• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 20/07/1956
BỘ NỘI VỤ-BỘ TÀI CHÍNH-BỘ LAO ĐỘNG
Số: 12-TT-LB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 5 tháng 7 năm 1956

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

Số 12-TT-LB ngày 5 tháng 7 năm 1956 của Bộ Nội vụ, Bộ Lao động, Bộ Tài chính quy định chế độ thù lao cho cán bộ, nhân viên làm thêm giờ

Nghị định số 727-TTg ngày 16-4-1956 của Thủ tướng Chính phủ (điều khoản 2) đã quy định việc thù lao cho cán bộ, nhân viên làm thêm gờ, ngoài số giờ chính thức (8 giờ một ngày).

Thi hành điều khoản trên liên Bộ Nội vụ - Lao động - Tài chính quy định chế độ thù lao làm thêm giờ như sau:

I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA.

Làm thêm giờ là một biện pháp chỉ áp dụng trong những trường hợp thật cần thiết, phải thực hiện gấp rút trong một thời gian có hạn định, những công tác đặc biệt cấp thiết mà cán bộ, nhân viên không thể bảo đảm hoàn thành nếu chỉ làm việc trong 8 giờ chính thức đã quy định.

Để thù lao một phần nào cho số cán bộ nhân viên phải cống hiến thêm sức lao động của mìnht rong những trường hợp ấy, Chính phủ đặt chế độ thu lao làm thêm giờ nhằm giúp thêm cho anh chị em điều kiện giữ được sức khỏe để tiến hàn công tác.

II. ĐIỀU KIỆN HƯỞNG THÙ LAO LÀM THÊM GIỜ

Cán bộ, nhân viên các cơ quan chính quyền, nhân viên hành chính quản trị và kỹ thuật các công trường, xí nghiệp, doanh nghiệp, làm thêm giờ trong những điều kiện sau đây mới được thù lao:

1. Làm việc ngoài số giờ chính thức hàng ngày đã quy định hay làm việc trong những ngày nghỉ (chu nhật, ngày lễ) mà cơ quan không thể cho cán bộ nhân viên nghỉ bù được.

2. Làm công tác bất thường, đột xuất, đặc biệt không thể trì hoãn được.

Trái lại, nếu là công átc thường xuyên, thuộc nhiệm vụ phải bảo đảm kể cả trường hợp làm thêm việc người khác hoặc vì lý do gì đó phải giải quyết một số công việc đọng không thuộc lọai cấp bách thì dù dù cán bộ nhân viên phải làm một số giờ ngoài giờ chính thức đã quy định cũng không đặt vấn đề trả thù lao làm thêm giờ. Trường hợp này các cơ quan có trách nhiệm cần cải tiến lề lối làm việc, có chươn trình, kế hoạch, tổ chức thi đua tăng năng suất, xắp xếp người thường trực, tổ chức luân phiên cho nghỉ bù v.v... cốt sao mỗi cán bộ nhân viên thực hiện đúng một ngày làm việc 8 giờ.

3) Việc làm thêm giờ phải cho cấp phụ trách sau đây xét và quyết định:

Ở cấp trung ương: Chánh, phó văn phòng Thủ tướng Phủ và các Bộ, các Ban của Chính phủ, Chánh, Phó giám đốc Nha, Vụ, Cục, Viện trở lên.

Ở cấp khu, Thành, Ủy ban hành chính, Chánh Phó Văn phòng Ủy ban hành chính, cán bộ điều khiển từ hàng Chánh, Phó Giám đốc khu trở lên.

Ở cấp tỉnh: Ủy ban hành chính tỉnh, cán bộ điều khiển cấp tỉnh từ hàng Trưởng, Phó Ty trở lên.

Ở cấp huyện: Ủy ban hành chính huyện.

Ở các xí nghiệp, công trường, tiểu công trường, Chánh, Phó Giám đốc Ban Chỉ huy.

Cấp phụ trách sẽ tùy theo hoàn cảnh và nhu cầu công tác mà ấn định thời gian làm thêm.

4) Làm từ một giờ trở lên mới được tính là làm thêm giờ; (nếu có thời gian lẻ thì từ 20 đến 45 phút tính nửa giờ, từ 45 phút trở lên tính 1 giờ.

III. MỨC THU LAO LÀM THÊM GIỜ CHO CÁN BỘ NHÂN VIÊN.

Có 5 mức thù lao (ngày và đêm ấn định cho 5 cấp theo bảng dưới đây):

Cấp bực

Mức thù lao mỗi giờ

Thang lương 17 bực

Thang lương 11 bậc

Ban ngày tính từ 5 giờ đến 22 giờ

Ban đêm tính từ 22 giờ đến 5 giờ sáng ngày hôm sau

17-14

11-9

140 đồng

200 đồng

13-11

8-6

200 đồng

250 đồng

10-8

5-4

250 đồng

320 đồng

7-6

3-1

320 đồng

400 đông

5 trở lên

 

450 đồng

550 đồng

Mức thù lao có khác nhau theo thời gian là vì làm từ 22 giờ đến 5 giờ sáng mệt nhọc hơn cần bồi dưỡng hơn.

Đối với công chức lưu dung làm thêm giờ, thủ trưởng cơ quan sẽ tùy theo chức vụ, tùy theo cương vị công tác mà ấn định mức thù lao tương đương với cán bộ nhân viên cũ theo 1 trong 5 mức kể trên.

IV. SỐ GIỜ LÀM THÊM

Để bảo vệ sức khỏe cho cán bộ, nhân viên, nên cố gắng thu xếp để hạn chế số giờ làm thêm, càng ít càng hay.

Nếu làm việc trong những ngày thường thì số giờ làm thêm không nên quá 4 tiếng.

Nếu làm việc trong những ngày nghỉ (chủ nhật, ngày lễ) thì số giờ làm thêm không nên quá 8 tiếng.

Trong hoàn cảnh hiện tại, công việc nhiều, cán bộ nhân viên thiếu, nhiều việc gấp rút khẩn trương, nhưng đứng về phương diện lãnh đjao cũng như về bản thân người cán bộ cần trú trọng vấn đề bảo vệ sức khỏe để còn phục vụ lâu dài và để khỏi tác hại đến hiệu suất công tác trước mắt. Vì vậy nên bố trí cán bộ, sắp xếp tổ chức, sửa đổi lề lối làm việc hợp lý để bảo đảm công tác. Chỉ trong những trường hợp bất đắc dĩ mới làm thêm ngoài giờ chính thức. Đối với các bộ già yếu, cán bộ sức khỏe kém, phụ nữ có thai nghén, có con nhỏ thì càng nên cố gắng tránh việc làm thêm giờ.

V. PHẠM VI ÁP DỤNG

1) Chế độ thù lao làm thêm giờ này áp dụng cho cán bộ, nhân viên ở các cơ quan, chính quyền từ trung ương đến huyện, nhân viên hành chsinh quản trị các công trường, xí nghiệp, doanh nghiệp.

Đối với cán bộ nhân viên các đoàn thể, Ban chấp hành các đoàn thể sẽ dựa theo bên chính quyền mà quy định.

2) Đối với nhân viên hành chính quản trị các doanh nghiệp, xí nghệp, Bộ sở quan sẽ dựa vào mức thù lao trên bàn với Bộ Nội vụ, Bộ Lao động và Bộ Tài chính để quy định. Đối với nhân viên trực tiếp kinh doanh hay sản xuất trong các doanh nghiệp quốc gia: Mậu dịch quốc doanh, Đường sắt, Bưu điện v.v... Bộ sở quan sẽ hỏi ý kiến Bộ Lao động, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính rồi quy định chế độ thù lao cho thích hợp.

3) Công nhân ở các xí nghiệp, công trường làm thêm giờ được hưởng theo chế độ riêng do Bộ Lao động đã ba hành.

4) Các giáo sư, giáo viên các cấp dạy thêm giờ hưởng thù lao theo quy định riêng.

5) Thông tư này không áp dụng cho cán bộ, nhân viên trong công tác cải cách ruộng đất là một công tác đặc biệt không thể quy định chế độ làm việc như các công sở được.

Thông tư này chỉ áp dụng kể từ ngay nhận được.

Trong khi thi hành Thông tư này, nếu gặp điều gì khó khăn, trở ngại hoặc có phát hiện điều gì mới, đề nghị các cơ quan phản ảnh kịp thời cho Bộ Nội vụ để theo dõi và giải quyết.

Hà Nội, ngày 5 tháng 7 năm 1956

 

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG




Nguyễn Văn Tạo

 

Bộ trưởng Bộ Nội vụ

Bộ trưởng Bộ Tài chính

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Lao động
Thứ trưởng

(Đã ký)

(Đã ký)

(Đã ký)

   

Phan Kế Toại

Trịnh Văn Bính

Nguyễn Văn Tạo

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.