NGHỊ QUYẾT LIÊN TỊCH
Về phát huy vai trò của thanh niên tham gia đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn giai đoạn 2006 – 2010
__________________________
Thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông thôn, Chỉ thị số 06/2005/CT-TTg ngày 21/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ về “Phát huy vai trò của thanh niên tham gia phát triển kinh tế- xã hội trong giai đoạn mới” và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010, trên cơ sở kết quả và kinh nghiệm đạt được trong hoạt động phối hợp giai đoạn 1996 - 2005, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là hai bên) thống nhất ban hành Nghị quyết Liên tịch số 03 nhằm “Phát huy vai trò của thanh niên tham gia đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghlệp và nông thôn, giai đoạn 2006 – 2010”. Nội dung như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Cổ vũ, hỗ trợ và tổ chức cho thanh niên nông thôn thi đua, tình nguyện tham gia ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật (TBKT) và công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, từng bước phát triển sản xuất hàng hoá quy mô lớn theo hướng hiện đại và bền vững.
2. Tạo môi trường bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực trẻ, góp phần hình thành một lớp nông dân mới có kiến thức, tay nghề và năng lực quản lý kinh tế, thích nghi với kinh tế thị trường đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước.
3. Nâng cao nhận thức cho thanh niên nông thôn về chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội; đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, giúp TNNT vươn lên làm giàu chính đáng; hạn chế tình trạng di dân tự do, giảm trừ các tệ nạn xã hội; tăng cường công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên, xây dựng tổ chức Đoàn, Hội và tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở nông thôn vững mạnh.
II. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Trung ương Đoàn chỉ đạo các đơn vị liên quan của hai bên hỗ trợ nhau trong hoạt động phối hợp nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới, đồng thời giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho thanh niên nông thôn. Trong giai đoạn 2006 - 2010, hai bên tập trung vào một số lĩnh vực sau:
1. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn; nâng cao nhận thức cho thanh niên nông thôn về yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
- Tuyên truyền sâu rộng cho TNNT nội dung Nghị quyết Đại hội Đang toàn quốc lần thứ X (về phát triển nông nghiệp, nông thôn); chính sách phát triển kinh tế vùng của Chính phủ; những vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân; Kế hoạch 5 năm (2006 - 2010) về phát triển nông nghiệp, nông thôn của Bộ Nông nghiệp & PTNT; chính sách về giảm nghèo, chính sách ưu tiên đối với lao động trẻ quy định trong Luật Thanh niên và các văn bản pháp quy của Nhà nước. Cổ vũ tinh thần thi đua học tập của thanh niên nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật, thực hiện tết phong trào “TNNT thi đua thực hiện bốn nội dung mới nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doan” do Trung ương Đoàn phát động.
- Các đơn vị chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn như: Trung tâm Tin học, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Cục Chế biến nông lâm sản & Nghề muối...) cung cấp thông tin thị trường đầu vào và đầu ra của sản xuất nông, lâm nghiệp cho TNNT; hàng năm, phối hợp với Trung ương Đoàn xuất bản sách, tài liệu... giới thiệu các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, các mô hình điển hình cho Câu lạc bộ khuyến nông thanh niên và TNNT toàn quốc.
- Định kỳ phối hợp tổ chức các hoạt động trong thanh niên nông thôn như: Hội thi Thanh niên giỏi nghề nông, Chủ trang trại trẻ giỏi, CLB khuyến nông thanh niên, Thanh niên với công tác bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, Triển lãm sáng tạo trẻ v.v. Ở cấp Trung ương, định kỳ hai năm một lần hai bên phối hợp lựa chọn hình thức tổ chức hội thi hoặc triển lãm cấp toàn quốc hoặc cấp khu vực cho TNNT.
2. Đẩy mạnh hoạt động ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh; phấn đấu hàng năm thêm nhiều gia đình trẻ đạt doanh thu trên 50 triệu đồng/ ha
2.l. Tập huấn, đào tạo nâng cao tay nghề cho thanh niên nông thôn
- Tăng cường tổ chức tập huấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ về khuyến nông (bao gồm khuyến nông trồng trọt, khuyến nông chăn nuôi, khuyến lâm, khuyến công) bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng v.v cho thanh niên nông thôn nhằm đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh.
- Nâng cao năng lực cho các trung tâm dạy nghề dơ Đoàn thanh niên quản lý trong hoạt động phổ biến kỹ thuật nghề nông, đào tạo nghề nông cho thanh niên tham gia xuất khẩu lao động, đặc biệt tổ chức đào tạo nghề tại chỗ theo chương trình ngắn hạn hoặc trung hạn cho thanh niên nông thôn.
- Phối hợp với các tổ chức quốc tế, các trung tâm chuyển giao TBKT nghiên cứu xây dựng và triển khai đề án " Đào tạo nghề lưu động " cho TNNT, chú trọng địa bàn vùng sâu, vùng xa, thanh niên dân tộc, tôn giáo.
2.2. Xây dựng mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, các mô hình kinh tế hợp tác và hợp tác xã, phát triển ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn
- Vận động và hướng dẫn TNNT đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng khoa học công nghệ để đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao và bền vững. Tích cực tham gia phong trào xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm, hộ thu nhập 50 triệu đồng/năm.
- Tăng cường phối hợp chỉ đạo và phát triển mô hình Câu lạc bộ khuyến nông thanh niên, lựa chọn những thành viên câu lạc bộ tiêu biểu để xây dựng mạng lưới khuyến nông viên trẻ ở cơ sở, làm hạt nhân trong các mô hình chuyển giao TBKT và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh.
- Tổng kết và nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là những mô hình sản xuất điển hình đã có sẵn trong nhân dân. Vận động TNNT tham gia xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật mới về khuyến nông.
- Tăng cường xây dựng các mô hình chế biến nông, lâm sản và phát triển ngành nghề, dịch vụ nông thôn, tập trung hỗ trợ thanh niên nông thôn tại các xã nghèo thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, miền Tây các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An và Đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu xây dựng Đề án ''Phát triển làng nghề thanh niên '' và triển khai thí điểm mô hình ''Mỗi làng một nghề'' trong thanh niên.
- Phối hợp xây dựng điểm một số mô hình kinh tế hợp lác và hợp tác xã thanh niên theo Luật Hợp tác xã, thí điểm xây dựng một số mô hình phát triển nghề truyền thống, nghề mới, hoặc HTX dịch vụ ở nông thôn.
- Đẩy mạnh phát triển mô hình liên kết ''Bốn nhà '' giữa hộ gia đình, các chủ trang trại trẻ sản xuất nguyên liệu với cơ sở chế biến, kinh doanh; giữa cơ sở hoặc các hộ chế biến nhỏ với các cơ sở chế biến, kinh doanh lớn trên địa bàn.
3. Phối hợp triển khai các chương trình, dự án do ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý; tích cực tham gia phòng chống thiên tai, dịch bệnh góp phần phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng nông thôn mới
- Hai bên nghiên cứu đề xuất với Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ TNNT phát triển sản xuất, kinh doanh; xây dựng các dự án Nông nghiệp ngắn hạn hoặc dài hạn, như: Dự án thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2006- 2010; Chương trình 135 giai đoạn II; Chương trình xây dựng nông thôn mới; Chương trình Mục tiêu quốc gia về Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn; Chương trình khuyến nông v.v nghiên cứu đề xuất vớí Chính phủ xây dựng Đề án đưa trí thức trẻ, sinh viên đã tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng khối nông, lâm nghiệp về công tác ở khu vực nông thôn, miền núi.
- Phối hợp tổ chức cho thanh niên, đặc biệt là lực lượng thanh niên xung phong tham gia dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng; tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng, bố trí lại dân cư vùng ngập lũ Đồng bằng sông Cửu Long và các vàng khó khăn, biên giới, hải đảo; tham gia dự án tái định cư, ổn định sản xuất cho đồng bào thuộc diện di dời để xây dựng công trình thuỷ điện Sơn La và các công trình lớn của đất nước; đầu tư phát triển các làng thanh niên lập nghiệp dọc đường Hồ Chí Mính và khu vực biên giới.
- Phát huy tinh thần xung phong, tình nguyện của thanh niên trong công tác phòng chống thiên tai, dịch bệnh. Tăng cường hoạt động của các đội thanh níênxung kích phòng chống lụt bão, dịch cúm gia cầm và phòng chống cháy rừng....Tham gia xây dựng các công trình thuỷ lợi, cơ sở hạ tầng, xây dựng cầu, làm đường giao thông nông thôn và phát triển hệ thống thông tin ở nông thôn.
4- Tôn vinh, khen thưởng các mô hình, gương thanh niên điển hình có thành tích xuất sắc trong phát triển nông nghiêp, nông thôn
- Kịp thời giới thiệu biểu dương các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến thực hiện tốt Nghị quyết liên tịch số 03 trên các phương tiện thông tin đại chúng, các đài, báo, tạp chí, truyền hình của Đoàn thanh niên và ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tuyên truyền nhân rộng. Định kỳ tổ chức Hội nghị, Đại hội thanh niên tiên tiến hoặc gặp mặt 'Triệu phú tuổl hai mươi '' nhằm biểu dương, tôn vinh những gương thanh niên, chủ trang trại trẻ, doanh nghiệp trẻ, nhà khoa học trẻ tiêu biểu trơng các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh. Cấp Trung ương, định kỳ ba năm tổ chức một trong những hoạt động trên.
- Hai bên nghiên cứu ban hành Giải thưởng hoặc Quỹ học bổng cho thanh niên nông thôn nhằm động viên, khen thưởng những gương thanh niên nông thôn sản xuất kinh doanh giỏi, vượt khó học giỏi, trí thức trẻ có thành tích đặc biệt xuất sắc trong phát triển nông nghiệp, nông thôn.
III. TỔ CHỨC THỰC HlỆN
l. Trách nhiệm chung
- Hai bên có trách nhiệm phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau để phổ biến, quán triệt, chỉ đạo triển khai thực hiện nghị quyết này trong hệ thống Đoàn Thanh niên và Ngành nông nghiệp & Phát triển nông thôn trên phạm vi cả nước.
- Thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá, kịp thời chỉ đạo và tháo gỡ những khó. khăn, vướng mắc ở cơ sở, đảm bảo chế độ thông tin báo cáo về cơ quan thường trực của hai bên.
- Hằng năm, hai bên tiến hành tổ chức sơ kết đánh giá kết quả triển khai thực hiện Nghi quyết liên tịch, xây dựng kế hoạch hoạt động cho năm tiếp theo.
2. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.
Chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động phối hợp với tổ chức Đoàn cùng cấp thực hiện tốt các nội dung Nghị quyết liên tịch.
- Hàng năm, căn cứ vào đề xuất của Đoàn thanh niên, Bộ Nông nghiệp & PTNT giao các đơn vị liên quan của Bộ phối hợp với Đoàn thanh niên các cấp để xây dựng và triển khai các nội dung cụ thể, phù hợp theo lĩnh vực được phân công quản lý.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Trung tâm Khuyến nông Quốc gia làm đơn vị thường trực Nghị quyết liên tịch này.
3. Trách nhiệm của Trung ương Đoàn
- Triển khai quán triệt Nghị quyết liên tịch số 03 đến các cấp bộ Đoàn, hướng dẫn xây dựng các mô hình, hình thức hoạt động phù hợp để triển khai có hiệu quả các nội dung Nghị quyết liên tịch số 03.
- Quý II hàng năm, Đoàn thanh niên các cấp chủ động đề xuất kế hoạch phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ Nông nghiệp và PTNT, đề xuất những mô hình, hoạt động cần thiết để Ngành nông nghiệp & Phát triển nông thôn chủ động phối hợp với Đoàn thanh niên.
- Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh giao Ban Thanh niên Nông thôn Trung ương Đoàn làm đơn vị thường trực Nghị quyết liên tịch này.
Căn cứ nội dung Nghị quyết liên tịch, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Thường vụ các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc Trung ương và các đơn vị chức năng của hai bên tổ chức triển khai thực hiện, tạo động lực phát huy mạnh mẽ vai trò xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ thưc hiện thắng lợi công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước./.