• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 01/03/2024
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Số: 18/2023/TT-BLĐTBXH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2023

THÔNG TƯ

Quy định giám định tư pháp trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội

 

Căn cứ Luật Giám định tư pháp ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp ngày 10 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp;

Căn cứ Nghị định số 157/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp;

Căn cứ Nghị định số 62/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội ban hành Thông tư quy định giám định tư pháp trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.

 

CHƯƠNG I

QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội, bao gồm: giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc; quy chuẩn chuyên môn cho hoạt động giám định tư pháp; quy trình giám định tư pháp; thời hạn giám định tư pháp; mẫu, thành phần hồ sơ, chế độ lưu trữ hồ sơ giám định tư pháp.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.

2. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.

Điều 3. Lĩnh vực giám định tư pháp lao động, người có công và xã hội

Giám định tư pháp trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội bao gồm các lĩnh vực cụ thể sau đây:

1. Lao động, tiền lương.

2. Việc làm.

3. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

4. Giáo dục nghề nghiệp (trừ sư phạm).

5. An toàn, vệ sinh lao động.

6. Người có công.

7. Bảo trợ xã hội.

8. Trẻ em.

9. Phòng, chống tệ nạn xã hội.

10. Bình đẳng giới.

11. Bảo hiểm xã hội; trừ vụ việc giám định trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp được Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện theo quy định tại Thông tư số 23/2022/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 11 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

Điều 4. Quy chuẩn chuyên môn áp dụng cho hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội

Quy chuẩn chuyên môn áp dụng cho hoạt động giám định tư pháp là các văn bản quy phạm pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.

Điều 5. Thời hạn giám định tư pháp cho từng loại việc cụ thể trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội

1. Thời hạn tối đa là 03 tháng đối với vụ việc có nội dung trưng cầu giám định thuộc 01 lĩnh vực quy định tại Điều 3 Thông tư này.

2. Thời hạn giám định tối đa là 04 tháng đối với:

a) Vụ việc có nội dung trưng cầu giám định thuộc 01 lĩnh vực quy định tại Điều 3 Thông tư này và có tính chất phức tạp hoặc có liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân.

b) Vụ việc có nội dung trưng cầu giám định thuộc từ 02 lĩnh vực trở lên quy định tại Điều 3 Thông tư này.

 

CHƯƠNG II

GIÁM ĐỊNH VIÊN TƯ PHÁP, NGƯỜI GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP THEO

VỤ VIỆC, TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP THEO VỤ VIỆC TRONG

LĨNH VỰC LAO ĐỘNG, NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI

 

Điều 6. Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp

Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 7 Luật Giám định tư pháp có thể được xem xét, bổ nhiệm làm giám định viên tư pháp.

Điều 7. Bổ nhiệm, cấp mới, cấp lại thẻ giám định viên tư pháp

1. Hồ sơ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp được thực hiện theo quy định tại Điều 8, Điều 9 Luật Giám định tư pháp (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).

2. Bổ nhiệm giám định viên tư pháp tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

a) Căn cứ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 6 Thông tư này, người đứng đầu đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm lựa chọn người có đủ điều kiện và gửi Vụ Pháp chế tổng hợp.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ kiểm tra hồ sơ đề nghị bổ nhiệm trình Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

b) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ trình đầy đủ, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp.

c) Căn cứ quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Vụ Pháp chế tổng hợp, gửi danh sách giám định viên tư pháp đến Trung tâm Công nghệ thông tin thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (sau đây được viết là Trung tâm Công nghệ thông tin) để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

3. Trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại thẻ giám định viên tư pháp trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội được thực hiện theo quy định của Thông tư số 11/2020/TT-BTP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về mẫu thẻ, trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại thẻ giám định viên tư pháp.

Điều 8. Miễn nhiệm giám định viên tư pháp, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp

1. Các trường hợp miễn nhiệm, hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp được thực hiện theo quy định tại Điều 10 Luật Giám định tư pháp (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).

2. Khi giám định viên tư pháp thuộc trường hợp miễn nhiệm quy định tại Điều 10 Luật Giám định tư pháp (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) thì:

a) Người đứng đầu đơn vị thuộc Bộ rà soát, lập hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp theo quy định tại khoản 1 Điều này gửi Vụ Pháp chế.

b) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ kiểm tra hồ sơ, trình Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định miễn nhiệm, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp.

c) Căn cứ quyết định miễn nhiệm, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Vụ Pháp chế điều chỉnh danh sách giám định viên tư pháp gửi Trung tâm Công nghệ thông tin để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 9. Công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc

1. Công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Căn cứ tiêu chuẩn quy định tại Điều 18 Luật Giám định tư pháp, người đứng đầu đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lựa chọn người có đủ điều kiện và gửi Vụ Pháp chế.

Vụ Pháp chế chủ trì tổng hợp trình Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc.

2. Sau khi có quyết định công nhận người giám định viên tư pháp theo vụ việc của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Vụ Pháp chế gửi danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc đến Trung tâm Công nghệ thông tin để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 10. Công nhận tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc

1. Tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Giám định tư pháp, người đứng đầu đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nếu thấy đơn vị có đủ điều kiện là tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc thì có văn bản đề nghị gửi Vụ Pháp chế tổng hợp, trình Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định công nhận tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc.

2. Căn cứ quyết định công nhận tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Vụ Pháp chế gửi danh sách tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc đến Trung tâm Công nghệ thông tin để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 11. Huỷ bỏ công nhận, điều chỉnh danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc

1. Hủy bỏ công nhận, điều chỉnh danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Khi có căn cứ xác định người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc không còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 18, Điều 19 Luật Giám định tư pháp thì Vụ Pháp chế tổng hợp, trình Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc.

2. Căn cứ quyết định hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Vụ Pháp chế tổng hợp, điều chỉnh danh sách huỷ bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc gửi Trung tâm Công nghệ thông tin đăng tải danh sách sau khi điều chỉnh trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

 

CHƯƠNG III

QUY TRÌNH, HỒ SƠ GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP TRONG LĨNH VỰC LAO

ĐỘNG, NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI

 

Điều 12. Quy trình giám định tư pháp

1. Tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp, đối tượng giám định và tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có).

2. Chuẩn bị thực hiện giám định tư pháp.

3. Thực hiện giám định tư pháp.

4. Kết luận giám định tư pháp.

Điều 13. Tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp, đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có)

1. Trường hợp trưng cầu giám định tư pháp gửi đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Trình tự, thủ tục tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp thực hiện theo quy định về tiếp nhận văn bản đến của Quy chế văn thư và lưu trữ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Sau khi nhận được phân công, xử lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với vụ việc giám định tư pháp, Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu lựa chọn để trình Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phân công giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc hoặc thành lập Hội đồng giám định.

2. Trường hợp trưng cầu giám định tư pháp được gửi đến đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Việc tiếp nhận trưng cầu giám định được thực hiện theo trình tự, thủ tục tiếp nhận văn bản đến của đơn vị.

Người đứng đầu đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phân công giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc phù hợp với nội dung trưng cầu giám định.

3. Trường hợp trưng cầu giám định tư pháp gửi trực tiếp đến giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc thì giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc tiếp nhận và xử lý theo quy định của pháp luật.

4. Việc giao, nhận trực tiếp hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định phải được lập thành biên bản theo quy định tại Điều 27 Luật Giám định tư pháp.

Điều 14. Chuẩn bị thực hiện giám định tư pháp

1. Nghiên cứu hồ sơ, thông tin, tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) về vụ việc giám định tư pháp.

Trường hợp cần phải có thêm hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung giám định thì đề nghị người trưng cầu giám định cung cấp thêm thông tin, tài liệu.

Trường hợp có căn cứ từ chối giám định thì thực hiện việc từ chối giám định theo quy định của Luật Giám định tư pháp.

2. Nghiên cứu quy chuẩn chuyên môn để thực hiện giám định.

Điều 15. Thực hiện giám định tư pháp

Hội đồng giám định, giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc thực hiện giám định như sau:

1. Nghiên cứu đối tượng giám định, thông tin, tài liệu và đối chiếu với các quy chuẩn chuyên môn để đưa ra nhận xét, đánh giá về nội dung được yêu cầu giám định.

2. Xây dựng dự thảo kết luận giám định tư pháp.

Điều 16. Kết luận giám định tư pháp

1. Căn cứ kết quả thực hiện giám định tư pháp, Hội đồng giám định, giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc kết luận đối với từng nội dung yêu cầu giám định cụ thể.

2. Kết luận giám định bao gồm các nội dung theo quy định tại Điều 32 Luật Giám định tư pháp (được sửa đổi, bổ sung năm 2020), theo mẫu quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 17. Hồ sơ và lưu trữ hồ sơ giám định tư pháp

1. Hồ sơ giám định tư pháp bao gồm đầy đủ tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Giám định tư pháp, được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Hồ sơ giám định tư pháp được lưu trữ theo quy định của pháp luật về văn thư và lưu trữ.

 

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 18. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2024.

2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác thì áp dụng quy định tại văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

Điều 19. Tổ chức thực hiện

1. Vụ Pháp chế là đầu mối tham mưu về công tác giám định tư pháp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có trách nhiệm tham mưu cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 41 Luật Giám định tư pháp (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) và Thông tư này.

2. Trung tâm Công nghệ thông tin có trách nhiệm đăng tải danh sách giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ quy định của Luật Giám định tư pháp, các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Giám định tư pháp và quy định của Thông tư này để tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội ở địa phương.

Quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, giải quyết./.

PHỤ LỤC I

(Ban hành kèm theo Thông tư số 18/2023/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2023

của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định giám định

tư pháp trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội)

 

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH

VÀ XÃ HỘI

HỘI ĐỒNG GIÁM ĐỊNH

_____________

Số………/KL-HĐGĐ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày …. tháng năm

 

 

KẾT LUẬN GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM ĐỊNH

Trong lĩnh vực .... (1)

 

Căn cứ Luật Giám định tư pháp ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp ngày 10 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp;

Căn cứ Nghị định số 157/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp;

Căn cứ Thông tư số 18/2023/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định giám định tư pháp trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội;

Căn cứ Văn bản trưng cầu số............. ngày........ tháng....... năm.. của................................................................ (2);

Căn cứ Quyết định thành lập Hội đồng giám định số……ngày ……tháng……năm…. của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Kết luận các nội dung trưng cầu giám định như sau:

I. NGƯỜI THỰC HIỆN GIÁM ĐỊNH (3)

II. NGƯỜI TRƯNG CẦU GIÁM ĐỊNH (4)

III. NỘI DUNG TRƯNG CẦU GIÁM ĐỊNH

1. Nội dung trưng cầu giám định.

2. Phương pháp, các quy chuẩn chuyên môn áp dụng thực hiện giám định.

3. Thời gian, địa điểm thực hiện việc giám định.

IV. KẾT LUẬN GIÁM ĐỊNH

1. Về nội dung trưng cầu giám định thứ nhất: ...

Kết luận rõ ràng, cụ thể về nội dung giám định.

2. Về nội dung trưng cầu giám định thứ hai:…

Kết luận rõ ràng, cụ thể về nội dung giám định.

3. Các nội dung trưng cầu giám định tiếp theo:…

Kết luận rõ ràng, cụ thể về nội dung giám định.

Kết luận giám định được hoàn thành vào hồi ...giờ...phút ngày… tháng… năm …

 

THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG GIÁM ĐỊNH (5)

(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

NGƯỜI THÀNH LẬP

HỘI ĐỒNG GIÁM ĐỊNH (6)

(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

____________

1. Ghi lĩnh vực giám định tư pháp theo Điều 3 Thông tư này.

2. Ghi rõ: số, ngày, tháng, năm, cơ quan ban hành văn bản trưng cầu giám định.

3. Ghi họ, tên, chức vụ, đơn vị công tác các thành viên Hội đồng giám định.

Thời gian nhận văn bản trưng cầu giám định tư pháp.

4. Tên cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, họ, tên người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định tư pháp; số văn bản, ngày, tháng, năm trưng cầu giám định.

5. Ký, ghi rõ họ tên của từng thành viên Hội đồng giám định.

6. Người thành lập Hội đồng phải ký tên, đóng dấu vào bản kết luận giám định tư pháp.

 

PHỤ LỤC II

(Ban hành kèm theo Thông tư số 18/2023/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định giám định tư pháp trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

 

KẾT LUẬN GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP CỦA GIÁM ĐỊNH VIÊN TƯ PHÁP

HOẶC NGƯỜI GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP THEO VỤ VIỆC

Trong lĩnh vực .... (1)...

 

Căn cứ Luật Giám định tư pháp ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp ngày 10 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp;

Căn cứ Nghị định số 157/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp;

Căn cứ Thông tư số 18/2023/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định giám định tư pháp trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội;

Căn cứ Văn bản trưng cầu số …..ngày tháng năm.... của (2);

Kết luận các nội dung trưng cầu giám định như sau:

I. GIÁM ĐỊNH VIÊN TƯ PHÁP/NGƯỜI GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP THEO VỤ VIỆC THỰC HIỆN GIÁM ĐỊNH (3)

II. NGƯỜI TRƯNG CẦU GIÁM ĐỊNH (4)

III. NỘI DUNG TRƯNG CẦU GIÁM ĐỊNH

1. Nội dung trưng cầu giám định.

2. Phương pháp, các quy chuẩn chuyên môn áp dụng thực hiện giám định.

3. Thời gian, địa điểm thực hiện việc giám định.

IV. KẾT LUẬN GIÁM ĐỊNH

1. Về nội dung trưng cầu giám định thứ nhất: …

Kết luận rõ ràng, cụ thể về nội dung giám định.

2. Về nội dung trưng cầu giám định thứ hai: ...

Kết luận rõ ràng, cụ thể về nội dung giám định.

3. Các nội dung trưng cầu giám định tiếp theo:...

Kết luận rõ ràng, cụ thể về nội dung giám định.

Kết luận giám định được hoàn thành vào hồi ...giờ...phút ngày… tháng… năm …

 

 

…….., ngày ... tháng ... năm ...

GIÁM ĐỊNH VIÊN TƯ PHÁP/
NGƯỜI GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP
THEO VỤ VIỆC

(Ký, ghi rõ họ và tên)

_____________

1. Ghi lĩnh vực giám định tư pháp theo Điều 3 Thông tư này.

2. Ghi rõ: số, ngày, tháng, năm của Văn bản trưng cầu giám định.

3. Ghi rõ họ và tên, chức vụ, đơn vị công tác.

Thời gian nhận văn bản trưng cầu giám định tư pháp.

4. Tên cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, họ, tên người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định tư pháp; số văn bản, ngày, tháng, năm trưng cầu giám định.

 

PHỤ LỤC III

(Ban hành kèm theo Thông tư số 18/2023/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định giám định tư pháp trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội)

 

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH

VÀ XÃ HỘI

TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP THEO VỤ VIỆC (1)

_____________

Số………/KL-TCGĐTPTVV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày …. tháng năm

 

 

KẾT LUẬN GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP

CỦA TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP THEO VỤ VIỆC

Trong lĩnh vực .... (2)...

 

Căn cứ Luật Giám định tư pháp ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp ngày 10 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp;

Căn cứ Nghị định số 157/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp;

Căn cứ Thông tư số 18/2023/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định giám định tư pháp trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội;

Căn cứ Văn bản trưng cầu số…….ngày…….tháng……năm…của……(3)

Căn cứ Quyết định công nhận tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc số…..ngày……tháng …. năm…của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Kết luận các nội dung trưng cầu giám định như sau:

I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIÁM ĐỊNH (4)

II. NGƯỜI TRƯNG CẦU GIÁM ĐỊNH (5)

III. NỘI DUNG TRƯNG CẦU GIÁM ĐỊNH

1. Nội dung trưng cầu giám định.

2. Phương pháp, các quy chuẩn chuyên môn áp dụng thực hiện giám định.

3. Thời gian, địa điểm thực hiện việc giám định.

IV. KẾT LUẬN GIÁM ĐỊNH

1. Về nội dung trưng cầu giám định thứ nhất: ...

Kết luận rõ ràng, cụ thể về nội dung giám định.

2. Về nội dung trưng cầu giám định thứ hai:...

Kết luận rõ ràng, cụ thể về nội dung giám định.

3. Các nội dung trưng cầu giám định tiếp theo.

Kết luận rõ ràng, cụ thể về nội dung giám định.

Kết luận giám định được hoàn thành vào hồi .. .giờ...phút ngày… tháng… năm …

 

NGƯỜI GIÁM ĐỊNH

(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP

THEO VỤ VIỆC (6)

(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

________________

1. Ghi tên tổ chức thực hiện giám định.

2. Ghi lĩnh vực giám định tư pháp theo Điều 3 Thông tư này.

3. Ghi rõ số, ngày, tháng, năm, cơ quan ban hành văn bản trưng cầu giám định.

4. Ghi tên tổ chức, địa chỉ; ghi họ, tên, người phân công thực hiện giám định.

Thời gian nhận văn bản trưng cầu giám định tư pháp.

5. Tên cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, họ, tên người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định tư pháp; số văn bản, ngày, tháng, năm trưng cầu giám định.

6. Người đứng đầu tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc xác nhận chữ ký của thành viên giám định, ký tên, đóng dấu vào bản kết luận giám định.

PHỤ LỤC IV

(Ban hành kèm theo Thông tư số 18/2023/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định giám định tư pháp trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội)

 

HỒ SƠ GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP THEO VỤ VIỆC

Số      /năm/ HSGĐ

 

Nội dung trưng cầu giám định (ghi tóm tắt nội dung trưng cầu giám định)

………………………………………………………………………………..

Ngày lập …………………………………………………………………..

Người lập hồ sơ …………………………………………………………

Thành phần hồ sơ (Liệt kê các tài liệu theo bảng sau)

STT

TÊN TÀI LIỆU

SỐ TỜ

ĐẶC ĐIỂM TÀI LIỆU

(Bản chính/sao)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Nguyễn Bá Hoan

 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.