CHỈ THỊ CỦA UBND TỈNH LÀO CAI
Về việc tăng cường quản lý thu thuế trong
lĩnh vực kinh doanh vận tải
_______________
Trong thời gian vừa qua, công tác quản lý thu thuế trên địa bàn đã có bước tiến bộ, góp phần tăng thu cho ngân sách, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý và thúc đẩy sản xuất phát triển. Tuy nhiên tình trạng thất thu thuế, nợ đọng thuế trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh còn diễn ra khá phổ biến, biện pháp thu khoán vẫn là chủ yếu, doanh thu tính thuế còn thấp so vói doanh thu thực tế, số hộ quản lý thu thuế mới đạt trên 50%, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh vận tải, cồng tác quản lý còn nhiều bất cập mà nguyên nhân chủ yếu của nó là:
- Ngành Thuế chưa bao quát được hết các hoạt động kinh doanh vận tải trên địa bàn, cán bộ thuế chưa bám sát cơ sở, không nắm vững số hộ, số đầu xe kinh doanh vận tải, sự phối hợp giữa cơ quan thuế và chính quyền các xã, phường thiếu chặt chẽ từ đó dãn đến thất thu thuế còn lớn. Việc xử lý các trường hợp trốn lậu thuế chưa kiên quyết.
- Ý thực tự giác của các hộ kinh doanh vận tải trong việc thực hiện chính sách thuế chưa nghiêm túc, còn lợi dụng các sơ hở trong công tác quản lý để trốn thuế.
- Sự phố họp giữa Cục Thuế và các Ngành chức năng chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ dẫn đến bỏ xót nguồn thu, chưa đề ra được các biện pháp tích cực để khai thác nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Để bảo đảm công bằng xã hội về nghĩa vụ nộp thuế giữa các đối tượng kinh doanh, tích cực khai thác nguồn thu, chống thất thu cho ngân sách Nhà nước, UBND tỉnh yêu cầu:
1. Cục Thuế phối họp cùng UBND các huyện, thị xã chỉ đạo các Chi cục thuế phối hợp với các phòng, ban chức năng của các huyện, thị xã, thống kê danh sách các đối tượng được cấp giấy phép kinh doanh vận tải, đối chiếu với số hộ thực tế đang quản lý, từ đó rà soát lại và đưa các hộ còn bỏ sót vào quản lý thu thuế. Đối với những hộ có giấy phép nhưng không kinh doanh, cơ quan thuế thống kê danh sách và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép kinh doanh.
2. Chi cục thuế các huyện, thị xã phải phối hợp với UBND các xã, phường tiến hành ra soát lại các hộ kinh doanh vận tải trên từng địa bàn để lập bộ thuế, kiên quyết không được để sót số hộ kinh doanh vận tải, đảm bảo quản lý thu thuế tại địa bàn cư trú của hộ kinh doanh, đây là biện pháp cơ bản và lâu dài để quản lý thu thuế tận gốc.
3. Cục thuế chủ động phối họp với các ngành chức năng nắm bắt số hộ, số đầu xe đã đăng ký kinh doanh, đối chiếu với số hộ, số xe đang quản lý thu thuế, từ đó đề ra biện pháp, kế hoạch chống thất thu thuế trong linh vực kinh doanh vận tải.
4. Mức thu khoán trên đầu xe kinh doanh vận tải hiện nay còn thấp so với thực tế, yêu cầu Cục Thuế tổ chức điều tra, khảo sát doanh thu từ đó điều chỉnh doanh thu tính thuế của các hộ kinh doanh vận tải để thực hiện công bằng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
5. Cục Thuế phối họp với Trạm Kiểm định phương tiện cơ giới đường bộ để kiểm tra các thủ tục về thuế có liên quan, yêu cầu Cục Thuế phải tổ chức bộ máy gọn, nhẹ, xây dựng quy trình kiểm tra đơn giản, thuận lợi, không được gây phiền hà cho các hộ kinh doanh.
6. Các hộ kinh doanh vận tải phải thực hiện đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế theo đúng các quy định hiện hành. Cục thuế có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chính sách về thuế tới từng hộ kinh doanh.
Trên đây là một số công việc cần làm ngay nhằm chống thất thu cho ngân sách trong lĩnh vực kinh doanh vận tải, yêu cầu Cục trưởng Cục thuế, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Thủ trưởng các Ngành có liên quan căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của ngành nghiêm túc tổ chức thực hiện./.