• Hiệu lực: Hết hiệu lực một phần
  • Ngày có hiệu lực: 07/05/2017
BỘ TƯ PHÁP
Số: 02/2017/TT-BTP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Cà Mau, ngày 23 tháng 3 năm 2017

THÔNG TƯ

Hướng dẫn một số nội dung quản lý công chức, viên chức, người lao động

thuộc hệ thống tổ chức thi hành án dân sự

_________________

 

Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật Thi hành án dân sự ngày 14 tháng 11 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự ngày 25 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự;

Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và Nghị định số 93/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;

Căn cứ Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19 tháng 02 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo;

Căn cứ Quyết định số 61/2014/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thi hành án dân sự trực thuộc Bộ Tư pháp;

Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Tư pháp;

Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư hướng dẫn một số nội dung quản lý công chức, viên chức, người lao động thuộc hệ thống tổ chức thi hành án dân sự như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn một số nội dung quản lý công chức, viên chức, người lao động thuộc hệ thống tổ chức thi hành án dân sự, gồm các nội dung sau:

1. Tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Cục Thi hành án dân sự), Chi cục Thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Chi cục Thi hành án dân sự).

2. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm lãnh đạo Tổng cục Thi hành án dân sự, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý các cơ quan thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự (sau đây gọi là lãnh đạo cấp vụ thuộc Tổng cục); lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự, lãnh đạo các phòng chuyên môn hoặc tương đương thuộc Cục Thi hành án dân sự (sau đây gọi là lãnh đạo cấp phòng thuộc Cục); lãnh đạo Chi cục Thi hành án dân sự.

3. Nguyên tắc, điều kiện, nội dung, hình thức và quy trình tổ chức thi tuyển vào ngạch Chấp hành viên sơ cấp các cơ quan thi hành án dân sự; hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Chấp hành viên không qua thi tuyển trong một số trường hợp quy định tại các khoản 6, 7 Điều 18 Luật thi hành án dân sự; trình tự, thủ tục bổ nhiệm Thẩm tra viên thi hành án dân sự.

4. Mẫu, màu sắc, nguyên tắc cấp phát, sử dụng trang phục; nguyên tắc cấp phát, sử dụng phù hiệu, cấp hiệu của Chấp hành viên, Thẩm tra viên, Thư ký thi hành án, công chức khác, viên chức và người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp (sau đây gọi chung là người làm công tác thi hành án dân sự) đang làm việc tại Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục Thi hành án dân sự, Chi cục Thi hành án dân sự; mẫu, nguyên tắc cấp phát, thay đổi và thu hồi thẻ Chấp hành viên, thẻ Thẩm tra viên.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với:

1. Cơ quan quản lý thi hành án dân sự bao gồm: Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp, Cục Thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng.

2. Cơ quan thi hành án dân sự bao gồm: Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh, Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện và Phòng Thi hành án cấp quân khu.

3. Công chức, viên chức, người lao động thuộc cơ quan quản lý thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án dân sự.

4. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. “Nhân sự tại chỗ” quy định tại Thông tư này bao gồm những công chức, viên chức đang công tác tại cơ quan, đơn vị có nhu cầu bổ nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý tại thời điểm thực hiện quy trình bổ nhiệm.

2. “Nhân sự từ cơ quan khác” quy định tại Thông tư này bao gồm những công chức, viên chức đang công tác tại cơ quan, đơn vị bên ngoài cơ quan, đơn vị có nhu cầu bổ nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý tại thời điểm thực hiện quy trình bổ nhiệm.

Chương II

CHỨC TRÁCH, NHIỆM VỤ, TIÊU CHUẨN CHỨC DANH LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ THUỘC CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

VÀ CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Điều 4. Tiêu chuẩn chung

Các chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc Cục Thi hành án dân sự và Chi cục Thi hành án dân sự ngoài bảo đảm các tiêu chuẩn riêng cho từng chức danh tương ứng phải bảo đảm các tiêu chuẩn chung sau đây:

1. Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng của Đảng, chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; có ý thức đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng; pháp luật của Nhà nước. Lãnh đạo và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

2. Gương mẫu về đạo đức, lối sống, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí và kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; có tác phong làm việc dân chủ, gắn bó chặt chẽ với nhân dân, thực hiện nghiêm túc các quy chế, quy định của cơ quan, đơn vị và đáp ứng các Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức ngành Tư pháp.

3. Có tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật cao; có tinh thần học hỏi, nghiên cứu, sáng tạo, năng động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

4. Có ý thức và khả năng nghiên cứu, hiểu biết về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của Nhà nước; được đào tạo và có kiến thức cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học.

5. Có khả năng quy tụ; tập hợp được sức mạnh của toàn thể công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị và phối hợp tốt với các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện nhiệm vụ được giao.

6. Bản thân và gia đình gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Không lạm dụng chức vụ, quyền hạn và để người thân lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình mưu lợi riêng.

Điều 5. Chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của chức danh Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự

1. Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự là Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, chịu trách nhiệm trước Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự và trước pháp luật trong việc lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Cục Thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật; bảo đảm để Cục Thi hành án dân sự hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự có các nhiệm vụ cụ thể như sau:

a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật thi hành án dân sự và các văn bản pháp luật có liên quan;

b) Lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các đơn vị thuộc Cục trong việc tổ chức triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Thi hành án dân sự; quản lý, chỉ đạo công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính trên địa bàn; thực hiện nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định của pháp luật;

c) Tổng kết thực tiễn công tác quản lý của đơn vị, kiến nghị và tham mưu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện cơ chế quản lý cũng như cơ chế chính sách quản lý các hoạt động của đơn vị;

d) Lãnh đạo đơn vị tổ chức thực hiện các chủ trương, đề án, kế hoạch, chương trình công tác; sử dụng có hiệu quả các nguồn lực được giao;

đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự và phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị tại địa phương.

2. Tiêu chuẩn chức danh bao gồm:

a) Đáp ứng các tiêu chuẩn của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh theo quy định của Luật thi hành án dân sự, khoản 2 Điều 72 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP và quy định khác có liên quan;

b) Đã tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc tương đương;

c) Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đối với những công chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số, có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số do cơ sở đào tạo cấp theo thẩm quyền hoặc công chức là người dân tộc thiểu số đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số thì không bắt buộc phải có tiêu chuẩn ngoại ngữ nêu trên;

d) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông;

đ) Đã từng đảm nhiệm chức vụ Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự, trừ trường hợp là nhân sự ngoài các cơ quan thi hành án dân sự được tiếp nhận và bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự hoặc đang là Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự được bổ nhiệm trước ngày Thông tư số 13/2013/TT-BTP ngày 13 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp có hiệu lực thi hành (ngày 01 tháng 11 năm 2013).

Điều 6. Chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của chức danh Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự

1. Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự là Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, giúp Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự phụ trách, chỉ đạo một số mặt công tác của đơn vị; thay mặt Cục trưởng điều hành công việc của Cục khi được ủy quyền; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:

a) Tổ chức thực hiện các công việc chuyên môn, nghiệp vụ theo phân công hoặc ủy quyền của Cục trưởng;

b) Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thuộc Cục, Chi cục Thi hành án dân sự trực thuộc Cục thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực được phân công phụ trách;

c) Tham mưu, đề xuất với Cục trưởng các chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực, địa bàn được phân công phụ trách và các lĩnh vực khác thuộc phạm vi quản lý của Cục trưởng;

d) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Cục trưởng và theo quy định của pháp luật.

2. Tiêu chuẩn chức danh bao gồm:

a) Đáp ứng các tiêu chuẩn của Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh theo quy định của Luật thi hành án dân sự, khoản 2 Điều 72 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP và quy định khác có liên quan;

b) Các tiêu chuẩn quy định tại các điểm b, c, d khoản 2 Điều 5 Thông tư này.

Điều 7. Chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của chức danh Chánh Văn phòng

1. Chánh Văn phòng là người đứng đầu Văn phòng Cục, có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành Văn phòng Cục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự và trước pháp luật đối với các hoạt động của Văn phòng. Chánh Văn phòng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:

a) Tổ chức quản lý, chỉ đạo, điều hành công việc của Văn phòng;

b) Phân công công việc đối với các Phó Chánh Văn phòng, công chức, người lao động thuộc Văn phòng; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ được giao đối với công chức, người lao động thuộc quyền quản lý;

c) Tổ chức phối hợp công tác với các phòng chuyên môn hoặc tương đương thuộc Cục, các Chi cục Thi hành án dân sự trên địa bàn;

d) Tham mưu giúp Cục trưởng phối hợp công tác với các cơ quan, ban, ngành hữu quan; đôn đốc, chỉ đạo tổng hợp việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, nội quy, quy chế của Cục;

đ) Kiểm soát việc chấp hành và tuân thủ các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với công chức, người lao động thuộc Văn phòng trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị;

e) Giúp Cục trưởng quản lý việc chấp hành thời gian làm việc và nội quy, quy chế của cơ quan;

g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Thủ trưởng đơn vị.

2. Tiêu chuẩn chức danh bao gồm:

a) Có trình độ cử nhân luật trở lên;

b) Đang ở ngạch Chuyên viên hoặc tương đương trở lên;

c) Có trình độ trung cấp lý luận chính trị hoặc tương đương trở lên;

d) Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đối với những công chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số, có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số do cơ sở đào tạo cấp theo thẩm quyền hoặc công chức là người dân tộc thiểu số đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số thì không bắt buộc phải có tiêu chuẩn ngoại ngữ nêu trên;

đ) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông;

e) Có năng lực nổi trội và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong quy hoạch chức danh lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự hoặc trong quy hoạch chức danh Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự của đơn vị có số lượng việc lớn trong địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đó.

Điều 8. Chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của chức danh Phó Chánh Văn phòng

1. Phó Chánh Văn phòng giúp Chánh Văn phòng phụ trách một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của Chánh Văn phòng, chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng và trước pháp luật về các lĩnh vực công tác được phân công. Phó Chánh Văn phòng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:

a) Tổ chức thực hiện các công việc chuyên môn, nghiệp vụ theo phân công hoặc ủy quyền của Chánh Văn phòng;

b) Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công chức, người lao động thuộc Văn phòng trong việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách;

c) Tham mưu, đề xuất với Chánh Văn phòng các biện pháp, giải pháp trong tổ chức, điều hành công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng;

d) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công hoặc ủy quyền của Chánh Văn phòng.

2. Tiêu chuẩn chức danh bao gồm:

a) Có trình độ cử nhân luật trở lên hoặc cử nhân, sau đại học chuyên ngành phù hợp với công tác văn phòng;

b) Các tiêu chuẩn quy định tại các điểm b, c, d, đ khoản 2 Điều 7 Thông tư này.

Điều 9. Chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của chức danh Trưởng phòng Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án dân sự

1. Trưởng phòng Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án dân sự là người đứng đầu, có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án dân sự thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự và trước pháp luật đối với các hoạt động của Phòng. Trưởng phòng Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án dân sự thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:

a) Tổ chức quản lý, chỉ đạo, điều hành công việc của Phòng;

b) Phân công công việc đối với các Phó Trưởng phòng và công chức thuộc Phòng; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ được giao đối với các công chức thuộc quyền quản lý; 

c) Tổ chức phối hợp công tác với các phòng chuyên môn hoặc tương đương thuộc Cục, các Chi cục Thi hành án dân sự trên địa bàn;

d) Tham mưu cho Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự trong việc bảo đảm áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật trong hoạt động thi hành án dân sự; chỉ đạo hoạt động thi hành án dân sự đối với cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện; hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự cho Chấp hành viên, công chức khác của cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn; tổ chức thi hành bản án, quyết định thuộc thẩm quyền của Cục Thi hành án dân sự; tổ chức lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự;

đ) Tham mưu cho Cục trưởng phối hợp công tác với các cơ quan, ban, ngành hữu quan trong công tác thi hành án dân sự; tham mưu phối hợp với cơ quan Công an trong việc lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm chấp hành hình phạt tù và đặc xá cho người có nghĩa vụ thi hành án dân sự đang chấp hành hình phạt tù theo quy định của pháp luật;

e) Kiểm soát việc chấp hành và tuân thủ các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị đối với công chức thuộc Phòng trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;

g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Thủ trưởng đơn vị và theo quy định của pháp luật.

2. Tiêu chuẩn chức danh bao gồm:

a) Là Chấp hành viên trung cấp trở lên;

b) Các tiêu chuẩn quy định tại điểm c, d, đ  khoản 2 Điều 7 Thông tư này;

c) Đã từng đảm nhiệm chức vụ Chi cục trưởng hoặc Phó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự.

3. Đối với các Cục Thi hành án dân sự có từ 02 phòng nghiệp vụ thi hành án trở lên, chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của các Trưởng phòng Phòng nghiệp vụ thi hành án áp dụng theo quy định tại khoản 1, 2 Điều này.

Điều 10. Chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của chức danh Phó Trưởng phòng Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án dân sự

1. Phó Trưởng phòng Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án dân sự giúp Trưởng phòng phụ trách một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của Trưởng phòng, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về các lĩnh vực công tác được phân công. Phó Trưởng phòng Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án dân sự thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:

a) Tổ chức thực hiện các công việc chuyên môn, nghiệp vụ theo phân công hoặc ủy quyền của Trưởng phòng;

b) Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công chức thuộc Phòng trong việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách;

c) Tham mưu, đề xuất với Trưởng phòng các biện pháp, giải pháp trong tổ chức, điều hành công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng;

d) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công hoặc ủy quyền của Trưởng phòng.

2. Tiêu chuẩn chức danh bao gồm:

a) Là Chấp hành viên sơ cấp trở lên;

b) Các tiêu chuẩn quy định tại các điểm c, d, đ khoản 2 Điều 7 Thông tư này.

3. Đối với các Cục Thi hành án dân sự có từ 02 phòng nghiệp vụ thi hành án trở lên, chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của các Phó Trưởng phòng Phòng nghiệp vụ thi hành án áp dụng theo quy định tại khoản 1, 2 Điều này.

Điều 11. Chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của chức danh Trưởng phòng Phòng Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo

1. Trưởng phòng Phòng Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo là người đứng đầu, có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành Phòng Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự và trước pháp luật đối với các hoạt động của Phòng. Trưởng phòng Phòng Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:

a) Các nhiệm vụ quy định tại các điểm a, b, c, e, g khoản 1 Điều 9 Thông tư này;

b) Tham mưu cho Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự kiểm tra công tác thi hành án dân sự đối với cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện; kiểm tra nội bộ về công tác thi hành án dân sự tại Cục Thi hành án dân sự; tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật; kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật không phù hợp với thực tiễn.

2. Tiêu chuẩn chức danh bao gồm:

a) Là Thẩm tra viên chính hoặc Chấp hành viên trung cấp trở lên;

b) Các tiêu chuẩn quy định tại các điểm c, d, đ khoản 2 Điều 7 Thông tư này;

c) Đã từng đảm nhiệm chức vụ Chi cục trưởng hoặc Phó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự.

Điều 12. Chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của chức danh Phó Trưởng phòng Phòng Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo

1. Phó Trưởng phòng Phòng Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo giúp Trưởng phòng phụ trách một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của Trưởng phòng, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về các lĩnh vực công tác được phân công. Phó Trưởng phòng Phòng Kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo thực hiện các nhiệm vụ quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 10 Thông tư này.

2. Tiêu chuẩn chức danh bao gồm:

a) Là Thẩm tra viên hoặc Chấp hành viên sơ cấp trở lên;

b) Các tiêu chuẩn quy định tại các điểm c, d, đ khoản 2 Điều 7 Thông tư này.

Điều 13. Chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của chức danh Trưởng phòng Phòng Tổ chức cán bộ

1. Trưởng phòng Phòng Tổ chức cán bộ là người đứng đầu, có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành Phòng Tổ chức cán bộ thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự và trước pháp luật đối với các hoạt động của Phòng. Trưởng phòng Phòng Tổ chức cán bộ thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:

a) Các nhiệm vụ quy định tại các điểm a, b, c, e, g khoản 1 Điều 9 Thông tư này;

b) Tham mưu cho lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự trong công tác tổ chức cán bộ của Cục và các Chi cục Thi hành án dân sự trực thuộc theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự và theo quy định của pháp luật.  

2. Tiêu chuẩn chức danh bao gồm tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 2 Điều 7 Thông tư này.

Điều 14. Chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của chức danh Phó Trưởng phòng Phòng Tổ chức cán bộ

1. Phó Trưởng phòng Phòng Tổ chức cán bộ giúp Trưởng phòng phụ trách một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của Trưởng phòng, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về các lĩnh vực công tác được phân công. Phó Trưởng phòng Phòng Tổ chức cán bộ thực hiện các nhiệm vụ tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 10 Thông tư này.

2. Tiêu chuẩn chức danh bao gồm:

a) Có trình độ cử nhân luật trở lên hoặc cử nhân, sau đại học chuyên ngành phù hợp với công tác tổ chức cán bộ;

b) Các tiêu chuẩn quy định tại các điểm b, c, d, đ khoản 2 Điều 7 Thông tư này.

Điều 15. Chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của chức danh Trưởng phòng Phòng Tài chính - Kế toán

1. Trưởng phòng Phòng Tài chính - Kế toán là người đứng đầu, có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành Phòng Tài chính - Kế toán thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự và trước pháp luật đối với các hoạt động của Phòng. Trưởng phòng Phòng Tài chính - Kế toán thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:

a) Các nhiệm vụ quy định tại các điểm a, b, c, e, g khoản 1 Điều 9 Thông tư này;

b) Tham mưu cho lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự trong công tác tài chính, kế toán của Cục và các Chi cục Thi hành án dân sự trực thuộc theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự và theo quy định của pháp luật.

2. Tiêu chuẩn chức danh bao gồm:

a) Có trình độ đại học hoặc sau đại học chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán;

b) Là Kế toán trưởng đang giữ ngạch Kế toán viên hoặc tương đương trở lên;

c) Các tiêu chuẩn quy định tại các điểm c, d, đ khoản 2 Điều 7 Thông tư này.

Điều 16. Chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của chức danh Phó Trưởng phòng Phòng Tài chính - Kế toán

1. Phó Trưởng phòng Phòng Tài chính - Kế toán giúp Trưởng phòng phụ trách một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của Trưởng phòng, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về các lĩnh vực công tác được phân công. Phó Trưởng phòng Phòng Tài chính - Kế toán thực hiện các nhiệm vụ tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 10 Thông tư này.

2. Tiêu chuẩn chức danh:

a) Đang giữ ngạch Kế toán viên hoặc tương đương trở lên;

b) Các tiêu chuẩn quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15 và các điểm c, d, đ khoản 2 Điều 7 Thông tư này.

Điều 17. Chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của chức danh Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự

1. Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự là Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự và trước pháp luật trong việc lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Chi cục Thi hành án dân sự; bảo đảm để Chi cục Thi hành án dân sự hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Chi cục trưởng có các nhiệm vụ cụ thể như sau:

a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật thi hành án dân sự và các văn bản pháp luật có liên quan;

b) Lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện đơn vị trong việc tổ chức triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục Thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật;

c) Thực hiện phân công, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công chức, người lao động hoàn thành nhiệm vụ;

d) Lãnh đạo đơn vị tổ chức thực hiện các chủ trương, đề án, kế hoạch, chương trình công tác; sử dụng có hiệu quả các nguồn lực được giao;

đ) Trên cơ sở thực tiễn công tác, đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự ở địa phương;

e) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, theo chỉ đạo của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự và phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị tại địa phương.

2. Tiêu chuẩn chức danh:

a) Đáp ứng các tiêu chuẩn của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện theo quy định của Luật thi hành án dân sự, khoản 1 Điều 72 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP và quy định khác có liên quan;

b) Các tiêu chuẩn quy định tại các điểm c, d, đ khoản 2 Điều 7 Thông tư này.

Điều 18. Chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của chức danh Phó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự

1. Phó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự là Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện, giúp Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự phụ trách, chỉ đạo một số mặt công tác của đơn vị; thay mặt Chi cục trưởng điều hành công việc của Chi cục khi được ủy quyền; chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Phó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:

a) Tổ chức thực hiện các công việc chuyên môn, nghiệp vụ theo phân công hoặc ủy quyền của Chi cục trưởng;

b) Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công chức, người lao động thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực được phân công phụ trách;

c) Tham mưu, đề xuất với Chi cục trưởng các chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực, địa bàn được phân công phụ trách và các lĩnh vực khác thuộc phạm vi quản lý của Chi cục trưởng;

d) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chi cục trưởng.

2. Tiêu chuẩn chức danh bao gồm:

a) Đáp ứng các tiêu chuẩn của Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện theo quy định của Luật thi hành án dân sự, khoản 1 Điều 72 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP và quy định khác có liên quan;

b) Các tiêu chuẩn quy định tại các điểm c, d, đ khoản 2 Điều 7 Thông tư này.

Chương III

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC BỔ NHIỆM, BỔ NHIỆM LẠI, TỪ CHỨC,

MIỄN NHIỆM CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ

Mục 1

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 19. Nguyên tắc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm

1. Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, sự lãnh đạo thống nhất của Đảng trong công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ.

2. Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý của công chức, viên chức.

3. Bảo đảm sự ổn định, kế thừa và phát triển của đội ngũ công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị.

Điều 20. Nguồn nhân sự bổ nhiệm và tuổi bổ nhiệm

1. Nhân sự bổ nhiệm, được giới thiệu bổ nhiệm phải có trong quy hoạch chức danh dự kiến bổ nhiệm; trường hợp cần thiết được chọn nhân sự trong quy hoạch các chức danh tương đương nhưng phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đồng ý.

Trường hợp đặc biệt, do nhân sự tại chỗ không đáp ứng yêu cầu để bổ nhiệm vào các vị trí còn thiếu, phải lựa chọn nhân sự từ cơ quan khác chưa có trong quy hoạch chức danh dự kiến bổ nhiệm thì phải được sự đồng ý về chủ trương của Bộ trưởng Bộ Tư pháp (đối với Lãnh đạo các đơn vị thuộc Tổng cục và Lãnh đạo các Cục Thi hành án dân sự), của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (đối với lãnh đạo cấp Phòng thuộc Cục, lãnh đạo Chi cục Thi hành án dân sự) trước khi bổ nhiệm.

2. Nhân sự được đề nghị bổ nhiệm lần đầu vị trí lãnh đạo, quản lý phải đáp ứng yêu cầu về độ tuổi bổ nhiệm theo đúng quy định của Đảng, Nhà nước, các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Thông tư này.

Điều 21. Thời hạn giữ chức vụ

1. Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cho mỗi lần bổ nhiệm, bổ nhiệm lại là 05 năm tính từ ngày bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và được ghi trong quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại.

2. Thời gian công chức, viên chức được giao quyền cấp trưởng, phụ trách đơn vị không được tính vào thời hạn bổ nhiệm.

3. Đối với công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới, thời hạn giữ chức vụ tính từ ngày được bổ nhiệm chức vụ mới.

4. Trường hợp thay đổi chức vụ lãnh đạo, quản lý do thay đổi tên gọi tổ chức, thời hạn giữ chức vụ tính từ ngày được bổ nhiệm chức vụ cũ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

5. Công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý khi hết thời hạn bổ nhiệm, tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn từ đủ 02 năm đến dưới 05 năm công tác, nếu được bổ nhiệm lại, thì thời hạn giữ chức vụ được tính đến khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.

6. Công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý khi hết thời hạn bổ nhiệm, tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 02 năm công tác thì không phải tiến hành quy trình bổ nhiệm lại. Trường hợp này, cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét nếu vẫn đủ điều kiện và tiêu chuẩn thì đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ trong nhiệm kỳ và trao đổi với cấp ủy theo quy định tại Thông tư này để quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu.

Điều 22. Đánh giá công chức, viên chức

Khi xem xét bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức vụ lãnh đạo, quản lý, cơ quan, người có thẩm quyền phải thực hiện việc đánh giá công chức, viên chức theo quy định của pháp luật.

Điều 23. Các hội nghị lấy phiếu tín nhiệm

1. Các hội nghị lấy phiếu tín nhiệm bao gồm:

a) Hội nghị tập thể lãnh đạo;

b) Hội nghị toàn thể công chức, viên chức, người lao động;

c) Hội nghị cán bộ chủ chốt.

2. Hội nghị lấy phiếu tín nhiệm chỉ được tiến hành khi có tối thiểu 2/3 trên tổng số thành phần triệu tập dự họp có mặt.

3. Trước khi vào hội nghị, chủ trì hội nghị chỉ định một trong số các thành viên tham gia dự họp làm thư ký của hội nghị.

4. Nội dung, kết quả hội nghị phải được lập thành biên bản.

Điều 24. Lấy phiếu tín nhiệm

1. Việc lấy phiếu tín nhiệm được tiến hành bằng hình thức bỏ phiếu kín.

2. Khi triển khai lấy phiếu tín nhiệm, các trường hợp sau đây không được tham gia bỏ phiếu:

a) Công chức, viên chức tập sự;

b) Người lao động ký hợp đồng có thời gian công tác thực tế tại đơn vị dưới 12 tháng.

3. Trường hợp một người tham gia nhiều vị trí thuộc thành phần tham gia bỏ phiếu thì khi bỏ phiếu tín nhiệm chỉ bỏ một phiếu.

4. Khi thực hiện lấy phiếu tín nhiệm theo phương thức bỏ phiếu kín, phải thành lập Ban kiểm phiếu. Ban kiểm phiếu do người chủ trì đề xuất và phải được Hội nghị thông qua (theo phương thức giơ tay).

5. Tỷ lệ phiếu tín nhiệm đồng ý bổ nhiệm được tính như sau: Số phiếu tín nhiệm đồng ý/Số phiếu do Ban kiểm phiếu phát ra.

6. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm của hội nghị trước được công bố công khai tại các Hội nghị tiếp theo.

Điều 25. Báo cáo lãnh đạo Bộ khi thực hiện quy trình công tác cán bộ

Trường hợp nhân sự thuộc đối tượng phải báo cáo Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp theo quy định tại Thông tư này, đơn vị chủ trì thực hiện quy trình báo cáo Bộ trưởng, Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực thi hành án dân sự cho ý kiến trước khi trình Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định.

Mục 2

BỔ NHIỆM LÃNH ĐẠO TỔNG CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Điều 26.  Quy trình bổ nhiệm

1. Bước 1: Xác định nhu cầu, đề xuất chủ trương bổ nhiệm

Chủ trì Hội nghị: Lãnh đạo Bộ Tư pháp (đối với việc bổ nhiệm Tổng Cục trưởng); Tổng Cục trưởng (đối với việc bổ nhiệm Phó Tổng Cục trưởng);

Thành phần: Tập thể lãnh đạo Bộ (đối với việc bổ nhiệm Tổng cục trưởng); Tập thể lãnh đạo Tổng cục (đối với việc bổ nhiệm Phó Tổng cục trưởng);

Nội dung: Xác định nhu cầu, số lượng và dự kiến phân công công tác đối với vị trí dự kiến bổ nhiệm;

Kết quả Hội nghị: Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Tư pháp (đối với việc bổ nhiệm Tổng Cục trưởng), Tổng Cục trưởng (đối với việc bổ nhiệm Phó Tổng Cục trưởng) báo cáo Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp phê duyệt chủ trương bổ nhiệm.

2. Bước 2: Giới thiệu và đề xuất phê duyệt chủ trương nhân sự bổ nhiệm

a) Đối với việc bổ nhiệm Tổng Cục trưởng: Trên cơ sở chủ trương bổ nhiệm của Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp, căn cứ nguồn cán bộ trong quy hoạch và ý kiến giới thiệu của công chức, viên chức, người lao động thuộc Tổng cục (việc lấy ý kiến giới thiệu của công chức, viên chức, người lao động thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự do lãnh đạo Bộ Tư pháp hoặc Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Tư pháp thực hiện thông qua hình thức phát phiếu thăm dò trên cơ sở danh sách những người trong quy hoạch, bảo đảm sự bảo mật và được thông báo tại cuộc họp Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp), Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp thảo luận, lựa chọn, giới thiệu nhân sự cụ thể cho vị trí bổ nhiệm;

b) Đối với việc bổ nhiệm Phó Tổng cục trưởng: Trên cơ sở chủ trương bổ nhiệm của Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp, căn cứ nguồn cán bộ trong quy hoạch và ý kiến giới thiệu của công chức, viên chức, người lao động thuộc Tổng cục (việc lấy ý kiến giới thiệu của công chức, viên chức, người lao động do Tổng Cục trưởng thực hiện thông qua hình thức phát phiếu thăm dò trên cơ sở danh sách những người trong quy hoạch, bảo đảm sự bảo mật và được thông báo tại cuộc họp tập thể lãnh đạo Tổng cục), tập thể lãnh đạo Tổng cục thảo luận, lựa chọn, giới thiệu nhân sự cụ thể cho vị trí bổ nhiệm.

- Chủ trì Hội nghị: Tổng Cục trưởng;

- Kết quả Hội nghị, Tổng cục Thi hành án dân sự có Tờ trình đề nghị Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp phê duyệt chủ trương nhân sự bổ nhiệm. Nhân sự được giới thiệu phải được đa số các thành viên trong tập thể lãnh đạo Tổng cục tán thành.

3. Bước 3:

a) Đối với nguồn nhân sự tại chỗ: Tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt của Tổng cục để nhận xét, đánh giá và lấy phiếu tín nhiệm đối với nhân sự đề nghị bổ nhiệm.

- Chủ trì Hội nghị: Lãnh đạo Bộ hoặc Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Tư pháp (đối với trường hợp bổ nhiệm Tổng Cục trưởng), Tổng Cục trưởng (đối với trường hợp bổ nhiệm Phó Tổng cục trưởng);

- Thành phần Hội nghị, gồm: Lãnh đạo Tổng cục, lãnh đạo cấp Vụ thuộc Tổng cục, Đảng ủy Tổng cục, đại diện các tổ chức chính trị - xã hội cơ quan Tổng cục, các Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự (đối với trường hợp bổ nhiệm Tổng Cục trưởng);

- Nội dung: Thông báo, quán triệt chủ trương, yêu cầu bổ nhiệm, tiêu chuẩn cán bộ; thông báo danh sách cán bộ, công chức được giới thiệu đề nghị bổ nhiệm; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; nhận xét, đánh giá ưu khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển; dự kiến phân công công tác; cán bộ, công chức được giới thiệu đề nghị bổ nhiệm trình bày chương trình hành động về thực hiện nhiệm vụ nếu được bổ nhiệm và trả lời những vấn đề có liên quan; lấy phiếu tín nhiệm đối với nhân sự đề nghị bổ nhiệm.

Đối với việc bổ nhiệm Phó Tổng cục trưởng: Trên cơ sở kết quả Hội nghị cán bộ chủ chốt của Tổng cục, Tổng Cục trưởng thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm của các Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự đối với nhân sự đề nghị bổ nhiệm (qua đường công văn, bảo đảm sự bảo mật).

b) Đối với nguồn nhân sự từ cơ quan khác: Trên cơ sở kết quả phê duyệt chủ trương nhân sự bổ nhiệm của Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp, lãnh đạo Bộ Tư pháp (đối với nhân sự dự kiến bổ nhiệm Tổng Cục trưởng) và Tổng Cục trưởng (đối với nhân sự dự kiến bổ nhiệm Phó Tổng cục trưởng) gặp gỡ nhân sự dự kiến bổ nhiệm để trao đổi về yêu cầu công tác, nhu cầu bổ nhiệm; làm việc với tập thể lãnh đạo và cấp uỷ nơi nhân sự dự kiến bổ nhiệm đang công tác để tìm hiểu, đánh giá nhân sự, xác minh lý lịch nhân sự dự kiến bổ nhiệm và lấy ý kiến bằng văn bản.

4. Bước 4: Đề nghị Đảng ủy Tổng cục có ý kiến bằng văn bản về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm.

5. Bước 5: Tập thể lãnh đạo Tổng cục thảo luận và biểu quyết đối với nhân sự đề nghị bổ nhiệm Phó Tổng cục trưởng. Nhân sự được đề nghị bổ nhiệm phải được đa số các thành viên trong tập thể lãnh đạo Tổng cục tán thành.

6. Bước 6: Căn cứ kết quả thực hiện các bước theo quy trình, Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Tư pháp (đối với nhân sự Tổng Cục trưởng), Tổng cục Thi hành án dân sự (đối với nhân sự Phó Tổng cục trưởng) báo cáo để Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp:

- Nhận xét, đánh giá kết quả lấy phiếu tín nhiệm;

- Xem xét, kết luận những vấn đề mới phát sinh (nếu có);

- Thảo luận, biểu quyết nhân sự;

- Lấy ý kiến của Đảng ủy Bộ Tư pháp; gửi hồ sơ đề nghị các ban của Trung ương Đảng tham gia thẩm định đối với chức danh Tổng Cục trưởng theo quy định.

7. Bước 7: Căn cứ Nghị quyết của Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp, ý kiến thẩm định của các ban của Trung ương Đảng (đối với chức danh Tổng Cục trưởng), Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Tư pháp trình Bộ trưởng quyết định bổ nhiệm Tổng Cục trưởng, Tổng cục Thi hành án dân sự trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định bổ nhiệm Phó Tổng cục trưởng.

8. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm gồm:

a) Tờ trình đề nghị bổ nhiệm;

b) Văn bản về chủ trương bổ nhiệm; văn bản về chủ trương nhân sự;

c) Biên bản họp, biên bản kiểm phiếu các hội nghị theo quy định;

d) Sơ yếu lý lịch theo mẫu quy định của Bộ Nội vụ; đề án hoặc chương trình hành động của người được đề nghị bổ nhiệm;

đ) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng;

e) Bản kê khai tài sản theo mẫu quy định;

g) Nhận xét của cấp ủy nơi công chức, viên chức cư trú thường xuyên đối với nhân sự là Đảng viên được đề nghị bổ nhiệm;

h) Giấy chứng nhận sức khoẻ do bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên cấp còn trong thời hạn quy định;

i) Ý kiến bằng văn bản của Đảng ủy Bộ Tư pháp;

k) Ý kiến bằng văn bản của Đảng ủy Tổng cục;

l) Nghị quyết của Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp;

m) Bản đánh giá công chức, viên chức tại thời điểm bổ nhiệm theo các nội dung quy định tại Điều 56 Luật cán bộ, công chức, Điều 41 Luật viên chức.

9. Bước 8: Bộ trưởng Bộ Tư pháp tổ chức công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo Tổng cục.

Điều 27. Giao quyền cấp trưởng, giao phụ trách đơn vị

1. Trường hợp chưa có nhân sự đáp ứng yêu cầu bổ nhiệm Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định giao quyền cấp trưởng hoặc giao phụ trách Tổng cục Thi hành án dân sự.

2. Căn cứ Nghị quyết của Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp, Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Tư pháp trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định giao quyền cấp trưởng hoặc giao phụ trách Tổng cục Thi hành án dân sự.

Mục 3

BỔ NHIỆM LÃNH ĐẠO CẤP VỤ THUỘC

TỔNG CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Điều 28. Quy trình bổ nhiệm Vụ trưởng hoặc tương đương thuộc Tổng cục

1. Bước 1: Xác định nhu cầu, đề xuất phê duyệt chủ trương bổ nhiệm

Trên cơ sở đề xuất của đơn vị có cấp trưởng cần bổ nhiệm hoặc Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Tổng cục Thi hành án dân sự, Tổng Cục trưởng tổ chức hội nghị tập thể lãnh đạo Tổng cục để xác định nhu cầu, thống nhất và đề xuất chủ trương bổ nhiệm Thủ trưởng đơn vị thuộc Tổng cục.

Kết quả Hội nghị, Tổng cục có Tờ trình đề nghị Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp phê duyệt chủ trương bổ nhiệm.

2. Bước 2: Giới thiệu và đề xuất phê duyệt chủ trương nhân sự bổ nhiệm

Trên cơ sở chủ trương bổ nhiệm của Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp, căn cứ nguồn cán bộ trong quy hoạch và ý kiến giới thiệu của công chức, viên chức, người lao động của đơn vị có nhu cầu bổ nhiệm (việc lấy ý kiến giới thiệu của công chức, viên chức, người lao động do Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự thực hiện thông qua hình thức phát phiếu thăm dò trên cơ sở danh sách những người trong quy hoạch, bảo đảm sự bảo mật, được thông báo tại cuộc họp tập thể lãnh đạo Tổng cục Thi hành án dân sự), Tổng Cục trưởng tổ chức Hội nghị tập thể lãnh đạo Tổng cục để thảo luận, lựa chọn và giới thiệu nhân sự bổ nhiệm. Hội nghị có sự tham dự của đại diện lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Tư pháp.

Kết quả Hội nghị, Tổng cục có Tờ trình báo cáo Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp phê duyệt chủ trương nhân sự bổ nhiệm.

3. Bước 3:

a) Đối với nhân sự tại chỗ: Trên cơ sở kết quả phê duyệt chủ trương nhân sự bổ nhiệm của Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp, lãnh đạo Tổng cục hoặc Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Tổng cục Thi hành án dân sự tổ chức Hội nghị toàn thể công chức, viên chức, người lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của đơn vị thuộc Tổng cục có cấp trưởng cần bổ nhiệm để nhận xét, đánh giá và lấy phiếu tín nhiệm đối với nhân sự dự kiến bổ nhiệm.

- Nội dung: Thông báo, quán triệt chủ trương, yêu cầu bổ nhiệm, tiêu chuẩn cán bộ; thông báo danh sách cán bộ, công chức được giới thiệu bổ nhiệm; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; nhận xét, đánh giá ưu khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển; lấy phiếu tín nhiệm đối với nhân sự được giới thiệu bổ nhiệm.

Sau Hội nghị, lãnh đạo Tổng cục hoặc Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Tổng cục Thi hành án dân sự lấy ý kiến bằng văn bản của cấp ủy hoặc tổ chức Đảng của đơn vị thuộc Tổng cục có cấp trưởng cần bổ nhiệm.

b) Đối với nhân sự từ cơ quan khác: Trên cơ sở phê duyệt chủ trương nhân sự bổ nhiệm của Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp, lãnh đạo Tổng cục gặp gỡ nhân sự dự kiến bổ nhiệm để trao đổi về yêu cầu công tác, nhu cầu bổ nhiệm; làm việc với tập thể lãnh đạo và cấp uỷ nơi nhân sự dự kiến bổ nhiệm đang công tác để tìm hiểu, đánh giá nhân sự, xác minh lý lịch nhân sự dự kiến bổ nhiệm và lấy ý kiến bằng văn bản; trong trường cần thiết, lãnh đạo Tổng cục làm việc với tập thể lãnh đạo và cấp uỷ của đơn vị nơi dự kiến bổ nhiệm.

4. Bước 4: Tổng Cục trưởng tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt của Tổng cục để nhận xét, đánh giá và lấy phiếu tín nhiệm đối với nhân sự đề nghị bổ nhiệm đang công tác tại Tổng cục Thi hành án dân sự:

- Thành phần Hội nghị, gồm: Lãnh đạo Tổng cục, lãnh đạo cấp Vụ thuộc Tổng cục, Đảng ủy Tổng cục, đại diện các tổ chức chính trị - xã hội thuộc Tổng cục. Hội nghị có sự tham dự của đại diện lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Tư pháp.

- Nội dung: Thông báo, quán triệt chủ trương, yêu cầu bổ nhiệm, tiêu chuẩn cán bộ; thông báo danh sách cán bộ, công chức được giới thiệu đề nghị bổ nhiệm; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; nhận xét, đánh giá ưu khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển; dự kiến phân công công tác; cán bộ, công chức được giới thiệu đề nghị bổ nhiệm trình bày chương trình hành động về thực hiện nhiệm vụ nếu được bổ nhiệm và trả lời những vấn đề có liên quan; lấy phiếu tín nhiệm đối với nhân sự đề nghị bổ nhiệm.

5. Bước 5, bước 6: Thực hiện như đối với quy trình bổ nhiệm lãnh đạo Tổng cục quy định tại các khoản 4, 5 Điều 26 Thông tư này.

6. Bước 7: Căn cứ kết quả thực hiện các bước theo quy trình, Tổng cục  báo cáo để Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp:

- Nhận xét, đánh giá kết quả lấy phiếu tín nhiệm;

- Xem xét, kết luận những vấn đề mới phát sinh (nếu có);

- Thảo luận, biểu quyết nhân sự.

7. Bước 8: Căn cứ Nghị quyết của Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định bổ nhiệm nhân sự.

8. Bước 9: Bộ trưởng tổ chức công bố quyết định bổ nhiệm Vụ trưởng hoặc tương đương thuộc Tổng cục.

9. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm: Thực hiện theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, k, l, m khoản 8 Điều 26 Thông tư này.

Điều 29. Bổ nhiệm đối với Phó Vụ trưởng hoặc tương đương thuộc Tổng cục

1. Bước 1: Xác định nhu cầu, đề xuất phê duyệt chủ trương bổ nhiệm

Trên cơ sở cơ cấu, số lượng lãnh đạo của từng đơn vị, Thủ trưởng đơn vị thuộc Tổng cục tổ chức Hội nghị tập thể lãnh đạo đơn vị để xác định nhu cầu, thống nhất về số lượng, dự kiến phân công công tác đối với vị trí dự kiến bổ nhiệm.

Kết quả Hội nghị, đơn vị có nhu cầu bổ nhiệm có Tờ trình đề nghị lãnh đạo Tổng cục phê duyệt chủ trương bổ nhiệm. Trường hợp cần thiết, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Tổng cục Thi hành án dân sự có Tờ trình đề nghị lãnh đạo Tổng cục phê duyệt chủ trương bổ nhiệm.

2. Bước 2: Giới thiệu và đề xuất phê duyệt chủ trương nhân sự bổ nhiệm

Trên cơ sở chủ trương bổ nhiệm của lãnh đạo Tổng cục, căn cứ nguồn cán bộ trong quy hoạch và ý kiến giới thiệu của công chức, viên chức, người lao động của đơn vị (việc lấy ý kiến giới thiệu của công chức, viên chức, người lao động do Thủ trưởng đơn vị có nhu cầu bổ nhiệm thực hiện thông qua hình thức phát phiếu thăm dò trên cơ sở danh sách những người trong quy hoạch, bảo đảm sự bảo mật, được thông báo tại cuộc họp tập thể lãnh đạo đơn vị), Thủ trưởng đơn vị có nhu cầu bổ nhiệm tổ chức Hội nghị tập thể lãnh đạo đơn vị để thảo luận, lựa chọn, giới thiệu nhân sự bổ nhiệm. Hội nghị có sự tham dự của đại diện lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ Tổng cục Thi hành án dân sự.

Kết quả Hội nghị, đơn vị có Tờ trình báo cáo lãnh đạo Tổng cục phê duyệt chủ trương nhân sự bổ nhiệm.

3. Bước 3:

a) Đối với nhân sự tại chỗ: Sau khi thống nhất chủ trương về nhân sự bổ nhiệm, việc tổ chức Hội nghị toàn thể công chức, viên chức, người lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP và lấy ý kiến của cấp ủy hoặc tổ chức Đảng của đơn vị có vị trí lãnh đạo, quản lý cần bổ nhiệm được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 28 Thông tư này.

b) Đối với nhân sự từ cơ quan khác: Sau khi thống nhất chủ trương về nhân sự bổ nhiệm, thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 28 Thông tư này.

4. Bước 4: Thực hiện như đối với quy trình bổ nhiệm Vụ trưởng hoặc tương đương thuộc Tổng cục quy định tại các khoản 4 Điều 28 Thông tư này.

5. Bước 5, bước 6: Thực hiện như đối với quy trình bổ nhiệm lãnh đạo Tổng cục quy định tại các khoản 4, 5 Điều 26 Thông tư này.

6. Bước 7: Tổng Cục trưởng thực hiện bổ nhiệm Phó Vụ trưởng hoặc tương đương thuộc Tổng cục.

7. Bước 8: Tổng Cục trưởng tổ chức công bố quyết định bổ nhiệm Phó Vụ trưởng hoặc tương đương thuộc Tổng cục.

8. Hồ sơ bổ nhiệm thực hiện theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, k, m Khoản 8 Điều 26 Thông tư này.

Điều 30. Bổ nhiệm lãnh đạo cấp Vụ do đơn vị thay đổi tên gọi

Trường hợp đơn vị thay đổi tên gọi thì Tổng Cục trưởng xem xét, quyết định hoặc phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Tư pháp trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cấp Vụ theo phân cấp.

Điều 31. Giao quyền cấp trưởng, giao phụ trách đơn vị

1. Trường hợp chưa có nhân sự đáp ứng yêu cầu bổ nhiệm cấp trưởng đơn vị thuộc Tổng cục, Tổng cục Thi hành án dân sự tổ chức Hội nghị tập thể lãnh đạo Tổng cục để giới thiệu, đề xuất nhân sự giao quyền cấp trưởng hoặc giao phụ trách đơn vị thuộc Tổng cục; lấy ý kiến bằng văn bản của Đảng ủy Tổng cục và báo cáo Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp.

2. Căn cứ Nghị quyết của Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định giao quyền cấp trưởng hoặc giao phụ trách đơn vị thuộc Tổng cục.

Mục 4

BỔ NHIỆM LÃNH ĐẠO CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Điều 32. Quy trình bổ nhiệm đối với Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Bước 1, bước 2: Thực hiện như đối với quy trình bổ nhiệm Vụ trưởng hoặc tương đương thuộc Tổng cục quy định tại các khoản 1, 2 Điều 28 Thông tư này.

2. Bước 3:

a) Đối với nhân sự tại chỗ: Trên cơ sở kết quả phê duyệt chủ trương nhân sự bổ nhiệm của Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp, Tổng Cục trưởng tổ chức Hội nghị toàn thể công chức, người lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP thuộc Cục, Chi cục trưởng các Chi cục Thi hành án dân sự trực thuộc để nhận xét, đánh giá và lấy phiếu tín nhiệm đối với nhân sự dự kiến bổ nhiệm.

- Nội dung: Thông báo, quán triệt chủ trương, yêu cầu bổ nhiệm, tiêu chuẩn cán bộ; thông báo danh sách cán bộ, công chức được giới thiệu bổ nhiệm; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; nhận xét, đánh giá ưu khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển; lấy phiếu tín nhiệm đối với nhân sự được giới thiệu bổ nhiệm.

b) Đối với nhân sự từ cơ quan khác: Thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 28 Thông tư này.

3. Bước 4: Tổng Cục trưởng tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt của Cục để nhận xét, đánh giá và lấy phiếu tín nhiệm đối với nhân sự đề nghị bổ nhiệm là nguồn nhân sự tại chỗ:

- Thành phần Hội nghị, gồm: Tập thể lãnh đạo Cục, lãnh đạo cấp Phòng thuộc Cục, cấp ủy Cục, đại diện các tổ chức chính trị - xã hội cơ quan Cục. Hội nghị mời đại diện cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ ở cấp tỉnh tham dự.

- Nội dung: Thông báo, quán triệt chủ trương, yêu cầu bổ nhiệm, tiêu chuẩn cán bộ; thông báo danh sách cán bộ, công chức được giới thiệu đề nghị bổ nhiệm; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; nhận xét, đánh giá ưu khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển; dự kiến phân công công tác; cán bộ, công chức được giới thiệu đề nghị bổ nhiệm trình bày chương trình hành động về thực hiện nhiệm vụ nếu được bổ nhiệm và trả lời những vấn đề có liên quan; lấy phiếu tín nhiệm đối với nhân sự đề nghị bổ nhiệm.

4. Bước 5: Tập thể lãnh đạo Tổng cục xem xét, kết luận những vấn đề mới phát sinh (nếu có) và biểu quyết nhân sự. Nhân sự được đề nghị bổ nhiệm phải được đa số tập thể lãnh đạo Tổng cục đồng ý.

5. Bước 6: Thực hiện như đối với quy trình bổ nhiệm Vụ trưởng hoặc tương đương thuộc Tổng cục quy định tại khoản 6 Điều 28 Thông tư này và ký Công văn trao đổi, lấy ý kiến bằng văn bản của cấp ủy cấp tỉnh về nhân sự đề nghị bổ nhiệm.

6. Bước 7: Căn cứ Nghị quyết của Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp và sau khi có văn bản của cấp ủy cấp tỉnh thống nhất về nhân sự bổ nhiệm, Tổng cục trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định bổ nhiệm nhân sự.

Trường hợp cấp ủy tỉnh có ý kiến khác, Tổng cục báo cáo Ban cán sự Đảng để cho ý kiến.

7. Bước 8: Tổng Cục trưởng tổ chức công bố quyết định bổ nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

8. Hồ sơ bổ nhiệm thực hiện theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, l, m khoản 8 Điều 26 Thông tư này và bổ sung thêm văn bản cho ý kiến của cấp ủy Cục, văn bản cho ý kiến của cấp ủy cấp tỉnh.

Điều 33. Quy trình bổ nhiệm đối với Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Bước 1: Xác định nhu cầu, đề xuất phê duyệt chủ trương bổ nhiệm

Trên cơ sở cơ cấu, số lượng lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng tổ chức Hội nghị tập thể lãnh đạo Cục để thảo luận, xác định nhu cầu và dự kiến phân công công tác đối với vị trí dự kiến bổ nhiệm.

Kết quả Hội nghị, Cục trưởng có Tờ trình đề nghị Tổng cục phê duyệt chủ trương bổ nhiệm. Trường hợp cần thiết, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Tổng cục Thi hành án dân sự có Tờ trình đề nghị lãnh đạo Tổng cục phê duyệt chủ trương bổ nhiệm. Đối với việc bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Tổng cục có Tờ trình đề nghị Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp phê duyệt chủ trương bổ nhiệm.

2. Bước 2: Giới thiệu và đề xuất phê duyệt chủ trương nhân sự bổ nhiệm

Trên cơ sở phê duyệt chủ trương bổ nhiệm của Tổng cục Thi hành án dân sự hoặc Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp, căn cứ nguồn cán bộ trong quy hoạch và ý kiến giới thiệu của công chức, người lao động của Cục (việc lấy ý kiến giới thiệu của công chức, người lao động do Cục trưởng thực hiện thông qua hình thức phát phiếu thăm dò trên cơ sở danh sách những người trong quy hoạch, bảo đảm sự bảo mật, được thông báo tại cuộc họp tập thể lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự), Cục trưởng chủ trì Hội nghị tập thể lãnh đạo Cục để thảo luận, lựa chọn, giới thiệu nhân sự bổ nhiệm.

Kết quả Hội nghị, Cục trưởng báo cáo Tổng cục phê duyệt hoặc trình Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp phê duyệt chủ trương nhân sự bổ nhiệm. Hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương nhân sự bổ nhiệm bao gồm: Tờ trình đề nghị phê duyệt chủ trương nhân sự bổ nhiệm; Biên bản Hội nghị tập thể lãnh đạo Cục; Sơ yếu lý lịch của nhân sự được giới thiệu theo mẫu của Bộ Nội vụ.

Trên cơ sở Tờ trình của Cục Thi hành án dân sự, Tổng Cục trưởng tổ chức Hội nghị tập thể lãnh đạo Tổng cục để cho ý kiến về phương án nhân sự theo đề xuất của Cục. Đối với việc bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Tổng cục có Tờ trình đề nghị Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp phê duyệt chủ trương nhân sự bổ nhiệm. Tổng cục thông báo kết quả bằng văn bản cho Cục Thi hành án dân sự.

3. Bước 3:

a) Đối với nhân sự tại chỗ: Trên cơ sở kết quả phê duyệt chủ trương nhân sự bổ nhiệm của Tổng cục Thi hành án dân sự hoặc Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp, Cục trưởng tổ chức Hội nghị với thành phần, thực hiện nội dung theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 32 Thông tư này.

Sau Hội nghị, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự đề nghị cấp ủy Cục có ý kiến bằng văn bản về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm.

b) Đối với nhân sự từ cơ quan khác: Trên cơ sở phê duyệt chủ trương nhân sự bổ nhiệm của Tổng cục Thi hành án dân sự hoặc Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp, Cục trưởng thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 28 Thông tư này.

4. Bước 4: Cục trưởng tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt của Cục với thành phần, thực hiện nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Thông tư này.

5. Bước 5: Tập thể lãnh đạo Cục xem xét, kết luận những vấn đề mới phát sinh (nếu có) và biểu quyết nhân sự. Nhân sự được đề nghị bổ nhiệm phải được đa số tập thể lãnh đạo Cục đồng ý.

6. Bước 6: Căn cứ kết quả thực hiện các bước theo quy trình, Cục trưởng ký Công văn lấy ý kiến bằng văn bản của cấp ủy hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về nhân sự đề nghị bổ nhiệm. Trường hợp cần thiết, Cục trưởng đề nghị Tổng Cục trưởng gửi Công văn lấy ý kiến bằng văn bản của cấp ủy hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về nhân sự đề nghị bổ nhiệm.

7. Bước 7: Sau khi có văn bản của cấp ủy hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thống nhất về nhân sự bổ nhiệm, Cục trưởng trình Tổng Cục trưởng quyết định bổ nhiệm nhân sự.

Đối với việc bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, thực hiện như đối với quy trình bổ nhiệm Vụ trưởng hoặc tương đương thuộc Tổng cục quy định tại các khoản 6, 7 Điều 28 Thông tư này.

Trường hợp cấp ủy hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có ý kiến khác, Cục trưởng báo cáo Tổng cục Thi hành án dân sự để cho ý kiến.

8. Bước 8: Cục trưởng tổ chức công bố quyết định bổ nhiệm của Tổng Cục trưởng. Đối với việc bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Cục trưởng tổ chức công bố quyết định bổ nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

9. Hồ sơ bổ nhiệm thực hiện theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, l, m khoản 8 Điều 26 Thông tư này và bổ sung thêm văn bản cho ý kiến của cấp ủy Cục, văn bản cho ý kiến của cấp ủy hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Điều 34. Bổ nhiệm lãnh đạo Cục do đơn vị thay đổi tên gọi

Trường hợp đơn vị thay đổi tên gọi thì thực hiện như quy định tại Điều 30 Thông tư này.

Điều 35. Giao quyền cấp trưởng, giao phụ trách đơn vị

1. Trường hợp chưa có nhân sự đáp ứng yêu cầu bổ nhiệm Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Tổng cục Thi hành án dân sự tổ chức Hội nghị tập thể lãnh đạo Tổng cục để giới thiệu, đề xuất nhân sự giao quyền cấp trưởng hoặc giao phụ trách Cục Thi hành án dân sự báo cáo Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp.

Trường hợp giao quyền cấp trưởng, Tổng cục Thi hành án dân sự trình Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp ký Công văn trao đổi, lấy ý kiến bằng văn bản của cấp ủy cấp tỉnh về nhân sự dự kiến.

2. Căn cứ Nghị quyết của Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp và ý kiến của cấp ủy địa phương (nếu có), Tổng cục Thi hành án dân sự trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định giao quyền cấp trưởng hoặc giao phụ trách Cục Thi hành án dân sự.

Mục 5

BỔ NHIỆM LÃNH ĐẠO CẤP PHÒNG THUỘC CỤC

Điều 36. Quy trình bổ nhiệm đối với lãnh đạo cấp Phòng thuộc Cục Thi hành án dân sự

1. Bước 1: Xác định nhu cầu, thống nhất chủ trương bổ nhiệm

Trên cơ sở cơ cấu, số lượng lãnh đạo của đơn vị cấp Phòng thuộc Cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng tổ chức Hội nghị tập thể lãnh đạo Cục để thảo luận, xác định nhu cầu, thống nhất chủ trương và dự kiến phân công công tác đối với vị trí dự kiến bổ nhiệm.

2. Bước 2: Giới thiệu và thống nhất chủ trương nhân sự bổ nhiệm

Trên cơ sở thống nhất chủ trương bổ nhiệm tại bước 1, căn cứ nguồn cán bộ trong quy hoạch và ý kiến giới thiệu của công chức, người lao động của Cục (việc lấy ý kiến giới thiệu của công chức, người lao động do Cục trưởng thực hiện thông qua hình thức phát phiếu thăm dò trên cơ sở danh sách những người trong quy hoạch của đơn vị, bảo đảm sự bảo mật, được thông báo tại cuộc họp tập thể lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự), Cục trưởng chủ trì Hội nghị tập thể lãnh đạo Cục để thảo luận, lựa chọn, giới thiệu nhân sự bổ nhiệm.

3. Bước 3:

a) Đối với nhân sự tại chỗ: Cục trưởng tổ chức Hội nghị toàn thể công chức, người lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của đơn vị có vị trí lãnh đạo, quản lý cần bổ nhiệm để thực hiện nội dung theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 28 Thông tư này.

b) Đối với nhân sự từ cơ quan khác: Cục trưởng thực hiện như quy định tại điểm b khoản 3 Điều 28 Thông tư này.

  4. Bước 4: Cục trưởng tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt của Cục với thành phần, thực hiện nội dung như quy định tại khoản 3 Điều 32 Thông tư này.

5. Bước 5: Tập thể lãnh đạo Cục xem xét, kết luận những vấn đề mới phát sinh (nếu có) và lấy ý kiến bằng văn bản của cấp uỷ Cục về nhân sự đề nghị bổ nhiệm.

6. Bước 6: Tập thể Lãnh đạo Cục thảo luận, biểu quyết nhân sự. Nhân sự được đề nghị bổ nhiệm phải được đa số tập thể lãnh đạo Cục đồng ý.

7. Bước 7: Cục trưởng quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cấp Phòng thuộc Cục.

8. Bước 8: Cục trưởng tổ chức công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cấp Phòng thuộc Cục.

9. Hồ sơ bổ nhiệm thực hiện theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, m khoản 8 Điều 26 Thông tư này và bổ sung thêm văn bản cho ý kiến của cấp ủy Cục.

Điều 37. Bổ nhiệm lãnh đạo cấp Phòng do đơn vị thay đổi tên gọi

Trường hợp đơn vị thay đổi tên gọi thì Cục trưởng xem xét, quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cấp Phòng theo tên gọi mới.

Điều 38. Giao quyền cấp trưởng, giao phụ trách đơn vị

1. Trường hợp chưa có nhân sự đáp ứng tiêu chuẩn bổ nhiệm Trưởng phòng hoặc tương đương thuộc Cục, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự quyết định giao quyền cấp trưởng hoặc giao phụ trách đơn vị thuộc Cục.

2. Cục trưởng tổ chức hội nghị tập thể lãnh đạo Cục để thảo luận, giới thiệu và thống nhất nhân sự giao quyền cấp trưởng hoặc giao phụ trách đơn vị thuộc Cục. Sau Hội nghị, Cục trưởng lấy ý kiến của cấp ủy Cục bằng văn bản về nhân sự được đề nghị.

3. Căn cứ kết quả thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này, Cục trưởng quyết định giao quyền cấp trưởng hoặc giao phụ trách đơn vị thuộc Cục.

Mục 6

BỔ NHIỆM LÃNH ĐẠO CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Điều 39. Quy trình bổ nhiệm đối với Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự

1. Bước 1: Xác định nhu cầu, thống nhất chủ trương bổ nhiệm

Trên cơ sở đề xuất của Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Cục trưởng tổ chức hội nghị tập thể lãnh đạo Cục để thảo luận, xác định nhu cầu, thống nhất chủ trương bổ nhiệm Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự trực thuộc.

2. Bước 2: Giới thiệu và thống nhất chủ trương nhân sự bổ nhiệm

Trên cơ sở thống nhất chủ trương bổ nhiệm tại bước 1, căn cứ nguồn cán bộ trong quy hoạch và ý kiến giới thiệu của công chức, người lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP thuộc Chi cục (việc lấy ý kiến giới thiệu của công chức, viên chức, người lao động do Cục trưởng thực hiện thông qua hình thức phát phiếu thăm dò trên cơ sở danh sách những người trong quy hoạch và phải bảo đảm sự bảo mật và được thông báo tại cuộc họp tập thể lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự), Cục trưởng chủ trì Hội nghị tập thể lãnh đạo Cục để thảo luận, lựa chọn, giới thiệu nhân sự bổ nhiệm.

Đối với nguồn nhân sự từ cơ quan khác, căn cứ kết quả cuộc họp, Cục trưởng báo cáo để Tổng cục phê duyệt chủ trương nhân sự bổ nhiệm. Hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương nhân sự bổ nhiệm bao gồm: Tờ trình đề nghị phê duyệt chủ trương nhân sự bổ nhiệm; Biên bản Hội nghị tập thể lãnh đạo Cục; Sơ yếu lý lịch của nhân sự được giới thiệu theo mẫu của Bộ Nội vụ. Trên cơ sở Tờ trình của Cục Thi hành án dân sự, Tổng Cục trưởng cho ý kiến về phương án nhân sự theo đề xuất của Cục và thông báo kết quả bằng văn bản cho Cục Thi hành án dân sự.

3. Bước 3:

a) Đối với nhân sự tại chỗ: Cục trưởng tổ chức Hội nghị toàn thể công chức, người lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của Chi cục để thực hiện nội dung theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 28 Thông tư này.

b) Đối với nhân sự từ cơ quan khác: Trên cơ sở phê duyệt chủ trương nhân sự bổ nhiệm của Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 28 Thông tư này.

4. Bước 4: Cục trưởng tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt của Chi cục để nhận xét, đánh giá và lấy phiếu tín nhiệm đối với nhân sự đề nghị bổ nhiệm là nguồn nhân sự tại chỗ:

- Thành phần Hội nghị, gồm: Tập thể lãnh đạo Chi cục, cấp ủy Chi cục, đại diện các tổ chức chính trị - xã hội cơ quan Chi cục. Hội nghị mời đại diện cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ ở cấp huyện tham dự.

- Nội dung: Thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 26 Thông tư này.

5. Bước 5: Thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 36 Thông tư này.

6. Bước 6: Căn cứ kết quả thực hiện các bước theo quy trình, Cục trưởng ký Công văn trao đổi, lấy ý kiến bằng văn bản của cấp ủy cấp huyện về nhân sự đề nghị bổ nhiệm.

7. Bước 7: Sau khi có văn bản của cấp ủy cấp huyện thống nhất về nhân sự bổ nhiệm, Cục trưởng trình Tổng Cục trưởng quyết định bổ nhiệm nhân sự.

Trường hợp cấp ủy cấp huyện có ý kiến khác, Cục trưởng báo cáo Tổng cục Thi hành án dân sự để cho ý kiến.

8. Bước 8: Cục trưởng tổ chức công bố quyết định bổ nhiệm của Tổng Cục trưởng.

9. Hồ sơ bổ nhiệm thực hiện theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, m khoản 8 Điều 26 Thông tư này và bổ sung thêm văn bản cho ý kiến của cấp ủy Chi cục, văn bản cho ý kiến của cấp ủy cấp huyện.  

Điều 40. Quy trình bổ nhiệm đối với Phó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự

1. Bước 1: Xác định nhu cầu, đề xuất phê duyệt chủ trương bổ nhiệm

Trên cơ sở cơ cấu, số lượng lãnh đạo của Chi cục, Chi cục trưởng tổ chức Hội nghị tập thể lãnh đạo Chi cục để thảo luận, xác định nhu cầu và dự kiến phân công công tác đối với vị trí dự kiến bổ nhiệm.

Kết quả Hội nghị, Chi cục trưởng có Tờ trình đề nghị Cục trưởng phê duyệt chủ trương bổ nhiệm.

2. Bước 2: Giới thiệu và đề xuất phê duyệt chủ trương nhân sự bổ nhiệm

Trên cơ sở phê duyệt chủ trương bổ nhiệm của Cục Thi hành án dân sự, căn cứ nguồn cán bộ trong quy hoạch và ý kiến giới thiệu của công chức, người lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của Chi cục (việc lấy ý kiến giới thiệu của công chức, người lao động do Chi Cục trưởng thực hiện thông qua hình thức phát phiếu thăm dò trên cơ sở danh sách những người trong quy hoạch và phải bảo đảm sự bảo mật và được thông báo tại cuộc họp tập thể lãnh đạo Chi cục Thi hành án dân sự), Chi cục trưởng chủ trì Hội nghị tập thể lãnh đạo Chi cục để thảo luận, lựa chọn, giới thiệu nhân sự bổ nhiệm.

Kết quả Hội nghị, Chi cục trưởng báo cáo để Cục trưởng phê duyệt chủ trương nhân sự bổ nhiệm. Hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương nhân sự bổ nhiệm bao gồm: Tờ trình đề nghị phê duyệt chủ trương bổ nhiệm; Biên bản Hội nghị tập thể Lãnh đạo Chi cục; Sơ yếu lý lịch của nhân sự được giới thiệu theo mẫu của Bộ Nội vụ.

Trên cơ sở Tờ trình của Chi cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng tổ chức Hội nghị tập thể lãnh đạo Cục để cho ý kiến về phương án nhân sự theo đề xuất của Chi cục và thông báo kết quả bằng văn bản cho Chi cục Thi hành án dân sự.

3. Bước 3:

a) Đối với nhân sự tại chỗ: Cục trưởng tổ chức Hội nghị toàn thể công chức, người lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của Chi cục để thực hiện nội dung theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 28 Thông tư này.

b) Đối với nhân sự từ cơ quan khác: Trên cơ sở phê duyệt chủ trương nhân sự bổ nhiệm, Cục trưởng thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 28 Thông tư này.

4. Bước 4: Cục trưởng tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt của Chi cục để nhận xét, đánh giá và lấy phiếu tín nhiệm đối với nhân sự đề nghị bổ nhiệm là nguồn nhân sự tại chỗ:

- Thành phần Hội nghị, gồm: Tập thể lãnh đạo Chi cục, cấp ủy Chi cục, đại diện các tổ chức chính trị - xã hội cơ quan Chi cục. Hội nghị mời đại diện cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ ở cấp huyện tham dự.

- Nội dung: Thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 26 Thông tư này.

5. Bước 5: Thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 36 Thông tư này.

6. Bước 6: Căn cứ kết quả thực hiện các bước theo quy trình, Cục trưởng ký Công văn trao đổi, lấy ý kiến bằng văn bản của cấp ủy hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện về nhân sự đề nghị bổ nhiệm.

7. Bước 7: Sau khi có văn bản của cấp ủy hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện thống nhất về nhân sự bổ nhiệm, Cục trưởng quyết định bổ nhiệm Phó Chi cục trưởng.

Trường hợp cấp ủy hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện có ý kiến khác, tập thể lãnh đạo Cục xem xét, quyết định.

8. Bước 8: Cục trưởng tổ chức công bố quyết định bổ nhiệm Phó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự.

9. Hồ sơ bổ nhiệm thực hiện theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, m khoản 8 Điều 26 Thông tư này và bổ sung thêm văn bản cho ý kiến của cấp ủy Chi cục, văn bản cho ý kiến của cấp ủy hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Điều 41. Bổ nhiệm lãnh đạo Chi cục do đơn vị thay đổi tên gọi

Trường hợp đơn vị thay đổi tên gọi thì Tổng Cục trưởng xem xét, quyết định bổ nhiệm Chi cục trưởng; Cục trưởng xem xét, quyết định bổ nhiệm Phó Chi cục trưởng theo tên gọi mới.

Điều 42. Giao quyền cấp trưởng, giao phụ trách đơn vị

1. Trường hợp chưa có nhân sự đáp ứng tiêu chuẩn bổ nhiệm Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự, Tổng Cục trưởng quyết định giao quyền cấp trưởng hoặc giao phụ trách Chi cục Thi hành án dân sự.

2. Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tổ chức hội nghị tập thể lãnh đạo Cục để thảo luận, lựa chọn giới thiệu nhân sự để trình Tổng Cục trưởng giao quyền cấp trưởng hoặc giao phụ trách Chi cục Thi hành án dân sự báo cáo Tổng Cục trưởng.

Trường hợp giao quyền cấp trưởng, Cục Thi hành án dân sự ký Công văn trao đổi, lấy ý kiến bằng văn bản của cấp ủy cấp huyện về nhân sự dự kiến.

Mục 7

QUY ĐỊNH VỀ BỔ NHIỆM LẠI

Điều 43. Điều kiện về bổ nhiệm lại

1. Hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

2. Không có công chức cấp dưới có sai phạm nghiêm trọng liên quan trực tiếp đến phạm vi quản lý, chỉ đạo, điều hành trong thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

3. Đáp ứng tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo được quy định tại thời điểm xem xét, bổ nhiệm lại và yêu cầu công tác trong thời gian tiếp theo.

4. Đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.           

5. Cơ quan, đơn vị có nhu cầu.

6. Chưa đảm nhiệm đủ thời gian hai nhiệm kỳ liên tiếp chức vụ lãnh đạo, quản lý đang được xem xét bổ nhiệm lại; trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định.

7. Bảo đảm các điều kiện khác theo quy định của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ.

Điều 44. Thời gian triển khai thủ tục bổ nhiệm lại

Chậm nhất là 90 ngày tính đến ngày hết thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo theo quy định, cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý công chức, viên chức phải thực hiện các quy trình, thủ tục bổ nhiệm lại. Quyết định bổ nhiệm lại công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo phải được thực hiện trước ít nhất 01 ngày làm việc, tính đến ngày hết thời hạn bổ nhiệm. Trường hợp vì lý do khách quan mà chưa thực hiện xong thì cấp có thẩm quyền quyết định việc kéo dài thời gian thực hiện nhiệm vụ.

Điều 45. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm lại

1. Công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý phải làm báo cáo tự nhận xét, đánh giá trong thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Đối với các chức vụ thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tư pháp thì Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự lấy ý kiến Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Tư pháp để báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho ý kiến trước khi trình Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp phê duyệt chủ trương bổ nhiệm lại.

2. Cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý công chức, viên chức có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có liên quan về tổ chức cán bộ tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt (đối với lãnh đạo Tổng cục) và Hội nghị toàn thể công chức, viên chức, người lao động (đối với các chức danh khác) để lấy ý kiến nhận xét và bỏ phiếu tín nhiệm đối với công chức, viên chức dự kiến bổ nhiệm lại. Thành phần dự họp đối với các chức danh lãnh đạo tương ứng, thực hiện như quy định tại khoản 3 của các Điều 26, Điều 28, Điều 29, Điều 33, Điều 36, Điều 39, Điều 40 và khoản 2 Điều 32 Thông tư này.

3. Sau Hội nghị toàn thể công chức, viên chức, người lao động, cấp có thẩm quyền thực hiện quy trình tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt để nhận xét, đánh giá và lấy phiếu tín nhiệm đối với công chức, viên chức dự kiến bổ nhiệm lại. Thành phần dự họp đối với các chức danh lãnh đạo tương ứng, thực hiện như quy định tại khoản 4 của các Điều 28, Điều 29, Điều 33, Điều 36, Điều 39, Điều 40 và khoản 3 Điều 32 Thông tư này.

4. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng công chức, viên chức lãnh đạo đánh giá và đề xuất ý kiến bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại.

5. Thực hiện quy trình lấy ý kiến bằng văn bản của cấp có thẩm quyền về công tác cán bộ như quy định về bổ nhiệm đối với từng chức danh lãnh đạo quy định tại Mục 2, Mục 3, Mục 4, Mục 5, Mục 6 Chương III Thông tư này.

6. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền

quyết định bổ nhiệm lại. Hồ sơ bổ nhiệm lại thực hiện như quy định tại Mục 2, Mục 3, Mục 4, Mục 5, Mục 6 Chương III Thông tư này.

7. Tổ chức công bố quyết định bổ nhiệm lại.

Mục 8

TỪ CHỨC, MIỄN NHIỆM

Điều 46. Từ chức

1. Trong thời gian giữ chức vụ, nếu công chức, viên chức lãnh đạo thấy không đủ điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ hoặc có nguyện vọng xin từ chức vì lý do khác theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức thì làm đơn xin từ chức gửi lãnh đạo cơ quan trực tiếp quản lý.

2. Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được đơn xin từ chức, cơ quan trực tiếp quản lý công chức, viên chức lãnh đạo tổ chức cuộc họp tập thể lãnh đạo, cấp ủy đơn vị xem xét để quyết định hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.

3. Khi việc từ chức chưa được cấp có thẩm quyền quyết định, công chức, viên chức lãnh đạo vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, chức trách được giao.

4. Công chức, viên chức lãnh đạo sau khi từ chức được cơ quan quản lý bố trí công tác khác.

Điều 47. Miễn nhiệm

1. Công chức, viên chức lãnh đạo do nhu cầu công tác hoặc trong các trường hợp sức khỏe không bảo đảm, hoặc không hoàn thành nhiệm vụ, hoặc vi phạm kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước nhưng chưa đến mức bị thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức, hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức thì cấp có thẩm quyền xem xét miễn nhiệm và bố trí công tác khác mà không chờ hết thời hạn bổ nhiệm.

2. Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị miễn nhiệm, cơ quan trực tiếp quản lý công chức, viên chức lãnh đạo tổ chức cuộc họp tập thể lãnh đạo, cấp ủy đơn vị để xem xét quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định miễn nhiệm chức vụ lãnh đạo đối với công chức, viên chức. 

Điều 48. Hồ sơ đề nghị cho từ chức, miễn nhiệm

1. Tờ trình của cơ quan có thẩm quyền.

2. Đơn xin từ chức hoặc nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo cơ quan nơi người đó đang công tác và bản tự nhận xét, đánh giá, kiểm điểm của công chức, viên chức trong trường hợp đề nghị miễn nhiệm.

3. Giấy tờ, tài liệu xác định căn cứ để từ chức, miễn nhiệm.

Chương IV

TỔ CHỨC THI TUYỂN VÀO NGẠCH CHẤP HÀNH VIÊN SƠ CẤP,

 HỒ SƠ BỔ NHIỆM CHẤP HÀNH VIÊN TRONG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT, ĐIỀU ĐỘNG, BIỆT PHÁI CHẤP HÀNH VIÊN VÀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC

BỔ NHIỆM THẨM TRA VIÊN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

­Mục 1

TỔ CHỨC THI TUYỂN VÀO NGẠCH CHẤP HÀNH VIÊN SƠ CẤP

Điều 49. Nguyên tắc tổ chức thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp

Việc tổ chức thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp (sau đây gọi chung là thi tuyển) được thực hiện theo nguyên tắc công khai, minh bạch, khách quan và cạnh tranh. Nguyên tắc cạnh tranh không áp dụng đối với thi tuyển Chấp hành viên trong quân đội.

Điều 50. Đối tượng đăng ký dự thi tuyển

1. Công chức các cơ quan thi hành án dân sự, đang giữ ngạch Thẩm tra viên hoặc Thư ký thi hành án hoặc chuyên viên.

2. Công chức các cơ quan khác có nhu cầu đăng ký dự thi, đang giữ ngạch chuyên viên hoặc tương đương.

3. Sỹ quan tại ngũ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

Điều 51. Kế hoạch thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp

1. Chậm nhất là ngày 31 tháng 3 hàng năm, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự có văn bản báo cáo Tổng cục Thi hành án dân sự về biên chế, số lượng công chức hiện có theo từng ngạch công chức và đăng ký nhu cầu Chấp hành viên sơ cấp của địa phương mình để trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt chỉ tiêu và kế hoạch thi tuyển.

2. Kế hoạch thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp được Bộ Tư pháp thông báo công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp và Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thi hành án dân sự.

Điều 52. Nội quy, quy chế thi tuyển

Nội quy kỳ thi và quy chế thi tuyển vào ngạch Chấp hành viên sơ cấp thực hiện như quy định hiện hành của Bộ Nội vụ về thi nâng ngạch chuyên viên chính.

Điều 53. Hội đồng thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp

1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thành lập Hội đồng thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp và Ban giám sát kỳ thi trên cơ sở đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự. Hội đồng thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm:

a) Chủ tịch Hội đồng: 01 Lãnh đạo Bộ Tư pháp;

b) Phó Chủ tịch Hội đồng: 01 Lãnh đạo Tổng cục Thi hành án dân sự;

c) Các Ủy viên Hội đồng: 01 Lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Tư pháp và các uỷ viên khác là Thủ trưởng một số đơn vị thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự, một số Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự;

d) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng: 01 Lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự.

2. Hội đồng thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp thành lập các ban giúp việc, gồm: Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi, Ban phúc khảo; các ban giúp việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.

Điều 54. Giám sát kỳ thi

1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thành lập Ban giám sát kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp gồm các thành viên là Trưởng ban và các giám sát viên. Nhiệm vụ cụ thể của các giám sát viên do Trưởng ban giám sát kỳ thi phân công.

2. Ban giám sát thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn như quy định của Bộ Nội vụ ban hành đối với Ban giám sát kỳ thi nâng ngạch công chức.

Điều 55. Điều kiện và hồ sơ đăng ký dự thi tuyển 

1. Điều kiện đăng ký dự thi bao gồm:

a) Có đủ tiêu chuẩn của ngạch Chấp hành viên sơ cấp quy định tại Điều 18 Luật thi hành án dân sự;

b) Hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian 03 năm liên tục gần nhất;  Không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích hoặc đang bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc đang trong thời gian thi hành kỷ luật;

c) Đối với trường hợp công chức cơ quan thi hành án dân sự thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương này đăng ký thi tuyển vào ngạch Chấp hành viên sơ cấp của cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác hoặc những công chức ngoài các cơ quan thi hành án dân sự khi đăng ký dự thi phải được cơ quan, đơn vị mà người đăng ký dự thi đang công tác đồng ý cho tham dự thi tuyển. Khuyến khích công chức cơ quan thi hành án dân sự thuộc các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển đăng ký dự thi tuyển làm Chấp hành viên sơ cấp tại cơ quan thi hành án dân sự ở biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

2. Hồ sơ đăng ký dự thi thực hiện theo quy định tại Điều 59 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP, Kế hoạch thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp của Bộ Tư pháp và hướng dẫn của Tổng cục Thi hành án dân sự.

Đơn đăng ký tham dự thi tuyển theo mẫu tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 56. Sơ tuyển ngạch Chấp hành viên sơ cấp

1. Tập thể lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự thực hiện sơ tuyển đối với những người được đề nghị hoặc đăng ký tham dự thi tuyển ngạch Chấp hành viên sơ cấp tại địa phương mình.

Tập thể lãnh đạo Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng thực hiện sơ tuyển đối với những người được đề nghị tham dự thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp thuộc Phòng Thi hành án cấp quân khu.

2. Nội dung sơ tuyển:

a) Kiểm tra tính hợp lệ của Hồ sơ tham dự thi tuyển;

b) Kiểm tra điều kiện tham dự thi tuyển của người tham dự thi tuyển;

c) Đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức, thể chất của người dự thi tuyển theo yêu cầu, nhiệm vụ thi hành án dân sự;

3. Sau khi sơ tuyển theo quy định tại khoản 2 Điều này, tập thể lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự đánh giá kết quả sơ tuyển theo hình thức đạt hoặc không đạt.

4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện sơ tuyển, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự phải thông báo kết quả sơ tuyển cho người được sơ tuyển và cơ quan nơi người đó công tác biết.

5. Trên cơ sở văn bản đề nghị của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự đối với cơ quan thi hành án dân sự hoặc Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng đối với Phòng Thi hành án cấp quân khu, Tổng cục Thi hành án dân sự thẩm định hồ sơ tham dự thi tuyển, báo cáo Tổng cục trưởng xem xét, phê duyệt danh sách đủ điều kiện thi tuyển.

Điều 57. Hình thức thi và thời gian thi

Người đăng ký thi tuyển vào ngạch Chấp hành viên sơ cấp phải tham gia các bài thi, bao gồm:

1. Bài thi trắc nghiệm pháp luật về thi hành án dân sự, thời gian 45 phút.

2. Bài thi viết kỹ năng thi hành án dân sự, thời gian 180 phút.

Điều 58. Cách tính Điểm các bài thi

1. Bài thi được chấm theo thang Điểm 100.

2. Điểm các bài thi được tính như sau:

a) Bài thi viết kỹ năng thi hành án dân sự tính hệ số 2;

b) Bài thi trắc nghiệm pháp luật về thi hành án dân sự tính hệ số 1.

Điều 59. Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp

Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Có đủ các bài thi theo quy định tại Điều 57 Thông tư này;

2. Có số Điểm của mỗi bài thi (chưa nhân hệ số) đạt từ 50 Điểm trở lên;

3. Có tổng Điểm chung cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu Chấp hành viên sơ cấp của từng tỉnh, thành phố trực Trung ương.

Tổng Điểm chung = (Điểm bài thi viết kỹ năng thi hành án dân sự) x 2 + Điểm Bài thi trắc nghiệm pháp luật về thi hành án dân sự.

Công chức cơ quan thi hành án dân sự thuộc các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển đăng ký dự thi tuyển làm Chấp hành viên sơ cấp tại cơ quan thi hành án dân sự ở biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được cộng thêm 10 Điểm vào tổng Điểm chung để xác định người trúng tuyển.

4. Trường hợp có 02 người trở lên có tổng Điểm chung bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng thì người có Điểm bài thi viết kỹ năng thi hành án dân sự cao hơn là người trúng tuyển. Nếu vẫn không xác định được người trúng tuyển thì Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự có văn bản báo cáo Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự để trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định người trúng tuyển.

5. Việc xác định người trúng tuyển Chấp hành viên sơ cấp trong quân đội không thực hiện theo quy định tại các khoản 3, 4 Điều này.

Điều 60. Thông báo và công nhận kết quả kỳ thi

1. Hội đồng thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp thông báo công khai kết quả thi trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp, Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thi hành án dân sự và thông báo bằng văn bản đến Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng để thông báo cho người dự thi.

2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục phúc khảo theo quy định, Hội đồng thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp phải báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp công nhận kết quả kỳ thi.

Điều 61. Bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp

1. Căn cứ Quyết định công nhận kết quả kỳ thi và chỉ tiêu Chấp hành viên sơ cấp đã phân bổ cho các đơn vị, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng yêu cầu người trúng tuyển hoàn thiện hồ sơ để bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp.

2. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp bao gồm:

a) Tờ trình bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp;

b) Sơ yếu lý lịch theo mẫu do Bộ Nội vụ ban hành có xác nhận của cơ quan quản lý công chức hoặc theo quy định của Bộ Quốc phòng đối với trường hợp bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp trong quân đội;

c) Giấy chứng nhận sức khoẻ do bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên cấp còn trong thời hạn quy định;

d) Bản kê khai tài sản;

đ) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ có chứng thực.

3. Trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp đối với những người trúng tuyển.

Trường hợp công chức cơ quan thi hành án dân sự thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương này được xác định trúng tuyển tại cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định điều động, đồng thời bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp.

Trường hợp công chức không thuộc các cơ quan thi hành án dân sự trúng tuyển, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định tiếp nhận, đồng thời bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp.

Điều 62. Bổ nhiệm bổ sung Chấp hành viên sơ cấp

1. Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm bổ sung Chấp hành viên sơ cấp trong các trường hợp sau đây:

a) Trường hợp người đã được xác định trúng tuyển nhưng không hoàn thiện đủ hồ sơ để bổ nhiệm hoặc không đến nhận công tác theo quy định thì bị hủy bỏ kết quả thi tuyển và người có kết quả thấp hơn liền kề cùng đơn vị đăng ký dự thi nếu đáp ứng đủ điều kiện quy định tại các khoản 1, 2 Điều 59 Thông tư này được xác định trúng tuyển bổ sung để bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp.

b) Trường hợp những người đã thi tuyển có đủ điều kiện quy định tại các khoản 1, 2 Điều 59 Thông tư này nhưng nằm ngoài chỉ tiêu Chấp hành viên sơ cấp được phân bổ cho đơn vị mà người đó đã đăng ký thi tuyển, nếu có nguyện vọng thì được xem xét, xác định trúng tuyển bổ sung vào các đơn vị khác không có đủ người trúng tuyển theo chỉ tiêu được phân bổ để bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp. Trường hợp nhiều người cùng có nguyện vọng thì thứ tự xác định thực hiện theo quy định tại các khoản 3, 4 Điều 59 Thông tư này.

2. Hồ sơ và thủ tục đề nghị bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp đối với các trường hợp tại điểm b khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 61 Thông tư này và bổ sung thêm các tài liệu sau:

a) Đơn trình bày nguyện vọng của người đề nghị được chuyển đến đơn vị còn chỉ tiêu và cam kết tình nguyện phục vụ từ 03 năm trở lên tại đơn vị đăng ký xét trúng tuyển bổ sung;

b) Văn bản đồng ý cho chuyển công tác của cơ quan quản lý công chức theo phân cấp.

Mục 2

HỒ SƠ BỔ NHIỆM CHẤP HÀNH VIÊN

TRONG TRƯỜNG HỢP KHÔNG QUA THI TUYỂN

Điều 63. Hồ sơ bổ nhiệm Chấp hành viên đối với trường hợp quy định tại các khoản 6, 7 Điều 18 Luật thi hành án dân sự

1. Hồ sơ bổ nhiệm Chấp hành viên đối với trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 18 Luật thi hành án dân sự bao gồm:

a) Tờ trình bổ nhiệm Chấp hành viên;

b) Sơ yếu lý lịch theo mẫu do Bộ Nội vụ ban hành có xác nhận của cơ quan quản lý công chức hoặc theo quy định của Bộ Quốc phòng đối với trường hợp bổ nhiệm Chấp hành viên trong quân đội;

c) Bản sao Quyết định của cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên (đối với những trường hợp đã từng là Chấp hành viên);

d) Giấy chứng nhận sức khoẻ do bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên cấp còn trong thời hạn quy định;

đ) Bản kê khai tài sản;

e) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ có chứng thực;

g) Văn bản nhận xét, đánh giá và đồng ý cho chuyển công tác của Thủ trưởng đơn vị nơi công chức đó đang công tác.

2. Hồ sơ bổ nhiệm Chấp hành viên đối với trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 18 Luật thi hành án dân sự bao gồm:

a) Các tài liệu theo quy định tại các điểm a, b, d, đ, e khoản 1 Điều này;

b) Tài liệu, giấy tờ xác định thời gian làm công tác pháp luật;

c) Văn bản thống nhất về chủ trương bổ nhiệm Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự của cấp ủy hoặc chính quyền địa phương theo phân cấp quản lý cán bộ.

Điều 64. Hồ sơ bổ nhiệm Chấp hành viên đối với trường hợp quy định tại Điều 63 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP

1. Tờ trình của Hội đồng tuyển chọn Chấp hành viên;

2. Biên bản họp Hội đồng tuyển chọn Chấp hành viên;

3. Đơn đề nghị bổ nhiệm Chấp hành viên của công chức theo mẫu tại Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này;

4. Tài liệu quy định tại các điểm b, d, đ, e khoản 1 Điều 63 Thông tư này.

Mục 3

ĐIỀU ĐỘNG, BIỆT PHÁI CHẤP HÀNH VIÊN

  Điều 65. Điều động, biệt phái Chấp hành viên

1. Tổng Cục trưởng, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tiến hành điều động, biệt phái Chấp hành viên từ đơn vị có khối lượng công việc ít đến đơn vị có khối lượng công việc nhiều trong phạm vi thẩm quyền được Bộ trưởng Bộ Tư pháp phân cấp theo quy định.

  2. Chấp hành viên hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian thực hiện điều động, biệt phái sẽ được ưu tiên xem xét khi tiến hành quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Mục 4

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC BỔ NHIỆM THẨM TRA VIÊN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Điều 66. Đối tượng và nguyên tắc bổ nhiệm

1. Công chức hệ thống tổ chức thi hành án dân sự, đang giữ ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở lên tại các vị trí việc làm có yêu cầu trình độ Cử nhân Luật.

2. Công chức các cơ quan khác được tiếp nhận về hệ thống tổ chức thi hành án dân sự, đang giữ ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở lên tại các vị trí việc làm có yêu cầu trình độ Cử nhân Luật.

3. Không được bổ nhiệm ngạch Thẩm tra viên thi hành án dân sự đối với công chức đang giữ ngạch thấp hơn.

Điều 67. Hội đồng kiểm tra, sát hạch và nội dung kiểm tra, sát hạch

1. Cơ quan quản lý công chức quyết định thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch đối với công chức được dự kiến bổ nhiệm sang các ngạch Thẩm tra viên, bao gồm:

a) Hội đồng kiểm tra, sát hạch để chuyển ngạch Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên cao cấp của Tổng cục Thi hành án dân sự gồm 05 thành viên: Chủ tịch Hội đồng là 01 Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, các uỷ viên gồm có 03 lãnh đạo đại diện các đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự, 01 lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ (kiêm Thư ký Hội đồng);

b) Hội đồng kiểm tra, sát hạch để chuyển ngạch Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên cao cấp của các cơ quan thi hành án dân sự địa phương gồm 05 thành viên: Chủ tịch Hội đồng là Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, các uỷ viên gồm có 01 lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án dân sự, 01 lãnh đạo Phòng Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, 01 Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự, 01 lãnh đạo Phòng Tổ chức cán bộ (kiêm Thư ký Hội đồng).

2. Hội đồng kiểm tra, sát hạch tiến hành kiểm tra, sát hạch về trình độ, năng lực của công chức được dự kiến bổ nhiệm sang các ngạch Thẩm tra viên để tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan quản lý công chức báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm ngạch Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên cao cấp.

3. Công chức đang giữ một trong các ngạch Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp, Chấp hành viên cao cấp khi bổ nhiệm sang các ngạch Thẩm tra viên tương đương thì không phải kiểm tra, sát hạch.

Chương V

THẺ CHẤP HÀNH VIÊN, THẺ THẨM TRA VIÊN

VÀ TRANG PHỤC, PHÙ HIỆU, CẤP HIỆU

Điều 68. Nguyên tắc quản lý, sử dụng

1. Người làm công tác thi hành án dân sự phải mặc trang phục có gắn bảng tên, phù hiệu, cấp hiệu thi hành án dân sự tại công sở và trong khi thi hành công vụ theo đúng chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm.

2. Việc cấp phát, quản lý, sử dụng trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, Thẻ Chấp hành viên, Thẻ Thẩm tra viên thi hành án phải đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng chế độ theo quy định của pháp luật.

3. Nghiêm cấm việc sử dụng trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, Thẻ Chấp hành viên, Thẻ Thẩm tra viên thi hành án để thực hiện các hành vi trái pháp luật.

Điều 69. Mẫu, nội dung Thẻ Chấp hành viên

1. Thẻ Chấp hành viên có chiều dài 95 mm, chiều rộng 62 mm; được sản xuất bằng chất liệu giấy.

2. Mặt trước Thẻ có nền màu đỏ, in mờ hoa văn hình trống đồng, trên cùng là dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” màu vàng; ở giữa là hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phía dưới Quốc huy là dòng chữ “THẺ CHẤP HÀNH VIÊN” màu vàng.

3. Mặt sau Thẻ có màu kem hồng, giữa Thẻ có in mờ hoa văn hình trống đồng, ở giữa có một gạch chéo màu đỏ kéo dài từ mép trên đến hết mép dưới của Thẻ, giữa gạch chéo có một ngôi sao vàng.

Phía trên góc trái có dòng chữ “BỘ TƯ PHÁP”, dưới dòng chữ là hình biểu trưng ngành Tư pháp, dưới biểu trưng ngành là ảnh của Chấp hành viên mặc trang phục, phù hiệu, cấp hiệu của ngạch Chấp hành viên đang giữ, cỡ 2 x 3 cm, có giáp lai bằng dấu nổi ở góc dưới bên phải ảnh, dưới ảnh là các nội dung về số hiệu thẻ.

Phía trên cùng bên phải là Quốc hiệu nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dưới Quốc hiệu có dòng chữ “THẺ CHẤP HÀNH VIÊN”; tiếp theo là các nội dung về họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; chức danh, chức vụ; đơn vị công tác; ngày, tháng, năm cấp Thẻ; chữ ký, họ tên của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

4. Chi tiết mẫu Thẻ Chấp hành viên tại Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 70. Mẫu, nội dung Thẻ Thẩm tra viên thi hành án

1. Thẻ Thẩm tra viên thi hành án có chiều dài là 95 mm, chiều rộng 62 mm, được sản xuất bằng chất liệu giấy.

2. Mặt trước Thẻ có nền màu xanh sẫm, in mờ hoa văn hình trống đồng, trên cùng là dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” màu vàng; ở giữa là hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phía dưới Quốc huy là dòng chữ “THẺ THẨM TRA VIÊN” màu vàng.

3. Mặt sau Thẻ có màu xanh nhạt, giữa Thẻ có in mờ hoa văn hình trống đồng, ở giữa có một gạch chéo màu đỏ kéo dài từ mép trên đến hết mép dưới của Thẻ, giữa gạch chéo có một ngôi sao vàng.

Phía trên góc trái có dòng chữ “BỘ TƯ PHÁP”, dưới dòng chữ là hình biểu tượng ngành Tư pháp, dưới biểu trưng ngành là ảnh của Thẩm tra viên cỡ 2 x 3 cm, có giáp lai bằng dấu nổi ở góc dưới bên phải ảnh, dưới ảnh là các nội dung về số hiệu thẻ.

Phía trên cùng bên phải là Quốc hiệu nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dưới Quốc hiệu có dòng chữ “THẺ THẨM TRA VIÊN”; tiếp theo là các nội dung về họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; chức danh, chức vụ; đơn vị công tác; ngày, tháng, năm cấp Thẻ; chữ ký, họ tên của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

4. Chi tiết mẫu Thẻ Thẩm tra viên tại Phụ lục số 5 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 71. Trang phục nam

1. Áo thu đông mặc ngoài

a) Màu sắc là vải màu xanh rêu sẫm;

b) Kiểu dáng là kiểu áo khoác bốn túi, bốn cúc; ve cổ kiểu chữ V, lá cổ trên có khuyết cài phù hiệu; cúc áo bằng kim loại mạ màu vàng, có in dập biểu tượng ngành thi hành án dân sự; áo có hai túi ốp trên và hai túi ốp dưới, nắp túi hơi lượn cong, bị túi lượn tròn, giữa bị túi có xúp chìm, phía trên chính giữa nắp túi áo trái có hai khuyết để cài biển tên; vai áo có hai đỉa vai; vạt áo vuông; tay áo làm bác tay rộng 9 cm, sống áo có xẻ sau; ngực áo và thân áo có ép keo mùng, trên vai áo có chũi hai lớp canh tóc; áo được lót thân trước, thân sau, tay áo; vải lót đồng màu với màu của áo; toàn bộ ve áo, cổ áo, nẹp áo, túi áo, bác tay diễu hai đường may.

2. Quần thu đông, quần xuân hè mặc ngoài

a) Màu sắc là vải màu xanh rêu sẫm;

b) Kiểu dáng là quần âu kiểu ống đứng; thân trước một ly xếp, hai túi chéo, thân sau có chiết một ly, hai túi hậu cài khuy nhựa (miệng túi hậu 1 cm); cửa quần có khóa kéo, đầu cạp có một móc và một cúc hãm trong, cạp có quai nhê, có một móc và một khuy; quần có sáu đỉa chia đều.

3. Áo sơ mi dài tay

a) Màu sắc là vải màu trắng;

b) Kiểu dáng là kiểu cổ đức có chân; nẹp áo bong; cúc áo bằng nhựa in dập chữ viết tắt ngành thi hành án dân sự, màu của cúc cùng màu với màu của áo; có một túi bên trái, đáy túi vát góc; thân sau cầu vai chiết ly hai bên, gấu áo lượn tôm 5 cm; tay áo có măng séc, có một cúc chính và một cúc phụ bên cạnh; cổ áo, nẹp áo, măng séc tay, gấu áo may diễu một đường 0,5 cm.

4. Áo xuân hè mặc ngoài

a) Màu sắc là vải màu ghi sáng;

b) Kiểu dáng là áo kiểu cổ đức có chân; ve cổ có khuyết cài phù hiệu; cúc áo bằng nhựa in dập chữ viết tắt ngành thi hành án dân sự, màu của cúc cùng với màu của áo; áo có hai túi ốp trên, giữa bị túi có một xúp nổi 3 cm, nắp trái đào và khuy cài, phía trên chính giữa nắp túi áo trái có hai khuyết để cài biển tên; vai áo có hai đỉa vai; tay áo gập gấu lơ vê; thân sau cầu vai chiết ly hai bên; vạt áo lượn tôm 5 cm; cổ áo và túi áo đều diễu hai đường may.  

5. Áo khoác ngoài mùa đông

a) Màu sắc là vải màu xanh rêu sẫm;

b) Kiểu dáng là áo kiểu cài thẳng ba cúc; ve cổ hình chữ K (ve thụt, cổ thò); thân trước có đề cúp ngực, thân sau có cầu vai, xẻ sau; phía trong áo có túi lót, phía ngoài áo có dây lưng vải; hai túi cơi làm chéo; có cá tay đầu nhọn đính một cúc; các đường diễu nổi tám ply, vai áo có hai đỉa vai; ngực áo, tay áo đính cúc 2,5 cm; có hai túi lót kiểu hai viền; toàn bộ thân áo được dựng canh tóc.

6. Áo chống rét mùa đông

a) Màu sắc là vải màu xanh rêu sẫm;

b) Kiểu dáng là áo bông ba lớp, kiểu áo khoác lửng dài tay, hai cổ, cổ trong có khóa kéo, cổ ngoài bẻ chữ K; nẹp áo có bốn cúc cùng màu với màu vải áo, vạt vuông; áo có hai túi, hai túi trên ốp ngoài, nắp nhọn ba cạnh cài cúc đồng, bị túi lượn tròn, giữa bị túi có đố túi, hai túi dưới bổ, cơi túi chéo rộng 3,8 cm; vai áo có hai đỉa vai; tay áo xuông tròn, phía lần trong lót có bo len, có cá tay; toàn bộ ve áo, cổ áo, nẹp áo, túi áo, cá tay đều diễu hai đường may song song; hai bên sườn xanh tê có dây đeo, đai áo rộng 4 cm; thân sau có đề cúp liền áo; vải lót toàn thân áo đồng màu với vải chính, giữa lần ngoài và lần lót thân là lớp bông loại 100 gram, giữa lần ngoài và lần lót tay là lớp bông loại 80 gram, giữa lần ngoài và lần lót nẹp, cổ, nắp túi, bật vai, cá tay là lớp bông 40 gram.

7. Chi tiết mẫu Trang phục nam tại Phụ lục số 6 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 72. Trang phục nữ

1. Áo thu đông mặc ngoài

a) Màu sắc là vải màu xanh rêu sẫm;

b) Kiểu dáng là kiểu áo khoác hai túi, bốn cúc; ve áo kiểu chữ V, lá cổ trên có khuyết cài phù hiệu; cúc áo bằng kim loại mạ màu vàng, có in dập biểu tượng ngành thi hành án dân sự; phía trên chính giữa ngực trái có hai khuyết để cài biển tên; hai túi dưới bổ cơi có nắp, nắp túi hơi lượn cong, thân túi chìm; vai áo có hai đỉa vai; vạt áo vuông; tay áo có làm bác tay rộng 7 cm; sống áo có xẻ sau; thân áo có ép keo mùng; áo được lót thân trước, thân sau, tay áo; vải lót đồng màu với màu của áo; toàn bộ ve áo, cổ áo, nẹp áo, túi áo, bác tay diễu hai đường may.

          2. Quần thu đông và quần xuân hè mặc ngoài

a) Màu sắc là vải màu xanh rêu sẫm;

  b) Kiểu dáng là dáng quần âu kiểu suông đứng, quần cạp 4 cm, hai túi chéo, thân sau có chiết một ly; cửa quần có khóa kéo, cạp có quai nhê, có một khuy, một móc; quần có năm đỉa chia đều.

3. Áo sơ mi dài tay

a) Màu sắc là vải màu trắng;

b) Kiểu dáng là kiểu cổ đức có chân; nẹp áo bong; cúc áo bằng nhựa in dập chữ viết tắt ngành thi hành án dân sự, màu của cúc cùng với màu của áo; thân chiết bốn ly, có hai ly ven ngực; gấu áo lượn tôm 5 cm; tay áo có măng séc 7 cm, cài 2 khuy, có bổ thép tay (có xếp một ly tay); toàn bộ cổ áo, nẹp áo, măng séc may mí một đường, gấu áo may cuộn 0,5 cm.

4. Áo xuân hè mặc ngoài

a) Màu sắc: Vải màu ghi sáng;

b) Kiểu dáng là kiểu thân áo bẩy mảnh, hai túi, bốn cúc; ve cổ hình chữ K (ve thụt, cổ thò), lá cổ trên có khuyết cài phù hiệu; cúc áo bằng nhựa in dập biểu tượng ngành thi hành án dân sự, màu của cúc cùng với màu của áo; phía trên chính giữa ngực trái có hai khuyết để cài biển tên; áo có hai túi dưới, nắp túi lượn cong, đáy túi vát góc, giữa bị túi có một xúp nổi 3 cm; có hai đỉa cầu vai; gấu áo bằng, gấu tay áo may gấp lơ vê; toàn bộ cổ áo, túi áo có diễu hai đường may.

5. Áo khoác ngoài mùa đông

a) Màu sắc là vải màu xanh rêu sẫm;

b) Kiểu dáng là áo kiểu cài thẳng ba cúc; ve cổ hình chữ K (ve thụt, cổ thò); thân trước có đề cúp ngực, thân sau có cầu vai, xẻ sau; phía trong áo có túi lót, phía ngoài áo có dây lưng vải; hai túi cơi làm chéo; có cá tay đầu nhọn đính một cúc; các đường diễu nổi tám ply, vai áo có hai đỉa vai; ngực áo, tay áo đính cúc 2,5 cm; có hai túi lót kiểu hai viền; toàn bộ thân áo được dựng canh tóc.

6. Áo chống rét mùa đông

a) Màu sắc là vải màu xanh rêu sẫm;

b) Kiểu dáng là áo bông ba lớp, kiểu áo khoác lửng dài tay, hai cổ, cổ trong có khóa kéo, cổ ngoài bẻ chữ K; nẹp áo có bốn cúc cùng màu với màu vải áo, vạt vuông; áo có hai túi dưới bổ, cơi túi chéo rộng 3,8 cm; vai áo có hai đỉa vai; tay áo xuông tròn, phía lần trong lót có bo len, có cá tay; toàn bộ ve áo, cổ áo, nẹp áo, túi áo, cá tay đều có hai đường may diễu song song; hai bên sườn xanh tê có dây đeo, đai áo rộng 4 cm; thân sau có đề cúp liền áo; vải lót toàn thân áo đồng màu với vải chính, giữa lần ngoài và lần lót thân là lớp bông loại 100 gram, giữa lần ngoài và lần lót tay là lớp bông loại 80 gram, giữa lần ngoài và lần lót nẹp, cổ, nắp túi, bật vai, cá tay là lớp bông 40 gram.

7. Chi tiết mẫu Trang phục nữ tại Phụ lục số 6 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 73. Lễ phục nam

1. Lễ phục mùa đông:

a) Áo lễ phục mùa đông có màu sắc là vải màu trắng kem. Kiểu dáng là kiểu áo khoác bốn túi, bốn cúc; cổ ve vuông, bản cổ to, lá cổ trên có khuyết cài phù hiệu; cúc áo bằng kim loại mạ màu vàng, có in dập biểu tượng ngành thi hành án dân sự; hai túi trên và hai túi dưới ốp ngoài, có nắp, nắp túi hơi lượn cong, đáy túi vát góc, giữa bị túi có súp chìm; phía trên chính giữa nắp túi áo trái có hai khuyết để cài biển tên; vai áo có hai đỉa vai; vạt áo vuông; tay áo suông tròn, tay áo làm bác tay rộng 9 cm; sống áo có xẻ sau; ngực áo và thân áo có ép keo mùng, trên vai áo có chũi hai lớp canh tóc; áo được lót toàn bộ thân trước, thân sau, tay áo; vải lót toàn thân đồng màu với màu của áo; toàn bộ ve áo, cổ áo, nẹp áo, túi áo, bác tay diễu hai đường may.

b) Áo sơ mi lễ phục mùa đông có màu sắc là vải màu trắng. Kiểu dáng là cổ đức có chân; nẹp áo bong; cúc áo bằng nhựa in dập chữ viết tắt ngành thi hành án dân sự, màu cúc cùng với màu của áo; áo có một túi ngực trái, đáy túi vát góc; thân sau cầu vai chiết ly hai bên; vạt áo lượn tôm 5 cm, tay áo có măng séc 7 cm, cài hai khuy, có bổ thép tay (có xếp một ly tay).

2. Áo lễ phục mùa hè có màu sắc là vải màu trắng kem. Kiểu dáng là kiểu áo bốn túi, bốn cúc; ve áo kiểu chữ V, bản cổ to, lá cổ trên có khuyết cài phù hiệu; cúc áo bằng kim loại mạ màu vàng, có in dập biểu tượng ngành thi hành án dân sự; hai túi trên và hai túi dưới ốp ngoài, có nắp, nắp túi hơi lượn cong, đáy túi vát góc, giữa bị túi có súp chìm; phía trên chính giữa nắp túi áo trái có hai khuyết để cài biển tên; vai áo có hai đỉa vai; vạt áo vuông; tay áo suông tròn, tay áo gập gấu lơ vê; sống áo có xẻ sau; toàn bộ ve áo, cổ áo, nẹp áo, túi áo diễu hai đường may.

3. Quần lễ phục có màu sắc là vải màu trắng kem. Kiểu dáng là quần âu kiểu ống đứng; thân trước một ly xếp, hai túi chéo, thân sau có chiết một ly, hai túi hậu cài khuy nhựa (miệng túi hậu 1 cm); cửa quần có khóa kéo, đầu cạp có một móc và một cúc hãm trong, cạp có quai nhê, có một móc và một khuy; quần có sáu đỉa chia đều.

4. Chi tiết mẫu Lễ phục nam tại Phụ lục số 6 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 74. Lễ phục nữ

1. Lễ phục mùa đông:

a) Áo lễ phục nữ có màu sắc là vải màu trắng kem. Kiểu dáng là kiểu áo khoác có hai túi, bốn cúc, thân áo bổ bẩy mảnh; cổ ve vếch nhẹ, lá cổ trên có khuyết cài phù hiệu; cúc áo bằng kim loại mạ màu vàng, có in dập biểu tượng ngành thi hành án dân sự; phía trên chính giữa ngực trái có hai khuyết để cài biển tên; hai túi dưới bổ cơi có nắp, nắp túi hơi lượn cong,  thân túi chìm; vai áo có hai đỉa vai; vạt áo vuông; tay áo suông tròn, có làm bác tay rộng 7 cm, sống áo có xẻ sau; thân áo có ép keo mùng; áo được lót toàn bộ thân trước, thân sau, tay áo; vải lót toàn thân đồng màu với màu của áo; toàn bộ ve áo, cổ áo, nẹp áo, túi áo, bác tay diễu hai đường may.

b) Áo sơ mi lễ phục mùa đông có màu sắc là vải màu trắng. Kiểu dáng là kiểu cổ đức có chân; nẹp áo bong; cúc áo bằng nhựa in dập chữ viết tắt ngành thi hành án dân sự, màu của cúc cùng với màu của áo; thân chiết bốn ly, có hai ly ven ngực; gấu áo lượn tôm 5 cm; tay áo có măng séc 7 cm, cài hai khuy, có bổ thép tay (có xếp một ly tay); toàn bộ cổ áo, nẹp áo, măng séc may mí một đường, gấu áo may cuộn 0,5 cm.

2. Áo lễ phục mùa hè có màu sắc là vải màu trắng kem. Kiểu dáng là kiểu áo có hai túi, bốn cúc, thân áo bổ bẩy mảnh; cổ ve vếch nhẹ, lá cổ trên có khuyết cài phù hiệu; cúc áo bằng kim loại mạ màu vàng, có in dập biểu tượng ngành thi hành án dân sự; phía trên chính giữa ngực trái có hai khuyết để cài biển tên; hai túi dưới bổ cơi có nắp, nắp túi hơi lượn cong, thân túi chìm; vai áo có hai đỉa vai; vạt áo vuông; tay áo suông tròn, tay áo gập gấu vào trong may một đường 3 cm; sống áo có xẻ sau; toàn bộ ve áo, cổ áo, nẹp áo, túi áo diễu hai đường may.

3. Quần lễ phục có màu sắc là vải màu trắng kem. Kiểu dáng là dáng quần âu kiểu suông đứng, quần cạp 4 cm, hai túi chéo, thân sau có chiết một ly; cửa quần có khóa kéo, cạp có quai nhê, có một khuy, một móc; quần có năm đỉa chia đều.

4. Chi tiết mẫu Lễ phục nữ tại Phụ lục số 6 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 75. Mũ Kê pi

1. Màu sắc gồm 2 loại theo màu áo thu đông mặc ngoài và màu áo lễ phục mùa đông.

2. Kiểu dáng là mũ có thành cong, đỉnh và cầu mũ được làm bằng cùng một loại vải, phía trước có lưỡi trai bằng nhựa màu đen bóng, thấp dần về phía trước; mũ có dây cooc đông mầu vàng, hai đầu được đính bằng cúc kim loại mầu vàng, trên mặt cúc có hình ngôi sao năm cánh nổi; phía trước cầu mũ có đục ôzê chính giữa; hai bên thành mũ có đục bốn ôzê; thành mũ phía trước được dựng bằng nhựa mỏng; lót cầu mũ làm bằng vải tráng nhựa, phía trong được gắn với bọt xốp.

3. Chi tiết mẫu Mũ kê pi tại Phụ lục số 6 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 76. Cơlavát

1. Màu sắc là màu xanh rêu sẫm.

2. Cơlavát có độ dài, rộng vừa phải; kiểu thắt sẵn, có khóa kéo, có chốt hãm tự động.

3. Chi tiết mẫu Cơlavát tại Phụ lục số 6 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 77. Bảng tên trên ngực áo  

1. Bảng tên trên ngực áo hình chữ nhật có kích thước dài 81 mm, rộng 23 mm, chất liệu bằng đồng vàng tấm dày 0,6 mm, kim cài bằng hợp kim không gỉ, nền sơn màu xanh lam, xung quanh có đường viền màu vàng. Bên trái biển tên là hình biểu trưng ngành Thi hành án dân sự. Bên phải biển tên là dòng chữ “HỌ VÀ TÊN”.

2. Chi tiết mẫu Biển tên trên ngực áo tại Phụ lục số 7 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 78. Giầy da, thắt lưng da, mũ bảo hiểm thi hành án

1. Thắt lưng da có chất liệu bằng da, màu đen.

2. Giầy da có chất liệu bằng da, màu đen, có dây buộc.

3. Mũ bảo hiểm thi hành án là loại mũ bảo hiểm có màu xanh rêu sẫm, phía ngoài bên phải trên thân mũ có in dòng chữ “THI HÀNH ÁN DÂN SỰ”.

Điều 79. Các loại trang phục khác

Các loại trang phục khác gồm có dép da, tất chân, áo mưa, cặp da đựng tài liệu do Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (đối với công chức cơ quan Tổng cục Thi hành án dân sự), Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối với công chức thuộc các cơ quan thi hành án dân sự địa phương) quyết định phù hợp với đặc điểm của từng địa phương theo mức, khung giá do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.

Điều 80. Phù hiệu, cấp hiệu thi hành án dân sự

1. Mẫu phù hiệu, cấp hiệu thi hành án dân sự, đối tượng được cấp phù hiệu, cấp hiệu thực hiện theo quy định tại Điều 79, Điều 80, Điều 81 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP và theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư này.

2. Chi tiết mẫu phù hiệu, cấp hiệu thi hành án dân sự tại Phụ lục số 8 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 81. Quản lý kinh phí in, cấp, thu hồi Thẻ Chấp hành viên, Thẻ Thẩm tra viên thi hành án

1. Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý thống nhất Thẻ Chấp hành viên, Thẻ Thẩm tra viên thi hành án và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) In, quản lý phôi Thẻ Chấp hành viên, Thẻ Thẩm tra viên thi hành án;

b) Thực hiện in thông tin của người được cấp vào Thẻ, mở sổ theo dõi, quản lý số hiệu Thẻ; phối hợp với Văn phòng Bộ Tư pháp để đóng dấu Thẻ Chấp hành viên, Thẻ Thẩm tra viên thi hành án.

2. Văn phòng Bộ Tư pháp có trách nhiệm đóng dấu Thẻ Chấp hành viên, Thẻ Thẩm tra viên thi hành án sau khi kiểm tra đủ các thông tin liên quan đến việc cấp Thẻ do Tổng cục Thi hành án dân sự cung cấp.

3. Kinh phí in, mua phôi Thẻ Chấp hành viên, Thẻ Thẩm tra viên thi hành án do cấp có thẩm quyền giao trong phạm vi dự toán ngân sách hàng năm của Tổng cục Thi hành án dân sự.

4. Việc cấp, đổi, cấp lại, thu hồi Thẻ Chấp hành viên, Thẻ Thẩm tra viên thi hành án được thực hiện trong các trường hợp sau:

a) Chấp hành viên, Thẩm tra viên thi hành án khi có Quyết định bổ nhiệm vào ngạch được cấp Thẻ để phục vụ công tác;

b) Chấp hành viên, Thẩm tra viên thi hành án đã được cấp Thẻ, khi có thay đổi chức danh hoặc thay đổi đơn vị công tác hoặc khi Thẻ bị hư hỏng thì được đổi Thẻ mới;

c) Chấp hành viên, Thẩm tra viên thi hành án đã được cấp Thẻ, nhưng bị mất thì phải báo cáo ngay cho Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý công chức đó biết và làm thủ tục cấp lại Thẻ.

5. Thủ tục cấp, đổi, cấp lại Thẻ Chấp hành viên, Thẻ Thẩm tra viên thi hành án được thực hiện như sau:

a) Đối với trường hợp nêu tại các điểm a, b khoản 4 Điều này, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng có trách nhiệm lập danh sách, kèm theo 02 ảnh mặc trang phục, phù hiệu, cấp hiệu của ngạch mới được bổ nhiệm, cỡ ảnh 2x3cm, gửi về Tổng cục Thi hành án dân sự để cấp, đổi Thẻ theo quy định.

Đối với trường hợp đổi Thẻ, sau khi nhận Thẻ mới, người được đổi Thẻ có trách nhiệm giao lại Thẻ cũ cho Thủ trưởng cơ quan nơi mình công tác để tiêu hủy;

b) Đối với trường hợp nêu tại điểm c khoản 4 Điều này, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng có trách nhiệm lập danh sách, Giấy xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị nơi Chấp hành viên, Thẩm tra viên công tác, kèm theo 02 ảnh mặc trang phục, phù hiệu, cấp hiệu của ngạch được bổ nhiệm, cỡ ảnh 2x3cm, gửi về Tổng cục Thi hành án dân sự để cấp lại Thẻ theo quy định.

6. Trường hợp Chấp hành viên, Thẩm tra viên thi hành án chuyển công tác sang cơ quan khác, bị kỷ luật hoặc vì lý do khác mà không còn là Chấp hành viên hoặc Thẩm tra viên thì có trách nhiệm nộp lại Thẻ cho Thủ trưởng cơ quan nơi mình công tác; trường hợp là Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thì nộp lại Thẻ cho Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.

Điều 82. Quản lý, cấp phát, sử dụng trang phục, phù hiệu, cấp hiệu

1. Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự giúp Bộ trưởng Bộ Tư

pháp quản lý thống nhất trang phục, phù hiệu, cấp hiệu của người làm công tác thi hành án dân sự.

Trang phục, phù hiệu, cấp hiệu của người làm công tác thi hành án dân sự bị hư hỏng, bị mất vì lý do khách quan thì được cơ quan cấp bổ sung. Trường hợp bị hư hỏng, bị mất vì lý do khác thì được cơ quan cấp nhưng người làm công tác thi hành án dân sự phải chịu toàn bộ kinh phí mua sắm.

2. Người làm công tác thi hành án dân sự bị mất trang phục, phù hiệu, cấp hiệu thi hành án dân sự phải kịp thời báo cáo lãnh đạo cơ quan, đơn vị nơi mình đang công tác. Trường hợp nghỉ thôi việc, bị kỷ luật buộc thôi việc, chuyển công tác khác thì phải nộp lại phù hiệu, cấp hiệu cho Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự đang quản lý trước khi chuyển công tác.

3. Khung mức giá mua sắm cho từng loại trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, Thẻ Chấp hành viên, Thẻ Thẩm tra viên thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định. Kinh phí may sắm, cấp phát trang phục, phù hiệu, cấp hiệu thi hành án dân sự do ngân sách nhà nước cấp. Công tác lập dự toán, may sắm, cấp phát trang phục, phù hiệu, cấp hiệu thi hành án dân sự thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và quy định về phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

4. Niên hạn, cấp phát, sử dụng trang phục, phù hiệu, cấp hiệu thi hành án dân sự thực hiện theo quy định tại Điều 83 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP.

Niên hạn bảng tên trên ngực áo là 03 năm 01 cái, lần đầu được cấp 03 cái.

5. Trang phục, phù hiệu, cấp hiệu thi hành án dân sự được cấp phát như sau:

a) Tổng cục Thi hành án dân sự thống nhất cấp phát phù hiệu, cấp hiệu thi hành án trong toàn hệ thống thi hành án dân sự;

b) Giầy da, thắt lưng da, dép da, tất chân, áo mưa, cặp da đựng tài liệu của người làm công tác thi hành án dân sự thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự do Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự cấp phát, thuộc các cơ quan thi hành án dân sự địa phương do Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự cấp phát. Việc cấp phát thực hiện bằng tiền để người làm công tác thi hành án dân sự tự mua sắm trên cơ sở định mức khung giá, tiêu chuẩn và mẫu của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.

c) Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự có trách nhiệm thực hiện mua sắm, cấp phát các trang phục còn lại cho người làm công tác thi hành án dân sự trực thuộc. Trường hợp cần thiết, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự có thể quyết định việc cấp phát bằng tiền để người làm công tác thi hành án dân tại Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự tự mua sắm trên cơ sở định mức khung giá, tiêu chuẩn và mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định. 

6. Việc thanh toán, quyết toán kinh phí mua sắm trang phục, phù hiệu, cấp hiệu của người làm công tác thi hành án dân sự thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.

7. Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự bảo đảm cấp phát trang phục, phù hiệu, cấp hiệu theo đúng nguyên tắc, chế độ; mở sổ sách để theo dõi, quản lý theo quy định.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 83. Điều khoản chuyển tiếp

1. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, việc bổ nhiệm lần đầu các chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc Cục Thi hành án dân sự và Chi cục Thi hành án dân sự phải tuân thủ các tiêu chuẩn quy định tại Thông tư này, trừ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 9 và điểm c khoản 2 Điều 11 được áp dụng sau 03 năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

2. Trường hợp Chánh Văn phòng, Trưởng phòng Phòng Tổ chức cán bộ Cục Thi hành án dân sự được bổ nhiệm trước ngày Thông tư số 13/2013/TT-BTP ngày 13 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp có hiệu lực thi hành (ngày 01 tháng 11 năm 2013) mà chưa có trình độ cử nhân luật hoặc sau đại học chuyên ngành luật, nếu qua đánh giá vẫn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thì Cục trưởng xem xét kéo dài việc thực hiện nhiệm vụ Chánh Văn phòng, Trưởng phòng Phòng Tổ chức cán bộ thêm 03 năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

3. Sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, nhân sự được xem xét bổ nhiệm giữ chức vụ Vụ trưởng hoặc tương đương thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự lần đầu, ngoài việc đáp ứng các tiêu chuẩn chung theo quy định của pháp luật còn phải đáp ứng điều kiện đã từng đảm nhiệm chức vụ Cục trưởng hoặc Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự.

4. Đối với các trường hợp đã được bổ nhiệm trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, Thủ trưởng đơn vị hàng năm có trách nhiệm bố trí, tạo điều kiện cho công chức đi đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư này và các văn bản khác có liên quan. Nếu hết nhiệm kỳ giữ chức vụ mà không hoàn thiện được các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định thì sẽ không được xem xét bổ nhiệm lại, trừ các trường hợp kéo dài thời gian giữ chức vụ cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu.

Điều 84. Bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo trong trường hợp đặc biệt

Trường hợp đặc biệt do nhu cầu cấp thiết kiện toàn chức vụ lãnh đạo cấp Vụ thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự, lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự, lãnh đạo cấp Phòng thuộc Cục Thi hành án dân sự, lãnh đạo Chi cục Thi hành án dân sự mà nhân sự dự kiến bổ nhiệm có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện chung theo quy định của các luật, nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của Bộ Nội vụ có liên quan, nhưng chưa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Bộ Tư pháp tại Thông tư này, thì cơ quan có thẩm quyền báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp (đối với Lãnh đạo các đơn vị thuộc Tổng cục và Lãnh đạo các Cục Thi hành án dân sự), Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (đối với lãnh đạo cấp Phòng thuộc Cục, lãnh đạo Chi cục Thi hành án dân sự) xem xét, quyết định.

Điều 85. Mẫu văn bản

Mẫu các văn bản áp dụng trong công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho từ chức được thực hiện theo Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 86. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 5 năm 2017. Bãi bỏ Thông tư số 01/2011/TT-BTP ngày 10 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định mẫu, nguyên tắc cấp phát, sử dụng Thẻ Chấp hành viên, Thẻ Thẩm tra viên thi hành án và trang phục, phù hiệu, cấp hiệu công chức trong hệ thống thi hành án dân sự; Thông tư số 09/2012/TT-BTP ngày 01 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định trình tự, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức công chức lãnh đạo cấp Vụ thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự; lãnh đạo Cục, lãnh đạo các phòng chuyên môn hoặc tương đương thuộc Cục Thi hành án dân sự; lãnh đạo Chi cục Thi hành án dân sự; Thông tư số 10/2012/TT-BTP ngày 15 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về tổ chức thi tuyển vào ngạch Chấp hành viên sơ cấp; Thông tư số 13/2013/TT-BTP ngày 13 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định tiêu chuẩn chức danh công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc Cục Thi hành án dân sự và Chi cục Thi hành án dân sự.

2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, Thủ trưởng các cơ quan thi hành án dân sự địa phương, Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này./.

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Lê Thành Long

 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.