Sign In

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn về việc chuyển Bảo hiểm y tế Việt Nam sang Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

 

Căn cứ vào Điều 2 Quyết định số 20/2002/QĐ- TTg ngày 24/1/2002 của Thủ tướngChính phủ về việc chuyển Bảo hiểm y tế Việt Nam sang Bảo hiểm xã hội Việt Nam, liênBộ: Y tế, Tài chính, Lao động - Thương binh và hội, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫnthục hiện quyết định trên như sau:

 

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Mục đích.

Việcchuyển giao Bảo hiểm y tế Việt Nam sang Bảo hiểm xã hội Việt Nam là nhằm mụcđích:

1.1.Thực hiện cải cách tổ chức bộ máy của Chính phủ trong tình hình mới theo Quyếtđịnh số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chươngtrình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010;

1.2.Phục vụ và đáp ứng yêu cầu tốt hơn cho người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểmy tế (cả về bảo hiểm bắt buộc và tự nguyện) và tạo điều kiện thuận lợi cho cơquan đơn vị, tổ chức sử dụng người lao động đóng bảo hiểm theo quy định củapháp luật

1.3.Phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực của cả hệ thống bảo hiểm xãhội và bảo hiểm y tế.

2. Nguyên tắc.

Việcchuyển giao Bảo hiểm y tế Việt Nam sang Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo quy địnhtại Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg ngày 24 tháng 1 năm 2002 của Thủ tướng Chínhphủ, theo quy định của Điều lệ bảo hiểm y tế được ban hành theo Nghị định số58/1998/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 1998 của Chính phủ và phải bảo đảm các nguyêntắc sau:

2.1.Chuyển giao nguyên trạng bảo hiểm y tế sang bảo hiểm xã hội Việt Nam. Trongthời gian chuyển giao không thay đổi về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức nhân sự,tài sản, tài chính; đảm bảo chính sách chế độ theo quy định của Nhà nước đốivới cán bộ quản lý, công chức, viên chức;

2.2.Thực hiện đầy đủ, liên tục, kịp thời các chế độ chính sách của Nhà nước về khámchữa bệnh và chăm sóc sức khỏe đối với những người đang tham gia bảo hiểm y tế;quản lý và sử dụng quỹ Bảo hiểm y tế theo đúng quy định hiện hành;

2.3.Tiếp tục thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh cho bệnh nhân tham gia bảo hiểm y tếgiữa cơ quan Bảo hiểm y tế và các cơ sở khám chữa bệnh;

2.4.Tổng kết thực hiện chế độ bảo hiểm y tế để trình Chính phủ bổ sung, sửa đổichính sách và mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tếtoàn dân.

2.5.n định tư tưởng, đoàn kết trongcán bộ, công chức, viên chức để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1.Nội dung chuyển giao Bảo hiểm y tế Việt Nam sang Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

1.1.Chức năng, nhiệm vụ, chương trình kế hoạch công tác năm 2002;

1.2.Tổ chức bộ máy và nhân sự của cảhệ thống Bảo hiểm y tế đến ngày 25 tháng 1 năm 2002;

1.3.Toàn bộ tài sản, kinh phí, đất đai, công trình kiến trúc, công nợ (nếu có) vàtoàn bộ danh mục hồ sơ, tài liệu, sổ sách chứng từ liên quan đến hoạt độngchuyên môn và tài chính tại thời điểm ngày 31 tháng 3 nam 2002.

2.Cách thức chuyển giao,

Đểbảo đảm chính xác, thuận lợi và đáp ứng tiến độ chuyển giao, Tổng Giám đốc Bảohiểm xã hội Việt Nam thống nhất với Tổng Giám đốc Bảo hiểm y tế Việt Nam lập tổcông tác chung ở từng cấp để thực hiện nội dungchuyển giao quy định tại điểm 1 Mục II trên theo cách thức chuyển giao trực tiếp từng cấp và theo trình tựsau:

2.1.Trung ương.

TổngGiám đốc Bảo hiểm y tế Việt Nam thực hiện việc chuyển giao nguyên trạng hệthống bảo hiểm y tế cả nước (bao gồm cả Bảo hiểm y tế ngành) sang Bảo hiểm xãhội Việt Nam thuộc phạm vi quản lý đã được phân công, phân cấp của Bộ Y tế;

2.2.địa phương.

Giámđốc Bảo hiểm y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc chuyển giaonguyên trạng hệ thống Bảo hiểm y tế từ tỉnh đến huyện, quận, thị xã, thành phốthuộc tỉnh (nếu có) sang Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Giámđốc Bảo hiểm y tế và Giám đốc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh tổng hợp các báo cáo,biên bản chuyển giao giữa Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm xã hội cấp dưới; lập báocáo, biên bản chuyển giao chung ở địa phương gửi về Bảo hiểm y tế Việt Nam và Bảo hiểm xã hội ViệtNam để tổng hợp chuyển giao chung cả nước.

3.Trách nhiệm.

3.1.Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm:

3.1.1.Thực hiện việc tiếp nhận chuyển giao theo quy định tại các điểm 1, 2 Mục II của Thông tư này;

3.1.2.Chỉ đạo chung đối với Tổng Giám đốc Bảo hiểm y tế Việt Nam trong quản lý vàđiều hành hệ thống tổ chức Bảo hiểm y tế theo Điều lệ Bảo hiểm y tế ban hànhkèm theo Nghị định số 58/1998/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 1998 của Chính phủ;

3.1.3.Tham gia các cuộc họp của Hội đồng quản lý Bảo hiểm y tế.

3.1.4.Thực hiện việc hạch toán riêng đối với quỹ Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm xã hội.

3.2.Tổng Giám đốc Bảo hiểm y tế Việt Nam có trách nhiệm:

3.2.1.Chuyển giao các nội dung công việc theo quy định tại điểm 1,2 Mục II nêu trên cho Tổng Giám đốc Bảohiểm xã hội Việt Nam xong trong quý I năm 2002;

3.2.2.Tiếp tục quản lý và điều hành hoạt động hệ thống tổ chức Bảo hiểm y tế theo quyđịnh hiện hành;

3.2.3.Trong thời gian chuyển giao không được lập thêm tổ chức mới, tuyển thêm ngườimới, đề bạt các chức danh lãnh đạo, xây dựng các công trình mới và mua sắm tàisản cố định;

3.3.4.Tiếp tục sử dụng dấu và tài khoản của Bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành đếnkhi có quy định mới của Chính phủ.

3.3.Hội đồng quản lý Bảo hiểm y tế Việt Nam tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn quy định tại Điều 28 của Nghị định số 58/1998/NĐ-CP ngày 13 tháng 8năm 1998 của Chính phủ đến khi có quy định mới của Chính phủ và thực hiện Quyếtđịnh số 20/2002/QĐ-TTg ngày 24 tháng 1 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ.

3.4.Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo Bảo hiểm xãhội Việt Nam thực hiện việc bàn giao đúng quy định tại Quyết định số20/2002/QĐ-TTg ngày 24/1/2002 của Thủ tướng Chính phủ.

3.5.Bộ trưởng Bộ Y tế ban hànhquyết định chuyển giao toàn bộ hệ thống bảo Bảo hiểm y tế theo nội dung quyđịnh tại điểm 1 Mục IInêu trên sang Bảohiểm xã hội Việt Nam.

3.6.Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Chủtịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vẫn thực hiệnchức năng quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành đến khi cóquy định mới của Chính phủ.

4.Tổ chức thực hiện.

4.1.Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Tổng Giám đốc Bảo hiểm y tế Việt Namtổ chức quán triệt cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức nhận thứcđầy đủ việc chuyển giao này vì sự nghiệp phát triển chung của hệ thống bảo hiểmViệt Nam, có ý nghĩa to lớn cả hiện tại và trong tương lai để an tâm công tác,đoàn kết tạo điều kiện tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần đồng nghiệp,hoàn thành nhiệm vụ được giao.

4.2.Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Tổng Giám đốc Bảo hiểm y tế Việt Namchỉ đạo, hướng dẫn chi tiết, kiểm tra và tổ chức thực hiện trong toàn hệ thốngbảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để đảm bảo việc chuyển giao được nhanh gọn, đầyđủ, chính xác theo các nội dung quy định của Thông tư này.

4.3.Sau khi hoàn thành chuyển giao Bảo hiểm y tế Việt Nam sang Bảo hiểm xã hội ViệtNam, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm báo cáo tổng hợp kếtquả bàn giao của cả hệ thống Bảo hiểm y tế (kèm theo biên bản bàn giao) gửi vềBan Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

III. ĐIỂU KHOẢN THI HÀNH

Thôngtư này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Trongquá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị báo cáo về Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu giải quyết./.

 

 

Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ trưởng

Bộ trưởng

(Đã ký)

(Đã ký)

  

Đỗ Quang Trung

Nguyễn Thị Hằng

Bộ Y tế

Bộ Tài chính

Bộ trưởng

Bộ trưởng

(Đã ký)

(Đã ký)

  

Đỗ Nguyên Phương

Nguyễn Sinh Hùng