Sign In
Tổng cục Bưu điện

THÔNGTƯ

Hướngdẫn thực hiện Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999

củaThủ tướng Chính phủ về việc Ghi nhãn hàng hóa đối với thiết bị

viễnthông đầu cuối thuê bao sản xuất trong nước và nhập khẩu

 

Căn cứQuyết định 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quychế Ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (dướiđây gọi là Quy chế);

Căn cứThông tư số 34/1999/TT-BTM ngày 15/12/1999 của Bộ Thương mại Hướng dẫn thựchiện Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/08/1999 của Thủ tướng Chính phủ banhành Quy chế ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhậpkhẩu;

Tổng cụcBưu điện hướng dẫn một số điểm cụ thể để ghi nhãn hàng hóa đối với thiết bịviễn thông đầu cuối thuê bao (dưới đây gọi là nhãn thiết bị) như sau:

 

I- QUY ĐỊNH CHUNG

1.1 - Phạmvi điều chỉnh: Tất cả các thiết bị viễn thông đầu cuối thuê bao sản xuất tạiViệt nam để lưu thông trong nước; thiết bị viễn thông đầu cuối thuê bao sảnxuất tại nước ngoài được nhập khẩu để tiêu thụ tại thị trường Việt Nam đều phảicó nhãn thiết bị và thực hiện việc ghi nhãn thiết bị theo các quy định tạiThông tư này.

1.2 - Đối tượngáp dụng: Thông tư này qui định đối với các tổ chức, cá nhân, thương nhân sản xuất,kinh doanh thiết bị viễn thông đầu cuối thuê bao được sản xuất tại Việt nam đểlưu thông trong nước; tổ chức, cá nhân, thương nhân nhập khẩu thiết bị viễnthông đầu cuối thuê bao để bán tại Việt nam.

1.3 - Giảithích thuật ngữ:

Trong Thôngtư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Thiếtbị viễn thông đầu cuối thuê bao (sau đây gọi là thiết bị) nêu trong Thông tưnày bao gồm thiết bị điện thoại cố định và di động, máy fax, máy telex, máynhắn tin, tổng đài nội bộ PBX, modem.

1.3.2. Nhãnthiết bị là bản viết, bản in, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu được in chìm, in nổitrực tiếp hoặc được dán, đính, cài chắc chắn trên thiết bị hoặc bao bì để thểhiện các thông tin cần thiết, chủ yếu về thiết bị đó.

1.3.3. Ghinhãn thiết bị là việc ghi các thông tin cần thiết, chủ yếu về thiết bị lên nhãnthiết bị nhằm cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin cơ bản để nhận biếtthiết bị, làm căn cứ để người mua quyết định việc lựa chọn thiết bị đó, làm căncứ cho các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, giám sát. Nhãn thiết bịphải được gắn ở vị trí để khách hàng dễ nhận biết.

1.3.4. Nộidung bắt buộc ghi trên nhãn thiết bị là phần bao gồm những thông tin quan trọngcần thiết nhất về thiết bị đó và được quy định tại Thông tư này.

1.3.5. Nộidung không bắt buộc ghi trên nhãn thiết bị là phần những thông tin khác, ngoàinội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn thiết bị.

1.4 - Yêucầu cơ bản của nhãn thiết bị: Tất cả các chữ viết, chữ số, hình vẽ, hình ảnh,dấu hiệu, ký hiệu ghi trên nhãn thiết bị phải rõ ràng, đúng với thực chất củathiết bị, không được ghi mập mờ, gây ra nhầm lẫn với nhãn thiết bị khác.

1.5 - Ngônngữ trình bầy nhãn thiết bị:

1.5.1. Nhãnthiết bị lưu thông trong nước phải được viết bằng tiếng Việt Nam. Tùy theo yêucầu của từng loại thiết bị có thể viết thêm bằng tiếng nước ngoài nhưng kích thướcphải nhỏ hơn.

1.5.2. Đốivới thiết bị nhập khẩu để lưu thông, tiêu thụ ở thị trường Việt Nam thì ngônngữ trình bầy trên nhãn thiết bị được áp dụng một trong các cách thức sau đây:

a) Khi kýkết hợp đồng nhập khẩu, thương nhân cần yêu cầu để phía cung cấp thiết bị chấpthuận ghi trên phần nhãn nguyên gốc các thông tin thuộc nội dung bắt buộc bằngtiếng Việt Nam.

b) Trườnghợp không thỏa thuận được như quy định trên thì thương nhân nhập khẩu thiết bịphải làm nhãn phụ ghi những thông tin thuộc nội dung bắt buộc bằng tiếng ViệtNam đính kèm theo nhãn nguyên gốc bằng tiếng nước ngoài của thiết bị đó trướckhi đưa ra bán hoặc lưu thông trên thị trường.

1.6 - Nhãnthiết bị không có giá trị thay thế cho Giấy chứng nhận hợp chuẩn vật tư, thiếtbị bưu chính viễn thông do Tổng cục Bưu điện cấp.

II- NỘI DUNG GHI NHÃN THIẾT BỊ

2.1 - Nộidung ghi bắt buộc:

2.1.1-Tên thiết bị:

2.1.1.1. Tênthiết bị phải được ghi rõ trên nhãn thiết bị theo nguyên tắc sau:

a) Nếu thiếtbị là loại có tên trong tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) thì tên của thiết bị đượclấy theo tên ghi trong tiêu chuẩn Việt Nam đó.

b) Nếu thiếtbị chưa có tên trong Tiêu chuẩn Việt Nam, thì tên thiết bị được lấy theo tênghi trong các Tiêu chuẩn ngành do Tổng cục Bưu điện ban hành hoặc Tiêu chuẩnQuốc tế đã được Tổng cục Bưu điện công bố áp dụng.

c) Trườnghợp thiết bị chưa có tên theo quy định tại các mục a, b nêu trên, thì lấy tênkèm theo danh mã của thiết bị đó trong bảng phân loại hàng hoá HS Quốc tế(Harmonized commodity description and coding System) mà Việt Nam đã công bố ápdụng.

d) Nếu thiếtbị không có tên theo quy định tại các mục a, b, c trên đây, thì việc ghi têncủa thiết bị được dùng tên mô tả cụ thể hoặc nói rõ công dụng của thiết bị.

2.1.1.2. Trườnghợp thiết bị có nhiều chức năng khác nhau, thì tên của thiết bị được xác địnhtheo chức năng, công dụng chính của thiết bị đó. Ví dụ: Máy FAX có chức năngđiện thoại, chức năng tự động trả lời, thì vẫn lấy tên theo chức năng chính làmáy FAX....

2.1.1.3.Việc ghi tên thiết bị như quy định tại điểm 2.1.1.1 trên đây phải bao gồm cả sốhiệu tiêu chuẩn (nếu có), kí hiệu mẫu, mã và số series của thiết bị đó.

2.1.2 -Tên và địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm về thiết bị:

Việc ghi têncủa thương nhân chịu trách nhiệm về thiết bị trên nhãn thiết bị được thực hiệntheo nguyên tắc sau:

Nếu thiết bịđược sản xuất hoàn chỉnh tại một cơ sở sản xuất, tên thương nhân chịu tráchnhiệm về thiết bị là tên cơ sở sản xuất với dòng chữ ghi trên nhãn thiết bị là:

"Sảnxuất tại ......................" hoặc "Sản phẩmcủa.........................."

Nếu thiết bịđược lắp ráp từ các chi tiết, phụ kiện từ nhiều cơ sở sản xuất khác nhau, tênthương nhân chịu trách nhiệm về thiết bị là tên cơ sở lắp ráp thành phẩm, vớidòng chữ ghi trên nhãn thiết bị là:

"Cơ sởlắp ráp ...................." hoặc "Lắp ráp tại............................."

Nếu thiết bịlà hàng nhập khẩu hoặc hàng thuộc đại lý bán hàng cho thương nhân nước ngoài,thì tên thương nhân chịu trách nhiệm về thiết bị là thương nhân nhập khẩu hoặctên thương nhân đại lý bán hàng, với dòng chữ:

"Thươngnhân nhập khẩu ........" hoặc "Thương nhân đại lý .........."

Việc ghi địachỉ của thương nhân quy định như sau:

Địa chỉ gồmcó: Số nhà, đường phố (thôn, xóm), phường (xã), quận (huyện, thị xã), thành phố(tỉnh).

Ghi địa chỉtrụ sở chính của thương nhân, nơi thương nhân đăng ký để tổ chức hoạt động sảnxuất, kinh doanh.

2.1.3 - Hướngdẫn sử dụng, vận hành và bảo quản:

Trên nhãnthiết bị phải ghi hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, cảnh báo nguy hại cóthể xẩy ra khi sử dụng thiết bị không đúng cách thức và cách xử lý sự cố nguyhại (nếu có).

Trường hợpnhãn thiết bị không đủ diện tích để ghi các hướng dẫn nói trên thì phải ghi cácnội dung đó vào một tài liệu kèm theo thiết bị để cung cấp cho người mua thiếtbị.

2.1.4 -Xuất xứ của thiết bị:

Đối vớithiết bị nhập khẩu, thương nhân phải ghi rõ trên nhãn tên nước xuất xứ (nướcsản xuất và nước xuất khẩu) của thiết bị.

2.2 - Nộidung không bắt buộc:

2.2.1 -Ngoài những nội dung bắt buộc phải ghi rõ trên nhãn thiết bị như quy định trênđây, tùy theo yêu cầu và đặc thù riêng của từng loại thiết bị, thương nhân cóthể ghi thêm các thông tin khác nếu thấy cần thiết, nhưng không được trái vớicác quy định của pháp luật và của Thông tư này.

2.2.2 - Thươngnhân có thể ghi trên nhãn thiết bị các nội dung (nếu có) như: mã số, mã vạch dotổ chức mã số, mã vạch quốc gia cấp; nhãn hiệu hàng hóa đã được bảo hộ sở hữucông nghiệp; các loại huy chương đã được khen thưởng; các chứng nhận sản phẩmhàng hóa đạt tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam hoặc quốc tế; số hiệu lô hàng đượcsản xuất; các dấu hiệu quốc tế được dùng cho vận chuyển, sử dụng, bảo quản...

III- CÁC HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT

VỀGHI NHÃN THIẾT BỊ VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

3.1. Cáchành vi vi phạm pháp luật về Ghi nhãn thiết bị :

a. Lưu thôngthiết bị không có nhãn thiết bị theo qui định.

b. Nhãnthiết bị có những nội dung thông tin bằng hình ảnh, hình vẽ hoặc chữ viết khôngđúng với bản chất thực của thiết bị đó.

c. Nhãn thiếtbị không rõ ràng, mờ nhạt đến mức mắt thường không đọc được nội dung ghi trênnhãn.

d. Nhãnthiết bị không có đủ các nội dung bắt buộc theo qui định tại Thông tư này.

e. Nội dungtrình bầy trên nhãn thiết bị không đúng kích thước, vị trí, cách ghi và ngônngữ.

f. Nội dungghi trên nhãn thiết bị bị tẩy xoá, sửa đổi.

h. Thay nhãnthiết bị nhằm mục đích lừa dối người tiêu dùng.

g. Sử dụngnhãn hiệu hàng hóa đã được pháp luật bảo hộ mà không được sự chấp thuận của chủsở hữu.

Mọi tổ chức,cá nhân có bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật về ghi nhãn hàng hóa đối với thiếtbị viễn thông đầu cuối thuê bao nói trên đều phải bị xử lý theo qui định củaPháp luật.

3.2. Hìnhthức và thẩm quyền xử lý vi phạm về Ghi nhãn hàng hóa đối với thiết bị viễnthông đầu cuối thuê bao được thực hiện theo quy định về xử lý vi phạm hànhchính trong lĩnh vực thương mại.

3.3. Tổngcục Bưu điện là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về bưu chính, viễn thôngvà tần số vô tuyến điện phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về thương mạitrong việc thực hiện quản lý nhà nước về ghi nhãn thiết bị theo quy định củapháp luật.

IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

4.1. Thông tưnày có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

4.2. Đối vớicác thiết bị đầu cuối thuê bao đã ghi nhãn theo mẫu cũ trước ngày thông tư cóhiệu lực thì được tiếp tục lưu thông đến hết ngày 31/12/2000.

4.3. Các đơnvị thuộc Tổng cục Bưu điện trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ liên quan có tráchnhiệm giải thích và hướng dẫn việc thi hành Thông tư này.

4.4. Các tổchức, cá nhân, thương nhân sản xuất, kinh doanh và nhập khẩu thiết bị viễnthông đầu cuối thuê bao chịu trách nhiệm thi hành các quy định tại Thông tưnày.

4.5. Trongquá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Tổng cục Bưuđiện để xem xét giải quyết./.

Hội đồng Bộ trưởng

Phó tổng cục trưởng tổng cục Bưu điện

(Đã ký)

 

Trần Đức Lai