• Hiệu lực: Hết hiệu lực một phần
  • Ngày có hiệu lực: 01/11/2000
BỘ THƯƠNG MẠI-TỔNG CỤC DU LỊCH
Số: 20/2000/TTLT-BTM-TCDL
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2000

Thông tư Liên tịch

Hướng dẫn, thực hiện Nghị định số 45/2000/NĐ-CP ngày 06/9/2000 của Chính phủ quy định về Văn phòng đại diện,

Chi nhánh của Thương nhân nước ngoài và của Doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam

___________________________

 

Căn cứ Nghị định số 45/2000/NĐ-CP ngày 06/09/2000 của Chính phủ quy định về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của Thương nhân nước ngoài và của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam, dưới đây gọi tắt là NGhị định số 45/2000/NĐ-CP, Bộ Thương mại và Tổng cục Du lịch hướng dẫn củ thể về việc thi hành thống nhất như sau:

I. Đối tượng và điều kiện được cấp Giất phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh

1. Đối tượng được cấp Giấy phép

Thương nhân nước ngoài và doanh nghiệp du lịch nước ngoài, dưới đây gọi tắt là thương nhân nước ngoài, nếu có yêu cầu và đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định số 45/2000/NĐ-CP và Thông tư hướng dẫn này đều được xét cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam

2. Điều kiện được cấp Giấy phép

a. Đối với Văn phòng đại diện

Thương nhân nước ngoài thuộc đối tượng nêu tại Mục 1, Phần I Thông tư này được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam khi có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật nơi thương nhân nước ngoài đặt trụ sở chính và nội dung hoạt động không thuộc các lĩnh vực cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

b. Đối với Chi nhánh

Thương nhân nước ngoài thuộc đốitượng nêu tại Mục 1, Phần I Thông tư này được cấp Giấy phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam khi hội đủ các điều kiện sau:

- Có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật thương nhân nước ngoài đặt trụ sở chính.

-Đã hoạt động không dưới 5 năm, kể từ khu đăng ký kinh doanh.

-Có kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ Chi nhánh thương nhân nước ngoài, doanh nghiệp du lịch nước ngòai được phép kinh doanh tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam cho từng thời kỳ.

II. Cơ quan cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, chi nhánh

1. Đối với Văn phòng đại diện

a. Tổng cục Du lịch cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực du lịch.

b. Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương? (dưới đây gọi tắt là Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh) cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Gíây phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nứơc ngoài:

- Hoạt động trong lĩnh vực thương mại

- Hoạt động trong lĩnh vực thương mại và du lịch, sau khi được sự nhất trí bằng văn bản của Tổng cục Du lịch về lĩnh vực du lịch.

2. Đối với Chi nhánh

a. Bộ Thương mại cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài:

- Hoạt động trong lĩnh vực thương mại.

- Hoạt động trong lĩnh vực thương mại và du lịch, sau khi được sự nhất trí bằng văn bản của Tổng cục Du lịch về lĩnh vực du lịch.

b. Tổng cục Du lịch cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực du lịch.

III. Hồ sơ và thủ tục cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh

1. Hồ sơ

Thương nhân nước ngoài đề nghị cấp Gíây phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh gửi một bộ hồ sơ đến cơ quan cấp Giấy phép:

Hồ sơ gồm:

a. Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài (Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện được làm theo mẫu số 1a; Chi nhánh được làm theo mẫu số 1b ban hành kèm theo Thông tư này);

b. Bản sao Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài xác nhận và bản dịch ra tiếng Việt Gíây chứng nhận đăng ký kinh doanh này được cơ quan Công chứng Việt Nam hoặc Cơ quan Đại diện Ngoại giao, Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nứơc ngoài xác nhận.

Ngoài hai loại giấy tờ trên, thương nhân nước ngoài không cần phải nộp thêm bất kỳ loại giấy tờ nào khác.

2. Thủ tục

a. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép cấp cho thương nhân nước ngoài Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam (Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo mẫu số 2a; Gíây phép thành lập Chi nhánh theo mẫu số 2b ban hành kèm theo Thông tư này).

Đối với việc cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh hoạt động trong lĩnh vực thương mại và du lịch, cơ quan cấp Giấy phép gửi văn bản lấy ý kiến của Tổng cục Du lịch trước khi quyết định cấp giấy phép cho thương nhân nước ngoài. Trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan cấp giấy phép, Tổng cục Du lịch có ý kiến bằng văn bản nhất trí hoặc không nhất trí (có nêu rõ lý do) để cơ quan cấp giấy phép quyết định việc cấp hay không cấp Giấy phép cho thương nhân nước ngoài trong lĩnh vực du lịch.

b. Bản chính Giấy phép đựơc cấp cho thương nhân nước ngoài, các bản sao Giấy phép của cơ quan cấp giấy phép được gửi đến các cơ quan có liên quan theo quy định tại điểm a, b, c khoản 2, Điều 7 Nghị định số 45/2000/NĐ-CP và lưu tại cơ quan cấp giấy phép.

c. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản thông báo để thương nhân nước ngoài bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

IV. Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh

1. Đối với Văn phòng đại diện

Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện đựơc ghi cụ thể trong Gíây phép theo quy định tại khoản 1, Điều 13 Nghị định số 45/2000/NĐ-CP.

2. Đối với Chi nhánh

a. Chi nhánh hoạt động trong lĩnh vực thương mại

Nội dung hoạt động được ghi trong Gíây phép thành lập Chi nhánh, bao gồm:

- Được mua các loại hàng hóa quy định tại Mục II của bản Danh mục hàng hoá, dịch vụ Chi nhánh thương nhân nứơc ngoài đựơc phép kinh doanh tại Việt Nam để bán tại thị trường Việt Nam dưới hình thức đại lý hoặc mở các cửa hàng trực tiếp giới thiệu và bán các loại hàng hoá đó khi có ngoại tệ thu được từ xuất khẩu các loại hàng hóa quy định tại Mục I bản Danh mục hàng hóa, dịch vụ nói trên với điều kiện phải có giấy phép của Bộ Thương mại và kim ngạch nhập khẩu không vượt quá kim ngạch xuất khẩu;

- không được mua hàng hóa tại Việt Nam để bán tại Việt Nam.

b. Chi nhánh hoạt động trong lĩnh vực du lịch

Nội dung hoạt động sẽ được hướng dẫn cụ thể theo bản Danh mục hàng hoá, dịch vụ Chi nhánh thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh tại Việt Nam cho từng thời kỳ.

V. Về việc thay đổi nội dung giấy phép

1. Khi có nhu cầu thay đổi nội dung Giấy phép thành lập văn phòng đại diện, Chi nhánh, thương nhân nước ngoài phải có đơn đề nghị với cơ quan cấp Giấy phép kèm theo văn bản chứng minh về việc thay đổi này phù hợp với pháp luật nơi thương nhân nước ngoài đặt trụ sở chính và pháp luật Việt Nam.

2. Thủ tục cấp Gíây phép mới để sửa đổi, bổ sung, thay thế Gíây phép đã cấp được thực hiện theo hướng dẫn tại mục 2, Phần III của Thông tư này.

3. Khi thay đổi địa điểm đặt trụ sở của Văn phòng đại diện, Chi nhánh trong cùng một tỉnh (thành phố) hoặc thay đổi người đứng đầu, Văn phòng đại diện, Chi nhánh không cần? làm thủ tục sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhưng trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ khi thay đổi địa điểm, Văn phòng đại diện, Chi nhánh phải thông báo với Cơ quan cấp giấy phép về việc thay đổi này.

VI. Quyền, nghĩa vụ của Văn phòng đại diện và người làm việc tại Văn phòng đại diện

1. Văn phòng đại diện được hoạt động theo các nội dung ghi trong giấy phép;

2. Văn phòng đại diện chỉ được thuê một địa điểm để đặt trụ sở; được thuê, mua các phương tiện, vận dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện;

3. Văn phòng đại diện được thuê người Việt Nam và người nước ngoài vào làm việc tại văn phòng đại diện theo các quy định của pháp luật Việt Nam;

4. Văn phòng đại diện mở một tài khoản chuyên chi bằng ngoại tệ và một tài khoản chuyên chi bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại một ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện;

5. Văn phòng đại diện được nhập khẩu các vận dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam;

6. Văn phòng đại diện có con dấu riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam;

7. Văn phòng đại diện phải thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về các hoạt động của Văn phòng đại diện theo quy định tại khoản 4, Điều 14 Nghị định số 45/2000/NĐ-CP;

8. Văn phòng đại diện không được kinh doanh, không được cho thuê lại trụ sở và không được thực hiện chức năng đại diện cho thương nhân khác tại Việt Nam;

9. Trưởng Văn phòng đại diện được ký hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ ( trừ hợp đồng kinh doanh lữ hành và hợp đồng vận chuyển khách du lịch) với thương nhân Việt Nam khi có giấy uỷ quyền hợp lệ của thương nhân nước ngoài đối với từng hợp đồng;

10. Người làm việc tại Văn phòng đại diện thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam.

VII. Quyền , nghĩa vụ của Chi nhánh và người làm việc tại Chi nhánh

1. Chi nhánh được hoạt động theo các nội dung ghi trong Giấy phép;

2. Chi nhánh chỉ được thuê một địa điểm để đặt trụ sở; được thuê, mua các phương tiện, vận dụng cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh;

3. Chi nhánh được thuê người Việt Nam và người nứơc ngoài vào làm việc tại Chi nhánh theo các quy định của pháp luật Việt Nam;

4. Chi nhánh được mở tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam tại các Ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam phục vụ cho hoạt động của Chi nhánh;

5. Chi nhánh được nhập khẩu các vận dụng cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam;

6. Chi nhánh có con dấu riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam;

7. Chi nhánh được chuyển lợi nhuận ra khỏi Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam;

8. Chi nhánh phải đăng ký, kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam;

9. Chi nhánh phải thực hiện chế độ kế toán và chế độ báo cáo định kỳ theo quy định tại khoản 4, Điều 15 Nghị định số 45/2000/NĐ-CP;

10. Giám đốc Chi nhánh được quyền ký hợp đồng phù hợp với nội dung hoạt động của Chi nhánh;

11. Người làm việc tại Chi nhánh thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam.

VIII. Tổ chức thực hiện

1. Các Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện hết hạn từ ngày 01.10.2000 trở đi vẫn có hiệu lực thực hiện, thương nhân nước ngoài không cần đề nghị cấp giấy phép mới nhưng phải có văn bản thông báo cho cơ quan cấp giấy phép trong thời hạn từ 02.11.2000 đến 01.12.2000 về tên của thương nhân nước ngoài, tên của văn phòng đại diện, địa điểm đặt trụ sở và nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện kèm theo bản sao Giấy phép đã được cấp.

2. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01.11.2000./.

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Thương mại
Thứ trưởng thường trực

Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch

(Đã ký)

(Đã ký)

  

Mai Văn Dâu

Vũ Tuấn Cảnh

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.