THÔNG TƯ
Hướng dẫn việc quản lý, cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với các công trình thuộc ngân sách địa phương đầu tư
______________________
Căn cứ Nghị định số 155/HĐBT ngày 15/10/1988 của Hội đồng Bộ trưởng qui định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính và Nghị định số 186/HĐBT ngày 27/11/1989 của Hội đồng Bộ trưởng về phân cấp quản lý Ngân sách cho địa phương;
- Để tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản; Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với các công trình thuộc Ngân sách các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ngân sách địa phương) đầu tư như sau:
I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Nguồn vốn Ngân sách địa phương chỉ dành để đầu tư các công trình xây dựng cơ bản địa phương quản lý, được ghi trong kế hoạch đầu tư XDCB hàng năm do Hội đồng Bộ trưởng duyệt hoặc ủy nhiệm cho Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ Tài chính duyệt.
Các chủ đầu tư, cơ quan chủ quản (các sở chủ quản, quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương) có trách nhiệm lập, bảo vệ kế hoạch cấp phát vốn đầu tư với Sở Tài chính và chịu trách nhiệm với Nhà nước về việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích, có hiệu quả, theo đúng chế độ quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản hiện hành của Nhà nước.
Sở Tài chính có trách nhiêm xem xét trình UBND tỉnh để thông báo kế hoạch cấp phát vốn đầu tư đối với các công trình đầu tư bằng nguồn vốn Ngân sách đã được ghi trong kế hoạch đầu tư xây dụng cơ bản Nhà nước cho các cơ quan chủ quản; tổ chức việc cấp phát vốn đầu tư trực tiếp, kịp thời và thuận tiện cho các chủ đầu tư theo tiến độ thực hiện kế hoạch xây dựng của công trình.
II. KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ XDCB
1. Kế hoạch cấp phát vốn chuẩn bị đầu tư:
a) Nội dung, căn cứ lập kế hoạch cấp phát vốn chuẩn bị đầu tư:
Kế hoạch cấp phát vốn chuẩn bị đầu tư hàng năm phải được lập cho từng công trình (theo biểu số 1A-CBĐT) và phản ánh đầy đủ các nội dung: tiến độ chuẩn bị đầu tư, tổng dự toán chi phí chuẩn bị đầu tư, vốn chuẩn bị đầu tư trong năm kế hoạch. Những căn cứ để lập, xét duyệt kế hoạch cấp phát vốn chuẩn bị đầu tư là:
- Quyết định của cấp có thẩm quyền cho phép tiến hành công tác chuẩn bị đầu tư
- Tổng dự toán chi phí chuẩn bị đầu tư.
- Kế hoạch chuẩn bị đầu tư hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Trình tự lập, bảo vệ kế hoạch cấp phát vốn chuẩn bị đầu tư.
Hàng năm căn cứ vào kế hoạch chuẩn bị đầu tư được cơ quan có thẩm quyền duyệt, các cơ quan chủ quản tổng hợp lập và bảo vệ kế hoạch cấp phát vốn chuẩn bị đầu tư với Sở Tài chính.
Sở Tài chính có trách nhiệm xét duyệt và thông báo kế hoạch cấp phát vốn chuẩn bị đầu tư cho các cơ quan chủ quản. Các cơ quan chủ quản thông báo kế hoạch cấp phát vốn chuẩn bị đầu tư theo thông báo nói trên cho đơn vị chuẩn bị đầu tư, đồng gửi cho kho bạc Nhà nước nơi đơn vị chuẩn bị đầu tư mở tài khoản.
2/ Kế hoạch cấp phát vốn đầu tư.
a) Nội dung, căn cứ lập kế hoạch cấp phát vốn đầu tư.
Kế hoạch cấp phát vốn đầu tư hàng năm do các chủ đầu tư, cơ quan chủ quản lập và phải phản ánh đầy đủ các nội dung cấu thành kế hoạch cấp phát vốn đầu tư (theo biểu số 2A-KH/ĐT).
Những căn cứ lập, xét duyệt kế hoạch cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản là:
- Luận chứng kinh tế-kỹ thuật được duyệt.
- Tổng mức vốn đầu tư được duyệt và tổng tiến độ thực hiện đầu tư của từng công trình, hạng mục công trình.
- Kết quả đầu tư được tính lũy kể từ khởi công đến cuối năm báo cáo của công trình, hạng mục công trình.
- Ké hoạch đầu tư XDCB được duyệt, các mục tiêu tiên độ phải hoàn thành trong năm kế hoạch.
- Các hợp dồng mua sắm máy móc, thiết bị (bao gồm thiết bị nhập khẩu, thiết bị trong nước); dự kiến máy móc thiết bị sẽ nhập về trong năm kế hoạch theo các hợp đồng đã ký kết.
b) Trình tự lập, xét duyệt kế hoạch cấp phát vốn đầu tư.
Hàng năm đồng thời với việc lập kế hoạch đầu tư XDCB, các chủ đầu tư có trách nhiệm lập kế hoạch cấp phát vốn đầu tư , (theo biểu số 2A-KH/ĐT và số 2B BC/ĐT) gửi cơ quan chủ quản.
Cơ quan chủ quản có trách nhiệm xem xét, tổng hợp và bảo vệ kế hoạch cấp phát vốn đầu tư các công trình thuộc vốn ngân sách địa phương đầu tư (theo biểu số 3A-KH/ĐT và 3B-BC/ĐT) với Sở Tài chính cùng với việc bảo vệ kế hoạch đầu tư XDCB vởi Ủy ban kế hoạch tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương.
Căn cứ vào tổng mức vốn Ngân sách địa phương dành cho đầu tư đã được Bộ Tài chính phê duyệt trong cân đối ngân sách địa phương; kế hoạch đầu tư XDCB được cấp có thẩm quyền phê duyệt và kế hoạch cấp phát vốn đầu tư do các cơ quan chủ quản lập, Sở tài chính tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt và thông báo kế hoạch cấp phát vốn đầu tư theo từng công trình cho cơ quan chủ quản (theo biểu số 4A-TB/KHVĐT). Cơ quan chủ quản thông báo kế hoạch cấp phát vốn đầu tư được duyệt cho các chủ đầu tư của từng công trình, đồng thời gửi cho Kho bạc Nhà nước nơi mở tài khoản để thực hiện.
Trong trường hợp cấp có thẩm quyền quyết định bổ xung điều chỉnh kế hoạch đầu tư XDCB cho phù hợp với tiến độ thi công, cơ quan chủ quản có trách nhiệm tính toán, xác định để thống nhất lại kế hoạch cấp phát vốn với Sở Tài chính và thông báo cho chủ đầu tư, đồng thời thông báo cho Kho bạc Nhà nước nơi chủ đầu tư mở tài khoản để thực hiện.
III. CẤP PHÁT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
1. Cấp phát vốn chuẩn bị đầu tư.
a) Căn cứ cấp phát vốn chuẩn bị đầu tư.
- Những căn cứ đã nêu tại mục a), điểm 1, phần II của thông tư này.
- Kế hoạch cấp phát vốn chuẩn bị đầu tư do cơ quan chủ quản thông báo.
- Hợp đồng giao nhận thầu công tác chuẩn bị đầu tư.
- Giấy đề nghị cấp vốn chuẩn bị đầu tư của đơn vị chuẩn bị đầu tư lập hàng ngày.
b) Cấp phát vốn chuẩn bị đầu tư.
Khi nhận được chứng từ xin cấp phát vốn chuẩn bị đầu tư, Sở Tài chính kiểm tra và làm thủ tục cấp phát vốn chuẩn bị đầu tư cho công trình vào tài khoản của đơn vị chuẩn bị đầu tư mở tại Kho bạc Nhà nước.
Khi công tác chuẩn bị đầu tư đã hoàn thành, đơn vị chuẩn bị đầu tư phải quyết toán vốn chuẩn bị đầu tư đã được cấp trên phê duyệt gửi cho Sở Tài chính.
Khi luận chứng kinh tế kỹ thuật được duyệt và công trình được ghi vào kế hoạch đầu tư XDCB, số vốn chuẩn bị đầu tư đã quyết toán được tính chuyển thành số vốn đã được cấp phát cho công trình.
Trường hợp luận chứng kinh tế-kỹ thuật của công trình không được phê duyệt, cơ quan chủ quản cần tổng hợp báo cáo với sổ tài chính để thanh lý số vốn đã cấp phát cho công tác chuẩn bị đầu tư.
2) Cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
c) Căn cứ cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Để được cấp phát vốn đầu tư XDCB, các chủ đầu tư phải gửi đến Sở Tài chính các tài liệu sau đây:
Bản sao quyết định phê duyệt luận chứng kinh tế-kỹ thuật; bản sao quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt thiết kế và tổng dự tóan công trình, hạng mục công trình; kế hoạch đầu tư XDCB hàng năm được duyệt; kế hoạch cấp phát vốn đầu tư hàng năm được duyệt.
- Các hợp đồng giao nhận thầu xây lắp, hợp đồng nhập khẩu thiết bị, sản xuất, gia công, mua sắm, vận chuyển thiết bị và các hợp đồng khác có liên quan đến thực hiện công tác xây dựng công trình.
- Các biên bản nghiệm thu, phiếu giá sản phẩm xây dựng cơ bản hoàn thành được cấp phát vốn thanh tóan.
b) Cấp phát vốn đầu tư cho sản phẩm xây lắp hoàn thành.
Để đảm bảo kịp thời cho hoạt động thi công xây lắp, căn cứ vào kế hoạch cấp phát vốn đầu tư XDCB cả năm được duyệt, vào ngày 1 hàng tháng, chủ đầu tư lập giấy đề nghị tạm ứng vốn đầu tư theo tiến độ thi công trong từng tháng (theo biểu số 5A-TUV) gửi cho Sở Tài chính. Sở Tài chính căn cứ vào khả năng nguồn vốn ngân sách và tiến độ thi công xây lắp của công trình làm thủ tục cấp phát tạm ứng theo kế hoạch vào tài khoản của chủ đầu tư mở tại kho bạc Nhà nước. Chủ đầu tư sử dụng vốn nói trên để thanh tóan hoặc ứng trước cho các đơn vị nhận thầu xây lắp, các tổ chức có liên quan và có trách nhiệm theo dõi khối lượng xây lắp thực hiện để thanh tóan với đơn vị nhận thầu khi có sản phẩm xây lắp hoàn thành được cấp vốn thanh toán.
Khi có sản phẩm xây lắp hoàn thành, Sở Tài chính thực hiện việc cấp phát vốn đầu tư chính thức cho chủ đầu tư để thanh tóan cho đơn vị nhận thầu xây lắp.
Để được cấp phát vốn cho sản phẩm xây lắp hoàn thành, chủ đầu tư phải gửi tới sở Tài chính các tài liệu sau:
- Các biên bản nghiệm thu và bảng kê giá trị của sản phẩm xây lắp hoàn thành.
- Giấy đề nghị cấp phát vốn sản phẩm xây lắp hoàn thành.
Sở Tài chính kiểm tra, trong thời gian 2 ngày làm các thủ tục cấp phát vốn đầu tư cho chủ đầu tư đẻ thanh toán sản phẩm xây lắp hoàn thành đồng thời thực hiện viẹc thu hồi hoặc cấp phát đến thời điểm cấp phát vốn.
Đối với các công trình thiết bị toàn bộ, khi cấp phát vốn đầu tư theo snả phẩm xây lắp hoàn thành cho chủ đầu tư, sở Tài chính phải giảm trừ phần giá trị vật tư nhập khẩu đi kèm theo thiết bị toàn bộ đã cấu thành trong giá trị sản phẩm xây lắp hoàn thành được cấp vốn thanh toán. Số vốn giảm trừ tương ứng với giá trị vật tư nhập khẩu cấu thành trong giá trị sản phẩm xây lắp hoàn thành do chủ đầu tư và đơn vị nhận thầu xây lắp xác nhận.
c) Cấp phát vốn thiết bị
Đối với các máy móc thiết bị sản xuất, gia công trong nước (không phân biệt thiết bị cần lắp hay không cần lắp) có trong danh mục thiết bị đầu tư của công trình, sau mỗi lần nhận hàng, chủ đầu tư phải gửi đến sở Tài chính các tài liệu sau đây:
2 biên bản kiểm kê xin cấp phát vốn thiết bị.
1 hóa đơn kiêm phiếu xuất kho hoặc chứng từ đòi tiền của đơn vị bán hàng hoặc gia công.
Nhận được chứng từ nói trên, Sở Tài chính kiểm tra và làm thủ tục cấp phát vốn thiết bị cho công trình vào tài khoản của chủ đầu tư mở tại kho bạc Nhà nước.
Đối với các loại vật tư thiết bị nhập khẩu của các công trình thiết bị toàn bộ (được đầu tư bằng nguồn vốn do Nhà nước vay nợ hoặc nhận viện trợ của nước ngoài), sau khi xử lý cân đối ngân sách giữa Ngân sách trung ương và Ngân sách địa phương Bộ Tài chính thực hiện cấp phát theo phương thức ghi thu Ngân sách trung ương, ghi chi cấp vốn đầu tư XDCB cho công trình.
Sau mỗi lần nhận thiết bị nhập khẩu, chủ đầu tư các công trình nói trên phải gửi Bộ Tài chính những căn cứ cấp phát sau đây:
- 2 bảng kê xin cấp vốn hàng nhập
- Bộ chứng từ (1 hoá đơn, 1 giấy nhờ thu)
Trong vòng ba ngày kể từ khi nhận được các chứng từ nói trên, Bộ Tài chính kiểm tra và làm các thủ tục cấp phát vốn cho công trình vào tài khoản của chủ đầu tư mở tại kho bạc nn; đồng thời thông báo cho stc biết để theo dõi và có biện pháp khấu trừ dần trong kế hoạch cấp phát vốn đầu tư hàng năm của công trình.
Việc theo dõi, khấu trừ số vốn đã cấp phát các loại thiết bị nhập khẩu được tiến hành như sau:
- Đối với giá trị thiết bị thi công nhập khẩu theo công trình thiết bị toàn bộ được chuyển giao cho các đơn vị nhận thầu thi công xây lắp. Các đơn vị nhận thầu thi công xây lắp phải sử dụng vốn tự có của mình (nếu thiếu phải vay Ngân hàng) để thanh toán cho chủ đầu tư.
- Đối với giá trị thiết bị công nghệ nhập khẩu được lắp đặt hoặc sử dụng trong năm kế haọch để khấu trừ trong tổng kế hoạch cấp phát vốn đầu tư của công trình năm kế hoạch.
- Đối với các giá trị thiết bị công nghệ nhập khẩu trong năm kế hoạch nhưng để dự trữ cho năm sau, sẽ được trừ dần vào kế họach cấp phát vốn đầu tư (phần thiết bị) của năm sau.
Đối với các khoản chi phí về vận chuyển, bốc rỡ, bảo quản, gia công thiết bị theo qui trình kỹ thuật (nếu có) kể cả thiết bị sản xuất trong nước và nhập khẩu mà chủ đầu tư đã thực hiện theo các hợp đồng ký kết với các tổ chức có liên quan, sẽ được cấp phát vốn như sau:
- Khi thực hiện từng laọi công việc nêu trên, chủ đầu tư phải gửi đến Stc các chứng từ sau đây:
+ 1 bản sao hợp đồng đã ký kết với các tổ chức có liên quan.
+ 1 chứng từ đòi tiền của các tổ chức thực hiện hợp đồng.
- Trong vòng 2 ngày kể từ khi nhận được các chứng từ nói trên, Sở Tài chính kiểm tra và làm các thủ tục cấp phát vốn đầu tư theo tiến độ công việc cho công trình vào tài khoản của chủ đầu tư mới tại kho bạc Nhà nước.
d) Cấp phát vốn kiến thiết cơ bản khác.
Đối với công tác thiết kế, các chủ đầu tư phải gửi đến Sở Tài chính các tài liệu làm căn cứ cấp phát, gồm: Tổng dự toán chi phí thiết kế; hợp đồng và kế hoạch thanh toán tiền thiết kế giữa chủ đầu tư với các tổ chức thiết kế. Căn cứ vào tiến độ hoàn thành từng tháng các công việc thiết kế theo hợp đồng nói trên, Sở Tài chính kiểm tra và làm thủ tục cấp phát vốn đầu tư theo yêu cầu của chủ đầu tư.
d) Cấp phát vốn kiên thiết cơ bản khác.
Đối với công tác thiết kế, các chủ đầu tư phải gửi đến Sở Tài chính các tài liệu làm căn cứ cấp phát, gồm: Tổng dự toán chi phí thiết kế; hợp đồng và kế hoạch thanh toán tiền thiết kế giữa chủ đầu tư với các tổ chức thiết kế. Căn cứ vào tiến độ hoàn thành từng tháng các công việc thiết kế theo hợp đồng nói trên, Sở Tài chính kiểm tra và làm thủ tục cấp phát vốn đầu tư theo yêu cầu của chủ đầu tư.
Đối với chi phí lán trại (2,8%), các chủ đầu tư phải gửi đến Sở Tài chính các tài liệu sau: Tổng dự toán chi phí lán trại; hợp đồng và kế hoạch thanh toán vốn lán trại cho các tổ chức nhận thầu xây lắp. Căn cứ vào yêu cầu sử dụng vốn trên, Sở Tài chính kiểm tra làm thủ tục cấp phát vốn theo công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư.
Các công việc kiến thiết cơ bản khác có tính chất xây lắp, cũng như xây dựng các công trình phụ trợ (nếu có) được cấp phát vốn đầu tư như đối với sản phẩm xây lắp hoàn thành được cấp vốn thanh toán.
Đối với các khoản chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, chủ đầu tư phải gửi đến Sở Tài chính các tài liệu làm căn cứ cấp phát vốn đầu tư, bao gồm: Tổng dự toán chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng. Mỗi lần thực hiện một khối lượng công việc đền bù gọn hoặc giải phóng mặt bằng, căn cứ theo kế hoạch nói trên, Sở Tài chính làm các thủ tục cấp phát vốn cho công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư.
Các khoản chi phí kiến thiết cơ bản khác ngoài qui định nói trên, Sở Tài chính căn cứ vào dự toán và kế hoạch được duyệt của từng công trình để tiến hành cấp phát vốn đầu tư theo đề nghị của chủ đầu tư phù hợp với giá trị khối lượng công việc hoàn thành.
IV. QUẢN LÝ, CẤP PHÁT VỐN QUI HOẠCH XÂY DỰNG
Vốn qui hoạch xây dựng là một bộ phận của vốn đầu tư XDCB, được cân đối trong ngân sách của địa phương. Việc quản lý, cấp phát vốn qui háọch trong ngân sách của địa phương. Việc quản lý, cấp phát vốn qui hoạch xây dựng được áp dụng theo thông tư Liên bộ ủ Ban Kế hoạch Nhà nước - Bộ Tài chính - ủy Ban Xây dựng cơ bản Nhà nước số 27-TT/LB ngày 4/4/1987 về việc lập, xét duyệt kế hoạch và quản lý vốn trong công tác quy hoạch xây dựng.
V. KẾ HOẠCH HÓA NGUỒN CẤP PHÁT, TRÁCH NHIỆM CỦA SỞ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI VIỆC QUẢN LÝ, CẤP PHÁT VỐN ĐẦU TƯ (BAO GỒM CẢ VỐN QUY HOẠCH...)
Vốn đầu tư các công trình xây dụng cơ bản do địa phương quản lý được tính trong cân đói Ngân sách địa phương. Hàng năm căn cứ vào kế hoạch đầu tư XDCB các công trình do địa phương quản lý, Sở Tài chính lập kế hoạch cấp phát vốn đầu tư XDCB theo biểu số 4A và 4B để tính vào cân đối Ngân sách địa phương báo cáo Bộ Tài chính. Bộ Tài chính tổng hợp, trình Nhà nước về kế hoạch Ngân sách Nhà nước. Khi kế hoạch Ngân sách Nhà nước được duyệt, Bộ Tài chính thông báo kế hoạch cấp phát vốn đầu tư trong cân đối Ngân sách cho các tỉnh, thành phố, các khu trực thuộc trung ương. căn cứ vào ké hoạch đã được thông báo Sở Tài chính các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương trình UBND tỉnh để thông báo kế hoạch cấp phát vốn đầu tư cho các chủ đầu tư.
Hàng tháng, hàng quí, căn cứ vào kế hoạch cấp phát vốn đầu tư xcủa các chủ quản các địa phương, Sở Tài chính lập kế hoạch chi đầu tư XDCB để tính vào cân đối ngân sách của địa phương. Bộ Tài chính có trách nhiệm xem xét và duyệt cân đối thu chi ngân sách cho các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ưong.
Sở Tài chính có tách nhiệm mở sổ sách theo dõi, hạch toán toàn bộ vốn cấp phát đầu tư XDCB, kết quả thực hiện đầu tự, kết quả cấp phát vốn đầu tư theo tổng công trình một cách chính xác kịp thời, định kỳ báo cáo tình hình quản lý, cấp phát vốn đầu tư với Bộ Tài chính. Báo cáo tháng vào ngày 5 của tháng sau, báo cáo quí vào ngày 15 của tháng đầu quí sau. Báo cáo năm vào ngày 31 tháng giêng năm sau.
VI. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Thông tư này được thực hiện từ ngày 1/4/1990. Những qui định trước đây trái với thông tư này đều bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc, các địa phương phản ảnh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu bổ sung, sửa đổi.