• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 08/12/2000
BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG-BỘ NGOẠI GIAO
Số: 2215/2000/TTLT/BKHCNMT-BNG
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 2000

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn thực hiện một số điều khoản thuộc Nghị định183/CP

ngày 18/11/1994 của Chính phủ quy định chi tiết thihành Pháp lệnh về

Cơ quan Đại diện nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa ViệtNam ở nước ngoài

 

Thực hiện các điều 46, 47, 48 Luật Khoa học và Công nghệ, các điều7, 9, 10, 17 và 23 Pháp lệnh về Cơ quan Đại diện nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩaViệt Nam và các Điều 4, 5, 7, 12, 15, 20 Nghị định 183/CP ngày 18/11/1994 củaChính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh nêu trên, trên cơ sở Quyết địnhsố 280 - CP ngày 01/9/1990 của Hội đồng Chính phủ về việc thành lập Bộ phậnKhoa học và Công nghệ trực thuộc Đại sứ quán nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩaViệt Nam tại nước ngoài, Liên bộ Bộ Ngoại giao và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môitrường hướng dẫn các Cơ quan Đại diện nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam(sau đây gọi tắt là Cơ quan Đại diện), các Bộ phận Khoa học và Công nghệ ở nướcngoài thực hiện như sau:

 I. TÊN GỌI:

 CácBộ phận quản lý hoạt động Khoa học và Kỹ thuật trước đây thuộc các Cơ quan Đạidiện có tên gọi thống nhất là Bộ phận Khoa học và Công nghệ Đại sứ quán nướcCộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây viết tắt là Bộ phận Khoa học vàCông nghệ). Tên giao dịch tiếng Anh thống nhất là: Scientific and TechnologicalSection of the Embassy of the S.R.V. (nơi nào không có Đại sứ quán thì gọi theotên của Cơ quan Đại diện).

 II. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN:

Thựchiện các nhiệm vụ do Cơ quan quản lý Nhà nước về khoa học, công nghệ và môi trườngvà người đứng đầu Cơ quan Đại diện phân công.

Nắmvững các chủ trương, chính sách, biện pháp chủ yếu về phát triển kinh tế - xãhội, khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường, đường lối đối ngoại của Đảng vàNhà nước ta.

Nghiêncứu chiến lược, chính sách và kế hoạch phát triển của nước sở tại, chủ trươngphát triển quan hệ của nước sở tại với Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực nghiêncứu khoa học, phát triển công nghệ và bảo vệ môi trường để tham mưu và cung cấpthông tin cho người đứng đầu Cơ quan Đại diện và qua đó cho Bộ Khoa học, Côngnghệ và Môi trường và các cơ quan hữu quan trong nước về các chính sách, biệnpháp và khả năng hợp tác trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, phát triểncông nghệ và bảo vệ môi trường.

Giúpngười đứng đầu Cơ quan Đại diện quản lý việc thực hiện kế hoạch hợp tác khoahọc và công nghệ đã được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước sởtại hoặc với các Tổ chức quốc tế về khoa học và công nghệ đặt tại nước sở tại(sau đây gọi là nước sở tại). Căn cứ tình hình và khả năng hoạt động khoa học,công nghệ và bảo vệ môi trường của nước sở tại, nhu cầu và khả năng của nướcta, chủ động đề xuất phương hướng, nội dung, các hình thức hợp tác thích hợp vàtham gia xây dựng kế hoạch chương trình, dự án hợp tác nghiên cứu khoa học,phát triển công nghệ và bảo vệ môi trường giữa Chính phủ ta và nước sở tại.

Từngbước thực hiện các yêu cầu về cảnh báo công nghệ, trong đó chú trọng thu thậpvà nghiên cứu các công nghệ tiên tiến, các công nghệ phù hợp với sản xuất trongnước trên địa bàn mình phụ trách và có các kiến nghị về nước để triển khai thựchiện (thông qua tài liệu, mời chuyên gia, triển khai các dự án hợp tác,đàm phán các bên hoặc mua bán bản quyền . . .).

Chuẩnbị và tham gia những cuộc họp, đàm phán về hợp tác trên lĩnh vực nghiên cứukhoa học, phát triển công nghệ và bảo vệ môi trường giữa hai nước tiến hành ở nướcsở tại. Tham gia và hỗ trợ các cuộc họp, đàm phán và ký kết tiến hành ở trong nướckhi có quyết định của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

Quảnlý và hỗ trợ các hoạt động của các đoàn và các cá nhân từ trong nước sang côngtác tại nước sở tại trong khuôn khổ các thoả thuận giữa hai Nhà nước về hợp táckhoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường, báo cáo định kỳ, có nhận xét và kiếnnghị đối với việc tổ chức các đoàn sang công tác. Phối hợp với các cơ quan củaBộ Giáo dục và Đào tạo cũng như các cơ quan có liên quan để tổ chức việc đàotạo cán bộ khoa học công nghệ tại địa bàn mình phụ trách.

Chủđộng đề xuất với người đứng đầu Cơ quan Đại diện về việc tham gia các hội nghị,hội thảo, triển lãm và các hoạt động khác liên quan đến nghiên cứu khoa học,phát triển công nghệ và bảo vệ môi trường được tổ chức ở nước sở tại. Tiếp xúcvới các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học, kể cả cá nhân các nhà khoa họctrong cộng đồng người Việt Nam ở nước sở tại để thu thập thông tin cần thiếtbáo cáo người đứng đầu Cơ quan Đại diện và các cơ quan có liên quan trong nước,đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của họ xây dựng và phát triển các mối quan hệhợp tác giữa các cơ quan đại diện, các cơ quan khoa học công nghệ trong nướcvới các tổ chức, cá nhân khoa học nước sở tại.

Căncứ vào đặc điểm công tác của từng địa bàn và hướng dẫn cụ thể của các bộ phậnchuyên trách cuả Cơ quan Đại diện, hàng năm lập dự toán kinh phí hoạt động thựchiện nhiệm vụ được giao và báo cáo với người đứng đầu Cơ quan Đại diện xem xétđưa vào dự trù kinh phí chung của Cơ quan Đại diện.

Kiếnnghị với người đứng đầu Cơ quan Đại diện xem xét, giải quyết gia hạn thời giannghiên cứu, khảo sát, thực tập khoa học cho các đoàn và cá nhân đang ở nước sở tạitrong khuôn khổ các thoả thuận giữa hai Nhà nước về hợp tác khoa học công nghệvà bảo vệ môi trường, sau khi tham khảo ý kiến các cơ quan chủ quản trong nước,trên cơ sở yêu cầu chuyên môn đặt ra để hoàn thành việc nghiên cứu khảo sát,thực tập khoa học.

Xâydựng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác, tin cậy lẫn nhau với các bộ phận thuộc Cơquan Đại diện và các cơ quan hữu quan của nước sở tại.

Địnhkỳ báo cáo (6 tháng và hàng năm) thông qua người đứng đầu Cơ quan Đại diện, gửicho Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Bộ Ngoại giao về tình hình và kếtquả thực hiện các nhiệm vụ được giao nói ở trên.

 III. CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY:

Bộphận Khoa học và Công nghệ chịu sự chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên về công tácchính trị đối ngoại và quản lý nội bộ của người đứng đầu Cơ quan Đại diện, đồngthời chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ và chuyên môn của Bộ Khoa học, Công nghệ vàMôi trường. Trưởng Bộ phận Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm thông báo vớingười đứng đầu Cơ quan Đại diện những chủ trương, chỉ thị của Bộ Khoa học, Côngnghệ và Môi trường, xin ý kiến về các chương trình, kế hoạch công tác, chủ trươngvà báo cáo kết quả thực hiện, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của Cơ quan Đạidiện để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Bộphận Khoa học và Công nghệ được Bộ Ngoại giao và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môitrường thường xuyên cung cấp những thông tin, tư liệu cần thiết để phục vụ chocác nhiệm vụ của mình. Cơ quan đầu mối liên lạc của Bộ Khoa học, Công nghệ vàMôi trường là Vụ Quan hệ quốc tế. Vụ Quan hệ quốc tế có nhiệm vụ giúp Lãnh đạoBộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường truyền đạt những thông tin cần thiết vàcác ý kiến chỉ đạo của Bộ cho Bộ phận Khoa học và Công nghệ thông qua ngườiđứng đầu Cơ quan Đại diện của Việt Nam ở nước sở tại.

Hộinghị các thành viên của Bộ phận Khoa học và Công nghệ tiến hành định kỳ 2 nămmột lần để trao đổi kinh nghiệm công tác, phổ biến chủ trương, chính sách, kếhoạch phát triển khoa học, công nghệ và môi trường, kiến nghị các biện phápnhằm đẩy mạnh quan hệ hợp tác khoa học, công nghệ và môi trường giữa nước ta vànước sở tại. Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quyết định về thànhphần, thời gian và địa điểm Hội nghị sau khi thoả thuận với Bộ Ngoại giao.

Bộphận Khoa học và Công nghệ có thể có các viên chức ngoại giao từ Tuỳ viên đếnTham tán và nếu xét thấy cần có thể thêm một số nhân viên. Số lượng cán bộ nhânviên của Bộ phận Khoa học và Công nghệ do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trườnggiới thiệu, được lãnh đạo hai Bộ thoả thuận quyết định sau khi có ý kiến đồng ýcủa Chính phủ. Đối với cán bộ được cử đi làm Trưởng Bộ phận Khoa học và Côngnghệ cần phải đạt các yêu cầu sau:

Cóít nhất 5 năm công tác sau khi tốt nghiệp đại học;

Cókhả năng độc lập xử lý công việc;

Biếtít nhất là 2 ngoại ngữ, trong đó thông thạo một ngoại ngữ làm việc chính;

Cóđủ sức khoẻ để hoàn thành các nhiệm vụ được giao, trong các điều kiện làm việc,sinh hoạt, khí hậu của nơi đến công tác;

Cótrình độ chính trị từ trung cấp trở lên, không ở trong diện đang xem xét về mặtvi phạm pháp luật;

Nắmđược tình hình các chủ trương, đường lối phát triển kinh tế-khoa học công nghệcủa đất nước;

Hiểubiết các hoạt động và tổ chức của hệ thống nghiên cứu và quản lý Khoa học, Côngnghệ và Môi trường trong nước;

Hiểubiết về nước sở tại và nắm vững quan hệ hợp tác hai bên cũng như sự phát triểnkhoa học công nghệ của địa bàn sẽ đến;

Cókhả năng giao tiếp tốt và nắm được các quy định về ngoại giao;

Cóngoại hình chấp nhận được đối với công tác đối ngoại.

Trườnghợp đặc biệt nằm ngoài các tiêu chuẩn trên sẽ do Lãnh đạo hai Bộ thoả thuậnquyết định.

BộKhoa học, Công nghệ và Môi trường căn cứ vào chỉ tiêu biên chế được Chính phủphê duyệt và tiêu chuẩn quy định tại Điều 5 Nghị định 183/CP ngày 18/11/1994của Chính phủ và khả năng hoàn thành nhiệm vụ trong bộ phận Khoa học và Côngnghệ xét chọn và giới thiệu cán bộ, nhân viên cho Bộ Ngoại giao. Bộ Ngoại giaokiểm tra ngoại ngữ và bồi dưỡng nghiệp vụ chính trị đối ngoại đối với các đồngchí này để đảm bảo cử người đúng tiêu chuẩn vào các vị trí công tác.

Chứcvụ ngoại giao của cán bộ được cử đi công tác do Bộ Ngoại giao quyết định trêncơ sở nhất trí giữa hai Bộ, phù hợp với Pháp lệnh về hàm cấp ngoại giao, cótính đến tình hình cụ thể của Cơ quan Đại diện và quá trình công tác của cán bộđược cử.

Nhiệmkỳ công tác của các thành viên trong Bộ phận Khoa học và Công nghệ là 3 năm.

Trongtrường hợp đặc biệt, do nhu cầu công tác, trên cơ sở ý kiến của Bộ Khoa học,Công nghệ và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ra quyết định kéo dài nhiệm kỳcông tác của thành viên Bộ phận Khoa học và Công nghệ sau khi tham khảo ý kiếncủa người đứng đầu Cơ quan Đại diện. Thời gian kéo dài không quá 18 tháng. Ngườiđược kéo dài nhiệm kỳ công tác được hưởng chế độ sinh hoạt phí, phụ cấp may mặcvà các chế độ khác do Nhà nước quy định phù hợp với thời gian được kéo dài.

 IV. VỀ TÀI CHÍNH VÀ CƠ SỞ VẬT CHẤT:

Ngườiđứng đầu Cơ quan Đại diện có trách nhiệm bố trí nơi làm việc, chỗ ở, phươngtiện hoạt động cho cán bộ, nhân viên của Bộ phận Khoa học và Công nghệ theo khảnăng ngân sách của Cơ quan.

Căncứ theo mức kinh phí hàng năm của Cơ quan Đại diện được cấp và dự trù của Bộphận Khoa học và Công nghệ, người đứng đầu Cơ quan Đại diện xác định hạn mứckinh phí của Bộ phận Khoa học và Công nghệ. Bộ phận Khoa học và Công nghệ cótrách nhiệm thực hiện kế hoạch chi tiêu đã được duyệt và tuân theo các hướngdẫn cụ thể của Cơ quan Đại diện trên cơ sở các quy định hiện hành. Trường hợpdo yêu cầu riêng của hoạt động khoa học công nghệ cần chi tiêu đột xuất ngoàidự toán, Bộ phận Khoa học và Công nghệ cần báo cáo cụ thể với người đứng đầu Cơquan Đại diện xem xét quyết định.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

Thôngtư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Trongquá trình triển khai thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc, các Cơ quan Đạidiện cần báo cáo Bộ Ngoại giao và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường để phốihợp giải quyết./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
Thứ trưởng

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Ngoại giao
Thứ trưởng

(Đã ký)

(Đã ký)

  

Chu Hảo

Chu Tuấn Cáp

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.