• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 04/10/2002
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 131/2002/QĐ-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Cà Mau, ngày 4 tháng 10 năm 2002

QUYẾT ĐỊNH 

Về việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 12 tháng 12 năm 1997;

Căn cứ Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 củaChính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng BộLao động - Thương binh và Xã hội và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ,

 QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện chính sách tín dụng đối vớingười nghèo và các đối tượng chính sách khác trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàngPhục vụ người nghèo được thành lập theo Quyết định số 230/QĐ-NH5, ngày 01 tháng9 năm 1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ngânhàng Chính sách xã hội có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong phạm vicả nước, là một pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, có tài sản và hệ thốnggiao dịch từ trung ương đến địa phương. Trụ sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội.

VốnĐiều lệ ban đầu là 5.000.000.000.000 đồng (năm nghìn tỷ đồng) và được cấp bổsung phù hợp với yêu cầu hoạt động từng thời kỳ.

Tổchức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội được quy định tại Quyết địnhnày và Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội do Thủ tướngChính phủ phê duyệt.

Thờihạn hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội là 99 năm.

Điều 2.Ngân hàng Chính sách xã hội được huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nướcvà ngoài nước, tiếp nhận các nguồn vốn của Chính phủ và ủy ban nhân dân các cấpđể cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Điều 3.Hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội không vì mục đích lợi nhuận, được Nhànước bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phầntrăm), không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phảinộp ngân sách nhà nước.

Điều 4. Cơcấu tổ chức của Ngân hàng Chính sách xã hội gồm:

Hộisở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội;

Chinhánh đặt tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Phònggiao dịch đặt tại các huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh. Những nơi cần thiếtthì thành lập Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện và do Hội đồngquản trị Ngân hàng Chính sách xã hội quyết định.

Nhiệmvụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội sở chính, Chi nhánh và Phòng giao dịchdo Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội quy định.

Điều 5.Quản trị và điều hành Ngân hàng Chính sách xã hội

1.Quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội là Hội đồng quản trị.

2.Điều hành hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hội là Tổng giám đốc.

Điều 6. Hộiđồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội

1.Hội đồng quản trị có 12 thành viên, gồm 09 thành viên kiêm nhiệm và 03 thànhviên chuyên trách. 09 thành viên kiêm nhiệm gồm Thống đốc Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam là Chủ tịch Hội đồng quản trị, 08 thành viên còn lại là Thứ trưởnghoặc cấp tương đương Thứ trưởng của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Laođộng - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ủy banDân tộc, Văn phòng Chính phủ và Phó chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, Phó Chủtịch Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; 03 thành viên chuyên trách gồm: 01 ủy viêngiữ chức Phó Chủ tịch thường trực, 01 Uỷ viên giữ chức Tổng giám đốc, 01 ủyviên giữ chức Trưởng Ban Kiểm soát.

2.Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội là 5 nămvà có thể được bổ nhiệm lại.

3.Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các ủy viênHội đồng quản trị và Tổng giám đốc.

4.Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quận, huyện, thị xã, thành phốthuộc tỉnh được thành lập Ban đại diện Hội đồng quản trị do Chủ tịch hoặc PhóChủ tịch ủy ban nhân dân cùng cấp làm Trưởng ban. Chủ tịch ủy ban nhân dân cùngcấp quyết định nhân sự Ban đại diện Hội đồng quản trị.

5.Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị, Ban đại diện Hội đồng quản trị cáccấp thực hiện theo Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xãhội.

6.Hội đồng quản trị, Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp được sử dụng bộ máyvà con dấu của Ngân hàng Chính sách xã hội cùng cấp để thực hiện công việc củamình.

7.Các thành viên kiêm nhiệm Hội đồng quản trị, Ban đại diện Hội đồng quản trị cáccấp, cán bộ cấp xã và các cá nhân khác làm việc cho Ngân hàng Chính sách xã hộiđược hưởng thù lao và các quyền lợi khác theo quy định của Bộ Tài chính.

Điều 7.Điều hành hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội là Tổng giám đốc. Tổng giámđốc là đại diện pháp nhân của Ngân hàng Chính sách xã hội. Giúp việc Tổng giámđốc có một số Phó Tổng giám đốc.

Chủtịch Hội đồng quản trị ký bổ nhiệm, miễn nhiệm các Phó Tổng giám đốc.

Nhiệmvụ, quyền hạn của Tổng giám đốc thực hiện theo Điều lệ về tổ chức và hoạt độngcủa Ngân hàng Chính sách xã hội.

Điều 8.Chế độ tài chính, chế độ tiền lương và phụ cấp của cán bộ, viên chức và việctrích lập, sử dụng các quỹ của Ngân hàng Chính sách xã hội do Thủ tướng Chínhphủ quyết định.

Điều 9.

1.Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các tổ chức chính trị - xã hội có tên tại khoản 1Điều 6 Quyết định này có trách nhiệm cử người tham gia Hội đồng quản trị Ngânhàng Chính sách xã hội.

2.Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn việc đăng ký hoạt động cho Ngân hàng Chính sáchxã hội và phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ cấp vốn Điều lệcho Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định tại Điều 1 Quyết định này.

3.Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tàichính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội, kế hoạch vốn cho vay, kế hoạch cấpbù lỗ trong dự toán Ngân sách Nhà nước hàng năm và 5 năm.

4.Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng Chính phủ banhành chế độ tiền lương và phụ cấp đối với cán bộ, viên chức Ngân hàng Chínhsách xã hội.

5.Bộ trưởng Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch,Phó Chủ tịch, Tổng giám đốc và các ủy viên Hội đồng quản trị.

Điều 10.Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, bãi bỏ Quyết định số 525/TTg ngày 31tháng 8 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 230/QĐ-NH5 ngày 01tháng 9 năm 1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các quy định củacác văn bản có liên quan trái với Quyết định này.

Điều 11.Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Phục vụ người nghèo chuyển giao nhiệm vụcho vay hộ nghèo; bàn giao vốn, tài sản, các tài liệu có liên quan và cán bộhiện đang làm việc chuyên trách cho Ngân hàng Phục vụ người nghèo sang Ngân hàngChính sách xã hội để đảm bảo Ngân hàng này khai trương hoạt động từ ngày 01tháng 01 năm 2003.

BộTài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn, ủy ban nhân dân các cấp và các Ngân hàng Thương mại Nhà nước có tráchnhiệm kiểm kê, đánh giá vốn, tài sản và các khoản nợ cho vay ưu đãi đối với cácđối tượng chính sách và chuyển giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội trước ngày30 tháng 6 năm 2003. Khi chưa chuyển giao xong, các cơ quan, tổ chức trên tiếptục cho vay đối với các đối tượng chính sách theo các quy định hiện hành.

CácBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hộiđồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội có trách nhiệm thi hành Quyết địnhnày./.

 

 

Thủ tướng

(Đã ký)

 

Phan Văn Khải

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.