• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 08/01/2016
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN-BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Số: 45/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHCN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 2015

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn ghi nhãn đối với thực phẩm biến đổi gen bao gói sẵn

______________________

 

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cNghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 ca Chính ph v nhãn hàng hóa;

Căn cứ Nghị định số 69/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen và Nghị định số 108/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 69/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen;

Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 ca Chính phvề quy định chi tiết thi hành một sđiều của Luật An toàn thực phẩm;

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phquy đnh chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2013 của Chính phquy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Theo đề nghị của Vụ trưng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Vụ trưởng Vụ Khoa hc và Công nghệ các ngành Kinh tế kỹ thuật - Bộ Khoa học và Công nghệ,

Bộ trưng Bộ Nông nghiệp và Phát trin nông thôn, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư liên tịch hướng dn ghi nhãn đi với thực phẩm biến đổi gen bao gói sẵn.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư liên tịch này hướng dẫn ghi nhãn đối với thực phẩm biến đổi gen bao gói sẵn lưu thông tại Việt Nam có ít nhất một thành phần nguyên liệu biến đổi gen lớn hơn 5% tổng nguyên liệu được sử dụng để sản xuất thực phẩm.

2. Thông tư liên tịch này không áp dụng đối với:

a) Thực phẩm biến đổi gen bao gói sẵn có thành phần nguyên liệu biến đổi gen nhưng không phát hiện được gen hoặc sản phẩm của gen bị biến đổi trong thực phẩm;

b) Thực phẩm biến đổi gen tươi sống, thực phẩm biến đổi gen chế biến không bao gói và trực tiếp bán cho người tiêu dùng;

c) Thực phẩm biến đổi gen sử dụng trong trường hợp khẩn cấp nhằm khắc phục thiên tai, dịch bệnh.

3. Thực phẩm biến đổi gen sản xuất chỉ nhằm mục đích xuất khẩu thì việc ghi nhãn phải bảo đảm không làm sai lệch bản chất, không vi phạm pháp luật của Việt Nam và pháp luật của nước nhập khẩu.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư liên tịch này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm biến đổi gen tại Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư liên tịch này, một số từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Thực phẩm biến đổi gen là thực phẩm có một hoặc nhiều thành phần nguyên liệu có gen bị biến đổi bằng công nghệ gen.

2. Thành phần nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm biến đổi gen là các nguyên liệu có chứa sinh vật biến đổi gen, gen hoặc sản phẩm của gen bị biến đổi bằng công nghệ gen được sử dụng để sản xuất thực phẩm và tồn tại trong sản phẩm cuối cùng, kể cả khi dạng của nguyên liệu đó đã thay đổi.

3. Thc phẩm biến đổi gen bao gói sẵn là thực phẩm biến đổi gen được bao gói và ghi nhãn hoàn chỉnh, sẵn sàng để bán cho mục đích chế biến tiếp hoặc sử dụng để ăn ngay.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Cách thức ghi nhãn thực phẩm biến đổi gen

1. Thực phẩm biến đổi gen phải thực hiện việc ghi nhãn thực phẩm theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.

2. Ghi bằng tiếng Việt cụm từ “biến đổi gen” bên cạnh tên của thành phần nguyên liệu biến đổi gen kèm theo hàm lượng trên nhãn sản phẩm.

Đối với những sản phẩm có diện tích để ghi nhãn nhỏ hơn 10cm2 thì trên nhãn bắt buộc phải có tên hàng hóa và cụm từ “biến đổi gen”; những nội dung bắt buộc còn lại không thể hiện trên nhãn thì phải được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa.

Điều 5. Miễn ghi nhãn bắt buộc đối với một số thực phẩm biến đổi gen

1. Thực phẩm mang theo người nhập cảnh để tiêu dùng cá nhân trong định mức được miễn thuế nhập khẩu; thực phẩm trong túi ngoại giao, túi lãnh sự; thực phẩm tạm nhập tái xuất, thực phẩm quá cảnh, chuyển khẩu; thực phẩm gửi kho ngoại quan; thực phẩm là mẫu thử nghiệm hoặc nghiên cứu; thực phẩm là mẫu trưng bày hội chợ, triển lãm;

2. Nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, bao bì chứa đựng thực phẩm, nhập khẩu về để sản xuất nội bộ không bán ra thị trường, chỉ vận chuyển nội bộ giữa các kho từ tỉnh này qua tỉnh khác thuộc cùng một hệ thống trong doanh nghiệp.

Điều 6. Khắc phục, sửa chữa nhãn thực phẩm biến đổi gen

Thực phẩm biến đổi gen bao gói sẵn đang lưu hành trên thị trường nhưng ghi nhãn thiếu hoặc không phù hợp với các quy định của Thông tư liên tịch này phải được khắc phục, sửa chữa theo nguyên tắc sau đây:

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu phải tự thực hiện việc khắc phục, sửa chữa.

2. Bổ sung cụm từ “biến đổi gen” theo quy định tại Thông tư liên tịch này nhưng không được che lấp những thông tin bắt buộc theo quy định của pháp luật về ghi nhãn thực phẩm.

3. Việc khắc phục, sửa chữa nội dung không phù hợp, ghi thiếu trên nhãn thực phẩm phải bảo đảm không phục hồi lại được như trước.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 7. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 01 năm 2016.

2. Thực phẩm biến đổi gen đã có nhãn hàng hóa không phù hợp với quy định của Thông tư liên tịch này không được phép tiếp tục sản xuất và nhập khẩu sau ngày 08 tháng 01 năm 2017. Trường hợp thực phẩm biến đổi gen đang lưu thông trên thị trường chưa tiêu thụ hết thì được tiếp tục lưu thông nhưng không quá thời hạn sử dụng ghi trên bao bì sản phẩm.

Điều 8. Trách nhiệm thực hiện

Giao Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) chịu trách nhiệm triển khai thực hiện, kiểm tra việc thực hiện Thông tư liên tịch này trong phạm vi toàn quốc đối với sản phẩm được phân công quản lý.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về liên Bộ để nghiên cứu giải quyết./.

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Thứ trưởng

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Khoa học và Công nghệ
Thứ trưởng

(Đã ký)

(Đã ký)

  

Lê Quốc Doanh

Trần Việt Thanh

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.