CHỈ THỊ CỦA UBND TỈNH LÀO CAI
Về việc tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
trên địa bàn tỉnh Lào Cai
__________________
Trong những năm qua các ngành, các cấp đã có nhiều cố gắng tổ chức tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang và nhân dân, đã thu được những kết quả, tạo nên sự chuyển biến về nhận thức, hình thành ý thức, thói quen thực hiện pháp luật trong hoạt động quản lý Nhà nước và đời sống xã hội.
Tuy nhiên, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của việc tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật. Nội dung, hình thức, biện pháp tuyên truyền chưa phù hợp với mọi đối tượng, đặc biệt là nhân dân các xã vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng giáp biên. Quá trình tổ chức, triển khai tuyên truyền đôi khi còn mang tính hình thức, biện pháp tuyên truyền chưa phong phú, đa dạng, chưa có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các ngành, các cấp; nhận thức của một số cán bộ cấp ủy, chính quyền địa phương đối với công tác này còn hạn chế. Tình trạng vi phạm pháp luật và tội phạm vẫn xảy ra phức tạp, gây ảnh hưởng đến việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
Để thực hiện tốt Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg ngày 07/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ "Về việc tăng cường công tác phổ biến, giáo dục phấp luật trong giai đoạn hiện nay", nhằm nâng cao hiểu biết và tôn trọng pháp luật, bảo đảm hiệu quả việc thực thi pháp luật theo Nghị quyết tỉnh Đảng bộ lần thứ XII và Nghị quyết tại kỳ họp thứ 6 HĐND tỉnh khóa XII đã đề ra. UBND tỉnh yêu cầu Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp; các sở, ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai làm tốt nhiệm vụ sau đây:
1. Tiếp tục kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tăng cường công tác chí đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo chức năng, nhiệm vụ và địa bàn được phân công.
Huy động mọi lực lượng xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, quần chúng tích cực tham gia hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật đưa công tác này đi vào nề nếp.
2. Tập trung tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật tới các đối tượng là cán bộ, công nhân viên chức, học sinh, sinh viên, chiến sỹ các lực lượng vũ trang, nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt là đồng bào các dân tộc
thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng giáp biên. Với những nội dung, hình thức, biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật cụ thể, thiết thực, tài liệu biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ phù hợp với từng đối tượng. Lựa chọn những nội dung tuyên truyền mà nhân dân yêu cầu, những vấn đề bức xúc, nổi cộm ở địa phương để đảm bảo thực hiện có hiệu quả trong từng thời gian nhất định.
Biện pháp tuyên truyền nên lồng ghép việc phổ biến, giáo dục pháp luật với việc triển khai các nhiệm vụ chuyên môn, học tập chính sách, chỉ thị, nghị quyết ở cơ quan, đơn vị.
3. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật. Mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có từ 01 đến 02 báo cáo viên pháp luật; mỗi thôn, bản, tổ dân phố có từ 01 đến 02 tuyên truyền viên pháp luật.
Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực tuyên truyền cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật đảm bảo đáp ứng được yêu cầu công tác.
4. Tiếp tục tăng cường công tác xây dựng và quản lý tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn; tiến hành kiểm tra, đánh giá việc quản lý, sử dụng tủ sách pháp luật ở cấp xã để đảm bảo việc khai thác, sử dụng đạt hiệu quả.
Mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học phải có tủ sách pháp luật để phục vụ cho nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu, học tập, làm việc của cán bộ, công nhân viên chức, học sinh, sinh viên ở cơ quan, đơn vị mình.
Sở Tư pháp có trách nhiệm:
Là cơ quan thường trực, đầu mối của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh; tham mưu trong việc tổ chức, triển khai thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh.
Hàng năm xây dựng kế hoạch tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật trình UBND tỉnh phê duyệt; chỉ đạo, hướng dãn Phòng Tư pháp cấp huyện, Ban Tư pháp cấp xã tham mun cho UBND cùng cấp xây dựng kế hoạch triển khai công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc địa bàn quản lý.
Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, cán bộ Tư pháp, Hoa giải viên ở cơ sở.
6. Các cơ quan thông tin đại chúng xây dựng chuyên mục " Tìm hiểu phấp luật để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật của nhân dân, chú ý các hình thức diễn đạt, biểu thị sinh động, thiết thực phù hợp với nhu cầu và trình độ của mọi đối tượng, để mọi người dân đều có thể qua nghe - nhìn hiểu và làm theo pháp luật.
7. Sở Tài chính - Vật giá căn cứ vào Kế hoạch tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật đã được UBND tỉnh phê duyệt cân đối ngân sách, đảm bảo hoạt động của các Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo quy định.
Chủ tịch Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Chỉ thị này. Đề nghị Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể quần chúng hưởng ứng và có biện pháp cụ thể chỉ đạo để phối hợp thực hiện tốt các nội dung chỉ thị này.
Sở Tư pháp có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và tổng hợp kết quả thực hiện chỉ thị báo cáo UBND tỉnh theo định kỳ hàng tháng, hàng quý, 6 tháng, một năm./.