THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Hướngdẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan
quản lý về thương mại ở địa phương
Căn cứ Luật Thương mại đã được Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10/5/1997;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ quy địnhnhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Bộ Thương mại, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan quản lý về thương mại ở địa phươngnhư sau:
A./ CƠ QUAN QUẢN LÝ VỀ THƯƠNGMẠI TẠI CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG (DƯỚI ĐÂY GỌI CHUNG LÀ TỈNH)
I.- Chức năng của cơ quan quảnlý về thương mại tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
Sở Thương mại, Sở Thương mại vàDu lịch (sau đây gọi chung là Sở Thương mại) là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ bannhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung uơng (sau đây gọi chung là Uỷ bannhân dân tỉnh) giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nướcvề thương mại trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
Sở Thương mại chịu sự chỉ đạovà quản lý về hoạt động, tổ chức, biên chế của Uỷ ban nhân dân tỉnh, đồng thờichịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của Bộ Thương mại về chuyên môn, nghiệp vụvà việc thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật thương mại .
Đối với những tỉnh thành lập SởThương mại và Du lịch, ngoài việc thực hiện các quy định tại Thông tư này, cònphải thực hiện các quy định tại Thông tư số 325/TT-TCCP-DL ngày 28/5/1993 củaBan Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và Tổng cục Du lịch.
II.- Nhiệm vụ và quyền hạn củaSở Thương mại:
1- Về công tác quy hoạch, kếhoạch và tổ chức thị trường
1.1- Lập quy hoạch, kế hoạch vềphát triển thương mại trên địa bàn tỉnh trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
1.2- Căn cứ vào quy hoạch, kếhoạch phát triển thương mại của tỉnh đã được phê duyệt, trình Uỷ ban nhân dântỉnh phê duyệt các đề án, chương trình phát triển thương mại cụ thể của tỉnh vàtổ chức việc thực hiện các đề án, chương trình đó.
1.3- Xét duyệt hoặc tham giaxét duyệt các chương trình, đề án của tỉnh có liên quan đến thương mại.
1.4- Duyệt kế hoạch nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàitrên địa bàn tỉnh theo uỷ quyền của Bộ Thương mại (trừ các doanh nghiệp nằmtrong Khu công nghiệp, Khu chế xuất ).
1.5- Tổ chức thực hiện và giámsát, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thương mại.
1.6- Tiến hành tổ chức việckhảo sát và nghiên cứu thị trường trong và ngoài phạm vi tỉnh, thị trường nướcngoài, để phục vụ cho công tác phát triển thương mại của tỉnh.
1.7- Tổng hợp và xử lý cácthông tin về thị trường trên địa bàn tỉnh về tổng mức lưu chuyển hàng hóa, tổngcung, tổng cầu và mức dự trữ lưu thông của các mặt hàng thiết yếu; các mặt hàngthuộc diện chính sách đối với đồng bào miền núi, dân tộc, kim ngạch xuất nhậpkhẩu ...
1.8- Trên cơ sở cân đối cungcầu hàng hóa trên địa bàn tỉnh, Sở Thương mại phối hợp với các Sở quản lý ngànhchỉ đạo các doanh nghiệp hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh thực hiện việccung ứng các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng thuộc diện chính sách để đảm bảonhu cầu của thị trường trong phạm vi tỉnh; góp phần bình ổn giá cả trên thị trường;thực hiện các chính sách thương mại ưu đãi đối với vùng sâu, vùng xa, miền núi,hải đảo, vùng đồng bào dân tộc ít người theo quy định của pháp luật.
1.9- Cung cấp thông tin về thịtrường cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các cơ quan nhà nướccó liên quan.
2.- Về công tác phổ biến, hướngdẫn và tổ chức thực hiện pháp luật về thương mại:
2.1- Trình Uỷ ban nhân dân tỉnhban hành các văn bản theo thẩm quyền để cụ thể hoá các văn bản quy phạm phápluật về thương mại.
2.2- Ban hành các văn bản hướngdẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với các hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnhtheo quy định của pháp luật.
2.3- Kiến nghị với Uỷ ban nhândân tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi hoặc bổ sung các quy định có liênquan đến hoạt động thương mại.
2.4- Phổ biến, hướng dẫn, giáodục pháp luật thương mại đối với thương nhân trên địa bàn tỉnh để đảm bảo việcthực hiện đúng quy định của pháp luật về thương mại.
2.5- Chủ trì cùng các Sở, Ban,ngành có liên quan hướng dẫn tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm.
2.6- Cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối vớithương nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh và kinhdoanh có điều kiện theo quy định của pháp luật và sự phân công của Chính phủ.
2.7- Thực hiện việc đăng kýthành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam trên địa bàntỉnh.
2.8- Thực hiện việc đăng ký thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh ở nướcngoài cho các doanh nghiệp hoạt động thương mại đặt trụ sở chính trên địa bàntỉnh.
2.9- Thực hiện việc đăng kýhoạt động cho Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài trên địabàn tỉnh.
2.10- Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động của chợ, siêu thị, trungtâm thương mại theo quy định của pháp luật.
2.11- Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hợp tác xã thương mại, dịch vụ thươngmại trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
2.12- Quản lý hoạt động xúctiến thương mại trên địa bàn tỉnh
a) Xemxét và giải quyết việc thương nhân tổ chức khuyến mại dưới hình thức vé số dựthưởng.
b) Thực hiện việc đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại cho các thươngnhân sản xuất, kinh doanh trực tiếp tổ
chức hội chợ, triển lãm thương mại trên địa bàn tỉnh.
c) Duyệt kế hoạch tổ chức hộichợ, triển lãm thương mại trên địa bàn tỉnh của thương nhân kinh doanh dịch vụhội chợ triển lãm thương mại.
d) Giám sát, kiểm tra việc thựchiện các quy định của pháp luật về khuyến mại, quảng cáo thương mại, hội chợ,triển lãm thương mại và xử lý các vi phạm pháp luật về khuyến mại, quảng cáo thươngmại, hội chợ, triển lãm thương mại trên địa bàn tỉnh.
đ) Tổ chức và quản lý các loại hình hoạt động xúc tiến thương mại.
2.13- Thực hiện các nhiệm vụ màBộ Thương mại đã phân cấp hoặc uỷ quyền cho Uỷ ban Nhân dân tỉnh.
2.14- Thực hiện các nhiệm vụkhác về thương mại do Uỷ ban nhân dân tỉnh giao và theo quy định của pháp luật.
3.- Về công tác thanh tra, kiểmtra, kiểm soát thị trường
3.1- Chỉ đạo cơ quan kiểm tra,kiểm soát thị trường thuộc Sở theo quy định của pháp luật.
3.2- Chỉ đạo cơ quan kiểm tra,kiểm soát thị trường thuộc Sở phối hợp với các lực lượng có chức năng khác trênđịa bàn tỉnh trong việc kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm thực hiện các nhiệmvụ đấu tranh chống buôn lậu, buôn bán hàng nhập lậu, hàng cấm, buôn bán hànggiả, đầu cơ lũng đoạn thị trường, kinh doanh trái phép, gian lận thương mại vàcác hành vi khác vi phạm pháp luật thương mại trên địa bàn tỉnh.
3.3- Giám sát, kiểm tra việcthi hành pháp luật của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam,thương nhân nước ngoài trên địa bàn tỉnh và xử lý vi phạm theo quy định củapháp luật.
3.4- Tổng hợp tình hình về côngtác kiểm tra, kiểm soát thị trường trên địa bàn tỉnh.
3.5- Tiếp nhận và giải quyếtđơn thư, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn tỉnh theo quyđịnh của pháp luật.
4.- Về công tác quản lý Nhà nướcđối với các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh thương mại trên địa bàn tỉnh
4.1- Đối với các doanh nghiệpnhà nước kinh doanh thương mại do Sở Thương mại được Uỷ ban nhân dân tỉnh giaothực hiện quyền chủ sở hữu
a) TrìnhUỷ ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể, tổ chức lại, bánkhoán, cho thuê, cổ phần hóa doanh nghiệp.
b) TrìnhUỷ ban nhân dân tỉnh quyết định việc phê duyệt mục tiêu, nhiệm vụ và định hướngkế hoạch sản xuất, kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp.
c) Phối hợp với cơ quan quản lýnhà nước về tài chính doanh nghiệp trong việc quản lý, sử dụng vốn và tài sảncủa doanh nghiệp.
d) Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với các chứcdanh giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng của doanh nghiệp.
đ) Phối hợp với các cơ quan cóthẩm quyền giám sát, kiểm tra việc thực hiện phương án tiền lương, tiền thưởngcủa doanh nghiệp.
e) Giám sát, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm củadoanh nghiệp.
g) Yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện chế độ báo cáo số liệu thống kê và tìnhhình hoạt động thương mại theo qui định của Tổng cục Thống kê và Bộ Thương mại.
4.2- Đối với các doanh nghiệpnhà nước có hoạt động thương mại thuộc tỉnh do các Sở quản lý chuyên ngành khácquản lý
a) Sở Thương mại phối hợp với Sở quản lý ngành trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyếtđịnh việc phê duyệt mục tiêu, nhiệm vụ và định hướng kế hoạch kinh doanh hàngnăm của doanh nghiệp.
b) Phối hợp với Sở quản lýngành giám sát, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch kinh doanh hàng năm của doanhnghiệp.
c) Yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện độ báo cáo tình hình hoạt động thương mạitheo qui định của Bộ Thương mại.
4.3- Đối với các doanh nghiệptrung ương đóng trên địa bàn tỉnh và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tếkhác đăng ký kinh doanh thương mại tại tỉnh
Yêu cầu các doanh nghiệp thựchiện chế độ báo cáo số liệu thống kê và tình hình hoạt động thương mại theo quiđịnh của Bộ Thương mại.
5.- Về công tác đào tạo
5.1- Căn cứ vào nhu cầu và xu hướngphát triển thương mại của tỉnh, lập qui hoạch, kế hoạch đào tạo cán bộ thươngmại cho tỉnh.
5.2- Tổ chức việc đào tạo, bồidưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức thuộc Sởquản lý và các doanh nghiệp hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh.
6.- Chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn,nghiệp vụ quản lý nhà nước về thương mại đối với cơ quan quản lý về thương mạiở cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và quận thuộc thành phố trực thuộctrung ương.
7.- Yêu cầu các cơ quan quản lýchuyên môn khác của Uỷ ban nhân dân tỉnh cung cấp các thông tin có liên quantới hoạt động thương mại; các tổ chức và cá nhân hoạt động thương mại trên địabàn tỉnh cung cấp số liệu thống kê, báo cáo kết quả hoạt động thương mại củađơn vị mình.
8.- Báo cáo định kỳ hoặc đột xuấtgửi Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Thương mại theo qui định của Tổng cục Thống kêvà Bộ Thương mại.
III. Tổ chức của Sở Thương mại
1.- Tổ chức, biên chế của Sở Thươngmại do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định theo đề nghị của Giám đốc Sở Thươngmại sau khi có ý kiến thẩm định của Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh. Việc bố trícán bộ, công chức phải căn cứ chức danh, tiêu chuẩn ngạch công chức theo quyđịnh của pháp luật.
2.- Giám đốc Sở Thương mại do Chủtịch Uỷ ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm theo tiêu chuẩn nghiệp vụ do Bộtrưởng Bộ Thương mại quy định.
3.- Giúp Giám đốc Sở Thương mại cómột số Phó Giám đốc. Phó Giám đốc do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm,miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Sở Thương mại và Trưởng ban Ban Tổ chứcChính quyền tỉnh.
4.- Tổ chức của Sở Thương mại
a) Cơquan tham mưu của Sở Thương mại
Phòng Tổ chức - Hành chính vàThanh tra;
Phòng Kế hoạch - Tổng hợp vàXúc tiến thương mại;
Phòng quản lý thương mại;
Riêng Sở Thương mại và Du lịch,thành lập thêm Phòng quản lý du lịch trực thuộc Sở.
Đối với các thành phố trựcthuộc trung ương, ngoài các cơ quan tham mưu trên, căn cứ vào yêu cầu, nội dungvà khối lượng công việc, có thể thành lập các Phòng độc lập như: Phòng quản lýVăn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam và thương nhân nướcngoài; Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu; Trung tâm Thông tin và Xúc tiến thươngmại.
Giám đốc Sở Thương mại quy định chức năng, nhiệm vụ và nhân sự của các cơ quantham mưu của Sở.
b) Cơ quan kiểm tra, kiểm soát thị trường
Việc tổ chức Thanh tra chuyênngành thương mại ở địa phương được thực hiện khi Chính phủ có quy định về chứcnăng, nhiệm vụ của hệ thống tổ chức Thanh tra chuyên ngành thương mại.
Hiện tại vẫn tiếp tục duy trìtổ chức Chi cục quản lý thị trường trực thuộc Sở Thương mại.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạnvà tổ chức của Quản lý thị trường thực hiện theo Nghị định của Chính phủ số10-CP ngày 23/1/1995.
5.- Giám đốc Sở Thương mại quyếtđịnh việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh trưởng phòng, phó phòng chuyên mônthuộc Sở theo hướng dẫn quy trình, thủ tục của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
B./ CƠ QUAN QUẢN LÝ VỀ THƯƠNGMẠI TẠI QUẬN, HUYỆN THUỘC THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG; HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNHPHỐ THUỘC TỈNH (DƯỚI ĐÂY GỌI CHUNG LÀ HUYỆN)
I.- Cơ quan quản lý về thươngmại trên địa bàn huyện
1.- Cơ quan quản lý về thương mạiở cấp huyện là cơ quan thuộc bộ máy của Uỷ ban nhân dân huyện, có nhiệm vụ giúpUỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thương mại trênđịa bàn huyện.
2.- Cơ quan quản lý về thương mạiở cấp huyện chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế, công tác của Uỷ bannhân dân huyện đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra của Sở Thương mại về cơchế, chính sách, pháp luật và chuyên môn, nghiệp vụ thương mại.
II.- Nhiệm vụ của cơ quan quảnlý về thương mại trên địa bàn huyện
1.- Chủ trì việc lập và thực hiệnquy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại trên địa bàn huyện.
2.- Thực hiện hoặc phối hợp vớicác cơ quan kiểm tra, kiểm soát thị trường có liên quan thực hiện công táctuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương, chính sách của Nhà nước về hoạtđộng thương mại.
3.- Phối hợp với các cơ quan kiểmtra, kiểm soát thị trường có liên quan kiểm tra, kiểm soát các hoạt động thươngmại trên địa bàn huyện.
4.- Thực hiện các nhiệm vụ quản lýnhà nước hoạt động của chợ theo phân cấp.
5.- Thực hiện các nhiệm vụ, chươngtrình kế hoạch công tác khác về thương mại do Uỷ ban nhân dân huyện giao.
6.- Thực hiện báo cáo định kỳ hoặcđột xuất gửi Uỷ ban nhân dân huyện và Sở Thương mại theo qui định của Tổng cụcThống kê và Sở Thương mại.
III. Mô hình tổ chức cơ quanquản lý về thương mại trên địa bàn huyện
Tuỳ theo tính chất, đặc điểm,nội dung và khối lượng công việc về hoạt động thương mại, du lịch trên địa bànhuyện, Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định vận dụng các mô hình tổ chức:
1.- Các quận của thành phố trựcthuộc trung ương và các thành phố, thị xã thuộc tỉnh được xếp hạng đô thị loạiII, III thành lập Phòng Thương mại - Du lịch;
2.- Các thị xã không thuộc diệnquy định tại khoản 1 Mục này, các huyện có số lượng từ 2.000 thương nhân hoạtđộng thương mại trên địa bàn trở lên thành lập Phòng Thương mại - Du lịch;
3.- Các huyện không thuộc diện quyđịnh tại khoản 2 Mục này thành lập bộ phận quản lý về thương mại thuộc mộtPhòng chuyên môn khác của Uỷ ban nhân dân
huyện hoặc Uỷ ban nhân dânhuyện thoả thuận với Giám đốc Sở Thương mại về việc cử cán bộ của lực lượngquản lý thị trường thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về thương mại trênđịa bàn huyện nêu tại mục II Phần B Thông tư này.
C./ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Thông tư này có hiệu lực thihành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh căncứ theo Thông tư này chỉ đạo lập kế hoạch kiện toàn tổ chức và quy định cụ thểchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, biên chế của Sở Thương mại, Sở Thươngmại - Du lịch và của cơ quan quản lý hoạt động thương mại cấp huyện.
Thông tư liên tịch này thay thếThông tư liên bộ số 09 TT/LB ngày 14/04/1995 giữa Bộ Thương mại và Ban Tổ chứcCán bộ Chính phủ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức quản lýNhà nước về thương mại ở địa phương./.