NGHỊ ĐỊNH
Về giám định tư pháp
______________
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Để góp phần làm cho công tác điều tra, truy tố, xét xử được khách quan, chính xác, kịp thời và đúng pháp luật;
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Sau khi trao đổi ý kiến với Chánh án Toà án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Giám định tư pháp là sử dụng những kiến thức, phương pháp khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn để kết luận về vấn đề có liên quan đến các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, các tranh chấp lao động theo quyết định trưng cầu giám định của cơ quan Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân (trong văn bản này gọi chung là cơ quan tiến hành tố tụng) nhằm phục vụ công tác điều tra, truy tố và xét xử.
Bộ Tư pháp cùng với Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ quy định cấp có thẩm quyền quyết định trưng cầu giám định tư pháp.
Điều 2. Giám định tư pháp do giám định viên hoặc tập thể giám định viên tiến hành theo nội dung được ghi trong quyết định trưng cầu giám định.
Điều 3. Những cơ quan sau đây được bổ nhiệm các giám định viên để phục vụ thường xuyên cho công tác điều tra, truy tố xét xử:
- Bộ Nội vụ có giám định viên kỹ thuật hình sự và giám định viên pháp y;
- Bộ Y tế có giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần;
- Bộ Quốc phòng có giám định viên pháp y thuộc Bộ Quốc phòng;
- Bộ Tài chính có giám định viên kế toán tài chính;
- Bộ Văn hoá có giám định viên tác phẩm văn học nghệ thuật, văn hoá phẩm nghệ thuật;
- Uỷ ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước có giám định viên trong từng lĩnh vực khoa học kỹ thuật.
Các cơ quan có từ 3 giám định viên trở lên thì bổ nhiệm giám định viên trưởng.
ở các ngành khác không có tổ chức giám định tư pháp. Khi có quyết định trưng cầu giám định tư pháp về những vụ việc có liên quan tới chuyên môn của ngành đó, thì thủ trưởng ngành đó cử người làm giám định. Người được cử làm giám định có nhiệm vụ, quyền hạn của giám định viên.
Điều 4. Thủ trưởng các Bộ, ngành chuyên môn ở cấp Trung ương ra quyết định bổ nhiệm giám định viên và giám định viên trưởng cấp Trung ương của Bộ, ngành mình sau khi có ý kiến nhất trí của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương ra quyết định bổ nhiệm giám định viên và giám định viên trưởng cấp tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương, thuộc từng ngành ở địa phương mình theo đề nghị của thủ trưởng ngành chuyên môn đó và Giám đốc Sở Tư pháp.
Điều 5. Giám định viên phải có những tiêu chuẩn sau đây:
a) Có phẩm chất chính trị tốt;
b) Có trình độ nghiệp vụ chuyên môn từ đại học trở lên;
c) Có thâm niên công tác về nghiệp vụ chuyên môn đó ít nhất là 5 năm.
Điều 6. Nhiệm vụ của giám định viên:
1. Thực hiện các nội dung giám định theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng;
2. Kết luận giám định bằng văn bản và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận đó;
3. Giải thích bản kết luận giám định theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng;
4. Giám định bổ sung hoặc giám định lại khi cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu;
5. Không được để lộ tài liệu và kết quả giám định;
6. Tuân thủ các quy định khác của pháp luật tố tụng.
Điều 7. Quyền hạn của giám định viên:
1. Từ chối việc thực hiện giám định trong trường hợp thời gian không đủ để tiến hành giám định , các tài liệu cung cấp không đủ hoặc không có giá trị để kết luận, nội dung yêu cầu giám định vượt quá phạm vi hiểu biết chuyên môn của mình hoặc có lý do chính đáng khác;
2. Yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng bổ sung tài liệu hoặc cán bộ chuyên môn để giám định khi cần thiết;
3. Viết kết luận riêng của mình vào bản kết luận chung nếu không thống nhất với kết luận chung đó (trường hợp giám định tập thể).
4. Giám định viên tiến hành giám định bằng kiến thức và phương pháp nghiệp vụ chuyên môn của mình. Cơ quan tiến hành tố tụng không được can thiệp vào công việc chuyên môn của giám định viên.
Điều 8. Giám định viên không được làm giám định trong vụ án khi:
1. Bản thân là bị can, bị cáo hoặc đương sự khác.
2. Bản thân có quan hệ thân thuộc hoặc phụ thuộc về công tác, về kinh tế với bị can, bị cáo hoặc các đương sự khác.
3. Bản thân đã hoặc đang tham gia vụ án đó với tư cách là điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm nhân dân, người bào chữa, người đại diện của đương sự.
Điều 9. Khi thực hiện giám định giám định viên được hưởng phụ cấp tuỳ theo tính chất (đơn giản hay phức tạp) của từng vụ việc được trưng cầu.
Cơ quan trưng cầu giám định dự trù kinh phí cho công tác giám định tư pháp và chỉ trả phụ cấp cho giám định viên.
Bộ Tư pháp quy định mức trả phụ cấp cho giám định viên đối với từng loại việc sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Tài chính.
Điều 10. Giám định viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được xét khen thưởng, nếu vi phạm những quy định trong Nghị định này hoặc những quy định khác của pháp luật sẽ bị kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tuỳ theo mức độ vi phạm.
Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn của giám định viên trưởng;
Quản lý danh sách giám định viên trong cơ quan Bộ, ngành, chuyên môn của mình ở Trung ương, trong Sở, ngành chuyên môn của mình ở địa phương và là đầu mối liên hệ công tác với các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan tư pháp.
Trực tiếp giúp thủ trưởng cơ quan liên hệ công tác với các giám định viên; cử đúng và kịp thời giám định viên khi có quyết định trưng cầu giám định của cơ quan tiến hành tố tụng.
Trường hợp có những lý do đã quy định ở điểm 1, điều 7 của Nghị định này thì giám định viên trưởng phải cử giám định viên khác thay thế.
Điều 12. Bộ Tư pháp thống nhất quản lý công tác giám định tư pháp; hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra hoạt động giám định tư pháp; bồi dưỡng kiến thức pháp lý cho giám định viên.
Điều 13. Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng các Bộ, Chủ nhiệm các Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Điều 14. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ.
NGHỊ ĐỊNH
Về giám định tư pháp
|
|
1/01/clip_image001.gif" width="170" /> |
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Để góp phần làm cho công tác điều tra, truy tố, xét xử được khách quan, chính xác, kịp thời và đúng pháp luật;
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Sau khi trao đổi ý kiến với Chánh án Toà án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Giám định tư pháp là sử dụng những kiến thức, phương pháp khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn để kết luận về vấn đề có liên quan đến các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, các tranh chấp lao động theo quyết định trưng cầu giám định của cơ quan Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân (trong văn bản này gọi chung là cơ quan tiến hành tố tụng) nhằm phục vụ công tác điều tra, truy tố và xét xử.
Bộ Tư pháp cùng với Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ quy định cấp có thẩm quyền quyết định trưng cầu giám định tư pháp.
Điều 2. Giám định tư pháp do giám định viên hoặc tập thể giám định viên tiến hành theo nội dung được ghi trong quyết định trưng cầu giám định.
Điều 3. Những cơ quan sau đây được bổ nhiệm các giám định viên để phục vụ thường xuyên cho công tác điều tra, truy tố xét xử:
- Bộ Nội vụ có giám định viên kỹ thuật hình sự và giám định viên pháp y;
- Bộ Y tế có giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần;
- Bộ Quốc phòng có giám định viên pháp y thuộc Bộ Quốc phòng;
- Bộ Tài chính có giám định viên kế toán tài chính;
- Bộ Văn hoá có giám định viên tác phẩm văn học nghệ thuật, văn hoá phẩm nghệ thuật;
- Uỷ ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước có giám định viên trong từng lĩnh vực khoa học kỹ thuật.
Các cơ quan có từ 3 giám định viên trở lên thì bổ nhiệm giám định viên trưởng.
ở các ngành khác không có tổ chức giám định tư pháp. Khi có quyết định trưng cầu giám định tư pháp về những vụ việc có liên quan tới chuyên môn của ngành đó, thì thủ trưởng ngành đó cử người làm giám định. Người được cử làm giám định có nhiệm vụ, quyền hạn của giám định viên.
Điều 4. Thủ trưởng các Bộ, ngành chuyên môn ở cấp Trung ương ra quyết định bổ nhiệm giám định viên và giám định viên trưởng cấp Trung ương của Bộ, ngành mình sau khi có ý kiến nhất trí của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương ra quyết định bổ nhiệm giám định viên và giám định viên trưởng cấp tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương, thuộc từng ngành ở địa phương mình theo đề nghị của thủ trưởng ngành chuyên môn đó và Giám đốc Sở Tư pháp.
Điều 5. Giám định viên phải có những tiêu chuẩn sau đây:
a) Có phẩm chất chính trị tốt;
b) Có trình độ nghiệp vụ chuyên môn từ đại học trở lên;
c) Có thâm niên công tác về nghiệp vụ chuyên môn đó ít nhất là 5 năm.
Điều 6. Nhiệm vụ của giám định viên:
1. Thực hiện các nội dung giám định theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng;
2. Kết luận giám định bằng văn bản và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận đó;
3. Giải thích bản kết luận giám định theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng;
4. Giám định bổ sung hoặc giám định lại khi cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu;
5. Không được để lộ tài liệu và kết quả giám định;
6. Tuân thủ các quy định khác của pháp luật tố tụng.
Điều 7. Quyền hạn của giám định viên:
1. Từ chối việc thực hiện giám định trong trường hợp thời gian không đủ để tiến hành giám định , các tài liệu cung cấp không đủ hoặc không có giá trị để kết luận, nội dung yêu cầu giám định vượt quá phạm vi hiểu biết chuyên môn của mình hoặc có lý do chính đáng khác;
2. Yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng bổ sung tài liệu hoặc cán bộ chuyên môn để giám định khi cần thiết;
3. Viết kết luận riêng của mình vào bản kết luận chung nếu không thống nhất với kết luận chung đó (trường hợp giám định tập thể).
4. Giám định viên tiến hành giám định bằng kiến thức và phương pháp nghiệp vụ chuyên môn của mình. Cơ quan tiến hành tố tụng không được can thiệp vào công việc chuyên môn của giám định viên.
Điều 8. Giám định viên không được làm giám định trong vụ án khi:
1. Bản thân là bị can, bị cáo hoặc đương sự khác.
2. Bản thân có quan hệ thân thuộc hoặc phụ thuộc về công tác, về kinh tế với bị can, bị cáo hoặc các đương sự khác.
3. Bản thân đã hoặc đang tham gia vụ án đó với tư cách là điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm nhân dân, người bào chữa, người đại diện của đương sự.
Điều 9. Khi thực hiện giám định giám định viên được hưởng phụ cấp tuỳ theo tính chất (đơn giản hay phức tạp) của từng vụ việc được trưng cầu.
Cơ quan trưng cầu giám định dự trù kinh phí cho công tác giám định tư pháp và chỉ trả phụ cấp cho giám định viên.
Bộ Tư pháp quy định mức trả phụ cấp cho giám định viên đối với từng loại việc sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Tài chính.
Điều 10. Giám định viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được xét khen thưởng, nếu vi phạm những quy định trong Nghị định này hoặc những quy định khác của pháp luật sẽ bị kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tuỳ theo mức độ vi phạm.
Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn của giám định viên trưởng;
Quản lý danh sách giám định viên trong cơ quan Bộ, ngành, chuyên môn của mình ở Trung ương, trong Sở, ngành chuyên môn của mình ở địa phương và là đầu mối liên hệ công tác với các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan tư pháp.
Trực tiếp giúp thủ trưởng cơ quan liên hệ công tác với các giám định viên; cử đúng và kịp thời giám định viên khi có quyết định trưng cầu giám định của cơ quan tiến hành tố tụng.
Trường hợp có những lý do đã quy định ở điểm 1, điều 7 của Nghị định này thì giám định viên trưởng phải cử giám định viên khác thay thế.
Điều 12. Bộ Tư pháp thống nhất quản lý công tác giám định tư pháp; hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra hoạt động giám định tư pháp; bồi dưỡng kiến thức pháp lý cho giám định viên.
Điều 13. Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng các Bộ, Chủ nhiệm các Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Điều 14. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ.