• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 07/12/1993
  • Ngày hết hiệu lực: 03/05/2003
CHÍNH PHỦ
Số: 96/CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Cà Mau, ngày 7 tháng 12 năm 1993

NGHỊ ĐỊNH

Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ lao động - Thương binh và xã hội.

 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2-3-1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội và Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ;

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. - Bộ Lao động - Thương binh và xã hội là cơ quan của Chính phủ có chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội trong phạm vi cả nước.

Điều 2. - Bộ Lao động - Thương binh và xã hội có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, cơ quan ngang Bộ quy định tại Nghị định số 15-CP ngày 2-3-1993 của Chính phủ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

1. Nghiên cứu, xây dựng trình Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách quy định về quan hệ lao động như tiền công, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động, điều kiện lao động, tranh chấp lao động và các quan hệ lao động khác; về giải quyết việc làm: dạy nghề xã hội gắn với tạo việc làm, di dân xây dựng vùng kinh tế mới, đưa người lao động ra nước ngoài làm việc và làm việc trong các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam; về chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ; về cứu trợ, trợ giúp các đối tượng xã hội và hướng dẫn thực hiện các quy định của Chính phủ về các vấn đề nói trên.

2. Quản lý chỉ đạo công tác dạy nghề xã hội gắn với tạo việc làm và giới thiệu việc làm cho người lao động.

3. Chủ trì việc phối hợp với các Bộ để quản lý dự án vùng kinh tế mới và nguồn vốn của Nhà nước đầu tư cho di dân xây dựng vùng kinh tế mới.

4. Phối hợp với các ngành để trình Chính phủ quyết định các chủ trương, biện pháp giải quyết các tệ nạn xã hội như tiêm, chích, nghiện ma tuý, mại dâm.

5. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ già yếu cô đơn, không nơi nương tựa; chỉnh hình - phục vụ chức năng vận động, lao động cho thương binh và người tàn tật; hỗ trợ phát triển cơ sở sản xuất của thương binh và người tàn tật; sản xuất, lắp ráp chân tay giả, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện chuyên dùng cho thương binh, người già và người tàn tật.

6. Chủ trì việc phối hợp với các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh trong việc hướng dẫn xây dựng các quỹ xã hội, phong trào toàn dân chăm sóc, giúp đỡ các đối tượng chính sách xã hội.

7. Tổ chức nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về lao động, chỉnh hình phục hồi chức năng lao động, các vấn đề xã hội, tệ nạn xã hội.

Điều 3. - Tổ chức bộ máy của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội gồm có:

a) Các cơ quan giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước:

1. Vụ Tổng hợp và pháp chế

2. Vụ Chính sách lao động và việc làm

3. Vụ Tiền lương và tiền công

4. Vụ Bảo hiểm xã hội

5. Vụ Chính sách thương binh và liệt sĩ

6. Vụ Bảo trợ xã hội

7. Vụ Bảo hộ lao động

8. Thanh tra chính sách lao động và xã hội

9. Thanh tra kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động

10. Vụ Quan hệ quốc tế

11. Vụ Kế hoạch - Tài chính

12. Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo

13. Văn phòng Bộ

14. Cục Quản lý lao động với nước ngoài

 

15. Cục Di dân phát triển vùng kinh tế mới.

b) Các đơn vị sự nghiệp do Bộ quản lý:

1. Viện Khoa học lao động và các vấn đề xã hội.

2. Viện Khoa học chỉnh hình - phục hồi chức năng cho thương binh và người tàn tật.

3. Các trường nghiệp vụ, bồi dưỡng cán bộ và các cơ sở nuôi dưỡng, dạy nghề, chỉnh hình - phục hồi chức năng lao động cho thương binh và các đối tượng xã hội đặc thù và các tổ chức khác do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội quyết định sau khi thoả thuận với Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và Bộ trưởng quản lý ngành có liên quan.

Nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và biên chế các đơn vị trên do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội quyết định trong phạm vi tổng biên chế được Chính phủ quy định cho Bộ.

Đối với các tổ chức để triển khai thực hiện dự án quốc tế tài trợ thì không thuộc tổ chức, biên chế của Nhà nước. Việc thành lập, giải thể tổ chức triển khai thực hiện dự án nói trên do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội quyết định.

Điều 4. - Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Bãi bỏ Nghị định số 57-HĐBT ngày 24-3-1987 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội và các quy khác trước đây trái với Nghị định này.

Điều 5. - Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và xã hội, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

 

 

TM. CHÍNH PHỦ

Đang cập nhật

(Đã ký)

 

Võ Văn Kiệt

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.