Sign In

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện chế độ

đối với lao động tham gia xây dựng đường Hồ Chí Minh

 

Căn cứ Quyết định số 18/2000/QĐ-TTg ngày 03/02/2000 củaThủ tướng Chính phủ về đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh giai đoạn 1, sau khitrao đổi ý kiến với các Bộ, ngành liên quan, Bộ Lao động. Thương binh và Xã hộihướng dẫn thực hiện chế độ đối với lao động tham gia xây dựng đường Hồ Chí Minhnhư sau:

 

I. ĐỐI TƯỢNG ÁPDỤNG:

1.Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp, các đơnvị Thanh niên xung phong được Nhà nước giao nhiệm vụ trực tiếp xây dựng đườngHồ Chí Minh, kể cả lao động nhàn rỗi tại địa phương ký hợp đồng trực tiếp vớidoanh nghiệp.

2.Lao động nhàn rỗi của các địa phương tình nguyện làm việc trong các đơn vịthanh niên tình nguyện, đơn vị thanh niên xung phong (sau đây gọi chung là đơnvị thanh niên tình nguyện) nhận khoán gọn theo khối lượng công việc với cácdoanh nghiệp xây dựng đường Hồ Chí Minh.

II. CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚINGƯỜI LAO ĐỘNG:

A. Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong cácdoanh nghiệp và các đơn vị Thanh niên xung phong được Nhà nước giao nhiệm vụtrực tiếp xây dựng đưòng Hồ Chí Minh:

1.Khi sử dụng lao động, doanh nghiệp và các đơn vị Thanh niên xung phong phảithực hiện việc giao kết hợp đồng lao động. Các chế độ được thỏa thuận trong hợpđồng lao động thực hiện theo các quy định của Bộ luật lao động.

2.Về chế độ tiền lương và phụ cấp lương làm căn cứ xác định đơn giá, dự toán côngtrình:

a.Lương tối thiểu: áp dụng mức lương tối thiểu chung do Nhà nước qui định. Tạithời điểm thực hiện từ 01/01/2000 là 180.000đ/tháng.

b.Hệ số lương cấp bậc công việc: Cấp bậc công việc bình quân đối với lao động làmcầu là bậc 4,5/7, hệ số lương 2,26; đối với lao động làm đường là bậc 3,5/7, hệsố lương 1,82.

c.Chế độ phụ cấp:

Phụcấp khu vực: Áp dụng bằng mức phụ cấp khu vựcquy định cho địa phương cấp huyện, xã nơi có tuyến đường đi qua.

Phụcấp lưu động:

Áp dụng mức 1, hệ số 0,6 so vớimức lương tối thiểu đối với công nhân viên chức làm việc ở nơi tuyến đường điqua có phụ cấp khu vực từ 0,5 trở lên;

Áp dụng mức 2, hệ số 0,4 so vớimức lương tối thiểu đối với công nhân viên chức làm việc ở nơi tuyến đường điqua của những khu vực còn lại.

Phụcấp độc hại, nguy hiểm:

Áp dụng mức 4, hệ số 0,4 so vớimức lương tối thiểu đối với công nhân viên chức làm việc ở nơi tuyến đường điqua có phụ cấp khu vực từ 0,5 trở lên.

Áp dụng mức 3, hệ số 0,3 so vớimức lương tối thiểu đối với công nhân viên làm việc ở nơi tuyến đường đi quacủa những khu vực còn lại.

Phụcấp thu hút: Áp dụng mức 20% so với lương cấpbậc, chức vụ, chuyên môn, nghiệp vụ.

Cácchế độ phụ cấp khác thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Cáchtính và chi trả các khoản phụ cấp nói trên được thực hiện theo các Thông tư hướngdẫn thi hành của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

d.Hệ số không ổn định sản xuất: Ápdụng mức 10% so với mức lương cấp bậc, chức vụ, lương chuyên môn, nghiệp vụ.

e.Cách xác định đơn giá tiền lương và trả lương cho người lao động: Căn cứ vàođịnh mức lao động và các thông số tiền lương và phụ cấp tại tiết a, b, c và dnói trên các doanh nghiệp xác định đơn giá tiền lương và quyết toán qũy tiền lươngthực hiện theo khối lượng, chất lượng xây dựng được hoàn thành nhưng không làmtăng thêm tổng dự toán công trình được duyệt.

3.Chế độ ăn giữa ca: Được áp dụng chế độ ăn giữa ca theo hướng dẫn tại Thông tưsố 15/1999/TT-BLĐTBXH ngày 22/6/1999 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướngdẫn thực hiện chế độ ăn giữa ca đối với công nhân, viên chức trong các doanhnghiệp Nhà nước.

4.Tiền thưởng áp dụng theo quy định hiện hành.

B. Chế độ đối với lao động làm việc trong các đơn vị thanh niêntình nguyện nhận khoán gọn theo khối lượng công việc với các doanh nghiệp xâyđựng đường Hồ Chí Minh:

1. Các đơn vị thanh niên tình nguyện khi tuyển dụng và sử dụng laođộng phảithực hiện theo Quyết định số 770/TTg ngày 20/12/1994 của Thủ tướng Chính phủ vềTổ chức và chính sách đối với thanh niên xung phong.

Việctính chi phí cho mỗi lao động làm cơ sở để tính tổng chi phí lao động trong hợpđồng khoán gọn với doanh nghiệp phải bảo đảm các khoản sau:

a.Tiền công: Mức tiền công khoán gọn theo định mức khối lượng công việc tại thờiđiểm hiện nay không thấp hơn 15.000 đ/công.

b.Bảo hiểm xã hội: 15% mức tiền công được lấy làm cơ sở khoán gọn.

c.Bảo hiểm y tế: 2% mức tiền công được lấy làm cơ sở khoán gọn.

d.Bảo hộ lao động:

Trangbị phương tiện bảo vệ cá nhân: Tính toán theo thực chi để đảm bảo trang bị đầyđủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động đúng chất lượng, quy cách theoquy định hiện hành.

Chếđộ đối với người bị tai nạn lao động: Tính toán theo thực chi.

e.Cứ 20 lao động trực tiếp thì đơn vị thanh niên tình nguyện được tính thêm mộtlao động gián tiếp theo mức tiền công được dùng làm cơ sở khoán gọn.

f.Các chi phí khác:

Chiphí lán trại, nước uống cho người lao động: Tính toán thực chi theo chế độ hiệnhành.

Chiphí tiền tàu xe đi lại một lần đi và về từ địa phương đến nơi làm việc cho ngườilao động: Tính toán theo thực chi.

2. Chế độ đối với người lao động làm việc trong các đơn vị thanhniên tình nguyện thực hiện theo các quy định sau:

a.Các khoản doanh nghiệp trả cho người lao động thông qua đơn vị thanh niên tìnhnguyện để đơn vị thanh niên tình nguyện trả trực tiếp cho người lao động:

Tiềncông:

Mứctiền công khoán gọn theo định mức khối lượng, chất lượng công việc tại thờiđiểm hiện nay không thấp hơn 15.000 đ/công; nếu do tính chất công việc khôngthể khoán gọn theo định mức thì trả công theo thời gian cũng không thấp hơn15.000đ/công.

Bảohiểm xã hội: 10% mức tiền công được lấy làm cơ sở khoán gọn (bảo hiểm xã hội vềhưu trí).

Bảohiểm y tế: 2% mức tiền công được lấy làm cơ sở khoán gọn. Đơn vị thanh niêntình nguyện có trách nhiệm trả trực tiếp cho người lao động hoặc mua Bảo hiểm ytế theo quy định hiện hành cho người lao động

b.Các khoản doanh nghiệp giữ lại để thanh toán cho người lao động theo mức chithực tế:

Bảohiểm xã hội (5%):

Ngườilao động khi nghỉ ốm đau: Được hưởng trợ cấp bằng 75% mức tiền công trong thờigian nghỉ ốm đau, thời gian tối đa được nghỉ hưởng trợ cấp là 12 ngày/tháng.

Đốivới người bị tai nạn lao động: Sau khi thương tật ổn định được doanh nghiệpgiới thiệu đi giám định để xác định mức độ suy giảm khả năng lao động tại Hộiđồng Giám định y khoa theo quy định của Bộ Y tế. Nếu mức suy giảm từ 5% đến 30% được trợ cấp một lần bằng 12tháng tiền lương tối thiểu; từ 31% trở lên thì cứ 1% tăng lên được cộng thêm0,5 tháng lương tối thiểu chung tại thời điểm chi trả.

Ngườilao động bị chết trong thời gian làm việc thì thân nhân lo mai táng được trợcấp tiền mai táng bằng 8 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Ngườibị tai nạn lao động mà bị khuyết tật một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chứcnăng do bị tai nạn lao động, biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suygiảm khả năng lao động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khókhăn thì được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật đối với người tàntật.

Bảohộ lao động:

Trangbị phương tiện bảo vệ cá nhân: Người lao động được trang bị đầy đủ phương tiệnbảo vệ cá nhân theo quy định hiện hành.

Thanhtoán các khoản chi phí y tế, tiền phương tiện giao thông cấp cứu và tiền côngtrong thời gian chữa trị từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định thươngtật với mức bằng 100% mức tiền công trước khi bị tai nạn lao động cho người bị tainạn lao động.

Bồithường tai nạn lao động: Người lao động bị chết vì tai nạn lao động, kể cả chếttrong thời gian điều trị lần đầu hoặc bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trởlên do tai nạn lao động mà không do lỗi của người lao động thì doanh nghiệp cótrách nhiệm bồi thường ít nhất bằng 30 tháng tiền lương tối thiểu do Nhà nướcquy định cho thân nhân của họ; trường hợp do lỗi của người lao động, thì thânnhân cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 12 tháng tiền lương tốithiểu do Nhà nước quy định.

Mộtsố chế độ khác:

Đượcbố trí phương tiện hoặc tiền tàu xe một lượt đi và về từ địa phương đến nơi làmviệc.

Đượcbố trí lán trại, chỗ ăn, nghỉ và nước uống.

Ngoàicác chế độ nêu trên, người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động sẽ được ưutiên tuyển chọn, tiếp nhận nếu đơn vị thanh niên tình nguyện có nhu cầu.

III. TỔ CHỨC THỰCHIỆN

1.Các chế độ nêu tại Mục II Thông tư này được hạch toán vào giá thành công trình.Người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện các chế độ đối với người laođộng theo đúng quy định tại Thông tư này.

2.Các doanh nghiệp được giao tham gia xây dựng đường Hồ Chí Minh có trách nhiệmlập kế hoạch và sử dụng tối đa lao động nhàn rỗi là những người có sức khoẻ, cóý thức tổ chức kỷ luật tốt và tự nguyện tham gia xây dựng đường Hồ Chí Minh (ưutiên sử dụng lao động tại các địa phương nơi có tuyến đường đi qua). Doanhnghiệp phải gửi yêu cầu về số lượng lao động, thời gian lao động, thời gian cầncung cấp lao động, công việc cần làm và địa điểm làm việc cho Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương (sau đây gọi là y ban Nhân dân cấp tỉnh) nơi có tuyến đường đi qua.

3.y ban Nhân dân cấp tỉnh ủyquyền cho tỉnh đoàn, thành đoàn tổ chức tuyển chọn, lập các đơn vị thanh niêntình nguyện để nhận khoán gọn khối lượng công việc của doanh nghiệp xây dựng đườngHồ Chí Minh.

4.Sở Lao động-Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơicó tuyến đường đi qua có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiệnthông tư này.

5.Bộ Giao thông vận tải lập kế hoạch và giao khối lượng công việc có sử dụng laođộng nhàn rỗi cho các doanh nghiệp xây dựng đường Hồ Chí Minh và phối hợp với Ủy ban nhân dân các Tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện.

6.Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiệnnếu có gì vướng mắc, cần phản ánh kịp thời về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hộiđể nghiên cứu giải quyết./.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Nguyễn Thị Hằng