mục chicủa mục lục ngân sách Nhà nước, gửi Cục Đường sông Việt Nam để xem xét và báocáo Bộ Giao thông vận tải để tổng hợp vào dự toán chi ngân sách của Bộ Giaothông vận tải gửi Bộ Tài chính để tổng hợp vào dự toán chi NSNN trình cấp thẩmquyền phê duyệt theo qui định.

2.2. Đối với đườngsông do địa phương quản lý:

Sở Giao thông vận tải(hoặc Sở GTCC) căn cứ vào số kiểm tra về dự toán chi ngân sách Nhà nước đượccấp có thẩm quyền giao. Căn cứ vào tình trạng tuyến luồng, định mức kinh tế kỹthuật; nội dung chi qui định tại điểm 1. Mục II của Thông tư này; đơn giá, địnhmức chi được cấp có thẩm quyền duyệt và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành;lập dự toán kinh phí sửa chữa đường sông chi tiết theo mục chi của mục lục ngânsách Nhà nước gửi Sở Tài chính - Vật giá theo quy định.

Dự toán chi theo quyđịnh tại điểm 2 Mục II nêu trên phải kèm theo thuyết minh cụ thể. Đối với nộidung chi sửa chữa không thường xuyên phải chi tiết theo từng công trình gắn vớiđoạn, tuyến luồng, khối lượng, kinh phí, thời gian triển khai thực hiện.

Do đặc thù của côngtác quản lý và sửa chữa đường sông, việc lập dự toán và cấp phát kinh phí sửachữa đường sông được thực hiện theo các mục chi của Mục lục ngân sách Nhà nướcnhư sau:

Mục 117: " Sửachữa thường xuyên TSCĐ phục vụ công tác chuyên môn và duy tu, bảo dưỡng cáccông trình cơ sở hạ tầng" Phản ánh chi phí quản lý, sửa chữa thường xuyênđường sông.

Mục 118: " Sửachữa lớn TSCĐ phục vụ công tác chuyên môn và các công trình cơ sở hạ tầng"Phản ánh chi phí sửa chữa không thường xuyên đường sông.

Mục 134: "Chikhác" Phản ánh chi phí khác sửa chữa đường sông.

Mục 145: "Chi muasắm tài sản cố định" Phản ánh chi mua sắm phương tiện thiết bị, phao tiêu,báo hiệu, phục vụ công tác quản lý và sửa chữa đường sông.

3- Chấp hành dựtoán ngân sách Nhà nước.

3.1. Phân bổ dự toánngân sách được giao:

Sau khi dự toán chingân sách Nhà nước năm được cấp có thẩm quyền giao, căn cứ vào số thông báo củaBộ Giao thông vận tải, Cục Đường sông Việt Nam phân bổ dự toán theo nội dungchi, mục chi của mục lục ngân sách Nhà nước qui định tại Mục II nói trên chocác đơn vị thực hiện (chi tiết theo quí và chia ra tháng); Việc phân bổ dự toáncho các đơn vị thực hiện phải khớp đúng giữa chi tiết giao và tổng số đượcgiao, ngoài ra, đối với nội dung chi sửa không thường xuyên phải chi tiết theotừng công trình gắn với tuyến luồng, khối lượng, kinh phí, thời gian triển khaithực hiện gửi cho Bộ Tài chính và Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch; gồm:

Kinh phí sửa chữa đườngsông do các Đoạn Quản lý Đường sông thực hiện.

Kinh phí sửa chữa đườngsông do các Ban Quản lý dự án Đường sông thực hiện.

Kinh phí sửa chữa đườngsông uỷ quyền cho Sở Giao thông vận tải (GTCC) các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương thực hiện.

Sở Giao thông vận tải(GTCC) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào dự toán chi ngânsách Nhà nước được cấp có thẩm quyền giao, phân bổ dự toán theo nội dung chi,mục chi của mục lục ngân sách Nhà nước qui định tại mục II nói trên cho các đơnvị thực hiện (chi tiết theo quí và chia ra tháng); Việc phân bổ dự toán cho cácđơn vị thực hiện phải khớp đúng giữa chi tiết giao và tổng số được giao, ngoàira, đối với nội dung chi sửa chữa không thường xuyên phải chi tiết theo từngcông trình gắn với tuyến luồng, khối lượng, kinh phí, thời gian triển khai thựchiện gửi cho Sở Tài chính - Vật giá và Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để làmcăn cứ theo dõi, quản lý, kiểm soát chi và thanh toán.

Căn cứ vào dự toán chisửa chữa đường sông được cấp có thẩm quyền giao các Đoạn Quản lý đường sông,các Ban Quản lý dự án đường sông tổ chức triển khai thực hiện theo nhiệm vụ đượcgiao; ký kết các hợp đồng hoặc đặt hàng với các doanh nghiệp. Sở Giao thông vậntải (GTCC) các tỉnh, thành phố trực thuộc TW thực hiện giao kế hoạch, ký hợpđồng hoặc đặt hàng với các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đường sông thuộc địaphương quản lý (Bao gồm cả phần kinh phí của Ngân sách Trung ương giao uỷ quyềnquản lý đường sông Trung ương) để làm căn cứ kiểm tra, giám sát, nghiệm thu,thanh toán các khối lượng công tác sửa chữa đường sông.

3.2. Cấp phát, thanhtoán kinh phí sửa chữa Đường sông

Đối với đường sôngTrung ương: Hàng quý căn cứ vào khả năng của ngân sách Trung ương và dự toánchi sửa chữa đường sông do Cục Đường sông Việt Nam lập; Bộ Tài chính cấp phátbằng hạn mức kinh phí trực tiếp cho Cục Đường sông Việt Nam, Cục Đường sôngViệt Nam phân phối hạn mức kinh phí cho các Đoạn Quản lý đường sông, Ban Quảnlý dự án Đường sông để thanh toán khối lượng sửa chữa đường sông thực hiện .

Đối với các tuyến đườngsông Trung ương uỷ quyền cho địa phương quản lý; trên cơ sở dự toán chi sửachữa đường sông trong kỳ có chi tiết theo mục lục ngân sách Nhà nước do Cục Đườngsông Việt Nam lập, Bộ Tài chính cấp phát bằng hạn mức kinh phí về Sở Tài chính- Vật giá địa phương; đồng thời thông báo cho Bộ Giao thông vận tải (Cục ĐSVN)và uỷ quyền cho Sở Tài chính - Vật giá cấp phát cho Sở Giao thông vận tải(GTCC) để thanh toán khối lượng sửa chữa đường sông thực hiện.

Đối với đường sông dođịa phương quản lý: Hàng quí căn cứ vào khả năng của ngân sách địa phương và dựtoán chi sửa chữa đường sông trong kỳ có chi tiết theo mục lục ngân sách Nhà nướcdo Sở Giao thông vận tải (GTCC) lập; Sở Tài chính - Vật giá cấp phát bằng hạnmức kinh phí cho Sở Giao thông vận tải (GTCC) để thanh toán khối lượng sửa chữađường sông thực hiện .

Căn cứ để cấp phát,thanh toán công trình sửa chữa đường sông:

Trong danh mục, dựtoán công trình được cấp có thẩm quyền duyệt.

Có kinh phí sửa chữa đườngsông do cơ quan Tài chính cấp

Biên bản kết quả đấuthầu (hoặc chỉ định thầu) theo qui định hiện hành

(Đối với công việc duytu, sửa chữa thường xuyên đường sông, sửa chữa đột xuất phục vụ hậu quả bão lũđảm bảo giao thông, theo quyết định của cơ quan giao thông)

Báo cáo đầu tư, quyếtđịnh đầu tư đối với khối lượng sửa chữa lớn đường sông.

Hợp đồng kinh tế, hoặcđơn đặt hàng giữa Đoạn Quản lý đường sông, Ban Quản lý dự án đường sông hoặc SởGiao thông vận tải (GTCC) với đơn vị thực hiện sửa chữa đường sông.

Biên bản nghiệm thukhối lượng, chất lượng, phiếu giá công trình.

Lệnh chuẩn chi của Thủtrưởng đơn vị ký hợp đồng hoặc đặt hàng, cùng hồ sơ, chứng từ hợp pháp hợp lệ.

Kho bạc Nhà nước nơigiao dịch kiểm tra, thực hiện chức năng kiểm soát chi qui định tại Thông tư số40/1998/TT-BTC ngày 31/3/1998 của Bộ Tài chính "Hướng dẫn chế độ quản lý,cấp phát, thanh toán các khoản thu chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước".Trườnghợp công việc sửa chữa chưa hoàn tất, mức tạm ứng tối đa không quá 80% giá trịhợp đồng đã ký kết cho từng công việc sửa chữa.

4- Báo cáo và quyếttoán kinh phí

4.1. Báo cáo quyếttoán:

Cuối quý, cuối nămĐoạn Quản lý đường sông, Ban Quản lý dự án Đường sông lập báo cáo quyết toánkinh phí sửa chữa đường sông gửi Cục Đường sông Việt Nam để tổng hợp báo cáo BộGiao thông vận tải, Bộ Tài chính theo đúng biểu mẫu, thời hạn nộp qui định tạiQuyết định số 999 TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 của Bộ Tài chính về việc ban hànhhệ thống chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.

Sở Giao thông vận tải(GTCC) các tỉnh, thành phố trực thuộc TW có trách nhiệm lập báo cáo quyết toánquí, năm kinh phí sửa chữa đường sông của địa phương và kinh phí uỷ quyền gửiSở Tài chính - Vật giá theo đúng qui định về mẫu biểu thời hạn nộp nói trên,đồng gửi Bộ Giao thông vận tải (Cục Đường sông Việt Nam) phần kinh phí uỷquyền.

4.2. Xét duyệt báo cáoquyết toán:

Việc xét duyệt quyếttoán kinh phí sự nghiệp đường sông hàng năm thực hiện theo thông tư số21/2000/TT-BTC ngày 16/3/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn xét duyệt, thông báoquyết toán năm đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp, cụ thể như sau:

Cục Đường sông ViệtNam có trách nhiệm xét duyệt quyết toán cho các Đoạn Quản lý Đường sông, BanQuản lý dự án Đường sông. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm xét duyệt quyếttoán cho Cục Đường sông Việt Nam; Bộ Tài chính xét duyệt quyết toán tổng hợpnăm của Bộ Giao thông vận tải.

Sở Tài chính - Vật giáxét duyệt quyết toán tổng hợp năm của Sở Giao thông vận tải (GTCC) các tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương (bao gồm kinh phí địa phương và uỷ quyền). BộTài chính phối hợp với Bộ giao thông vận tải (Cục đường sông Việt nam) thẩmtra, xem xét quyết toán phần kinh phí uỷ quyền của Sở Tài chính-Vật giá cáctỉnh, thành phố trực thuộc TW theo quy định hiện hành.

5- Công tác kiểmtra:

Để bảo đảm việc sửdụng kinh phí sự nghiệp kinh tế sửa chữa đường sông đúng mục đích, có hiệu quả;Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường sông Việt Nam, Sở Giao thông vận tải (GTCC)các tỉnh, thành phố có trách nhiệm phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp kiểmtra định kỳ, đột xuất tình hình quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí sự nghiệpkinh tế sửa chữa đường sông tại các đơn vị trực thuộc.

Các khoản chi vượtđịnh mức, chi không có kế hoạch và chi không đúng chế độ, đều phải xuất toánthu hồi nộp ngân sách Nhà nước; đồng thời người nào ra lệnh chi sai người đóphải bồi hoàn cho công quĩ và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

III- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thông tư này có hiệulực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Thông tư số 25/TT-LB ngày9/9/1986 của Liên Bộ Tài chính - Giao thông vận tải: "Hướng dẫn chế độquản lý, cấp phát, thanh quyết toán vốn quản lý và sửa chữa đường thuỷ".

Trong quá trình thựchiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Liên Bộ để sửa đổi cho phù hợp.

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Giao thông vận tải
Thứ trưởng

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Tài chính
Thứ trưởng

(Đã ký)

(Đã ký)

  

Nguyễn Duy Anh

Nguyễn Thị Kim Ngân

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.