• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 08/08/2005
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Số: 37/2005/QĐ-BNN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 4 tháng 7 năm 2005

QUYẾT ĐỊNH

Về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyến hạn

 và tổ chức bộ máy của Ban Quản lý Trung ương dự án thuỷ lợi

______________________

 

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/1l/2003.

Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của Chính phủ quy đinh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Căn cứ các Nghị định của Chính phủ số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 về quy hoạch xây dựng, số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về quản lý chất lượng công trình xây dựng, số 17/2001/NĐ-CP ngày 04/05/2001 kèm theo Quy chế Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triền chính thức.

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Vị trí và chức năng

Ban Quản lý Trung ương dự án thuỷ lợi là cơ quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được Bộ trưởng uỷ quyền làm Chủ đầu tư các dự án thuỷ lợi Việt Nam sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA) và nguồn vốn khác nếu có) để điều hành, phối hợp quản lý, thực hiện dự án theo quy định của Nhà nước và các điều ước quốc tế: cụ thể về ODA đã được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với các nhà tài trợ quốc tế.

Ban Quản lý Trung ương dự án thuỷ lợi là tổ chức sự nghiệp kinh tế có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc hoặc Ngân hàng nhà nựớc, có trách nhiệm tiếp nhận vốn từ cợ quan cấp vốn để thanh toán cho các nhà thầu, các tồ chức tham gia hoạt động xây dựng the quy định hiện hành của Nhà nước và Hiệp định đã ký kết. Chi phí hoạt động của Ban quản lý Trung ương dự án thuỷ lợi được tính trong kinh phí đầu tư của từng Dự án theo quy định hiện hành.

Tên giao dịch tiếng Anh đầy đủ:

Central Office for Water Resources Projects

Tên giao dịch thường dùng: Central Project Office, viết tắt là CPO

Trụ sở của CPO: Số 23 Hàng Tre, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Ban Quản lý Trung ương dự án thuỷ lợi có trách nhiệm thực hiện một số nhiệm vụ được quy định cụ thể sau:

l. Làm đầu mối quan hệ với Ngân hàng phát triền Châu Á, Ngân hàng thế giới và các tổ chức tài chính quốc tế khác để giải quyết thủ tục, tổ chức thực hiện các dự án thuỷ lợi theo các điều ước quốc tế cụ thể về ODA đã được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với các tổ chức này phù hợp với Luật Xây dựng và quy định hiện hành của Nhà nước.

2. Phối hợp các Ban Quản lý dự án thành phần (Ban Quản lý Tiểu dự án) quan hệ với Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để giải quyết những công việc cụ thể của từng dự án.

Tuỳ theo quy mô, tính chất, mức độ phức tạp của từng dự án và năng lực của Ban Quản lý dự án thành phần Bộ sẽ có quyết định tổ chức riêng để giao nhiệm vụ quản lý thực hiện dự án cho các Ban này sau khi kiểm tra đáp ứng yêu cầu.

3. Tổng hợp kế hoạch vốn đầu tư hàng năm và định kỳ, điều chỉnh cho các dự án trên cơ sở vốn đầu tư của từng dự án thành phần và kế hoạch khung thực hiện phù hợp với các quy định của Nhà nước và Hiệp định đã được ký kết, trình Bộ và điều hành các Ban Quản lý dự án thành phần thực hiện sau khi được Bộ phê duyệt.

4. Thực hiện trách nhiệm của Chủ đầu tư và của bên mời thầu chủ trì, phối hợp với các Ban Quản lý dự án thành phần tổ chức đấu thầu quốc tế (hoặc tuyển chọn thầu) về tư vấn, mua sắm hàng hoá, xây dựng công trình... của dự án (không bao gồm việc duyệt kế hoạch đấu thầu, danh sách ngắn các nhà thầu, kết quả đấu thầu theo quy chế đấu thầu của Nhà nước và Hiệp định đã được ký kết), lựa chọn nhà thầu theo quy định của Quy chế đấu thầu và chịu trách nhiệm về quá trình lựa chọn và pháp luật về các quyết định của mình. Đàm phán, ký kết, giám sát việc thực hiện hợp đồng với nhà thầu quốc tế (có sự tham gia của Ban Quản lý dự án thành phần) sau khi bên cho vay chấp thuận và Bộ trưởng phê duyệt kết quả đấu thầu; quản lý thực hiện và thanh lý hợp đồng hoặc uỷ quyền cho Ban Quản lý dự án thành phần có đủ năng lực (quy định tại khoản 2 Điều này) ký hợp đồng và quản lý thực hiện; Đối với các gói thầu xây lắp quốc tế uỷ quyền cho Ban Quản lý dự án thành phần ký hợp đồng và quản lý thực hiện hợp đồng sau khi được bên cho vay chấp thuận và cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu thầu các gói thầu này.

Các gói thầu tư vấn thiết kế, thi công xây dựng và mua sắm hàng hoá trong nước giao cho các Ban Quản lý dự án thành phần tổ chức đấu thầụ, ký hợp đồng và quản lý thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước và Hiệp định đã ký kết. Với các gói thầu phức tạp không thuộc phạm vi quàn lý của một Ban thì CPO có trách nhiệm tổ chức đầu thầu và ủy quyền cho các Ban Quản lý dự án thành phần ký hợp đồng quản lý thực hiện theo quy định.

5. Tổ chức thực hiện Dụ án hỗ trợ kỹ thuật, tham gia công tác đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ của các Ban Quản lý dự án thành phần về đền bù, tái định cư, môi trường, đấu thầu, quản lý chất lượng, quản lý tài chính, quản lý thực hiện hợp đồng, quản lý vận hành công trình hoàn thành theo các điều ước quốc tế cụ thề về ODA đã được ký kết và quy định hiện hành của nhà nước.

6. Phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ để hướng dẫn, kiểm tra hồ sơ của các Ban quản lý dự án thành phần lập về đấu thầu trong nước các gói thầu tư vấn, mua sắm hàng hoá, thi công xây dựng...theo trình tự, thủ tục quy chế đấu thầu của Nhà nước và Hiệp định đã được ký kết và cùng các Ban Quản lý dự án thành phần trình Bộ phê duyệt.

Hướng dẫn, kiểm tra các Ban Quản lý dự án thành phần quản lý thực hiện dự án theo quy định hiện hành của Nhà nước và Hiệp định đã ký kết.

7. Phối hợp với Ban Chuẩn bị đầu tư, các Ban Quản lý dự án thành phần trong quá trình lập báo cáo đầu tư, lập dự án đầu tư, thiết kế cơ sở và theo dõi, giám sát, kiểm tra quá trình thực hiện của các nhà thầu khảo sát xây dựng lập thiết kế kỹ thuật – tổng dự toán, thiết kế kỹ thuật - thi công và cùng với các tổ chức này trình Bộ phê duyệt.

8. Thực hiện các nhiệm vụ quản lý tài chính của Chủ đầu tư:

8.1. Tổ chức bộ máy kế toán thực hiện công tác kế toán theo Luật Kế toán và các quy định hiện hành của nhà nước.

8.2. Làm chủ tài khoản đặc biệt tài khoản tạm ứng của dự án tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam theo quy định của Hiệp định.

8.3. Quản lý toàn bộ vốn vay của dự án; thực hiện việc thanh, quyết toán phần vốn vay cho các hoạt động của dự án theo đề nghị của các Ban Quản lý dự án thành phần có xác nhận của kho bạc địa phương theo đúng quy định của Nhà nước và của bên cho vay.

8.4. Giải ngân toàn bộ vốn vay của dự án theơ đúng chế độ, quy định của nhà nước, của Ngân hàng phát triển Châu Á, Ngân hàng thế giới và của các tổ chức tài chính cho vay.

8.5. Quản lý và thanh quyết toán phần vốn đối ứng và các nguồn vốn khác (nếu có) mà Ban Quản lý Trung ương dự án thuỷ lợi được Bộ giao quản lý và thực hiện.

8.6. Không cấp phát những giá trị khối lượng không đạt yêu cầu kỹ thuật đề ra của Chủ đầu tư, không bảo đảm kỹ thuật chất lượng hoặc khối lượng phát sinh không hợp lý theo kiến nghị của các Ban, Quản lý dự án thành phần.

8.7 Tổng hợp quyết toán hàng năm và báo cáo quyết toán hoàn thành toàn bộ dự án, trên cơ sở quyết toán của từng dự án thành phần do các Ban Quản lý dự án thành phần và đơn vị khác được giao quản lý thực hiện dự án thành phần theo quy định của Nhà nước.

9. Thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất trên cơ sở báo cáo của các Ban Quản lý dự án thành phần (tháng, quý, 6 tháng, năm, tổng thể và tiến độ thực hiện toàn bộ dự án) theo yêu cầu của Bộ, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các tổ chức tài chính quốc tế khi Bộ quyết định.

10. Tổng hợp các phát sinh điều chỉnh trong quá trình thực hiện dự án báo cáo nhà tài trợ trước khi Bộ quyết định.

11. Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng với các nhà thầu theo quy định của pháp luật.

l2. Được Bộ trưởng uỷ quyền làm Chủ đầu tư các dự án thủy lợi thuộc nhiệm vụ của Bộ do Chính phủ Việt Nam viện trợ ra nước ngoài theo quy định hiện hành của Nhà nước Việt Nam và Hiệp định đã được ký kết; tuỳ theo quy mô của từng dự án viện trợ, Bộ sẽ có quyết định tổ chức giao nhiệm vụ riêng.

13. Quản lý tổ chức, bộ máy, biên chế và tài sản của CPO theo quy định; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, viên chức thuộc phạm vi quản lý của CPO.

14. Phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế để đảm bảo thực hiện các Hiệp định đã ký kết, văn bản pháp lý đã được ký kết giữa Bộ và các nhà tài trợ; Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ của nước ngoài trong ngành nông nghiệp, và phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định số 45/2004/QĐ-BNN ngày 30/09/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 3. Tổ chức bộ máy

Lãnh đạo CPO có Giám đốc, Phó Giám đốc và các bộ phận giúp việc (các Phòng chuyên môn, nghiệp vụ và Văn phòng dự án).

1. Lãnh đạo CPO:

Giám đốc, Phó Giám đốc của CPO do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy đinh hiện hành

Giám đốc CPO quản lý, điều hành toàn bộ các hoạt động của CPO, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triền nông thôn, trước pháp luật về mọi hoạt động của CPO.

Phó Giám đốc giúp việc cho Giám đốc thực hiện nhiệm vụ cụ thể do Giám đốc phân công, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công và uỷ quyền.

2. Bộ máy quản lý của CPO các Phòng chuyên môn, nghiệp vụ:

2.l. Phòng Tổ chức - Hành chính

2.2. Phòng Kế hoạch - Thống kê

2.3. Phòng Tài chính - Kế toán

2.4. Phòng Kỹ thuật - Môi trường, tái định cư.

Trưởng, phó các Phòng chuyên môn, nghiệp vụ được bổ nhiệm theo quy định hiện hành; Cán bộ, viên chức được tuyển dụng vào làm việc tại CPO theo Pháp lệnh cán bộ công chức, được xếp ngạch, xếp lương theo quy định hiện hành của Nhà nước.

3. Văn phòng dự án: (tên tiếng Anh là Project Management Office (PMO) hay Project Management Unit (PMU) thành lập khi dự án được hình thành và giải thể khi kết thúc dự án, Văn phòng dự án do một Chủ nhiệm dự án phụ trách và một số cán bộ được cử từ các Phòng chuyên môn, nghiệp vụ sang để theo dõi, giúp việc, những cán bộ này chịu sự chỉ đạo của Chủ nhiệm dự án trong quá trình quản lý thực hiện dự án.

Chủ nhiệm dự án: Do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc CPO, giúp việc cho Giám đốc và chịu trách nhiệm toàn diện trước Giám đốc, trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được Giám đốc phân công, được quyền ký, đóng dấu các văn bản giao dịch liên quan đến dự án.

Điều 4. Hiệu lực thi hành

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau mười lăm ngày kề từ ngày đăng Công báo; thay thế Quyết định số 123/2000/BNN-TCCB ngày 27/11/2000 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của CPO; bãi bỏ các quy định trước đây của Bộ trái với Quyết định này.

Điều 5. Trách nhiệm thi hành

Giám đốc Ban Quản lý Trung ương dự án thuỷ lợi có trách nhiệm xây dựng quy chế làm việc của CPO trình Bộ ký ban hành sau khi Quyết định này có hiệu lực thi hành.

Các cơ quan chức năng của Bộ có trách nhiệm quản lý, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của CPO theo chức năng của mình.

Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan thuộc Bộ và Giám đốc Ban Quản lý Trung ương dự án thuỷ lợi chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Cao Đức Phát

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.