• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 19/04/2000
  • Ngày hết hiệu lực: 29/06/2003
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Số: 06/2000/TT-NHNN1
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Cà Mau, ngày 4 tháng 4 năm 2000
ngân hàng nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 178 /1999/NĐ-CP ngày29/12/1999

của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tíndụng

 

Căn cứ khoản 1 Điều 39 Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 12năm 1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng (sau đâygọi tắt là Nghị định số 178), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiệnNghị định này như sau:

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Mục 1

ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG

1.Thông tư này hướng dẫn về các biện pháp bảo đảm tiền vay áp dụng trong việc cáctổ chức tín dụng cấp tín dụng dưới hình thức cho vay đối với khách hàng vaytheo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng.

1.1.Các tổ chức tín dụng bao gồm: tổ chức tín dụng nhà nước, tổ chức tín dụng cổphần, tổ chức tín dụng hợp tác (ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng nhân dân, hợptác xã tín dụng) tổ chức tín dụng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoàihoạt động tại Việt Nam, tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài.

1.2.Khách hàng vay bao gồm:

a)Các pháp nhân không phải là tổ chức tín dụng: doanh nghiệp nhà nước, công tytrách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,hợp tác xã, các tổ chức kinh tế và các tổ chức khác có đủ điều kiện là phápnhân theo quy định tại Điều 94 của Bộ Luật dân sự;

b)Hộ gia đình;

c)Tổ hợp tác;

d)Doanh nghiệp tư nhân;

đ)Công ty hợp danh;

e)Cá nhân.

2.Trường hợp cấp tín dụng dưới các hình thức khác theo quy định của Luật Các tổchức tín dụng, các bên có thể thoả thuận việc áp dụng các quy định về biện phápbảo đảm theo hướng dẫn của Thông tư này, trừ trường hợp pháp luật có quy địnhkhác.

Mục 2

BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TIỀN VAY

Biệnpháp bảo đảm tiền vay bao gồm biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản và bảođảm tiền vay trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản.

1. Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản:

1.1.Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay;

1.2.Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba;

1.3.Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.

2. Các biện pháp bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho vay không cóbảo đảm bằng tài sản:

2.1.Tổ chức tín dụng chủ động lựa chọn khách hàng vay để cho vay không có bảo đảmbằng tài sản;

2.2.Tổ chức tín dụng nhà nước được cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo chỉđịnh của Chính phủ;

2.3.Tổ chức tín dụng cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay vốn có bảo lãnh bằng tínchấp của tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội.

Mục 3

NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM TIỀN VAY

1.Tổ chức tín dụng có quyền lựa chọn, quyết định việc cho vay có bảo đảm bằng tàisản, cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo quy định của Nghị định 178 vàchịu trách nhiệm về quyết định của mình. Trường hợp tổ chức tín dụng nhà nướccho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo chỉ định của Chính phủ, thì tổn thấtdo nguyên nhân khách quan của các khoản cho vay này được Chính phủ xử lý.

2.Khách hàng vay được tổ chức tín dụng lựa chọn cho vay không có bảo đảm bằng tàisản, nếu trong quá trình sử dụng vốn vay, tổ chức tín dụng phát hiện khách hàngvay vi phạm cam kết trong hợp đồng tín dụng, thì tổ chức tín dụng có quyền yêucầu khách hàng vay thực hiện các biện pháp bảo đảm bằng tài sản hoặc thu hồi nợtrước hạn.

3.Tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định của Nghịđịnh 178 và quy định của pháp luật có liên quan để thu hồi nợ khi khách hàngvay hoặc bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợđã cam kết.

4.Sau khi xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, nếu khách hàng vay hoặc bên bảo lãnhvẫn chưa thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ, thì khách hàng vay hoặc bên bảo lãnhcó trách nhiệm tiếp tục thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ đã cam kết.

Mục 4

BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA CÁC BÊN

Nhànước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong việc bảo đảm tiền vay.Không một tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào việc bảo đảmtiền vay và việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của các bên.

 

Chương II

BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN CẦM CỐ, THẾ CHẤP

CỦA KHÁCH HÀNG VAY, BẢO LÃNH BẰNG TÀI SẢN CỦA BÊN THỨBA

Mục 1

NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN CẦM CỐ, THẾCHẤP

1.Khách hàng vay phải cầm cố, thế chấp tài sản hoặc phải được bên thứ ba bảo lãnhbằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với tổ chức tín dụng, trừtrường hợp khách hàng vay được tổ chức tín dụng cho vay có bảo đảm bằng tài sảnhình thành từ vốn vay hoặc cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo quy địnhcủa Nghị định số 178 và hướng dẫn của Thông tư này.

2.Tổ chức tín dụng và khách hàng vay thỏa thuận lựa chọn áp dụng biện pháp bảođảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay hoặc bảo lãnh bằng tài sảncủa bên thứ ba.

3.Tổ chức tín dụng có quyền lựa chọn tài sản đủ điều kiện để làm bảo đảm tiềnvay; lựa chọn bên thứ ba bảo lãnh bằng tài sản cho khách hàng vay. Trường hợpbên thứ ba bảo lãnh bằng tài sản cho khách hàng vay là cá nhân, pháp nhân nướcngoài, thì việc thực hiện bảo lãnh phải tuân theo các quy định của Nghị định số178, Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, trừ trườnghợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham giacó quy định khác.

4.Bên bảo lãnh chỉ được bảo lãnh bằng tài sản thuộc sở hữu của mình. Tổ chức tíndụng và bên bảo lãnh có thể thỏa thuận biện pháp cầm cố, thế chấp tài sản củabên bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Trườnghợp bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng, thì thực hiện bảo lãnh theo quy định vềbảo lãnh ngân hàng tại các Điều 58, 59, 60 và 79 của Luật Các tổ chức tín dụngvà quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

5.Khi thế chấp tài sản gắn liền với đất, khách hàng vay phải thế chấp cả giá trịquyền sử dụng đất cùng với tài sản đó, trừ trường hợp pháp luật về đất đai vàpháp luật liên quan có quy định khác.

Mục 2

ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC THỰC HIỆN BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG

TÀI SẢN CẦM CỐ, THẾ CHẤP CỦA KHÁCH HÀNG,

BẢO LÃNH BẰNG TÀI SẢN CỦA BÊN THỨ BA

1. Tài sản của khách hàng vay dùng để bảo đảm tiền vay

1.1.Tài sản cầm cố:    

a)Máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, kim khíquý, đá quý;

b)Ngoại tệ bằng tiền mặt, số dư trên tài khoản tiền gửi tại tổ chức tín dụng bằngtiền Việt Nam, ngoại tệ;

c)Trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm, thươngphiếu, các giấy tờ khác trị giá được bằng tiền; riêng đối với cổ phiếu củachính tổ chức tín dụng phát hành thì tổ chức tín dụng đó không được nhận làmtài sản cầm cố;

d)Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp; quyền đòinợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm, các quyền tài sản khác phát sinh từ hợpđồng hoặc từ các căn cứ pháp lý khác;

đ)Quyền đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, kể cả trong doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài;

e)Quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật;

g)Tàu biển theo quy định của Bộ Luật Hàng hải Việt Nam, tàu bay theo quy định củaLuật Hàng không dân dụng Việt Nam trong trường hợp được cầm cố;

h)Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Lợitức và các quyền phát sinh từ tài sản cầm cố cũng thuộc tài sản cầm cố, nếu cácbên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định; trường hợp tài sản cầm cố đượcbảo hiểm thì khoản tiền bảo hiểm cũng thuộc tài sản cầm cố.

1.2.Tài sản thế chấp:

a)Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả các tài sản gắn liền với nhàở, công trình xây dựng và các tài sản khác gắn liền với đất;

b)Quyền sử dụng đất mà pháp luật về đất đai quy định được thế chấp;

c)Trường hợp thế chấp toàn bộ tài sản có vật phụ, thì vật phụ đó cũng thuộc tàisản thế chấp. Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản có vật phụ, thìvật phụ chỉ thuộc tài sản thế chấp, nếu các bên có thoả thuận;

d)Tàu biển theo quy định của Bộ Luật Hàng hải Việt Nam, tàu bay theo quy định củaLuật Hàng không dân dụng Việt Nam trong trường hợp được thế chấp;

đ)Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Hoalợi, lợi tức và các quyền phát sinh từ tài sản thế chấp cũng thuộc tài sản thếchấp, nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định; trường hợp tài sảnthế chấp được bảo hiểm thì khoản tiền bảo hiểm cũng thuộc tài sản thế chấp.

1.3.Tài sản bảo lãnh

Tàisản của bên thứ ba dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh bằng tài sản baogồm các tài sản theo quy định tại điểm 1.1 và điểm 1.2 Mục này.

2. Tổ chức tín dụng lựa chọn tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh đốivới tài sản có đủ các điều kiện sau đây:

2.1.Tài sản phải thuộc quyền sở hữu của khách hàng vay, bên bảo lãnh. Trường hợptài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì khách hàng vay, bênbảo lãnh phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản. Đối với quyền sử dụngđất, khách hàng vay, bên bảo lãnh phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vàđược thế chấp theo quy định của pháp luật về đất đai. Đối với tài sản mà Nhà nướcgiao cho doanh nghiệp nhà nước quản lý, sử dụng, doanh nghiệp được cầm cố, thếchấp, bảo lãnh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp nhà nước và phápluật khác có liên quan;

2.2.Tài sản được phép giao dịch

Tàisản được phép giao dịch là tài sản mà pháp luật cho phép hoặc không cấm mua,bán, tặng cho, chuyển đổi, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh và cácgiao dịch khác;

2.3.Tài sản không có tranh chấp

Tàisản không có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ hợp pháp trong quan hệ pháp luậttại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm. Khách hàng vay, bên bảo lãnh phải camkết bằng văn bản với tổ chức tín dụng về việc tài sản cầm cố, thế chấp, bảolãnh không có tranh chấp tại thời điểm ký hợp đồng bảo đảm và phải chịu tráchnhiệm trước pháp luật về cam kết của mình;

2.4.Tài sản mà pháp luật quy định phải bảo hiểm thì khách hàng vay, bên bảo lãnhphải mua bảo hiểm tài sản trong thời hạn bảo đảm tiền vay. 

3. Việc lựa chọn bên thứ ba bảo lãnh bằng tài sản

3.1.Tổ chức tín dụng có quyền lựa chọn bên thứ ba bảo lãnh bằng tài sản (gọi là bênbảo lãnh) để bảo lãnh cho khách hàng vay. Bên bảo lãnh phải có các điều kiệnsau:

a)Có năng lực pháp luật dân sự đối với bên bảo lãnh là pháp nhân; có năng lựcpháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự đối với bên bảo lãnh là cá nhân;

b)Có khả năng về vốn, tài sản để thực hiện được nghĩa vụ bảo lãnh.

3.2.Việc bên bảo lãnh cầm cố, thế chấp tài sản hoặc không cầm cố, thế chấp tài sảnđể bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh là do tổ chức tín dụng và bên bảo lãnhthoả thuận. Trường hợp bên bảo lãnh không phải cầm cố, thế chấp tài sản, thìcác bên có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh cam kết thực hiện biện pháp bảođảm bằng tài sản, nếu trong thời hạn bảo lãnh tổ chức tín dụng phát hiện bênbảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.Trường hợp bên bảo lãnhcầm cố, thế chấp tài sản để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì nội dung, thủ tụcthực hiện như quy định đối với cầm cố, thế chấp tài sản của khách hàng vay.

3.3.Tổ chức tín dụng cho vay không được chấp nhận bảo lãnh của các đối tượng quyđịnh tại khoản 1 Điều 77 của Luật Các tổ chức tín dụng để làm cơ sở cấp tíndụng đối với khách hàng vay, bao gồm:

a)Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổnggiám đốc (Phó Giám đốc) của tổ chức tín dụng cho vay;

b)Người thẩm định xét duyệt cho vay của tổ chức tín dụng cho vay;

c)Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổnggiám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của tổ chức tín dụng chovay.

4.Việc thế chấp quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luật vềđất đai.

5.Tổ chức tín dụng kiểm tra tính hợp pháp và điều kiện của tài sản khi nhận tàisản làm bảo đảm tiền vay.

6.Hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh (gọi chung là hợp đồng bảo đảm) phải đượclập thành văn bản; có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng tíndụng; đối với hợp đồng bảo lãnh bằng tài sản phải lập thành văn bản riêng.

7. Thủ tục hợp đồng cầm cố, thế chấp và bảo lãnh

7.1.Hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản có chứng nhận của Công chứngNhà nước hoặc chứng thực của ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền, nếu các bên cóthoả thuận; trong trường hợp pháp luật quy định phải có chứng nhận hoặc chứngthực, thì các bên phải tuân theo.

Uỷban nhân dân cấp có thẩm quyền chứng thực hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnhlà các cấp ủy ban nhân dân mà pháp luật về công chứng quy định có quyền hạnchứng thực các hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản.

7.2.Trường hợp doanh nghiệp nhà nước cầm cố, thế chấp tài sản là toàn bộ dây chuyềncông nghệ chính theo quy định của cơ quan quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật, thìphải có văn bản đồng ý của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp đó.

7.3.Đối với tài sản cầm cố là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất kinhdoanh, thì khách hàng vay, bên bảo lãnh chỉ được bán trong trường hợp có chấpthuận bằng văn bản của tổ chức tín dụng nhận cầm cố. Đối với tài sản thế chấplà nhà, công trình xây dựng để bán, để cho thuê thì khách hàng vay, bên bảolãnh chỉ được bán, cho thuê trong trường hợp có chấp thuận bằng văn bản của tổchức tín dụng nhận thế chấp.

7.4.Trường hợp cầm cố quyền tài sản (quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyềnđòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm, quyền đối với phần vốn góp trongdoanh nghiệp, quyền khai thác tài nguyên...), thì khách hàng vay, bên bảo lãnhphải giao cho tổ chức tín dụng bản chính giấy tờ chứng minh về quyền tài sản đóvà phải thông báo cho người thứ ba có nghĩa vụ về việc cầm cố quyền tài sản đó.

7.5.Việc đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh thựchiện theo Nghị định số 08/2000/NĐ-CP ngày 10/3/2000 của Chính phủ về đăng kýgiao dịch bảo đảm và pháp luật có liên quan.

8. Nội dung chủ yếu của hợp đồng cầm cố, thế chấp và bảo lãnh

8.1.Hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản phải có các nội dung chủ yếu sau:

a)Tên, địa chỉ của các bên; ngày, tháng, năm ;

b)Nghĩa vụ được bảo đảm;

c)Mô tả tài sản cầm cố, thế chấp: danh mục, số lượng, chủng loại, đặc điểm kỹthuật, hoa lợi, lợi tức phát sinh; nếu là bất động sản, quyền sử dụng đất, thìphải ghi rõ vị trí, diện tích, ranh giới, các vật phụ kèm theo;

d)Giá trị của tài sản cầm cố, thế chấp: ghi rõ giá trị của tài sản cầm cố, thếchấp theo văn bản xác định giá trị tài sản kèm theo mà các bên đã thoả thuậnxác định hoặc thuê tổ chức tư vấn, tổ chức chuyên môn xác định;

đ)Bên giữ tài sản, giấy tờ của tài sản cầm cố, thế chấp;

e)Quyền, nghĩa vụ của các bên;

g)Các thoả thuận về trường hợp xử lý và phương thức xử lý tài sản cầm cố, thếchấp;

h)Các thoả thuận khác.

8.2.Hợp đồng bảo lãnh bằng tài sản phải có các nội dung chủ yếu sau:

a)Tên, địa chỉ của các bên; ngày, tháng, năm;

b)Nghĩa vụ được bảo lãnh, phạm vi bảo lãnh: ghi số, ngày, tháng, năm hợp đồng tíndụng; số tiền được bảo lãnh (một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ);

c)Danh mục, số lượng, chủng loại, đặc điểm, giá trị của tài sản bảo lãnh;

d)Quyền, nghĩa vụ của bên bảo lãnh, tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh;

đ)Các phương thức xử lý tài sản bảo lãnh;

e)Cam kết của bên bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho khách hàngvay khi đến hạn mà khách hàng vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩavụ trả nợ;

g)Cam kết của bên bảo lãnh về việc xử lý tài sản bảo lãnh khi đến hạn mà khôngthực hiện được nghĩa vụ bảo lãnh;

h)Các thoả thuận khác.

Mục 3

QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN KHI CẦM CỐ, THẾ CHẤP,

BẢO LÃNH BẰNG TÀI SẢN ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY

1. Quyền, nghĩa vụ của các bên khi cầm cố tài sản

1.1.Quyền của khách hàng vay:

a)Khai thác công dụng, hưởng lợi tức từ tài sản cầm cố nếu có thoả thuận, trừ trườnghợp lợi tức cũng thuộc tài sản cầm cố, nếu khách hàng vay giữ tài sản cầm cố;

b)Yêu cầu tổ chức tín dụng ngừng việc sử dụng tài sản cầm cố, nếu do sử dụng màtài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị, trong trườnghợp tổ chức tín dụng giữ và sử dụng tài sản;      

c)Yêu cầu tổ chức tín dụng giữ tài sản, giấy tờ về tài sản cầm cố bồi thườngthiệt hại nếu làm mất, hư hỏng;

d)Yêu cầu bên thứ ba giữ tài sản cầm cố bồi thường thiệt hại nếu làm mất, hưhỏng;

đ)Nhận lại tài sản cầm cố, giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản cầm cố (nếu có)khi hoàn thành nghĩa vụ được bảo đảm, trong trường hợp tổ chức tín dụng hoặcbên thứ ba giữ.

1.2.Nghĩa vụ của khách hàng vay:

a)Thông báo cho tổ chức tín dụng về quyền của bên thứ ba đối với tài sản cầm cố(nếu có);

b)Giao tài sản và bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản (nếu có) cho tổ chứctín dụng giữ, trừ trường hợp tài sản có đăng ký quyền sở hữu quy định tại điểm1 Mục 6 Chương này;

c)Thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật;

d)Thanh toán cho tổ chức tín dụng chi phí bảo quản tài sản cầm cố, trừ trường hợpcó thoả thuận khác;

đ)Không được bán tài sản cầm cố, trừ tài sản là hàng hoá luân chuyển trong quátrình sản xuất kinh doanh được bán với sự chấp thuận của tổ chức tín dụng nhậncầm cố. Trong trường hợp này, khách hàng vay phải dùng quyền đòi nợ, số tiền thuđược, tài sản có được từ việc bán hàng hoá luân chuyển, tài sản luân chuyển mớilàm tài sản bảo đảm thay thế cho hàng hoá luân chuyển đã bán hoặc trả nợ cho tổchức tín dụng;

e)Không được trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn, góp vốn liên doanh tài sảncầm cố; không được sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm cho nghĩa vụ khác, trừ trườnghợp đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu theo quy định tại điểm 3 Mục 5 Chươngnày;

g)Ngừng sử dụng tài sản cầm cố theo yêu cầu của tổ chức tín dụng, nếu do tiếp tụcsử dụng mà tài sản đó có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị;

h)Trường hợp khách hàng vay giữ tài sản cầm cố thì phải bảo quản an toàn và tạođiều kiện thuận lợi cho tổ chức tín dụng kiểm tra tài sản; nếu làm mất, hưhỏng, thì phải bổ sung tài sản bảo đảm, thay thế bằng biện pháp bảo đảm kháchoặc trả nợ trước hạn;

i)Trường hợp tài sản cầm cố bị mất, hư hỏng mà tài sản đó đã được bảo hiểm, thìkhách hàng vay phải phối hợp với tổ chức tín dụng tiến hành các thủ tục nhậntiền bảo hiểm từ tổ chức bảo hiểm để trả nợ cho tổ chức tín dụng. Nếu khoảntiền nhận được từ tổ chức bảo hiểm chưa đủ để trả nợ, thì khách hàng vay phảibổ sung tài sản bảo đảm, thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác hoặc trả nợ trướchạn.

1.3.Quyền của tổ chức tín dụng:

a)Giữ tài sản cầm cố; trường hợp tài sản có đăng ký quyền sở hữu, thì có thể thoảthuận để khách hàng vay, bên thứ ba giữ và sử dụng tài sản cầm cố, nhưng tổchức tín dụng phải giữ bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản;

b)Yêu cầu khách hàng vay cung cấp thông tin về thực trạng tài sản cầm cố, trongtrường hợp khách hàng vay giữ tài sản;

c)Khai thác công dụng, hưởng lợi tức từ tài sản cầm cố trong trường hợp tổ chứctín dụng giữ tài sản cầm cố, nếu các bên có thoả thuận;

d)Yêu cầu khách hàng vay hoặc bên thứ ba giữ tài sản cầm cố phải ngừng sử dụng vàbổ sung tài sản cầm cố hoặc thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác nếu tài sảncầm cố bị mất, hư hỏng; nếu khách hàng vay hoặc bên thứ ba không thực hiện đượcthì tổ chức tín dụng được thu nợ trước hạn;

đ)Xử lý tài sản cầm cố để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật.

1.4.Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng:

a)Bảo quản an toàn tài sản và giấy tờ về tài sản cầm cố, trong trường hợp tổ chứctín dụng giữ;

b)Không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn, góp vốn liên doanh vàdùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác, trong trường hợp tổ chức tíndụng giữ;

c)Không được khai thác công dụng, hưởng lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu không đượckhách hàng vay đồng ý. Không được tiếp tục khai thác công dụng, hưởng lợi tứctừ tài sản cầm cố, nếu việc tiếp tục khai thác có nguy cơ làm mất giá trị hoặcgiảm sút giá trị, trong trường hợp tổ chức tín dụng giữ;

d)Bồi thường thiệt hại cho khách hàng vay nếu bị mất, hư hỏng tài sản cầm cố hoặcgiấy tờ về tài sản cầm cố, trong trường hợp tổ chức tín dụng giữ;

đ)Trả lại tài sản cầm cố, giấy tờ về tài sản cầm cố cho khách hàng vay khi kháchhàng vay hoàn thành nghĩa vụ được bảo đảm, trong trường hợp tổ chức tín dụnggiữ.

1.5.Quyền của bên thứ ba giữ tài sản cầm cố:

a)Nhận thù lao và thanh toán chi phí giữ gìn, bảo quản tài sản theo thoả thuậncủa các bên;

b)Khai thác công dụng và hưởng lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu các bên có thoảthuận, trừ trường hợp lợi tức cũng thuộc tài sản cầm cố.343245561.6. Nghĩa vụcủa bên thứ ba giữ tài sản cầm cố:

Bênthứ ba giữ tài sản cầm cố có các nghĩa vụ như nghĩa vụ của tổ chức tín dụngtrong trường hợp giữ tài sản cầm cố quy định tại điểm 1.4 Mục này.

2. Quyền, nghĩa vụ của các bên khi thế chấp tài sản

2.1.Quyền của khách hàng vay:

a)Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trường hợphoa lợi, lợi tức cũng thuộc tài sản thế chấp, trong trường hợp khách hàng vaygiữ tài sản thế chấp;

b)Cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quyđịnh;                     

c)Yêu cầu tổ chức tín dụng giữ tài sản, giấy tờ về tài sản bồi thường thiệt hạinếu tài sản thế chấp, giấy tờ về tài sản thế chấp bị mất, hư hỏng;

d)Yêu cầu bên thứ ba giữ tài sản bồi thường thiệt hại nếu tài sản thế chấp bịmất, hư hỏng;

đ)Nhận lại tài sản, giấy tờ về tài sản thế chấp khi hoàn thành nghĩa vụ được bảođảm, trong trường hợp tổ chức tín dụng hoặc bên thứ ba giữ.

2.2.Nghĩa vụ của khách hàng vay:

a)Thông báo cho tổ chức tín dụng nhận thế chấp về quyền của bên thứ ba (nếu có)đối với tài sản thế chấp;

b)Giao tài sản thế chấp (nếu các bên có thoả thuận); giao bản chính giấy tờ vềtài sản thế chấp cho tổ chức tín dụng;c) Thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảmtheo quy định của pháp luật;

d)Trường hợp khách hàng vay giữ tài sản thì không được bán, trừ tài sản thế chấplà nhà, công trình xây dựng để bán, để cho thuê thì khách hàng vay có thể bán,cho thuê nếu được tổ chức tín dụng chấp thuận bằng văn bản. Trong trường hợpnày khách hàng vay phải dùng quyền yêu cầu đòi nợ, số tiền thu được, tài sản cóđược từ việc bán tài sản làm tài sản bảo đảm thay thế cho tài sản đã bán hoặctrả nợ cho tổ chức tín dụng;

đ)Không được trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn, góp vốn liên doanh tài sảnthế chấp; không được sử dụng tài sản thế chấp để bảo đảm cho nghĩa vụ khác, trừtrường hợp đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu theo quy định tại điểm 3 Mục5 Chương này;                  

e)Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức tín dụng kiểm tra tài sản thế chấp;

g)Không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất đã thế chấp vàphải sử dụng đất đúng mục đích, không được huỷ hoại làm giảm giá trị của đất;

h)Trong trường hợp khách hàng vay giữ tài sản thế chấp thì phải bảo quản an toàn,áp dụng các biện pháp cần thiết kể cả phải ngừng việc khai thác, nếu việc tiếptục khai thác có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị tài sản thếchấp. Trường hợp khách hàng vay giữ tài sản thế chấp, nếu làm mất, hư hỏng thìphải sửa chữa khôi phục giá trị, bổ sung tài sản bảo đảm, thay thế bằng biệnpháp bảo đảm khác hoặc trả nợ trước hạn cho tổ chức tín dụng;

i)Trường hợp tài sản thế chấp mất, hư hỏng mà tài sản đó đã được bảo hiểm, thìkhách hàng vay phải phối hợp với tổ chức tín dụng tiến hành các thủ tục nhậntiền bảo hiểm từ tổ chức bảo hiểm để trả nợ cho tổ chức tín dụng. Nếu khoảntiền nhận được từ tổ chức bảo hiểm chưa đủ để trả nợ, thì khách hàng vay phảibổ sung tài sản bảo đảm, thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác hoặc trả nợ trướchạn.

2.3.Quyền của tổ chức tín dụng:

a)Giữ giấy tờ về tài sản thế chấp; giữ tài sản thế chấp trong trường hợp các bêncó thoả thuận;

b)Yêu cầu khách hàng vay cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp trongtrường hợp giữ tài sản;

c)Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp theo thoả thuậntrong trường hợp giữ tài sản thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũngthuộc tài sản thế chấp ;           

d)Yêu cầu khách hàng vay hoặc bên thứ ba giữ tài sản thế chấp phải ngừng sử dụngvà bổ sung tài sản thế chấp hoặc thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác nếu tàisản thế chấp bị mất, hư hỏng; nếu khách hàng vay hoặc bên thứ ba không thựchiện được thì tổ chức tín dụng được thu nợ trước hạn;

đ)Xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật.

2.4.Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng:    

a)Bảo quản an toàn tài sản thế chấp và giấy tờ về tài sản thế chấp, trong trườnghợp tổ chức tín dụng giữ;

b)Không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn, góp vốn liên doanh hoặcdùng tài sản thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác, trong trường hợp tổchức tín dụng giữ;

c)Không được tiếp tục khai thác công dụng tài sản thế chấp, nếu việc tiếp tụckhai thác có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị tài sản trong trườnghợp tổ chức tín dụng giữ;

d)Bồi thường thiệt hại cho khách hàng vay nếu bị mất, hư hỏng tài sản thế chấphoặc giấy tờ về tài sản thế chấp, trong trường hợp tổ chức tín dụng giữ;

đ)Trả lại tài sản thế chấp, giấy tờ về tài sản thế chấp cho khách hàng vay khikhách hàng vay hoàn thành nghĩa vụ được bảo đảm, trong trường hợp tổ chức tíndụng giữ.

2.5.Quyền của bên thứ ba giữ tài sản thế chấp:

a)Được nhận thù lao và thanh toán chi phí giữ gìn, bảo quản tài sản theo thoảthuận của các bên;

b)Được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, nếu cácbên có thoả thuận, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộc tài sản thế chấp.

2.6.Nghĩa vụ của bên thứ ba giữ tài sản thế chấp:

Bênthứ ba giữ tài sản thế chấp có các nghĩa vụ như nghĩa vụ của tổ chức tín dụngtrong trường hợp giữ tài sản thế chấp quy định tại điểm 2.4 Mục này.

3. Quyền, nghĩa vụ của các bên khi áp dụng biện pháp bảo lãnh bằngtài sản

3.1.Quyền của bên bảo lãnh:

Trongtrường hợp bên bảo lãnh cầm cố, thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụbảo lãnh, thì có các quyền như quyền của khách hàng vay khi cầm cố, thế chấptài sản quy định tại các điểm 1.1 và 2.1 Mục này.

3.2. Nghĩa vụ của bên bảo lãnh:

a)Trả nợ thay cho khách hàng vay như đã cam kết, nếu đến hạn mà khách hàng vaykhông thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ;

b)Trong trường hợp bên bảo lãnh cầm cố, thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiệnnghĩa vụ bảo lãnh thì có các nghĩa vụ khác như nghĩa vụ của khách hàng vay khicầm cố, thế chấp tài sản quy định tại các điểm 1.2 và 2.2 Mục này.

3.3.Quyền của tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh:

a)Yêu cầu bên bảo lãnh trả nợ thay cho khách hàng vay như đã cam kết, nếu đến hạnmà khách hàng vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ;

b)Trong trường hợp bên bảo lãnh cầm cố, thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiệnnghĩa vụ bảo lãnh thì có các quyền khác như quyền của tổ chức tín dụng khi nhậncầm cố, thế chấp tài sản quy định tại các điểm 1.3 và 2.3 Mục này.

3.4.Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng:

Trongtrường hợp bên bảo lãnh cầm cố, thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụbảo lãnh, thì có các nghĩa vụ như nghĩa vụ tổ chức tín dụng khi nhận cầm cố,thế chấp tài sản của khách hàng vay quy định tại các điểm 1.4 và 2.4 Mục này.

Mục 4

XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY

1.Tài sản bảo đảm tiền vay phải được xác định giá trị tại thời điểm ký kết hợpđồng bảo đảm; việc xác định giá trị tài sản tại thời điểm này chỉ để làm cơ sởxác định mức cho vay của tổ chức tín dụng và không áp dụng khi xử lý tài sản đểthu hồi nợ. Việc xác định giá trị tài sản bảo đảm tiền vay phải được lập thànhvăn bản riêng kèm theo hợp đồng bảo đảm.

2.Đối với tài sản bảo đảm tiền vay không phải là quyền sử dụng đất, thì việc xácđịnh giá trị tài sản bảo đảm tiền vay do các bên thoả thuận, hoặc thuê tổ chứctư vấn, tổ chức chuyên môn xác định trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm xácđịnh, có tham khảo đến các loại giá như giá quy định của nhà nước (nếu có), giámua, giá trị còn lại trên sổ sách kế toán và các yếu tố khác về giá.

3. Giá trị quyền sử dụng đất thế chấp được xác định như sau:

3.1.Đất được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân để sản xuất nông nghiệp, lâmnghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; đất ở; đất chuyên dùng; đất mà tổ chứckinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác hoặc đượcNhà nước giao có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất hoặc tiền nhận chuyểnnhượng quyền sử dụng đất đó không do ngân sách Nhà nước cấp; đất mà hộ giađình, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác hoặcđược Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, thì giá trị quyền sử dụng đất thếchấp được xác định theo giá đất của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương ban hành áp dụng tại thời điểm thế chấp;

3.2.Đất được Nhà nước cho hộ gia đình, cá nhân thuê mà đã trả tiền thuê đất cho cảthời gian thuê; đất được Nhà nước cho tổ chức kinh tế thuê đã trả tiền thuê đấtcho cả thời gian thuê mà tiền thuê đất đó không do ngân sách Nhà nước cấp; đấtđược Nhà nước cho hộ gia đình, cá nhân thuê đã trả tiền thuê đất cho nhiều nămmà thời gian thuê đất đã trả tiền còn lại ít nhất là 5 năm; đất được Nhà nướccho tổ chức kinh tế thuê đã trả tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời gian thuêđất đã trả tiền còn lại ít nhất là 5 năm và tiền thuê đất đó không do ngân sáchNhà nước cấp, thì giá trị quyền sử dụng đất thế chấp gồm tiền đền bù thiệt hạikhi được Nhà nước cho thuê đất (nếu có) và tiền thuê đất đã trả cho Nhà nướcsau khi trừ đi tiền thuê đất đã trả cho thời gian đã sử dụng;

3.3.Đất được Nhà nước cho tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam địnhcư ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Namthuê, khi thế chấp giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc sở hữucủa mình đã đầu tư xây dựng trên đất đó, thì giá trị quyền sử dụng đất thế chấpđược xác định theo số tiền thuê đất đã trả cho Nhà nước sau khi trừ tiền thuêđất đã trả cho thời gian đã sử dụng;

3.4.Đất được Nhà nước giao cho tổ chức kinh tế không thu tiền sử dụng đất để sửdụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối;đất được Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân thuê đã trả tiềnthuê đất hàng năm hoặc đã trả tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời gian thuê đấtđã trả tiền còn lại dưới 5 năm, thì giá trị tài sản thế chấp không tính giá trịquyền sử dụng đất;

3.5.Trường hợp thế chấp giá trị quyền sử dụng đất mà người thuê đất được miễn, giảmtiền thuê đất theo quy định của pháp luật, thì giá trị quyền sử dụng đất thếchấp được tính theo giá trị thuê đất trước khi được miễn, giảm.

4.Việc thế chấp giá trị quyền sử dụng đất mà trên đất có tài sản gắn liền, thìgiá trị tài sản bảo đảm tiền vay bao gồm giá trị quyền sử dụng đất và giá trịtài sản gắn liền với đất.

5.Giá trị tài sản cầm cố, thế chấp được xác định bao gồm cả hoa lợi, lợi tức vàcác quyền phát sinh từ tài sản đó, nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật cóquy định.

Trongtrường hợp tài sản thế chấp là toàn bộ bất động sản có vật phụ, thì giá trị củavật phụ cũng thuộc giá trị tài sản thế chấp; nếu chỉ thế chấp một phần bất độngsản có vật phụ, thì giá trị vật phụ chỉ thuộc giá trị tài sản thế chấp khi cácbên có thoả thuận.

Mục 5

PHẠM VI BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ

VÀ MỨC CHO VAY SO VỚI GIÁ TRỊ TÀI SẢN BẢO ĐẢM

1. Phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

1.1.Phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay đốivới tổ chức tín dụng. Nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay đối với tổ chức tíndụng bao gồm tiền vay (nợ gốc), lãi vay, lãi quá hạn, các khoản phí (nếu có) đượcghi trong hợp đồng tín dụng mà khách hàng vay phải trả theo quy định của phápluật thuộc phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, trừ trường hợp các bên có thoảthuận lãi vay, lãi quá hạn, các khoản phí (nếu có) không thuộc phạm vi bảo đảmthực hiện nghĩa vụ.

1.2.Giá trị tài sản bảo đảm tiền vay phải lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm,trừ trường hợp tổ chức tín dụng và khách hàng vay thoả thuận bảo đảm bằng tàisản như là một biện pháp bổ sung đối với khoản vay mà khách hàng vay đã có đủcác điều kiện vay không có bảo đảm bằng tài sản.

1.3.Nghĩa vụ trả nợ ghi trong hợp đồng tín dụng có thể được bảo đảm bằng một hoặcnhiều tài sản, bằng một hoặc nhiều biện pháp bảo đảm bằng tài sản, với điềukiện phải thực hiện theo quy định tại điểm 1.2 Mục này.

1.4.Việc rút bớt, bổ sung thay thế tài sản bảo đảm: Trong thời hạn bảo đảm, các bêncó thể thoả thuận rút bớt, bổ sung, thay thế tài sản bảo đảm với điều kiện phảithực hiện theo quy định tại điểm 1.2 Mục này. Trường hợp khách hàng vay đã thựchiện được một phần nghĩa vụ trả nợ có bảo đảm bằng tài sản, nếu có yêu cầu thìtổ chức tín dụng có thể cho rút bớt tài sản bảo đảm tương ứng với phần nghĩa vụđã thực hiện, với điều kiện là việc rút bớt tài sản bảo đảm không làm ảnh hưởngđến nghĩa vụ trả nợ có bảo đảm bằng tài sản còn lại và việc xử lý tài sản bảođảm sau này.

2. Mức cho vay so với giá trị tài sản bảo đảm

Tổchức tín dụng quyết định mức cho vay trong giới hạn giá trị tài sản bảo đảmtiền vay và phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đã được xác định.

3. Phạm vi bảo đảm tiền vay của tài sản

Mộttài sản được dùng để bảo đảm cho một nghĩa vụ trả nợ tại một tổ chức tín dụng;trường hợp tài sản có đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật, thì mộttài sản có thể được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ trả nợ tại một tổ chức tíndụng, với điều kiện phải thực hiện quy định tại điểm 1.2 Mục này.

Mục 6

VIỆC GIỮ TÀI SẢN VÀ GIẤY TỜ CỦA TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀNVAY

1.Khi cầm cố tài sản, khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh có nghĩa vụ giao tài sảncầm cố cho tổ chức tín dụng giữ; nếu tài sản cầm cố có đăng ký quyền sở hữu,thì các bên có thể thoả thuận khách hàng vay, bên bảo lãnh được giữ và sử dụngtài sản cầm cố hoặc giao cho người thứ ba giữ, nhưng tổ chức tín dụng phải giữbản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản.

2.Khi thế chấp tài sản, tài sản thế chấp do khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh giữ,trừ trường hợp các bên thoả thuận giao cho tổ chức tín dụng hoặc bên thứ bagiữ. Nếu tài sản thế chấp là tài sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đấtthì tổ chức tín dụng phải giữ bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản,giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.    

3.Đối với tài sản cầm cố, thế chấp là phương tiện vận tải, phương tiện đánh bắtthủy hải sản có giấy chứng nhận đăng ký theo quy định của pháp luật (gọi tắt làgiấy chứng nhận đăng ký), thì tổ chức tín dụng phải giữ bản chính giấy chứngnhận đăng ký, khách hàng vay, bên bảo lãnh được dùng bản sao có chứng nhận củaCông chứng Nhà nước và xác nhận của tổ chức tín dụng (nơi nhận cầm cố, thếchấp) để lưu hành phương tiện trong thời hạn cầm cố, thế chấp. Tổ chức tín dụngchỉ xác nhận vào một bản sao giấy chứng nhận đăng ký sau khi đã có chứng nhậncủa Công chứng Nhà nước. Nội dung xác nhận của tổ chức tín dụng trên bản saogiấy chứng nhận đăng ký là: "bản chính đang lưu giữ tại... từ ngày...tháng... năm... đến ngày... tháng... năm..." và chữ ký của Tổng giám đốc(Giám đốc) hoặc Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và dấu của tổ chức tín dụng;hoặc chữ ký của Giám đốc (Phó Giám đốc) và dấu đơn vị thành viên của tổ chứctín dụng được uỷ quyền quyết định cho vay.

Trongtrường hợp khoản vay được gia hạn nợ, thì tổ chức tín dụng xác nhận gia hạnthời hạn lưu hành bản sao giấy chứng nhận đăng ký phù hợp với thời hạn gia hạnnợ.

Bảnsao giấy chứng nhận đăng ký có chứng nhận của Công chứng nhà nước và xác nhậncủa tổ chức tín dụng chỉ có giá trị lưu hành phương tiện trong thời hạn cầm cố,thế chấp kể cả thời hạn được gia hạn nợ (nếu có). Khi hết hạn sử dụng bản saogiấy chứng nhận đăng ký, thì khách hàng vay, bên bảo lãnh phải nộp lại cho tổchức tín dụng. 

4.Trường hợp cầm cố, thế chấp tài sản cho khoản vay hợp vốn, các tổ chức tín dụngtham gia hợp vốn cử đại diện quản lý tài sản và giấy tờ của tài sản bảo đảmtiền vay.

Trườnghợp tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức tín dụng liên doanh và tổ chức tíndụng Việt Nam cùng cho vay hợp vốn đối với một dự án tại Việt Nam, nếu tài sảnbảo đảm tiền vay là giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, thìtổ chức tín dụng Việt Nam phải là đại diện quản lý tài sản và giấy tờ của tàisản bảo đảm tiền vay.

5.Bên giữ tài sản và giấy tờ tài sản bảo đảm tiền vay nếu để mất, hư hỏng thì xửlý theo quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên khi cầm cố, thế chấp, bảolãnh bằng tài sản tại Mục 3 Chương này.

Mục 7

THỰC HIỆN NGHĨA VỤ BẢO ĐẢM BẰNG TÀI SẢN TRONG TRƯỜNGHỢP       

KHÁCH HÀNG VAY, BÊN BẢO LÃNH LÀ DOANH NGHIỆP CHIA,

TÁCH, HỢP NHẤT, SÁP NHẬP, CHUYỂN ĐỔI, CỔ PHẦN HOÁ

1.Khách hàng vay và bên bảo lãnh là doanh nghiệp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập,chuyển đổi, cổ phần hoá theo quy định của pháp luật hoặc quyết định của cơ quanNhà nước có thẩm quyền, nếu doanh nghiệp không trả được nợ trước khi chia,tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, cổ phần hoá, thì các doanh nghiệp hìnhthành sau khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, cổ phần hoá phải chịutrách nhiệm nhận nợ và thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho tổ chức tín dụng cho vay.

2.Tài sản bảo đảm nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay, bên bảo lãnh là doanhnghiệp khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, cổ phần hoá được thựchiện như sau:

2.1.Đối với doanh nghiệp chia, tách: nếu tài sản bảo đảm tiền vay có thể phân chiađược thì phân chia theo tỷ lệ tương ứng với nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệpkhi chia, tách; nếu tài sản bảo đảm tiền vay không thể phân chia được tương ứngvới nghĩa vụ trả nợ và các doanh nghiệp chia, tách không có thoả thuận khác vềbiện pháp bảo đảm thì tổ chức tín dụng có quyền thu hồi nợ trước khi chia,tách;

2.2.Đối với doanh nghiệp hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, cổ phần hoá: tài sản bảođảm cho các khoản nợ của doanh nghiệp trước khi hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi,cổ phần hoá được tiếp tục dùng làm tài sản bảo đảm cho các khoản nợ đó của cácdoanh nghiệp mới sau khi hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, cổ phần hoá.

3.Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện được các biện pháp như quy định tạiđiểm 2 Mục này, thì tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay đểthu hồi nợ trước khi thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, cổphần hoá.

4.Trong mọi trường hợp chuyển giao nghĩa vụ bảo đảm bằng tài sản theo quy địnhtại điểm 2 Mục này, tổ chức tín dụng, khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh là doanhnghiệp sau khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, cổ phần hoá phải kýkết lại hợp đồng bảo đảm; nếu không ký kết lại hợp đồng bảo đảm, thì tổ chứctín dụng có quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ.

Mục 8

CHẤM DỨT BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TIỀN VAY

BẰNG TÀI SẢN CẦM CỐ, THẾ CHẤP, BẢO LÃNH BẰNG TÀI SẢN

1. Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố, thế chấp củakhách hàng vay, bên bảo lãnh bằng tài sản được chấm dứt trong các trường hợpsau:

1.1.Khách hàng vay hoàn thành nghĩa vụ trả nợ hoặc bên bảo lãnh hoàn thành nghĩa vụbảo lãnh đối với tổ chức tín dụng;

1.2.Tài sản bảo đảm tiền vay đã được xử lý để thu hồi nợ theo quy định của phápluật;

1.3.Các bên thoả thuận thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;

1.4.Các trường hợp khác mà pháp luật quy định hoặc theo quyết định của cơ quan nhànước có thẩm quyền.

2.Khi chấm dứt biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố, thế chấp của kháchhàng vay, của bên bảo lãnh bằng tài sản, thì hợp đồng bảo đảm được thanh lý,xoá đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật.   

 

Chương III

BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN HÌNH THÀNH TỪ VỐN VAY      

Mục 1

Trường hợp áp dụng

Việcbảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay được áp dụng trong các trườnghợp sau:

1.Tổ chức tín dụng lựa chọn áp dụng việc bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thànhtừ vốn vay khi cho vay trung hạn, dài hạn đối với các dự án đầu tư phát triểnsản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống, nếu khách hàng vay và tài sản hìnhthành từ vốn vay đáp ứng được các điều kiện quy định tại Mục 2 Chương này.

2.Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định giao cho tổ chức tín dụng cho vay đốivới khách hàng vay và đối tượng vay trong một số trường hợp cụ thể.

Mục 2

Điều kiện đối với khách hàng vay và tài sản hình thànhtừ vốn

vay khi bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốnvay

Tổchức tín dụng lựa chọn áp dụng việc bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từvốn vay, khi khách hàng vay và tài sản hình thành từ vốn vay có đủ các điềukiện sau đây:

1. Đối với khách hàng vay:

1.1.Có tín nhiệm với tổ chức tín dụng;

1.2.Có khả năng tài chính và có các nguồn thu hợp pháp có khả năng thu được trongthời hạn vay vốn để thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho tổ chức tín dụng;

1.3.Có dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có khả nănghoàn trả nợ; hoặc có dự án, phương án phục vụ đời sống khả thi phù hợp với quyđịnh của pháp luật. Trường hợp vay để phục vụ nhu cầu thiết yếu của đời sốngthì khách hàng vay phải có phương án trả nợ khả thi;

1.4.Có mức vốn tự có (vốn của chủ sở hữu) tham gia vào dự án đầu tư và giá trị tàisản bảo đảm tiền vay bằng các biện pháp cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sảncủa bên thứ ba đáp ứng được 1 trong 3 trường hợp sau đây:

a)Có mức vốn tự có tham gia vào dự án đầu tư tối thiểu bằng 50% tổng mức vốn đầutư của dự án;

b)Có mức vốn tự có tham gia vào dự án cộng với giá trị tài sản bảo đảm tiền vaybằng các biện pháp cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba tốithiểu bằng 50% tổng mức vốn đầu tư của dự án;

c)Có giá trị tài sản bảo đảm tiền vay bằng một hoặc nhiều biện pháp cầm cố, thếchấp, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba tối thiểu bằng 50% tổng mức vốn đầutư của dự án.

2. Đối với tài sản hình thành từ vốn vay:

2.1.Tài sản hình thành từ vốn vay dùng làm bảo đảm tiền vay phải xác định được:

a)Quyền sở hữu của khách hàng vay. Đối với tài sản là quyền sử dụng đất thì phảixác định quyền sử dụng của khách hàng vay và được thế chấp theo quy định củapháp luật về đất đai. Đối với tài sản của doanh nghiệp nhà nước phải xác định đượcquyền quản lý, sử dụng của doanh nghiệp đó và được dùng để bảo đảm tiền vaytheo quy định của pháp luật. Nếu tài sản là bất động sản gắn liền với đất, thìkhách hàng vay phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của khu đất mà trên đótài sản sẽ được hình thành và phải hoàn thành các thủ tục về đầu tư xây dựngtheo quy định của pháp luật;

b)Phải xác định danh mục, số lượng, giá trị, đặc điểm của tài sản. Việc xác địnhcác yếu tố này dựa vào dự án đầu tư hoặc phương án phục vụ đời sống;

c)Tài sản được phép giao dịch và không có tranh chấp.

2.2.Đối với tài sản mà pháp luật có quy định phải mua bảo hiểm, thì khách hàng vayphải cam kết mua bảo hiểm trong suốt thời hạn vay vốn khi tài sản đã được hìnhthành đưa vào sử dụng.

Mục 3

Hình thức, nội dung, thủ tục ký kết và thực hiện

hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay

1.Hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay phải được lập thành vănbản; có thể ghi vào hợp đồng tín dụng hoặc lập thành văn bản riêng do các bênthỏa thuận.

Nộidung hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay thực hiện theo quyđịnh tại điểm 8 Mục 2 Chương II Thông tư này.   

Khitài sản hình thành đưa vào sử dụng, các bên phải lập phụ lục hợp đồng bổ sungcho hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay, trong đó mô tả đặcđiểm, xác định giá trị tài sản đã được hình thành.

2. Thủ tục cầm cố, thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay

2.1.Hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay có chứng nhận của Côngchứng Nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền, nếu cácbên có thoả thuận, trong trường hợp pháp luật quy định phải có chứng nhận hoặcchứng thực thì các bên phải tuân theo.

2.2.Việc đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay thực hiệntheo quy định tại điểm 7.5 Mục 2 Chương II Thông tư này.

Mục 4

Quyền, nghĩa vụ của các bên khi bảo đảm tiền vay

bằng tài sản hình thành từ vốn vay

1. Quyền, nghĩa vụ của khách hàng vay khi vay có bảo đảm bằng tàisản hình thành từ vốn vay

1.1.Quyền của khách hàng vay:

a)Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, trừ trường hợp hoa lợi,lợi tức cũng thuộc tài sản bảo đảm tiền vay;

b)Cho thuê, cho mượn tài sản nếu có thoả thuận với tổ chức tín dụng cho vay.

1.2.Nghĩa vụ của khách hàng vay:

a)Phải giao cho tổ chức tín dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của khu đất màtài sản là bất động sản sẽ được hình thành khi ký kết hợp đồng bảo đảm bằng tàisản hình thành từ vốn vay;

b)Thông báo cho tổ chức tín dụng về quá trình hình thành và tình trạng tài sảnbảo đảm, tạo điều kiện để tổ chức tín dụng kiểm tra tài sản bảo đảm tiền vay;

c)Đối với tài sản bảo đảm tiền vay mà pháp luật quy định đăng ký quyền sở hữu thìtrước khi đưa vào sử dụng phải đăng ký sở hữu tài sản và giao cho tổ chức tíndụng giữ bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản đó;

d)Không được bán, chuyển nhượng, tặng cho, góp vốn liên doanh hoặc dùng tài sảnhình thành từ vốn vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác khi chưa trả hết nợcho tổ chức tín dụng, trừ trường hợp được tổ chức tín dụng đồng ý cho bán đểtrả nợ cho chính khoản vay được bảo đảm.

2. Quyền, nghĩa vụ của tổ chức tín dụng nhận bảo đảm bằng tài sảnhình thành từ vốn vay

2.1.Quyền của tổ chức tín dụng:

a)Yêu cầu khách hàng vay thông báo tiến độ hình thành và sự thay đổi của tài sảnbảo đảm tiền vay;

b)Tiến hành kiểm tra và yêu cầu khách hàng vay cung cấp các thông tin để kiểmtra, giám sát tài sản hình thành từ vốn vay;

c)Thu hồi nợ vay trước hạn, nếu phát hiện khách hàng vay không sử dụng vốn vay đểhình thành tài sản như đã cam kết;

d)Xử lý tài sản hình thành từ vốn vay để thu nợ khi khách hàng vay không thựchiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ.        

2.2.Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng:

a)Thẩm định, kiểm tra để đảm bảo khách hàng vay và tài sản hình thành từ vốn vaydùng làm bảo đảm tiền vay đáp ứng được các điều kiện quy định tại Mục 2, Chươngnày;

b)Trả lại giấy tờ về tài sản khi chấm dứt biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sảnhình thành từ vốn vay, nếu tổ chức tín dụng giữ;

Mục 5

Chấm dứt biện pháp bảo đảm bằng tài sản

hình thành từ vốn vay

1. Biện pháp bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay được chấmdứt trong trường hợp sau:

1.1.Khách hàng vay hoàn thành nghĩa vụ trả nợ đối với tổ chức tín dụng;

1.2.Tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay đã được xử lý để thu hồi nợ theo quy địnhcủa pháp luật;

1.3.Các bên thoả thuận thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;

1.4.Các trường hợp khác mà pháp luật quy định hoặc theo quyết định của cơ quan Nhànước có thẩm quyền.

2.Khi chấm dứt biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay, thìhợp đồng bảo đảm được thanh lý, xoá đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định củapháp luật.

 

Chương IV

CHO VAY KHÔNG CÓ BẢO ĐẢM BẰNG TÀI SẢN

Mục 1

Tổ chức tín dụng lựa chọn cho vay

không có bảo đảm bằng tài sản

1. Trường hợp áp dụng

Tổchức tín dụng được lựa chọn khách hàng vay để cho vay không có bảo đảm bằng tàisản khi cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để thực hiện các dự án đầu tưphát triển hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống đối vớikhách hàng vay theo quy định tại điểm 2 và điểm 3 Mục này.

2. Điều kiện đối với khách hàng vay không có bảo đảm bằng tài sản

2.1.Khách hàng vay phải có đủ các điều kiện sau đây:

a)Có tín nhiệm với tổ chức tín dụng cho vay trong việc sử dụng vốn vay và trả nợđầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi;

b)Có dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có khảnăng hoàn trả nợ; hoặc có dự án, phương án phục vụ đời sống khả thi phù hợp vớiquy định của pháp luật. Trường hợp vay để phục vụ nhu cầu thiết yếu của đờisống thì khách hàng vay phải có phương án trả nợ khả thi;

c)Có khả năng tài chính và các nguồn thu hợp pháp có khả năng thu được trong thờihạn vay vốn để thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho tổ chức tín dụng;

d)Cam kết thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tài sản theo yêu cầu của tổ chức tíndụng nếu sử dụng vốn vay không đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng; cam kếttrả nợ trước hạn nếu không thực hiện được các biện pháp bảo đảm bằng tài sảnquy định tại điểm này.

2.2.Đối với khách hàng vay là doanh nghiệp, ngoài các điều kiện quy định tại điểm2.1 Mục này, còn phải có kết quả sản xuất kinh doanh có lãi trong 2 năm liền kềvới thời điểm xem xét cho vay. Tổ chức tín dụng có quyền yêu cầu doanh nghiệpphải có xác nhận của tổ chức kiểm toán đối với kết quả sản xuất, kinh doanh của2 năm liền kế với thời điểm xem xét cho vay.

3.Trường hợp khách hàng vay đã có đủ điều kiện để vay không có bảo đảm bằng tàisản, tổ chức tín dụng và khách hàng vay có thể thoả thuận bảo đảm bằng tài sảncầm cố, thế chấp của khách hàng vay, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba, hoặcbảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay đối với một phần khoản vay đó.

4. Hạn chế cho vay không có bảo đảm bằng tài sản

4.1.Tổ chức tín dụng không được cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với cácđối tượng quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Các tổ chức tín dụng như sau:

a)Tổ chức kiểm toán, Kiểm toán viên đang kiểm toán tại tổ chức tín dụng; Kế toántrưởng, Thanh tra viên;

b)Các cổ đông lớn của tổ chức tín dụng. Cổ đông lớn của tổ chức tín dụng là cánhân hoặc tổ chức sở hữu trên 10% vốn điều lệ hoặc nắm giữ trên 10% vốn cổ phầncó quyền bỏ phiếu của một tổ chức tín dụng.

c)Khách hàng vay là doanh nghiệp có một trong các đối tượng quy định tại khoản 1Điều 77 Luật Các tổ chức tín dụng sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệpđó.

4.2.Mức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản của một tổ chức tín dụng do Thống đốcNgân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.

4.3.Tổ chức tín dụng quyết định mức dư nợ tối đa được vay không có bảo đảm bằng tàisản đối với một khách hàng trên cơ sở mức độ tín nhiệm, đặc điểm về quy mô vàchất lượng hoạt động, khả năng tài chính để trả nợ của khách hàng vay.                       

Mục 2

Tổ chức tín dụng nhà nước cho vay không

có bảo đảm theo chỉ định của Chính phủ

1. Cho vay không có bảo đảm theo chỉ định của Chính phủ.

Tổchức tín dụng nhà nước cho vay không có bảo đảm đối với khách hàng vay để thựchiện các dự án đầu tư thuộc chương trình kinh tế đặc biệt, chương trình kinh tếtrọng điểm của Nhà nước, chương trình kinh tế - xã hội và đối với một số kháchhàng thuộc đối tượng được hưởng các chính sách tín dụng ưu đãi về điều kiện vayvốn theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ hoặc Thủ tướngChính phủ.

2. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng nhà nước được cho vay không cóbảo đảm theo chỉ định của Chính phủ.

2.1.Thực hiện đúng các quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với khoảncho vay được chỉ định và tuân thủ các quy định của pháp luật trong quá trìnhxem xét cho vay, kiểm tra sử dụng vốn vay và thu hồi nợ (bao gồm cả gốc vàlãi).

2.2.Tổ chức theo dõi riêng các khoản cho vay theo chỉ định và báo cáo tình hình sửdụng vốn vay, khả năng thu hồi nợ, kiến nghị xử lý những tổn thất trong các trườnghợp không thu hồi được nợ theo quy định tại điểm 4.1 Mục này.

3. Trách nhiệm của khách hàng vay không có bảo đảm theo chỉ địnhcủa Chính phủ

3.1.Thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng.

3.2.Thực hiện đúng các quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ khi sử dụngvốn vay đối với khoản vay theo chỉ định.

3.3.Chịu trách nhiệm trước pháp luật về những tổn thất trong việc sử dụng vốn vaydo các nguyên nhân chủ quan của mình gây ra.

4. Xử lý tổn thất các khoản cho vay không có bảo đảm theo chỉ địnhcủa Chính phủ

4.1.Chính phủ xử lý tổn thất cho các tổ chức tín dụng nhà nước trong trường hợpkhách hàng vay vốn theo chỉ định không trả được nợ (gốc và lãi) do các nguyênnhân sau đây:

a)Do thiên tai, hỏa hoạn và các biến cố rủi ro khách quan khác;

b)Khách hàng vay là tổ chức kinh tế bị giải thể theo quyết định của cơ quan Nhà nướccó thẩm quyền hoặc bị tuyên bố phá sản mà sau khi xử lý theo quy định của phápluật vẫn không trả đủ nợ cho tổ chức tín dụng;

c)Nhà nước thay đổi chủ trương, chính sách dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanhcủa khách hàng vay gặp khó khăn và không trả được nợ;

d)Các nguyên nhân khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

4.2.Hàng quý, vào ngày 15 tháng đầu quý sau, tổ chức tín dụng nhà nước được Chínhphủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ định cho vay không có bảo đảm tổng hợp các khoảntổn thất phát sinh trong quý trước liền kề do các nguyên nhân quy định tạikhoản 4.1 Mục này, báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ trưởngBộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định biện pháp xử lý tổn thấtcho tổ chức tín dụng.

Mục 3

Bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể

chính trị - xã hội cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vayvốn

1. Bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội

1.1.Tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tại cơ sở của: Hội Nông dân Việt Nam, HộiLiên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niênCộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam được thực hiện bảo lãnh bằngtín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay vốn tại các tổ chức tín dụng.

Tổchức đoàn thể chính trị - xã hội tại cơ sở của Hội nông dân Việt Nam, Hội Liênhiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên cộngsản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam được xác định theo quy định tạiĐiều lệ của các tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội đó.

1.2.Người được bảo lãnh là cá nhân, hộ gia đình nghèo là thành viên của một trongcác tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội quy định tại điểm 1.1 Mục này khi vaymột khoản tiền nhỏ tại tổ chức tín dụng để sản xuất kinh doanh, làm dịch vụ.

1.3.Mức vay tối đa của mỗi cá nhân, hộ gia đình nghèo được tổ chức đoàn thể chínhtrị- xã hội bảo lãnh bằng tín chấp do Chủ tịch Hội đồng quản trị tổ chức tíndụng cho vay quy định trong từng thời kỳ.

2. Hình thức bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội

2.1.Việc bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội phải đượclập thành văn bản, trong đó có các nội dung chủ yếu sau đây:

a)Họ tên, địa chỉ của cá nhân, hộ gia đình nghèo được bảo lãnh bằng tín chấp;

b)Tên, địa chỉ của tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội bảo lãnh bằng tín chấp; tổchức tín dụng cho vay;

c)Số tiền vay;

d)Mục đích vay;

đ)Thời hạn bảo lãnh;

e)Nghĩa vụ của cá nhân, hộ gia đình nghèo vay vốn được bảo lãnh bằng tín chấp củatổ chức đoàn thể chính trị - xã hội;

g)Quyền, nghĩa vụ của tổ chức tín dụng cho vay và của tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội bảo lãnh bằng tín chấp.

2.2.Căn cứ vào văn bản bảo lãnh và danh sách các thành viên được bảo lãnh, tổ chứctín dụng xem xét để cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay vốn.

3. Quyền, nghĩa vụ của các bên khi bảo lãnh bằng tín chấp của tổchức đoàn thể chính trị - xã hội cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay vốn.

3.1.Quyền, nghĩa vụ của tổ chức tín dụng cho vay có bảo lãnh bằng tín chấp của tổchức đoàn thể chính trị - xã hội:

a)Yêu cầu tổ chức bảo lãnh phối hợp với tổ chức tín dụng trong việc kiểm tra sửdụng vốn vay và đôn đốc trả nợ;

b)Phối hợp với tổ chức bảo lãnh thực hiện việc cho vay và thu hồi nợ.

3.2.Quyền, nghĩa vụ của tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội bảo lãnh bằng tín chấp:

a)Giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay vốn và sửdụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả; đôn đốc trả nợ đầy đủ, đúng hạn cho tổchức tín dụng;  

b)Từ chối việc bảo lãnh nếu xét thấy cá nhân, hộ gia đình nghèo không có khả năngsử dụng vốn vay để sản xuất kinh doanh, làm dịch vụ và trả nợ cho tổ chức tíndụng.

3.3.Nghĩa vụ của cá nhân, hộ gia đình nghèo được bảo lãnh vay vốn:

a)Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã cam kết;

b)Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức tín dụng và tổ chức đoàn thể chính trị - xãhội kiểm tra việc sử dụng vốn vay;

c)Trả nợ đầy đủ (gốc và lãi), đúng hạn cho tổ chức tín dụng.

 

Chương V

HẠCH TOÁN KẾ TOÁN, BÁO CÁO, THANH TRA,

KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Mục 1

Hạch toán kế toán, báo cáo, thanh tra, kiểm tra

1.Tổ chức tín dụng phải tổ chức hạch toán kế toán, thực hiện chế độ thông tin,báo cáo thống kê theo quy định của Ngân hàng Nhà nước để theo dõi và quản lýviệc cho vay có bảo đảm bằng tài sản, cho vay không có bảo đảm bằng tài sản vàxử lý tài sản bảo đảm.

2.Vụ Kế toán - Tài chính chịu trách nhiệm trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyđịnh chế độ hạch toán kế toán về cho vay có bảo đảm bằng tài sản, cho vay khôngcó bảo đảm bằng tài sản do tổ chức tín dụng lựa chọn, cho vay theo chỉ định củaChính phủ.

3.Vụ Chính sách tiền tệ trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về báo cáothống kê cho vay có bảo đảm bằng tài sản và cho vay không có bảo đảm bằng tàisản.

4.Thanh tra Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm thanh tra việc thực hiện Nghị địnhsố 178 và Thông tư này.

Mục 2

Xử lý vi phạm

1.Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Nghị định số 178 và Thông tư này, thìtùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử phạt theo quy định của pháp luật.          

2.Tổ chức, cá nhân vi phạm hợp đồng bảo đảm tiền vay, nếu gây thiệt hại phải bồithường cho bên bị thiệt hại theo quy định của pháp luật; mọi tranh chấp hợpđồng bảo đảm tiền vay được giải quyết theo quy định của pháp luật.                                                            

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1.Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

2.Các quy định về thế chấp, cầm cố, bảo lãnh vay vốn ngân hàng hết hiệu lực thihành quy định tại khoản 2 Điều 38 Nghị định số 178 bao gồm:

2.1.Quy định tại điểm 1, Mục II của Nghị quyết số 49/CP-m ngày 06 tháng 5 năm 1997của Chính phủ về các doanh nghiệp nhà nước vay vốn của các ngân hàng thương mạiquốc doanh không phải thế chấp;

2.2.Công văn số 417/CV-NH14 ngày 31/5/1997 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thựchiện về doanh nghiệp nhà nước vay vốn các ngân hàng thương mại quốc doanh khôngphải thế chấp theo Nghị quyết 49/CP-m ngày 06/5/1997 của Chính phủ;

2.3.Quy chế thế chấp, cầm cố và bảo lãnh vay vốn ngân hàng ban hành kèm theo Quyếtđịnh số 217/QĐ-NH1 ngày 17/8/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;

2.4.Thông tư Liên bộ số 01/TT-LB ngày 3/7/1996 của Ngân hàng Nhà nước - Bộ Tàichính - Bộ Tư pháp hướng dẫn thủ tục thế chấp, cầm cố tài sản đối với doanhnghiệp nhà nước và thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp, cầm cố và bảo lãnh vayvốn ngân hàng.

3.Các hợp đồng tín dụng có áp dụng các biện pháp thế chấp, cầm cố, bảo lãnh vàcho vay không có bảo đảm bằng tài sản được xác lập trước ngày Thông tư này cóhiệu lực, thì tiếp tục thực hiện theo các điều khoản các bên đã thoả thuận phùhợp với các quy định của pháp luật tại thời điểm ký kết hợp đồng cho đến khikhách hàng vay trả hết nợ cho tổ chức tín dụng cho vay.

4.Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng vàkhách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thực hiện Thông tưnày.

Thủtrưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nướctỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm kiểm tra việc thực hiệnThông tư này./.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

(Đã ký)

 

Lê Đức Thuý

 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.