• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 09/06/2015
QUỐC HỘI
Số: 89/2015/QH13
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Cà Mau, ngày 9 tháng 6 năm 2015

NGHỊ QUYẾT

Điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, năm 2015

Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016

_______________

 

QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Luật tổ chức Quốc hội số 30/2001/QH10 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 83/2007/QH11;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12;

Sau khi xem xét Tờ trình số 861/TTr-UBTVQH13 ngày 11 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về dự kiến điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, năm 2015 và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016 và Báo cáo số 893/BC-UBTVQH13 ngày 07 tháng 6 năm 2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về giải trình, tiếp thu ý kiến các vị đại biểu Quốc hội về dự kiến điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, năm 2015 và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1

Bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII các dự án, dự thảo sau đây:

1. Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 1269/2011/NQ-UBTVQH12 ngày 14/7/2011 về biểu thuế bảo vệ môi trường (đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua tại phiên họp tháng 3/2015);

2. Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 712/2013/UBTVQH13 ngày 16/12/2013 về việc ban hành biểu mức thuế suất thuế tài nguyên;

3. Nghị quyết của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động sau một năm nghỉ việc;

4. Pháp lệnh quản lý thị trường.

Điều 2

Điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015 như sau:

1. Bổ sung vào Chương trình năm 2015 các dự án, dự thảo sau đây:

- Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 1269/2011/NQ-UBTVQH12 ngày 14/7/2011 về biểu thuế bảo vệ môi trường (đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua tại phiên họp tháng 3/2015);

- Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 712/2013/UBTVQH13 ngày 16/12/2013 về việc ban hành biểu mức thuế suất thuế tài nguyên;

- Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi) thông qua tại kỳ họp thứ 10 (xem xét, thông qua theo quy trình tại một kỳ họp);

- Luật dược (sửa đổi) cho ý kiến tại kỳ họp thứ 10;

- Nghị quyết của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động sau một năm nghỉ việc thông qua tại kỳ họp thứ 9 (xem xét, thông qua theo quy trình tại một kỳ họp);

- Pháp lệnh quản lý thị trường.

2. Điều chỉnh thời hạn trình Quốc hội các dự án sau đây:

- Chuyển dự án Luật khí tượng thủy văn từ Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 10 lên Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9, thông qua tại kỳ họp thứ 10;

- Lùi thời gian trình dự án Luật biểu tình từ Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9 sang Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 11; lùi thời gian trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chuyển giao công nghệ từ chương trình thông qua tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII sang Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV;

- Rút dự án Luật dân số ra khỏi Chương trình năm 2015.

Điều 3

Thông qua Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016 như sau:

I. CÁC DỰ ÁN LUẬT

1. Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII (dự kiến tháng 3/2016)

a) Trình Quốc hội thông qua 06 dự án, bao gồm:

1. Luật tiếp cận thông tin;

2. Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế (sửa đổi);

3. Luật quy hoạch;

4. Luật báo chí (sửa đổi);

5. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi);

6. Luật dược (sửa đổi).

b) Trình Quốc hội cho ý kiến 01 dự án:

1. Luật biểu tình.

2. Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV (dự kiến tháng 7/2016)

Trình Quốc hội thông qua 01 dự thảo:

1. Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017.

3. Tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV (dự kiến tháng 10/2016)

a) Trình Quốc hội thông qua 05 dự án, bao gồm:

1. Luật ban hành quyết định hành chính;

2. Luật biểu tình;

3. Luật về hội;

4. Luật tín ngưỡng, tôn giáo;

5. Luật đấu giá tài sản.

b) Trình Quốc hội cho ý kiến 17 dự án, bao gồm:

1. Luật quốc phòng (sửa đổi);

2. Luật Công an xã;

3. Luật chứng thực;

4. Luật về máu và tế bào gốc;

5. Luật đường sắt (sửa đổi);

6. Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi);

7. Luật quản lý ngoại thương;

8. Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;

9. Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ;

10. Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi);

11. Luật thủy lợi;

12. Luật năng lượng nguyên tử (sửa đổi);

13. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chuyển giao công nghệ;

14. Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi);

15. Luật cảnh vệ;

16. Luật du lịch (sửa đổi);

17. Luật trợ giúp pháp lý (sửa đổi).

II. CÁC DỰ ÁN PHÁP LỆNH

Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua 02 dự án pháp lệnh, bao gồm:

1. Pháp lệnh giống cây trồng (sửa đổi);

2. Pháp lệnh giống vật nuôi (sửa đổi).

Điều 4

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề cao tinh thần trách nhiệm thi hành nghiêm Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức thực hiện tốt các giải pháp đã được đề ra trong các Nghị quyết của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; không trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội dự án, dự thảo không bảo đảm chất lượng và tiến độ; kiểm điểm, xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của việc không hoàn thành Chương trình để báo cáo Quốc hội.

Các cơ quan, tổ chức có liên quan tạo điều kiện thuận lợi để đại biểu Quốc hội và các chủ thể khác thực hiện quyền sáng kiến pháp luật của mình.

2. Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và các cơ quan có liên quan phải thực hiện nghiêm việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội để có hiệu lực cùng thời điểm với hiệu lực của luật, pháp lệnh, nghị quyết; bố trí hợp lý kinh phí hỗ trợ xây dựng pháp luật tạo điều kiện cho các cơ quan, tổ chức thực hiện tốt chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.

Chính phủ phân công cơ quan chủ trì tiếp tục nghiên cứu, tổng kết các quy định hiện hành có liên quan để đề xuất sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các dự án để triển khai thi hành Hiến pháp và đáp ứng yêu cầu thực tiễn cuộc sống.

3. Văn phòng Quốc hội có trách nhiệm tạo điều kiện về kinh phí và điều kiện vật chất cần thiết khác, Viện nghiên cứu lập pháp của Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm giúp đại biểu Quốc hội trong việc lập, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội và Quốc hội.

Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 09 tháng 6 năm 2015.

Chủ tịch Quốc hội

(Đã ký)

 

Nguyễn Sinh Hùng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.