NGHỊ ĐỊNH
Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội
___________________
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 07 năm 2002;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội (sau đây gọi chung là an ninh, trật tự); hình thức xử phạt, mức phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả; thẩm quyền xử phạt; trình tự, thủ tục xử phạt; khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự là hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước về an ninh, trật tự do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của Nghị định này phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
3. Các hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực an ninh, trật tự hoặc có liên quan đến an ninh, trật tự được quy định tại các nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính thì thực hiện xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại các Nghị định đó.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự đều bị xử phạt theo các quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan về xử phạt vi phạm hành chính.
2. Cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự trong phạm vi lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều bị xử phạt như cá nhân, tổ chức Việt Nam theo các quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan về xử phạt vi phạm hành chính. Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.
3. Cá nhân là người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự thì bị xử lý theo quy định tại Điều 7 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 3. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính
1. Mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, khách quan, triệt để. Mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
2. Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự khi thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này hoặc các Nghị định khác của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính có liên quan đến lĩnh vực an ninh, trật tự.
3. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự do người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Nghị định này tiến hành theo quy định của pháp luật.
4. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần. Cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt từng hành vi vi phạm. Nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi cá nhân, tổ chức vi phạm đều bị xử phạt.
5. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân của người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng để quyết định hình thức, mức xử phạt và các biện pháp xử lý thích hợp theo quy định của Nghị định này. Những tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng áp dụng theo quy định tại các Điều 8 và Điều 9 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
6. Không xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi.
Điều 4. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự được quy định tại Nghị định này, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
Một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự có thể bị phạt từ 60.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
2. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc bằng, chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép khác;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
3. Ngoài hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;
b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;
c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;
d) Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại.
4. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự trên lãnh thổ Việt Nam có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự là một năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện; đối với vi phạm hành chính về xuất cảnh, nhập cảnh thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là hai năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện.
Nếu quá các thời hạn nói trên thì không bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.
2. Đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự mà có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án thì bị xử phạt vi phạm hành chính nếu hành vi của người đó có dấu hiệu vi phạm hành chính; trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là ba tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vi phạm.
3. Trong thời hạn được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính mới hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu xử phạt nói trên; thời hiệu xử phạt được tính lại kể từ thời điểm người đó thực hiện hành vi vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
4. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nếu có lỗi trong việc để quá thời hiệu xử phạt thì bị xử lý theo quy định tại Điều 121 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 6. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính
Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự nếu quá một năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự.
Chương II
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ HÌNH THỨC XỬ PHẠT
TRONG LĨNH VỰC AN NINH, TRẬT TỰ
Điều 7. Hành vi vi phạm trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Thả diều, bóng bay, chơi máy bay có điều khiển từ xa hoặc các vật bay khác ở khu vực sân bay;
b) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
c) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu bóng, nhà văn hoá, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, trụ sở cơ quan, xí nghiệp, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, hợp tác xã, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tầu, bến xe, trên các phương tiện giao thông, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;
d) Thả rông trâu, bò, ngựa, chó hoặc động vật khác trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;
b) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Gọi điện thoại đến các số máy khẩn cấp để trêu đùa, chửi bới, đe doạ, quấy nhiễu, thử máy điện thoại hoặc nhằm các mục đích khác;
d) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;
đ) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào tầu, thuyền, xe lửa hoặc các phương tiện giao thông khác, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;
e) Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền;
g) Để gia súc hoặc các động vật khác gây thương tích cho người khác.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cản trở, không chấp hành yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có lời nói, hành động lăng mạ, xúc phạm danh dự hoặc chống lại người thi hành công vụ;
b) Xúi giục người khác không chấp hành các yêu cầu của người thi hành công vụ;
c) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ: dao, lê, mã tấu, dây xích, côn, gậy... hoặc công cụ hỗ trợ;
d) Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;
đ) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;
e) Tụ tập để cổ vũ, kích động đua ca nô, xuồng máy, tầu thuyền trái phép;
g) Gây rối trật tự tại phiên toà, nơi thi hành án hoặc có hành vi khác gây trở ngại cho hoạt động xét xử, thi hành án;
h) Gây rối trật tự tại nơi tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế;
i) Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
k) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng của người khác;
l) Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức;
m) Tập trung đông người trái với quy định của pháp luật tại khu vực đang diễn ra các hội nghị quốc tế, kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân hoặc các hoạt động chính trị quan trọng khác của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội;
n) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của pháp luật về việc tập trung đông người ở nơi công cộng;
o) Môi giới, dẫn dắt, tổ chức, tạo điều kiện cho người khác kết hôn với người nước ngoài trái với thuần phong mỹ tục hoặc trái với quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự.
4. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung sau đây: vi phạm điểm a khoản 1; điểm đ khoản 2; điểm c khoản 3 Điều này thì bị tịch thu tang vật, phương tiện.
Điều 8. Hành vi gây ảnh hưởng đến sự yên tĩnh chung
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ sáng ngày hôm sau;
b) Không thực hiện các quy định về giữ yên tĩnh của bệnh viện, nhà điều dưỡng, trường học hoặc ở những nơi khác có quy định phải giữ yên tĩnh chung.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sau đây: dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền.
3. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm khoản 2 Điều này thì bị tịch thu tang vật, phương tiện.
Điều 9. Hành vi gây ảnh hưởng đến việc giữ gìn vệ sinh chung
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thực hiện các quy định về quét dọn rác, khai thông cống rãnh trong và xung quanh nhà ở, cơ quan, doanh nghiệp, doanh trại gây mất vệ sinh chung;
b) Đổ nước hoặc để nước chảy ra khu tập thể, lòng đường, vỉa hè, nhà ga, bến xe, nơi công cộng, trên các phương tiện giao thông hoặc ở những nơi khác làm mất vệ sinh chung;
c) Vứt rác, xác động vật, chất thải hoặc bất cứ vật gì khác ra nơi công cộng, chỗ có vòi nước, giếng nước ăn, ao, đầm, hồ mà thường ngày nhân dân sử dụng trong sinh hoạt gây ô nhiễm hoặc làm mất vệ sinh;
d) Tiểu tiện, đại tiện ở đường phố, trên các lối đi chung;
đ) Để gia súc, gia cầm hoặc các loại động vật khác phóng uế ở nơi công cộng;
e) Lấy, vận chuyển phân bằng phương tiện giao thông thô sơ trong thành phố, thị xã để rơi vãi hoặc không đảm bảo vệ sinh;
g) Tự ý đốt chất thải, chất độc hoặc các chất nguy hiểm khác ở khu vực dân cư, nơi công cộng.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Vận chuyển phân bằng phương tiện giao thông cơ giới trong thành phố, thị xã để rơi vãi hoặc không đảm bảo vệ sinh;
b) Đổ rác hoặc bất cứ vật gì khác vào hố ga, hệ thống thoát nước công cộng.
3. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi làm nhà vệ sinh không đúng quy định gây mất vệ sinh chung.
4. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đổ chất thải, chất bẩn hoặc các chất khác làm hoen bẩn nhà ở, cơ quan, trụ sở làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh của người khác;
b) Chôn người chết do bệnh dịch, bốc mộ, di chuyển người chết, hài cốt trái quy định, không đảm bảo vệ sinh.
5. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp sau đây:
a) Vi phạm điểm b, c, d, đ, e, g khoản 1; điểm a khoản 2; điểm b khoản 4 Điều này thì bị buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra;
b) Vi phạm điểm b khoản 2; điểm a khoản 4 Điều này thì bị buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu do vi phạm hành chính gây ra;
c) Vi phạm khoản 3 Điều này thì bị buộc tháo dỡ công trình vệ sinh.
Điều 10. Hành vi vi phạm quy định về nếp sống văn minh
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không mặc quần, áo hoặc mặc quần áo lót ở nơi hội họp đông người, các địa điểm văn hoá, tín ngưỡng, nơi làm việc của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội;
b) Không có vé mà vào những nơi quy định phải có vé;
c) Có lời nói hoặc cử chỉ thô thiển, tục tĩu, thiếu văn hóa ở nơi công cộng;
d) Làm hoen bẩn, vẽ, viết, dán quảng cáo, tranh ảnh vào các biển hiệu, biển quảng cáo, panô, áp phích, cây, cột điện, tường nhà, hàng rào, trụ sở của cơ quan, tổ chức, trường học, bệnh viện, khu dân cư hoặc những nơi khác mà không được phép.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng sự mê tín của người khác để trục lợi bất chính hoặc làm tổn hại đến sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không xin phép theo quy định hoặc xin phép nhưng không được cấp phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà tổ chức lễ hội, hoạt động văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao.
4. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp sau đây:
a) Vi phạm điểm d khoản 1 Điều này thì bị buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu do vi phạm hành chính gây ra và bị tịch thu tang vật, phương tiện;
b) Vi phạm khoản 2 Điều này thì bị tịch thu tang vật, phương tiện.
Điều 11. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký và quản lý hộ khẩu
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng, đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thực hiện đúng quy định về đăng ký điều chỉnh, bổ sung hoặc những thay đổi khác về hộ khẩu, nhân khẩu;
b) Không thực hiện đúng những quy định về đăng ký tạm trú, tạm vắng;
c) Không xuất trình sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể, chứng nhận tạm trú có thời hạn khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tẩy, xoá, sửa chữa hoặc làm sai lệch nội dung, hình thức giấy tờ hộ khẩu;
b) Thuê, mượn hoặc cho thuê, cho mượn giấy tờ hộ khẩu để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;
c) Sử dụng giấy tờ hộ khẩu để thực hiện hành vi trái pháp luật;
d) Không thực hiện việc đăng ký tạm trú cho khách lưu trú với cơ quan công an theo quy định.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Khai man, giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được đăng ký, cấp giấy tờ hộ khẩu;
b) Làm giả hoặc sử dụng giấy tờ hộ khẩu giả.
4. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp sau đây:
a) Vi phạm điểm a khoản 2, điểm b khoản 3 Điều này thì bị tịch thu tang vật, phương tiện;
b) Vi phạm điểm a khoản 3 Điều này nếu đã đăng ký hộ khẩu thì bị huỷ bỏ kết quả đăng ký hộ khẩu.
Điều 12. Hành vi vi phạm quy định về cấp và quản lý, sử dụng giấy chứng minh nhân dân và các giấy tờ đi lại khác
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không mang theo giấy chứng minh nhân dân hoặc không xuất trình giấy chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra;
b) Không thực hiện đúng quy định về cấp mới, cấp lại, đổi giấy chứng minh nhân dân;
c) Không thực hiện đúng quy định về thu hồi, tạm giữ giấy chứng minh nhân dân;
d) Không làm giấy chứng minh nhân dân theo quy định;
đ) Sử dụng giấy chứng minh nhân dân đã hết thời hạn.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đến khu vực quy định cần có giấy phép mà không có hoặc có giấy phép nhưng không còn giá trị;
b) Sử dụng giấy chứng minh nhân dân của người khác.
3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a ) Tẩy xoá, sửa chữa giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy phép đi lại khác
b) Thuê, mượn hoặc cho người khác thuê, mượn giấy chứng minh nhân dân, giấy phép đi lại khác;
c) Bỏ lại giấy chứng minh nhân dân sau khi bị kiểm tra, tạm giữ;
d) Tự ý thay ảnh của mình hoặc thay ảnh của người khác vào giấy chứng minh nhân dân.
4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Khai man, giả mạo hồ sơ để được cấp giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy phép đi lại khác;
b) Làm giả giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy phép đi lại khác;
c) Sử dụng giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy phép đi lại không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
5. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp sau đây:
a) Vi phạm điểm đ khoản 1; điểm b khoản 2 ; điểm a, d khoản 3; điểm a, b, c khoản 4 Điều này thì bị tịch thu tang vật, phương tiện;
b) Vi phạm điểm a khoản 4 Điều này thì bị huỷ bỏ hồ sơ giả mạo.
Điều 13. Hành vi vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, các loại pháo, đồ chơi nguy hiểm bị cấm
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thực hiện hoặc thực hiện không kịp thời, đầy đủ quy định về kiểm tra định kỳ các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ;
b) Vi phạm chế độ bảo quản các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;
c) Sử dụng các loại đồ chơi nguy hiểm đã bị cấm;
d) Đốt các loại pháo trái pháp luật;
đ) Lưu hành giấy phép sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ không còn giá trị sử dụng.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;
b) Giao vũ khí, công cụ hỗ trợ, cho người không có đủ điều kiện, tiêu chuẩn sử dụng;
c) Không giao nộp vũ khí, công cụ hỗ trợ, theo quy định;
d) Không kê khai và đăng ký đầy đủ các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ với cơ quan có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Mượn, cho mượn vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc giấy phép sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ;
b) Sửa chữa, tẩy xoá giấy phép sử dụng, giấy phép vận chuyển, giấy phép mua, giấy phép mang các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ;
c) Làm mất giấy phép sử dụng, giấy phép vận chuyển, giấy phép mua, giấy phép mang các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ;
d) Sử dụng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ trái quy định;
đ) Dùng vũ khí, công cụ hỗ trợ để săn bắn động vật rừng;
e) Dùng các loại súng, cung, nỏ hoặc các phương tiện khác để săn bắn ở thành phố, thị xã hoặc nơi tập trung đông người.
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Mua, bán, vận chuyển vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ với số lượng nhỏ mà không có giấy phép hoặc có giấy phép nhưng không còn giá trị;
b) Mua, bán các loại phế liệu, phế phẩm có lẫn vũ khí, công cụ hỗ trợ với số lượng nhỏ;
c) Vi phạm các quy định an toàn về vận chuyển vũ khí, công cụ hỗ trợ;
d) Cưa hoặc tháo bom, mìn, đạn, lựu đạn, thủy lôi và các loại vũ khí khác để lấy thuốc nổ trái phép;
đ) Sản xuất, tàng trữ, buôn bán, vận chuyển pháo, thuốc pháo và đồ chơi nguy hiểm;
e) Để mất vũ khí, công cụ hỗ trợ;
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sản xuất, sửa chữa các loại vũ khí thô sơ công cụ hỗ trợ, đồ chơi đã bị cấm mà không có giấy phép;
b) Mua, bán, vận chuyển vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ với số lượng lớn mà không có giấy phép hoặc có giấy phép nhưng không còn giá trị;
c) Mua bán, vận chuyển trái phép vũ khí thể thao;
d) Vận chuyển vũ khí quân dụng, phụ kiện nổ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép hoặc có giấy phép nhưng không thực hiện đúng quy định trong giấy phép, giấy phép không còn giá trị hoặc không có các loại giấy tờ khác theo quy định của pháp luật;
đ) Mua, bán súng săn, đạn súng săn không có giấy phép do cơ quan công an có thẩm quyền cấp.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sản xuất, chế tạo, sửa chữa vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao trái phép;
b) Mang vào hoặc mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trái phép vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, súng săn, công cụ hỗ trợ, các loại pháo, đồ chơi nguy hiểm.
7. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp thì bị xử lý theo Nghị định số 64/2005/NĐ-CP ngày 16 tháng 05 năm 2005 của Chính phủ.
8. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Vi phạm các điểm c, d, đ khoản 1; điểm a, b, c khoản 2; điểm b, d, đ, e khoản 3; điểm a, b, d, đ, khoản 4; khoản 5; khoản 6 Điều này thì bị tịch thu tang vật, phương tiện;
b) Vi phạm điểm b khoản 2 Điều này thì bị tước quyền sử dụng giấy phép trong thời hạn 3 tháng ; v i phạm điểm a, b, đ khoản 3; điểm a, c khoản 4 Điều này thì bị tước quyền sử dụng giấy phép không thời hạn.
Điều 14. Hành vi vi phạm các quy định về quản lý một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hộ kinh doanh cá thể cho thuê lưu trú, in lưới (in lụa), photocopy hoạt động không có cam kết thực hiện các điều kiện về an ninh trật tự với cơ quan công an;
b) Sử dụng người không đủ điều kiện, tiêu chuẩn vào hoạt động trong các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định khác về điều kiện an ninh, trật tự khi hoạt động ngành, nghề kinh doanh có điều kiện;
c) Mất giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự hoặc bản cam kết thực hiện các điều kiện về an ninh, trật tự.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Kinh doanh không đúng nội dung, địa điểm quy định trong giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự hoặc bản cam kết thực hiện các điều kiện về an ninh, trật tự;
b) Nhận cầm cố tài sản mà theo quy định tài sản đó phải có giấy tờ sở hữu hoặc đăng ký nhưng không có các giấy tờ đó;
c) Cầm cố, thế chấp tài sản mà không có hợp đồng theo quy định;
d) Cho mượn, mượn hoặc chuyển nhượng giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự hoặc bản cam kết thực hiện các điều kiện về an ninh, trật tự.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự mà không có giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự;
b) Không có bản cam kết thực hiện các điều kiện về an ninh, trật tự với cơ quan công an đối với các toà nhà cao từ 10 tầng trở xuống dùng làm khách sạn, nhà ở, nhà nghỉ, văn phòng làm việc, cầm đồ, karaoke, vũ trường; tắm hơi, xoa bóp (massage), cơ sở in;
c) Không cam kết thực hiện các điều kiện về an ninh trật tự, không thực hiện đúng những yêu cầu về các điều kiện đảm bảo an ninh trật tự hoặc không khai báo tạm trú khi cho người nước ngoài thuê chỗ ở, làm việc;
d) Dùng cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự để tổ chức hoạt động mại dâm, ma tuý, cờ bạc hoặc các hoạt động khác trái pháp luật;
đ) Tạo điều kiện cho người khác lợi dụng cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự để tổ chức hoạt động mại dâm, ma tuý, cờ bạc hoặc các hoạt động khác trái pháp luật;
e) Cầm cố tài sản do trộm cắp, lừa đảo, chiếm đoạt hoặc do các hành vi vi phạm pháp luật khác mà có.
4. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Vi phạm điểm a, d khoản 2; điểm d, đ khoản 3 Điều này thì bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 3 tháng đến 6 tháng;
b) Vi phạm điểm e khoản 3 Điều này thì bị tịch thu tang vật, phương tiện và tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 6 tháng đến 9 tháng.
Điều 15. Hành vi vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mất giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Khắc các loại con dấu mà không có giấy phép hoặc các giấy tờ khác theo quy định;
b) Sử dụng con dấu chưa đăng ký lưu chiểu mẫu hoặc chưa có giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu;
c) Tự ý mang con dấu ra khỏi cơ quan, đơn vị mà không được phép của cấp có thẩm quyền;
d) Để mất con dấu đang sử dụng;
đ) Không khắc lại con dấu khi có quyết định của cấp có thẩm quyền về đổi tên cơ quan, tổ chức hoặc thay đổi trụ sở cơ quan, tổ chức theo quy định;
e) Không khắc lại con dấu theo mẫu quy định;
g) Không nộp lại con dấu khi cơ quan, tổ chức tách, sát nhập, giải thể, phá sản hoặc thôi hoạt động;
h) Không thông báo mẫu dấu với các cơ quan có liên quan trước khi sử dụng.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không nộp lại con dấu hoặc không nộp con dấu theo đúng thời hạn khi có quyết định thu hồi của cấp có thẩm quyền;
b) Đóng dấu vào văn bản, giấy tờ không có nội dung;
c) Đóng dấu vào văn bản, giấy tờ chưa có chữ ký của cấp có thẩm quyền hoặc chữ ký của cấp không có thẩm quyền;
d) Không có giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu.
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Mang con dấu từ nước ngoài vào Việt Nam sử dụng mà không có giấy phép mang con dấu vào nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc không có giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu;
b) Sử dụng trái phép con dấu mang từ nước ngoài vào Việt Nam;
c) Khắc dấu giả hoặc sử dụng con dấu giả.
5. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Vi phạm các điểm b, đ, e, g khoản 2; điểm a, b, c khoản 3; điểm c khoản 4 Điều này thì bị tịch thu tang vật, phương tiện;
b) Vi phạm điểm a khoản 2 Điều này thì bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 3 tháng đến 6 tháng.
Điều 16. Hành vi vi phạm các quy định về quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không đeo biển hiệu theo quy định khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thông báo về nơi đặt trụ sở hoặc địa bàn, thời gian bắt đầu hoạt động của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện; không báo cáo định kỳ về hoạt động bảo vệ có liên quan đến an ninh, trật tự;
b) Mất giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự để kinh doanh dịch vụ bảo vệ;
c) Sử dụng nhân viên bảo vệ không đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hoạt động kinh doanh không đúng ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn, trụ sở ghi trong giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự để kinh doanh dịch vụ bảo vệ;
b) Không thông báo việc đưa nhân viên hoạt động bảo vệ ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi trụ sở doanh nghiệp đăng ký kinh doanh;
c) Không thông báo việc thay đổi người đứng đầu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện với cơ quan Công an theo quy định;
d) Không thực hiện việc cấp giấy chứng nhận nhân viên bảo vệ hoặc biển hiệu cho nhân viên bảo vệ theo quy định.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kinh doanh dịch vụ bảo vệ mà không có giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự để kinh doanh dịch vụ bảo vệ;
b) Vi phạm quy định về trang bị, sử dụng quần áo, trang phục, mũ kê pi, phù hiệu, biểu tượng giống với quần áo, mũ, phù hiệu, biểu tượng của lực lượng vũ trang.
5. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp sau đây:
a) Vi phạm điểm c khoản 2 Điều này thì bị tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề trong thời hạn từ 1 tháng đến 3 tháng; vi phạm điểm a khoản 3; điểm a khoản 4 Điều này thì bị tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề trong thời hạn từ 3 tháng đến 6 tháng;
b) Vi phạm điểm b khoản 4 Điều này thì bị tịch thu tang vật, phương tiện.
Điều 17. Hành vi vi phạm các quy định về tố tụng hình sự, thi hành các biện pháp xử lý hành chính khác
1. Phạt tiền từ 1 00.000 đồng đến 2 00.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về giáo dục tại xã, phường, thị trấn; quản chế hành chính; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh.
2. Phạt tiền từ 5 00.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Vi phạm các quy định về áp dụng biện pháp ngăn chặn như: bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, cấm đi khỏi nơi cư trú, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm hoặc có các hành vi vi phạm các biện pháp ngăn chặn khác theo quy định của pháp luật ;
b) Vi phạm nghĩa vụ của người tham gia tố tụng như: không cung cấp tài liệu, vật chứng theo yêu cầu hợp pháp của cơ quan và người tiến hành tố tụng, không thực hiện nghĩa vụ của người làm chứng, người phiên dịch, người bào chữa, người có quyền và lợi ích liên quan đến vụ án; vi phạm các quy định về bảo quản vật chứng, niêm phong, kê biên tài sản hoặc có các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật;
c) Vi phạm quy chế, chế độ thi hành các bản án hình sự như: án treo, quản chế, cấm cư trú, cư trú bắt buộc, cải tạo không giam giữ, thi hành án phạt tù, cố ý không chấp hành hoặc cản trở việc thi hành các bản án, quyết định của Toà án về dân sự, hành chính, lao động, hôn nhân và gia đình hoặc có các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Hành vi gây thiệt hại đến tài sản của người khác
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Trộm cắp vặt;
b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;
d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác;
đ) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;
b) Gây mất mát, hư hỏng hoặc làm thiệt hại tài sản của Nhà nước được giao trực tiếp quản lý;
c) Sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở các bến tầu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác;
d) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tạo ra và cố ý lan truyền, phát tán các chương trình vi rút qua mạng máy tính hoặc bằng các phương thức khác gây rối loạn hoạt động, phong tỏa hoặc làm biến dạng, làm huỷ hoại các dữ liệu trong máy tính của người khác;
b) Vi phạm các quy định về vận hành, khai thác và sử dụng mạng máy tính gây rối loạn hoạt động, phong toả hoặc làm biến dạng, làm huỷ hoại các dữ liệu trên máy tính của người khác;
c) Sử dụng trái phép thông tin trên mạng, trên máy tính hoặc đưa vào mạng, máy tính những thông tin trái với quy định của pháp luật;
d) Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác.
5. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung sau đây: vi phạm khoản 1; điểm d khoản 2; điểm a, c, d khoản 3 Điều này thì bị tịch thu tang vật, phương tiện.
Điều 19. Hành vi gây hư hại đến các công trình công cộng, công trình an ninh, trật tự
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi tự ý xê dịch, tháo dỡ, phá huỷ hoặc làm bất cứ việc gì khác gây hư hại đến các loại biển báo, biển chỉ dẫn, biển hiệu của cơ quan, tổ chức.
2. Phạt tiền từ 1000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tự ý xê dịch, tháo dỡ cột dây điện thoại, điện tín, cột đèn, hàng rào của các cơ quan nhà nước hoặc các công trình công cộng khác.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về bảo vệ công trình an ninh, trật tự.
4. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp sau đây: vi phạm khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này thì bị tịch thu tang vật, phương tiện và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
Điều 20. Hành vi vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ đường biên giới, cột mốc, dấu hiệu biên giới quốc gia
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Làm hư hại hoặc có bất cứ hành động gì khác có hại tới cột mốc, dấu hiệu trên đường biên giới;
b) Vi phạm các quy định về chăn, thả gia súc qua biên giới;
c) Đốt nương, rẫy trong vành đai biên giới, làm hư hại các biển báo khu vực biên giới, vành đai biên giới, vùng cấm.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xâm canh, xâm cư hoặc làm thay đổi đường biên giới quốc gia.
3. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng biện pháp sau đây: vi phạm điểm a, c khoản 1; khoản 2 Điều này thì bị buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu do vi phạm hành chính gây ra.
Điều 21. Hành vi vi phạm quy chế quản lý khu vực biên giới, cửa khẩu
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cư trú, đi lại, hành nghề trái phép trong phạm vi khu vực biên giới, cửa khẩu;
b) Không khai báo hoặc che dấu, giúp đỡ người khác đi lại, cư trú, hành nghề trái phép ở phạm vi khu vực biên giới, cửa khẩu;
c) Vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ vành đai biên giới.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không chấp hành hoặc ngăn cản việc kiểm tra, kiểm soát của lực lượng bảo vệ, kiểm soát biên giới, cửa khẩu;
b) Dùng phương tiện đưa, đón người, chuyên trở hàng hoá trong khu vực cửa khẩu không đúng nơi quy định hoặc không tuân theo sự hướng dẫn của người có trách nhiệm;
c) Người, phương tiện ra vào phạm vi khu vực biên giới, cửa khẩu không có giấy tờ theo quy định;
d) Điều khiển phương tiện giao thông trong phạm vi khu vực biên giới, cửa khẩu mà đi quá phạm vi được phép;
đ) Người được phép qua lại biên giới nhưng đi vượt quá phạm vi quy định;
e) Dẫn dắt, giúp đỡ, tạo điều kiện cho người nước ngoài đi lại quá phạm vi quy định cho phép.
3. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung sau đây: vi phạm điểm a khoản 1; điểm c, d khoản 2 Điều này thì bị tịch thu tang vật, phương tiện.
Điều 22. Hành vi vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh cư trú và đi lại
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi người nước ngoài đi lại trên lãnh thổ Việt Nam mà không mang theo hộ chiếu hoặc giấy tờ khác thay hộ chiếu; không xuất trình hộ chiếu hoặc giấy tờ khác thay hộ chiếu khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Làm mất, hư hỏng hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu, thị thực Việt Nam, thẻ tạm trú, thẻ thường trú mà không khai báo ngay với cơ quan có thẩm quyền;
b) Tẩy, xoá, sửa chữa hoặc làm sai lệch hình thức, nội dung ghi trong hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu, thị thực, thẻ tạm trú;
c) Khai không đúng sự thật để được cấp hộ chiếu, giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu, thị thực Việt Nam, thẻ tạm trú, thẻ thường trú; dùng hộ chiếu, hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu mà không còn giá trị để nhập cảnh, xuất cảnh;
d) Người nước ngoài đi vào các khu vực cấm, các khu vực nhà nước quy định cần có giấy phép mà không có giấy phép hoặc đi lại quá phạm vi, thời hạn được phép;
đ) Nhập cảnh, xuất cảnh mà không xuất trình giấy tờ khi nhà chức trách Việt Nam yêu cầu; không chấp hành các yêu cầu khác của nhà chức trách về kiểm tra người, hành lý theo quy định của pháp luật;
e) Người nước ngoài không khai báo tạm trú theo quy định hoặc sử dụng chứng nhận tạm trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú ở Việt Nam quá thời hạn mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
g) Cơ sở có người nước ngoài nghỉ qua đêm nhưng không chuyển nội dung khai báo tạm trú, không hướng dẫn người nước ngoài khai báo tạm trú theo quy định hoặc không thực hiện đúng các quy định khác của cơ quan có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh không có hộ chiếu, thị thực hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu và thị thực theo quy định;
b) Trốn hoặc tổ chức, giúp đỡ người khác trốn vào các phương tiện nhập cảnh, xuất cảnh nhằm mục đích vào Việt Nam hoặc ra nước ngoài;
c) Cho người khác sử dụng hộ chiếu, giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu hoặc sử dụng hộ chiếu, các giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu của người khác để nhập cảnh, xuất cảnh.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Chủ phương tiện, người điều khiển các loại phương tiện chuyên chở người nhập cảnh, xuất cảnh Việt Nam trái phép;
b) Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mặt trong những hành vi sau:
a) Giúp đỡ, chứa chấp, che dấu, tạo điều kiện cho người khác đi nước ngoài, ở lại nước ngoài, vào Việt Nam, ở lại Việt Nam hoặc qua lại biên giới quốc gia trái phép;
b) Người nước ngoài nhập cảnh, hành nghề hoặc có hoạt động khác tại Việt Nam mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của pháp luật;
c) Cá nhân, tổ chức ở Việt Nam bảo lãnh hoặc làm thủ tục cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, xin cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, gia hạn tạm trú nhưng không thực hiện đúng trách nhiệm theo quy định của pháp luật hoặc khai không đúng sự thật khi bảo lãnh, mời hoặc làm thủ tục cho người nước ngoài nhập cảnh, xin cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, gia hạn tạm trú;
d) Ở lại nước ngoài mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được cấp hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu, thị thực, thẻ tạm trú, thẻ thường trú;
b) Làm giả hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu, thị thực, thẻ tạm trú, thẻ thường trú hoặc dấu kiểm chứng;
c) Sử dụng hộ chiếu giả, giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu giả, thị thực giả, thẻ tạm trú giả, thẻ thường trú giả, dấu kiểm chứng giả để xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
d) Trốn vào đại sứ quán, lãnh sự quán hoặc trụ sở cơ quan, tổ chức quốc tế đóng tại Việt Nam;
đ) Tổ chức, đưa dẫn hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam trái phép.
7. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp sau đây: vi phạm khoản 1, 2, 3, 4, 5 và khoản 6 Điều này thì có thể bị thu hồi hộ chiếu, giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu và tịch thu tang vật, phương tiện.
Điều 23. Hành vi vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma tuý
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hút, tiêm chích, hít hoặc bằng các hình thức khác để sử dụng trái phép chất ma tuý;
b) Xúi giục người khác sử dụng chất ma tuý.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Người chủ hoặc người có trách nhiệm quản lý nhà hàng, khách sạn, quán trọ, nhà nghỉ, câu lạc bộ, các phương tiện giao thông và các nơi khác do sơ hở, thiếu trách nhiệm để cho người khác lợi dụng sử dụng chất ma tuý trong khu vực, phương tiện mình quản lý;
b) Trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa, cây cô ca hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sản xuất, mua, bán dụng cụ tiêm, chích, hút, sử dụng chất ma tuý;
b) Cung cấp địa điểm, phương tiện cho người khác hút, tiêm, chích, sử dụng chất ma tuý;
c) Môi giới, giúp đỡ, tạo điều kiện hoặc bằng các hình thức khác giúp cho người khác tiêm, chích, hút, sử dụng chất ma tuý;
d) Kê đơn, cấp thuốc hoặc mua, bán các loại thuốc có chứa chất ma tuý không đúng quy định;
đ) Được phép cất giữ, sử dụng thuốc có chất ma tuý, chất hướng thần hoặc các chất ma tuý khác mà chuyển cho người khác không được phép cất giữ, sử dụng.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi vi phạm sau đây:
a) Vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh các chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất ma túy;
b) Vi phạm các quy định về nghiên cứu, giám định, sản xuất, bảo quản chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất ma túy;
c) Vi phạm các quy định về giao nhận, tàng trữ, vận chuyển chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất ma túy;
d) Vi phạm các quy định về phân phối, mua bán, sử dụng, trao đổi chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất ma túy.
5. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Vi phạm khoản 1, 2, 3, 4 Điều này thì bị tịch thu tang vật, phương tiện;
b) Vi phạm điểm a khoản 2, điểm d khoản 3, khoản 4 Điều này thì bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 3 tháng đến 6 tháng.
Điều 24. Hành vi mại dâm
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi lạm dụng tình dục.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi cung cấp địa điểm cho hoạt động mại dâm.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Dẫn dắt hoạt động mại dâm;
b) Che giấu, bảo kê cho các hành vi mua dâm, bán dâm.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tái phạm việc mua dâm, bán dâm hoặc che giấu, bảo kê cho các hành vi mua dâm, bán dâm;
b) Dùng các thủ đoạn khống chế, đe dọa người mua dâm, bán dâm để đòi tiền, cưỡng đoạt tài sản.
5. Các hành vi vi phạm khác về phòng, chống mại dâm thì bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 178/2004/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Phòng chống mại dâm.
6. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: vi phạm khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này thì bị tịch thu toàn bộ số tiền do vi phạm hành chính mà có.
Điều 25. Hành vi đánh bạc
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các ô số lô, số đề.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi đánh bạc sau đây:
a) Đánh bạc bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật;
b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;
c) Cá cược "cá độ” bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác;
d) Bán thơ đề, bán số lô, số đề.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác;
b) Làm bảo vệ trái phép tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác hoặc che dấu việc đánh bạc;
c) Làm thơ đề.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi tổ chức đánh bạc sau đây:
a) Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc;
b) Dùng nhà của mình hoặc địa điểm khác để chứa bạc, gá bạc;
c) Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép;
d) Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi tổ chức đánh đề sau đây:
a) Làm chủ lô, đề;
b) Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề;
c) Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề;
d) Tổ chức các loại chơi cá cược "cá độ” trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.
6. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung sau đây: vi phạm khoản 1; khoản 2; điểm a, c khoản 3; điểm b, c, d khoản 4; khoản 5 Điều này thì bị tịch thu tiền do vi phạm hành chính mà có và tịch thu tang vật, phương tiện.
Điều 26. Hành vi vi phạm quy định về bán, sử dụng rượu, bia
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi say rượu, bia ở công sở, nơi làm việc, trong các khách sạn, nhà hàng, quán ăn, trên các phương tiện giao thông và những nơi công cộng.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Xúi giục, cưỡng ép, tạo điều kiện cho trẻ em dưới 16 tuổi uống rượu, bia;
b) Chủ khách sạn, nhà hàng, quán ăn bán các loại rượu, nước uống hoặc các chất kích thích khác có nồng độ cồn từ 14 độ trở lên cho người chưa thành niên; bán rượu, bia cho trẻ em dưới 16 tuổi;
c) Bán rượu, bia, các chất kích thích khác có nồng độ cồn từ 14 độ trở lên tại các trường phổ thông;
d) Uống rượu, bia trong các trường phổ thông.
3. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung sau đây: vi phạm điểm b, c, d khoản 2 Điều này thì bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
Điều 27. Hành vi vi phạm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không đóng dấu độ mật đối với những tài liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước theo quy định hoặc đóng dấu độ mật vào những tài liệu không thuộc phạm vi bí mật nhà nước;
b) Soạn thảo, in ấn, sao chụp tài liệu mật, tối mật, tuyệt mật không đúng quy định;
c) Phổ biến, nghiên cứu thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước không theo đúng quy định;
d) Không thực hiện đúng quy định về vận chuyển, giao nhận vật mang bí mật nhà nước;
đ) Không thực hiện đúng quy định về thống kê, cất giữ, bảo quản tài liệu, vật thuộc danh mục bí mật nhà nước;
e) Không đăng ký các phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích có nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
g) Không đánh số, đặt bí số, bí danh hoặc ký hiệu mật và không tổ chức thực hiện đầy đủ chế độ quản lý, bảo vệ theo quy định đối với những danh mục xác định thuộc phạm vi bí mật nhà nước;
h) Không thực hiện các quy định về công bố, phổ biến, lưu hành, tìm hiểu, sử dụng danh mục bí mật nhà nước;
i) Thanh lý, tiêu hủy các tài liệu mật không theo đúng quy định;
k) Vào khu vực cấm, nơi bảo quản, lưu giữ, nơi tiến hành các hoạt động có nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước mà không được phép;
l) Quay phim, chụp ảnh, vẽ sơ đồ ở khu vực cấm.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cung cấp thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước cho cơ quan, tổ chức, công dân trong và ngoài nước không đúng theo quy định;
b) Mang tài liệu, vật thuộc phạm vi bí mật nhà nước ra nước ngoài mà không được phép của cơ quan và người có thẩm quyền;
c) Không lập danh mục bí mật nhà nước theo đúng quy định.
3. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp sau đây:
a) Vi phạm điểm l khoản 1; điểm b khoản 2 Điều này thì bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm;
b) Vi phạm điểm i khoản 1 Điều này thì buộc phải tiêu huỷ các tài liệu mật theo đúng quy định;
c) Vi phạm điểm a, d, đ, e, g, h khoản 1; điểm c khoản 2 Điều này thì buộc phải khắc phục tình trạng ban đầu do vi phạm hành chính gây ra.
Điều 28. Hành vi đưa hối lộ người thi hành công vụ
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị tịch thu toàn bộ số tiền, tài sản hoặc vật chất dùng để hối lộ người thi hành công vụ.
Điều 29. Xử phạt trục xuất
Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính được quy định tại điểm o khoản 3 Điều 7 và các Điều 14, 15, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25 của Nghị định này thì có thể bị trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chương III
THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 30. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Công an nhân dân
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000 đồng.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 200.000 đồng.
3. Trưởng Công an cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có trị giá đến 500.000 đồng;
d) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu do vi phạm hành chính gây ra;
đ) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;
e) Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại.
4. Trưởng Công an cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;
e) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;
g) Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại.
5. Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Trưởng phòng Quản lý xuất cảnh, nhập cảnh, Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên hoạt động có tính chất độc lập, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Trạm trưởng Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm đ, e, g khoản 4 Điều này.
6. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ, e, g khoản 4 Điều này.
7. Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Cục trưởng Cục Quản lý xuất cảnh, nhập cảnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa được quy định;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ, e, g khoản 4 Điều này.
8. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
Điều 31. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng;
d) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
đ) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;
e) Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;
e) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;
g) Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa được quy định;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;
e) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;
g) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện;
h) Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại.
Điều 32. Thẩm quyền xử phạt hành chính của các cơ quan khác
Ngoài những người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 30 và 31 của Nghị định này, những người được quy định tại Điều 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, trong khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình mà phát hiện các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thì có quyền xử phạt theo quy định của pháp luật.
Điều 33. Uỷ quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và khoản 7 của Điều 30; Điều 31 của Nghị định này có thể uỷ quyền cho cấp phó của mình, người được ủy quyền phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Điều 34. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính. Trong trường hợp phạt tiền thì thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể, trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thì việc xử phạt do người thụ lý đầu tiên thực hiện.
2. Trong trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc sau đây:
a) Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;
b) Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt;
3. Trong trường hợp người có thẩm quyền xử phạt thuộc Công an nhân dân đang xử lý đối với cá nhân, tổ chức có vi phạm về an ninh, trật tự theo Nghị định này mà phát hiện cá nhân, tổ chức đó còn có hành vi vi phạm hành chính được quy định trong các nghị định khác của Chính phủ thì có quyền xử phạt hành chính về hành vi đó.
Chương IV
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 35. Trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
1. Khi phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, người có thẩm quyền xử phạt phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm.
2. Trình tự thủ tục xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện như sau:
a) Đối với vi phạm hành chính mà hình thức xử phạt là cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt tại chỗ theo thủ tục đơn giản được quy định tại Điều 54 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính;
b) Đối với vi phạm hành chính mà hình thức xử phạt là phạt tiền trên 100.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản về vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 55 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 56 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính; nếu vụ vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì người đó phải gửi biên bản đến người có thẩm quyền xử phạt để ra quyết định xử phạt theo đúng quy định.
3. Khi phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.
4. Người chưa thành niên vi phạm hành chính từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu bị xử phạt vi phạm hành chính là phạt tiền thì mức tiền phạt không được quá một phần hai mức phạt đối với người thành niên; trong trường hợp họ không có tiền nộp phạt thì cha, mẹ hoặc người giám hộ phải nộp thay.
Điều 36. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt vi phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự
Trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự thì áp dụng các biện pháp: tạm giữ người; tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; khám người; khám phương tiện vận tải, đồ vật; khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ.
Điều 37. Thu nộp tiền phạt vi phạm hành chính
Cá nhân, tổ chức bị phạt tiền về vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự phải nộp tiền phạt đúng thời hạn và tại Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt tại chỗ theo quy định tại Điều 54 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và được nhận biên lai thu tiền phạt. Việc thu nhận tiền phạt phải sử dụng biên lai do Bộ Tài chính phát hành theo đúng quy định.
Tại những vùng xa xôi, hẻo lánh, trên sông, trên biển, những vùng mà việc đi lại gặp khó khăn hoặc ngoài giờ hành chính thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp vào Kho bạc Nhà nước theo quy định tại khoản 3 Điều 58 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Người bị phạt có quyền không nộp tiền phạt nếu không có biên lai thu tiền phạt.
Điều 38. Chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt. Quá thời hạn trên mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân bị xử phạt từ 500.000 đồng trở lên có thể được hoãn chấp hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 65 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
3. Khi xét thấy cần thiết, người có thẩm quyền xử phạt hoặc cơ quan tiến hành xử phạt đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự có quyền thông báo công khai về hành vi vi phạm hành chính, quyết định xử phạt đến cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương nơi cá nhân, tổ chức vi phạm công tác hoặc cư trú.
Điều 39. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề
Việc tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề chỉ được thực hiện đối với hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này, các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính có liên quan đến an ninh, trật tự và phải thực hiện theo đúng quy định Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 11 của Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ.
Điều 40. Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
1. Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự thực hiện theo Điều 60 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải bị tịch thu theo quy định; tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là văn hoá phẩm độc hại, hàng giả không có giá trị sử dụng, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng bị buộc tiêu huỷ hoặc tang vật vi phạm hành chính là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng thì người có thẩm quyền tịch thu xử lý theo quy định tại khoản 1, 2, 3 của Điều 61 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 32 của Nghị định số 134/ 2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ.
3. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính mà không biết rõ chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp hoặc những người này không đến nhận thì người có thẩm quyền tịch thu phải thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương hoặc Trung ương ít nhất là hai lần liên tiếp và phải niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tịch thu trong thời hạn 30 ngày. Sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo và niêm yết công khai mà không xác định được chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp hoặc những người này không đến nhận thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm để xử lý theo quy định tại khoản 1 của Điều 61 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
4. Đối với tang vật, phương tiện của cá nhân, tổ chức bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép thì tuỳ theo tính chất, mức độ của vi phạm hành chính có thể được xem xét để trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp.
5. Chi phí lưu kho, bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và các chi phí khác phù hợp với quy định của pháp luật được trừ vào tiền thu từ bán tang vật, phương tiện, xử phạt vi phạm hành chính.
Điều 41. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự
Trong trường hợp xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm hoặc đối với trường hợp đã ra quyết định xử phạt, nếu sau đó phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm đến cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền theo đúng quy định tại Điều 62 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Chương V
KHIẾU NAỊ, TỐ CAÓ, KHEN THƯỞNG XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 42. Khiếu nại, tố cáo
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính. Việc khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính không làm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự.
2. Công dân Việt Nam có quyền: tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền những cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này và tố cáo người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính lạm dụng quyền hạn, làm trái các quy định của Nghị định này.
3. Thẩm quyền, thời hạn, thủ tục khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
4. Việc khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự được thực hiện theo quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
Điều 43. Khen thưởng
Cá nhân, tổ chức có thành tích trong việc cung cấp thông tin, phát hiện, ngăn chặn, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự được khen thưởng kịp thời theo quy định của pháp luật.
Điều 44. Xử lý vi phạm
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự nếu lạm dụng quyền hạn, sách nhiễu, dung túng, bao che, không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không đúng mức, xử phạt vượt quá thẩm quyền, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại cho nhà nước, công dân, tổ chức thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính các quy định trong Nghị định này nếu không tự nguyện thực hiện quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành; trường hợp thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà có hành vi cản trở, chống đối người thi hành công vụ hoặc dùng các thủ đoạn gian dối, hối lộ để trì hoãn, trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát hoặc xử phạt vi phạm của người có thẩm quyền thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 45. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 49/CP ngày 15 tháng 08 năm 1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự và Điều 20 Nghị định số 88/CP ngày 14 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong các hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá và phòng chống một số tệ nạn xã hội.
Điều 46. Tổ chức thực hiện
Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị định này; ban hành các biểu mẫu để thống nhất sử dụng khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự.
Điều 47. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.