• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 02/11/1999
  • Ngày hết hiệu lực: 19/12/2023
CHÍNH PHỦ
Số: 161/1999/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Cà Mau, ngày 18 tháng 10 năm 1999

 

 

 

 

 

 

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh vềký kết và thực hiện điều ước quốc tế

 ____________________________

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế ngày 20tháng 8 năm 1998;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao,

 

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Những quy định chung

1.Nghị định này quy định về trình tự và thủ tục liên quan đến việc ký kếtvà thực hiện điều ước quốc tế của Việt Nam.

2.Các quy định của Nghị định này được áp dụng đối với:

a)Điều ước quốc tế ký kết với danh nghĩa Nhà nước;

b)Điều ước quốc tế ký kết với danh nghĩa Chính phủ;

c)Điều ước quốc tế ký kết với danh nghĩa Toà án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sátnhân dân tối cao;

d)Điều ước quốc tế ký kết với danh nghĩa Bộ, ngành.

Điều 2. Đề xuất chủ trương đàm phán và ký điều ước quốc tế

1.Các cơ quan hữu quan căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, quyền hạn được phâncông, nhu cầu hợp tác quốc tế, chủ động đề xuất với cơ quan Nhà nước có thẩmquyền chủ trương đàm phán và ký điều ước quốc tế (dưới đây gọi tắt là cơ quanđề xuất ký).

2.Cơ quan đề xuất ký có trách nhiệm xây dựng dự thảo điều ước quốc tế của phíaViệt Nam.

Trongtrường hợp điều ước quốc tế do Bên nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế đề nghị hoặcdự thảo thì cơ quan đề xuất ký nghiên cứu dự thảo đó để tiến hành xây dựng dựthảo của phía Việt Nam.

3.Trong quá trình đề xuất đàm phán và ký điều ước quốc tế, tuỳ theo tính chất vànội dung của vấn đề, cơ quan đề xuất ký lấy ý kiến của Bộ Ngoại giao và các Bộ,ngành hữu quan ít nhất 15 ngày trước khi trình Chính phủ. Đối với những điều ướcquốc tế có điều khoản trái hoặc chưa được quy định trong các văn bản quy phạmpháp luật do Quốc hội hoặc Ủyban Thường vụ Quốc hội ban hành thì thời hạn nói trên ít nhất là 30 ngày.

4.Văn bản xin ý kiến bao gồm các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ và ekhoản 4 Điều 5 Pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế (dưới đây gọilà Pháp lệnh). Đối với các điều ước quốc tế nhiều Bên, văn bản xin ý kiến baogồm các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 12 của Pháp lệnh.

Trongthời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được công văn xin ý kiến, cơ quan được hỏi ýkiến có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan đề xuất ký về ý kiến củamình đối với dự thảo điều ước quốc tế.

5.Cơ quan đề xuất ký có trách nhiệm nghiên cứu ý kiến của các cơ quan hữu quan,hoàn thiện dự thảo điều ước quốc tế trình Chính phủ. Sau khi nghiên cứu ý kiếncủa các cơ quan hữu quan, nếu thấy dự thảo điều ước quốc tế cần được thẩm định,cơ quan đề xuất ký phải gửi dự thảo điều ước quốc tế đó cho Bộ Tư pháp để thẩmđịnh.

Điều 3. Thẩm định dự thảo điều ước quốc tế

1.Trong trường hợp dự thảo điều ước quốc tế có điều khoản trái hoặc chưa được quyđịnh trong các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội banhành, cơ quan đề xuất ký gửi dự thảo kèm theo các thông tin và tài liệu có liênquan đến Bộ Tư pháp để thẩm định. Trong trường hợp cần thiết theo yêucầu của Bộ Tư pháp, cơ quan đề xuất ký phải thuyết trình trực tiếp về dự thảođiều ước quốc tế.

2. Hồsơ gửi Bộ Tư pháp để lấy ý kiến thẩm định gồm:

a)Công văn yêu cầu thẩm định, trong đó nêu rõ phương án xử lý các điều khoản tráihoặc chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội banhành;

b)Tờ trình Chính phủ về việc đàm phán và ký điều ước quốc tế với nội dung quyđịnh tại khoản 4 Điều 5 Pháp lệnh;

c)Dự thảo điều ước quốc tế đã hoàn thiện được cơ quan đề xuất ký trình Chính phủxem xét và bản tổng hợp ý kiến của các cơ quan hữu quan;

d)Dự thảo tờ trình của Chính phủ trình Chủ tịch nước (nếu điều ước quốc tế ký vớidanh nghĩa Nhà nước).

3.Số lượng hồ sơ gửi thẩm định là 5 bộ.

Điều 4.Trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong việc thẩm định dự thảo điều ước quốc tế

1.Khi nhận được hồ sơ yêu cầu thẩm định điều ước quốc tế của cơ quan đề xuất ký,Bộ Tư pháp tiến hành thẩm định, bảo đảm chất lượng và thời hạn thẩm định. Trongtrường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thành lập Hội đồng thẩmđịnh điều ước quốc tế.

2.Đối với các dự thảo điều ước quốc tế do Bộ Tư pháp đề xuất ký có điều khoảntrái hoặc chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội banhành, thì thành phần của Hội đồng thẩm định do Bộ trưởng Bộ Tư pháp thành lậpphải có sự tham gia của đại diện Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ và các Bộ,ngành hữu quan.

3.Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu thẩm định điều ướcquốc tế, Bộ Tư pháp tiến hành thẩm định và gửi kết quả thẩm định bằng văn bảnđến cơ quan đề xuất ký, Bộ Ngoại giao và Văn phòng Chính phủ.

Đốivới điều ước quốc tế cần thẩm định mà cơ quan đề xuất ký là Bộ Tư pháp, thìtrong tờ trình Chính phủ, Bộ Tư pháp phải gửi kèm theo ý kiến của Hội đồng thẩmđịnh cùng với dự thảo điều ước quốc tế.

Điều 5. Nội dung thẩm định dự thảo điều ước quốc tế

BộTư pháp thẩm định tính hợp hiến, sự phù hợp và tính thống nhất của dự thảo điềuước quốc tế với các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội banhành và trình bày rõ ý kiến về kiến nghị của cơ quan đề xuất ký đối với phươngán xử lý điều khoản trái hoặc chưa được quy định trong các văn bản quy phạmpháp luật do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội banhành.

Điều 6. Thủ tục trình việc đàm phán và ký điều ước quốc tế

1.Cơ quan đề xuất ký trình hồ sơ đề xuất đàm phán và ký điều ước quốc tế lênChính phủ. Hồ sơ đề xuất đàm phán và ký điều ước quốc tế gồm:

a)Tờ trình với các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 5 Pháp lệnh, trong đó cầntrình bày rõ ý kiến khác nhau (nếu có) giữa cơ quan đề xuất ký và các cơ quanhữu quan, đồng thời đề xuất phương án xử lý. Đối với điều ước quốc tế liên quanđến nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cần phải tuân thủ những quy địnhtrong các Nghị định tương ứng của Chính phủ;

b)Dự thảo điều ước quốc tế đã hoàn thiện (nếu cần, kèm theo cả các phươngán khác nhau để xử lý) được cơ quan đề xuất ký trình Chính phủ xem xét và bảntổng hợp ý kiến của các cơ quan hữu quan;

c)Dự thảo tờ trình của Chính phủ trình Chủ tịch nước (nếu điều ước quốc tế ký vớidanh nghĩa Nhà nước).

2.Trong trường hợp dự thảo điều ước quốc tế có điều khoản trái hoặc chưa được quyđịnh trong các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội banhành, sau khi xem xét ý kiến của Bộ Tư pháp, Chính phủ sẽ quyết định việc trìnhdự thảo điều ước quốc tế đó để Ủyban Thường vụ Quốc hội xem xét.

Điều 7. yquyền đàm phán và ký điều ước quốc tế

1.Việc tiến hành đàm phán và ký điều ước quốc tế phải được sự uỷ quyền củaChủ tịch nước (đối với điều ước quốc tế ký kết với danh nghĩa Nhà nước), củaChính phủ (đối với điều ước quốc tế ký kết với danh nghĩa Chính phủ) hoặc Thủtrưởng Bộ, ngành (đối với những điều ước quốc tế ký kết với danh nghĩa Bộ,ngành).

2.Người được ủy quyền ký điều ước quốc tế với danh nghĩa Nhà nước hoặcChính phủ phải là lãnh đạo Bộ, ngành. Trong trường hợp đặc biệt, cơ quan Nhà nướccó thẩm quyền sẽ quyết định cấp bậc của người được uỷ quyền ký trên cơsở ý kiến của Bộ Ngoại giao. Người ký điều ước quốc tế với danh nghĩa Bộ, ngànhdo Thủ trưởng Bộ, ngành ủy quyền.

Trườnghợp điều ước quốc tế được ký ở nước ngoài mà Việt Nam không có điều kiệncử người đi ký thì sau khi thoả thuận với Bộ Ngoại giao, cơ quan đề xuất kýkiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ủy quyền cho người đứng đầu cơ quanđại diện ngoại giao hoặc phái đoàn đại diện của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam bên cạnh các tổ chức quốc tế ký.

3.Căn cứ vào quyết định bằng văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phépđàm phán và ký điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao làm thủ tục cấp giấy ủy quyềncủa Chủ tịch nước và của Thủ tướng Chính phủ; làm thủ tục ủy quyền của Chínhphủ.

Trongtrường hợp quyết định ủy quyền chưa quy định rõ, trừ những trường hợp đột xuất,năm (05) ngày trước khi đàm phán và ký điều ước quốc tế, cơ quan đề xuất ký cótrách nhiệm thông báo cho Bộ Ngoại giao về họ tên, chức vụ người được uỷ quyềnđàm phán, ký và tên đầy đủ bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài của điều ướcquốc tế.

4.Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ký xác nhận ủy quyền của Chủ tịch nước, Chính phủ vàThủ tướng Chính phủ khi đàm phán, ký điều ước quốc tế với danh nghĩa Nhà nướcvà Chính phủ. Trường hợp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao vắng mặt, Thứ trưởng Bộ Ngoạigiao được ủy nhiệm ký thay.

Trongtrường hợp giấy uỷ quyền nhất thiết phải do Chủ tịch nước hoặc Thủ tướng Chínhphủ ký, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm chuẩn bị giấy ủy quyền để Chủ tịch nước,Thủ tướng Chính phủ ký.

5.Giấy ủy quyền ký các điều ước quốc tế với danh nghĩa Toà án nhân dân tối cao,Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ, ngành do Chánh án Toà án nhân dân tốicao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Thủ trưởng các Bộ, ngành cấp.

Khicó yêu cầu, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm hướng dẫn cơ quan đề xuất ký về thủtục cấp giấy ủy quyền của Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tốicao và các Bộ, ngành, khi đàm phán và ký điều ước quốc tế với danh nghĩa Toà ánnhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ, ngành.

Điều 8.Ký điều ước quốc tế

1.Dự thảo điều ước quốc tế hai Bên đã được các Bên nhất trí cần được ký tắt trướckhi ký chính thức, trừ khi các Bên có thoả thuận khác.

2.Trước khi ký tắt hoặc ký chính thức, cơ quan đề xuất ký có trách nhiệm rà soátkỹ và đối chiếu văn bản tiếng Việt với văn bản tiếng nước ngoài. Các văn bảnbằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài phải thống nhất về nội dung và hình thức.

3.Tất cả các điều ước quốc tế ký với danh nghĩa Nhà nước và Chính phủ đều phảigắn xi và đóng dấu nổi của Bộ Ngoại giao khi ký ở trong nước; đóng dấu nổi củacác cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam khi ký ở nước ngoài, trừ trường hợpthủ tục ký của nước sở tại hoặc tổ chức quốc tế có quy định khác.

Cơquan đề xuất ký liên hệ với Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan đại diện ngoại giao ViệtNam ở nước ngoài làm thủ tục gắn xi, đóng dấu.

4.Cơ quan đề xuất ký có trách nhiệm tổ chức lễ ký. Lễ ký được tổ chức trangtrọng, trên bàn ký cắm quốc kỳ Việt Nam và quốc kỳ của Bên nước ngoài hoặc cờcủa tổ chức quốc tế hữu quan.

5.Trường hợp đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép, nhưng không tổ chứcđược việc đàm phán và ký điều ước quốc tế, cơ quan đề xuất ký phải báo cáo kịpthời với Chính phủ và thông báo cho Bộ Ngoại giao biết.

6.Trong vòng 07 ngày sau khi điều ước quốc tế song phương được ký, cơ quan đềxuất ký có trách nhiệm nộp bản gốc điều ước quốc tế cho Bộ Ngoại giao.

Trườnghợp người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao hoặc phái đoàn đại diện thườngtrực của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bên cạnh các tổ chức quốc tếký điều ước quốc tế thì người ký có trách nhiệm báo cáo và gửi bản gốc điều ướcquốc tế đã ký về Bộ Ngoại giao trong thời hạn sớm nhất. Bộ Ngoại giao thông báocho cơ quan đề xuất ký về kết quả của việc ký.

Đốivới trường hợp ký hoặc gia nhập điều ước quốc tế nhiều Bên, trong vòng 7 ngàykể từ khi nhận được văn bản chính thức của điều ước quốc tế, cơ quan đề xuất kýcó trách nhiệm nộp văn bản này cho Bộ Ngoại giao.

Điều 9.Thủ tục trình phê chuẩn điều ước quốc tế

1.Việc phê chuẩn điều ước quốc tế được tiến hành theo quy định tại Điều 9 và 10Pháp lệnh.

2.Trường hợp điều ước quốc tế phải được phê chuẩn, trong thời hạn 15 ngày kể từkhi ký, cơ quan đề xuất ký có trách nhiệm lấy ý kiến Bộ Ngoại giao trước khitrình Chính phủ. Văn bản trình Chính phủ gồm tờ trình Chính phủ (kèm theo ýkiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao) và dự thảo tờ trình của Chính phủ kiếnnghị Chủ tịch nước phê chuẩn.

3.Thời hạn trình văn bản phê chuẩn:

a)15 ngày kể từ khi điều ước quốc tế được ký;

b)15 ngày kể từ khi đoàn ký kết về nước, đối với những trường hợp Việt Nam cử đạidiện đi ký ở nước ngoài;

c)15 ngày kể từ khi cơ quan đề xuất ký nhận được bản sao điều ước quốc tế đã đượcngười đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao hoặc trưởng đoàn đại diện thườngtrực Việt Nam bên cạnh các tổ chức quốc tế ký.

4.Trường hợp Chủ tịch nước quyết định trình Quốc hội phê chuẩn điều ước quốc tế,cơ quan đề xuất ký có trách nhiệm phối hợp với Văn phòng Chủ tịch nước chuẩn bịTờ trình của Chủ tịch nước trình Quốc hội.

Điều 10.Thủ tục trình phê duyệt điều ước quốc tế

1.Việc phê duyệt điều ước quốc tế được tiến hành theo quy định tại Điều 9 và 11Pháp lệnh.

2.Trong trường hợp điều ước quốc tế cần phải được phê duyệt hoặc có quy định vềviệc hoàn thành các thủ tục pháp lý cần thiết, cơ quan đề xuất ký có tráchnhiệm lấy ý kiến Bộ Ngoại giao trước khi trình Chính phủ phê duyệt.

3.Thời hạn trình văn bản xin phê duyệt:

a)15 ngày kể từ khi điều ước quốc tế được ký;

b)15 ngày kể từ khi đoàn ký kết về nước, đối với những trường hợp Việt Nam cử đạidiện đi ký ở nước ngoài;

c)15 ngày kể từ khi cơ quan đề xuất ký nhận được bản sao điều ước quốc tế trongtrường hợp điều ước quốc tế đó được người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giaohoặc trưởng đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh các tổ chức quốc tế ký.

Điều 11.Thủ tục trình gia nhập điều ước quốc tế nhiều Bên

1.Việc gia nhập điều ước quốc tế nhiều Bên căn cứ theo các quy định của Điều 5 vàĐiều 12 Pháp lệnh.

2.Đối với những điều ước quốc tế nhiều Bên mà việc gia nhập do Chính phủ quyếtđịnh, cơ quan đề xuất việc gia nhập làm tờ trình báo cáo Chính phủ quyết định.Đối với những điều ước quốc tế nhiều Bên mà việc gia nhập do Chủ tịch nướcquyết định theo quy định của Điều 12 Pháp lệnh, cơ quan đề xuất có trách nhiệmdự thảo tờ trình của Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định.

3.Hồ sơ trình Chính phủ đề xuất gia nhập điều ước quốc tế nhiều Bên gồm:

a)Tờ trình đề xuất việc gia nhập với những nội dung quy định tại Điều 5 và 12Pháp lệnh, đặc biệt cần nêu rõ nghĩa vụ tài chính;

b)Văn bản chính thức điều ước quốc tế và bản dịch tiếng Việt kèm theo;

c)Các thông tin liên quan đến điều ước quốc tế nhiều Bên: Danh sách các Bên kýkết điều ước quốc tế, các văn kiện bổ sung, sửa đổi (nếu có); các bảo lưu,tuyên bố của các Bên ký kết khác, các quy định về thủ tục pháp lý cần thiết;

d)Ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoạigiao và các Bộ, ngành hữu quan;

e)Dự thảo tờ trình của Chính phủ trình Chủ tịch nước (đối với những điều ước quốctế nhiều Bên mà việc gia nhập thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch nước).

Điều 12.Thủ tục đối ngoại về phê chuẩn, phê duyệt và gia nhập điều ước quốc tế

1.Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày có quyết định phê chuẩn hoặc gia nhập của Chủtịch nước hoặc Quốc hội, quyết định phê duyệt hoặc gia nhập của Chính phủ, cơquan đề xuất ký có trách nhiệm gửi toàn bộ các văn bản liên quan đến điều ướcquốc tế đến Bộ Ngoại giao.

BộNgoại giao thông báo cho Bên ký kết kia hoặc cơ quan lưu chiểu điều ước quốc tếnhiều Bên về việc phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập của phía Việt Nam.

KhiBên ký kết kia hoàn thành các thủ tục phê chuẩn điều ước quốc tế song phương đãký với Việt Nam, Bộ Ngoại giao tiến hành thủ tục trao đổi thư phê chuẩn vớiphía nước ngoài.

2.Cơ quan đề xuất ký có trách nhiệm cung cấp cho Bộ Ngoại giao những thông tincần thiết để các thủ tục đối ngoại về phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập được thựchiện kịp thời, đầy đủ.

Điều 13.Sao lục điều ước quốc tế

Trongthời hạn 10 ngày kể từ ngày điều ước quốc tế có hiệu lực, Bộ Ngoại giao cótrách nhiệm sao lục điều ước quốc tế gửi Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịchnước, Văn phòng Chính phủ để báo cáo, đồng thời gửi các cơ quan hữu quan để thihành.

Điều 14.Công bố điều ước quốc tế

1.Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được bản sao điều ước quốc tế đã có hiệulực, Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm đăng trên Công báo, trừ khi có thỏathuận khác giữa các Bên ký kết hoặc có quyết định khác của Chủ tịch nước hoặcChính phủ.

2.Hàng năm, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm tổ chức việc biên soạn và ấn hành Niêngiám các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết.

Điều 15. Thực hiện điều ước quốc tế

1.Sau khi điều ước quốc tế có hiệu lực, cơ quan đề xuất ký kết căn cứ vào nộidung của điều ước, chức năng, nhiệm vụ của mình, trình Chính phủ kế hoạch cụthể tổ chức thực hiện điều ước quốc tế đó.

Trongtrường hợp việc thực hiện điều ước quốc tế đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung, hủybỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam, thì cơ quan đề xuấtký kết, cơ quan Nhà nước hữu quan có trách nhiệm tự mình hoặc kiến nghị với cơquan Nhà nước có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc ban hành vănbản quy phạm pháp luật đó theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm phápluật.

2.Trừ khi có quy định khác, hàng năm cơ quan đề xuất ký kết điều ước quốctế báo cáo Chính phủ về việc thực hiện điều ước quốc tế, đồng thời thông báocho Bộ Ngoại giao biết để phối hợp, theo dõi việc thực hiện điều ước quốc tếcủa các Bên ký kết khác, kịp thời kiến nghị những biện pháp bảo vệ quyền lợicủa Việt Nam khi các Bên ký kết khác có vi phạm.

3.Trường hợp các điều ước quốc tế nhiều Bên quy định nghĩa vụ báo cáo việc thựchiện của Việt Nam, cơ quan đề xuất ký kết điều ước quốc tế đó chịu trách nhiệmchuẩn bị báo cáo của Việt Nam.

Ủy quyền tham dự hội nghị quốctế liên quan đến việc thực hiện điều ước quốc tế nhiều Bên thực hiện theo quyđịnh tại Điều 7 Nghị định.

Điều 16. Thủ tục sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế

1.Trong quá trình thực hiện điều ước quốc tế, nếu các cơ quan hữu quan thấy cầnsửa đổi, bổ sung điều ước quốc tế thì nêu vấn đề với cơ quan đề xuất ký kết. Cơquan đề xuất ký kết có trách nhiệm trao đổi với các cơ quan hữu quan, nếu thấyviệc đề xuất sửa đổi, bổ sung điều ước quốc tế là hợp lý thì báo cáo xin chủ trươngcủa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã quyết định việc ký hoặc gia nhập điều ướcquốc tế đó. Sau khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho chủ trương sửa đổi, bổsung điều ước quốc tế, cơ quan đề xuất ký phối hợp với Bộ Ngoại giao thực hiệncác thủ tục sửa đổi, bổ sung theo quy định, trừ trường hợp điều ước quốc tế cóquy định khác.

2.Trong thời hạn 90 ngày trước khi điều ước quốc tế hết hiệu lực, cơ quan đề xuấtký kết kiến nghị và lấy ý kiến của các cơ quan hữu quan về việc gia hạn, chấmdứt hiệu lực của điều ước quốc tế và báo cáo cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đãquyết định việc ký kết điều ước quốc tế đó quyết định, trừ trường hợp điều ướcquốc tế có quy định khác.

3.Việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế theo quy định tại Điều 25 Pháplệnh.

Điều 17. Giải thích điều ước quốc tế

1.Trong trường hợp các Bên ký kết hiểu và giải thích khác nhau về nội dung củađiều ước quốc tế, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu về giảithích, Bộ Ngoại giao có văn bản đề nghị cơ quan đề xuất ký kết chuẩn bị nộidung về giải thích điều ước quốc tế để trình Chính phủ.

2.Trong trường hợp các cơ quan hữu quan trong nước hiểu và giải thích khác nhauvề nội dung của điều ước quốc tế, thì trực tiếp gửi các yêu cầu về giải thíchđiều ước quốc tế cho cơ quan đề xuất ký hoặc Bộ Ngoại giao.

Trongtrường hợp văn bản yêu cầu giải thích điều ước quốc tế chỉ gửi cho Bộ Ngoạigiao thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu về giải thích điềuước quốc tế, Bộ Ngoại giao có văn bản đề nghị cơ quan đề xuất ký chuẩn bị nộidung giải thích điều ước quốc tế để trình Chính phủ.

3.Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị do Bộ Ngoại giao hoặc cáccơ quan hữu quan trong nước có yêu cầu về giải thích điều ước quốc tế gửi đến,cơ quan đề xuất ký có trách nhiệm chuẩn bị dự thảo nội dung giải thích và lấy ýkiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao trước khi trình Chính phủ. Chính phủ raquyết định giải thích các điều ước quốc tế ký kết với danh nghĩa Nhà nước hoặcChính phủ. Đối với những điều ước quốc tế được Quốc hội phê chuẩn hoặc nhữngđiều ước quốc tế có điều khoản trái hoặc chưa được quy định trong các văn bảnquy phạm pháp luật do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành, Chính phủ trình để Ủy ban Thường vụ Quốc hội giảithích.

4.Đối với trường hợp nói tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn 15 ngày kểtừ ngày nhận được văn bản giải thích của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, BộNgoại giao thông báo việc giải thích này cho Bên ký kết kia.

5.Đối với trường hợp nói tại khoản 2 Điều này, trong thời hạn 05 ngày kể từ ngàynhận được văn bản giải thích của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, cơ quan đềxuất ký kết có trách nhiệm thông báo cho Bộ Ngoại giao và cơ quan có yêu cầugiải thích.

Điều 18. Tổ chức thi hành

Nghịđịnh này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Nghị địnhsố 182/HĐBT ngày 28 tháng 05 năm 1992 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh vềký kết và thực hiện điều ước quốc tế của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

CácBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịutrách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

TM. CHÍNH PHỦ

Thủ tướng

(Đã ký)

 

Phan Văn Khải

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.