NGHỊ QUYẾT
Ban hành mức chi đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở
trên địa bàn tỉnh Cà Mau
---------------
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU
KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ CHÍN
(Từ ngày 08 đến ngày 09 tháng 7 năm 2014)
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật;
Căn cứ Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật;
Căn cứ Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở;
Xét Tờ trình số 53/TTr-UBND ngày 17 tháng 6 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau về việc ban hành Nghị quyết về mức chi đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Cà Mau và Báo cáo thẩm tra số 18/BC-HĐND ngày 05 tháng 7 năm 2014 của Ban Pháp chế HĐND tỉnh;
Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau khoá VIII, kỳ họp thứ Chín đã thảo luận và thống nhất,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành mức chi đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Cà Mau, cụ thể như sau:
1. Chi hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật, Ban Chỉ đạo các Chương trình, Đề án các cấp.
a) Chi soạn thảo chương trình, kế hoạch
- Soạn thảo chương trình, kế hoạch:
+ Đối với chương trình, kế hoạch giai đoạn từ 03 năm trở lên: cấp tỉnh 2.000.000 đồng/văn bản; cấp huyện 1.500.000 đồng/văn bản; cấp xã 1.000.000 đồng/văn bản.
+ Đối với chương trình, kế hoạch dưới 03 năm hoặc chuyên đề: cấp tỉnh 1.000.000 đồng/văn bản; cấp huyện 500.000 đồng/văn bản; cấp xã 200.000 đồng/văn bản.
- Báo cáo tiếp thu, tổng hợp ý kiến:
+ Đối với văn bản giai đoạn từ 03 năm trở lên: cấp tỉnh 500.000 đồng/văn bản; cấp huyện 300.000 đồng/văn bản; cấp xã 100.000 đồng/văn bản.
+ Đối với văn bản dưới 03 năm hoặc chuyên đề: cấp tỉnh 300.000 đồng/văn bản; cấp huyện 200.000 đồng/văn bản; cấp xã 100.000 đồng/văn bản.
b) Chi họp, tọa đàm, góp ý dự thảo chương trình, kế hoạch
- Chủ trì cuộc họp: cấp tỉnh 100.000 đồng/người/buổi; cấp huyện 80.000 đồng/người/buổi; cấp xã 60.000 đồng/người/buổi.
- Thành viên dự: cấp tỉnh 80.000 đồng/người/buổi; cấp huyện 70.000 đồng/người/buổi; cấp xã 50.000 đồng/người/buổi.
c) Chi họp Hội đồng xét duyệt chương trình, kế hoạch
- Chủ tịch Hội đồng: cấp tỉnh 100.000 đồng/người/buổi; cấp huyện 80.000 đồng/người/buổi; cấp xã 60.000 đồng/người/buổi.
- Thành viên Hội đồng, Thư ký và đại biểu được mời tham dự: cấp tỉnh 80.000 đồng/người/buổi; cấp huyện 70.000 đồng/người/buổi; cấp xã 50.000 đồng/người/buổi.
- Bài nhận xét của Hội đồng: cấp tỉnh 300.000 đồng/bài viết; cấp huyện 200.000 đồng/bài viết; cấp xã 100.000 đồng/bài viết.
- Bài nhận xét, phản biện của Ủy viên Hội đồng: cấp tỉnh 200.000 đồng/bài viết; cấp huyện 100.000 đồng/bài viết; cấp xã 70.000 đồng/bài viết.
d) Lấy ý kiến thẩm định dự thảo chương trình, kế hoạch bằng văn bản trong trường hợp không thành lập Hội đồng xét duyệt chương trình, kế hoạch: cấp tỉnh 500.000 đồng/bài viết; cấp huyện 300.000 đồng/bài viết; cấp xã 100.000 đồng/bài viết.
2. Chi thù lao Báo cáo viên, tuyên truyền viên, người được mời tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (kể cả thù lao biên soạn); cộng tác viên tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật lưu động, tư vấn pháp luật, hướng dẫn chuyên đề Câu lạc bộ pháp luật, nhóm nòng cốt; chuyên gia tham gia các hoạt động đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật.
a) Báo cáo viên cấp tỉnh: 500.000 đồng/người/buổi; báo cáo viên cấp huyện: 300.000 đồng/người/buổi; báo cáo viên, tuyên truyền viên cấp xã 100.000 đồng/người/buổi.
b) Báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật; người được mời tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; cán bộ thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng đặc thù được hưởng thêm 20% so với mức thù lao chi cho báo cáo viên cấp tỉnh, huyện, tuyên truyền viên, cộng tác viên thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn và tham gia các đợt phổ biến, giáo dục pháp luật lưu động, hướng dẫn sinh hoạt chuyên đề Câu lạc bộ pháp luật, nhóm nòng cốt.
3. Chi biên soạn một số tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật đặc thù (bao gồm biên soạn, biên tập, thẩm định):
a) Tờ gấp pháp luật: 600.000 đồng/tờ.
b) Tình huống giải đáp pháp luật: 200.000 đồng/tình huống.
c) Câu chuyện pháp luật: 800.000 đồng/câu chuyện.
d) Tiểu phẩm pháp luật: 3.000.000 đồng/tiểu phẩm.
4. Chi xây dựng và duy trì sinh hoạt Câu lạc bộ pháp luật, nhóm nòng cốt.
a) Hỗ trợ tiền ăn, nước uống cho thành viên tham gia hội nghị ra mắt Câu lạc bộ pháp luật 15.000 đồng/người/buổi.
b) Nước uống cho đại biểu sinh hoạt Câu lạc bộ pháp luật, nhóm nòng cốt 10.000 đồng/người/buổi.
5. Chi phiên dịch tiếng dân tộc thiểu số bằng 200% mức lương cơ sở, tính theo lương ngày do nhà nước quy định cho khu vực quản lý hành chính.
6. Chi tổ chức cuộc thi, hội thi tìm hiểu pháp luật có thêm một số mức chi đặc thù.
a) Thuê hội trường và thiết bị phục vụ cuộc thi sân khấu thanh toán theo chứng từ thực tế, nhưng không quá 4.000.000 đồng/buổi đối với cấp tỉnh; không quá 2.500.000 đồng/buổi đối với cấp huyện; không quá 1.000.000 đồng/buổi đối với cấp xã.
b) Thuê dẫn chương trình: dẫn chương trình chuyên nghiệp 500.000 đồng/người/buổi; không chuyên 300.000 đồng/người/buổi.
c) Thuê văn nghệ, diễn viên: chuyên nghiệp 150.000 đồng/người/buổi; không chuyên 100.000 đồng/người/buổi.
d) Chi giải thưởng
- Giải nhất: cấp tỉnh tập thể 5.000.000 đồng/giải, cá nhân 2.000.000 đồng/giải; cấp huyện tập thể 3.000.000 đồng/giải, cá nhân 1.000.000 đồng/giải; cấp xã tập thể 1.000.000 đồng/giải, cá nhân 500.000 đồng/giải.
- Giải nhì: cấp tỉnh tập thể 3.000.000 đồng/giải, cá nhân 1.000.000 đồng/giải; cấp huyện tập thể 2.000.000 đồng/giải, cá nhân 800.000 đồng/giải; cấp xã tập thể 800.000 đồng/giải, cá nhân 400.000 đồng/giải.
- Giải ba: cấp tỉnh tập thể 2.000.000 đồng/giải, cá nhân 800.000 đồng/giải; cấp huyện tập thể 1.000.000 đồng/giải, cá nhân 500.000 đồng/giải; cấp xã tập thể 500.0000 đồng/giải, cá nhân 300.000 đồng/giải.
- Giải khyến khích: cấp tỉnh tập thể 1.000.000 đồng/giải, cá nhân 500.000 đồng/giải; cấp huyện tập thể 500.000 đồng/giải, cá nhân 200.000 đồng/giải; cấp xã tập thể 300.000 đồng/giải, cá nhân 100.000 đồng/giải.
- Các giải phụ khác: cấp tỉnh 500.000 đồng/giải; cấp huyện 300.000 đồng/giải; cấp xã: 200.000 đồng/giải.
7. Chi hỗ trợ hoạt động truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật trên trạm phát thanh xã, phường, thị trấn, loa truyền thanh cơ sở.
a) Chi biên soạn, biên tập tài liệu phát thanh: 70.000 đồng/trang (tính theo trang chuẩn 350 từ).
b) Chi bồi dưỡng phát thanh
- Bồi dưỡng phát thanh bằng tiếng Việt 15.000 đồng/lần.
- Bồi dưỡng phát thanh bằng tiếng dân tộc 20.000 đồng/lần.
8. Chi phục vụ trực tiếp việc xây dựng quản lý và khai thác tủ sách pháp luật.
a) Xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật hàng năm 2.000.000 đồng/tủ/năm.
b) Rà soát, bổ sung, cập nhật sách định kỳ 06 tháng/lần 100.000 đồng/lần.
c) Bồi dưỡng cán bộ tham gia luân chuyển sách 50.000 đồng/lần/người.
9. Chi thực hiện thống kê, rà soát, viết báo cáo đánh giá công tác PBGDPL, chương trình, kế hoạch, đánh giá thực hiện chuẩn tiếp cận pháp luật.
a) Thu thập thông tin, xử lý số liệu báo cáo 50.000 đồng/báo cáo.
b) Rà soát văn bản, tài liệu phục vụ hệ thống hóa, kiến nghị xây dựng thể chế, thực hiện chương trình, đề án 50.000 đồng/văn bản.
c) Chi viết báo cáo
- Báo cáo định kỳ hàng năm: cấp tỉnh 1.000.000 đồng/báo cáo; cấp huyện 500.000 đồng/báo cáo; cấp xã 200.000 đồng/báo cáo.
- Báo cáo chuyên đề (báo cáo sơ, tổng kết các chương trình, mục tiêu, kế hoạch giai đoạn...): cấp tỉnh 1.500.000 đồng/báo cáo; cấp huyện 1.000.000 đồng/báo cáo; cấp xã 500.000 đồng/báo cáo.
- Báo cáo đột xuất: cấp tỉnh 800.000 đồng/báo cáo; cấp huyện 500.000 đồng/báo cáo; cấp xã 200.000 đồng/báo cáo.
10. Kinh phí chi hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của cấp nào chủ trì tổ chức thực hiện thì do ngân sách cấp đó đảm bảo và được bố trí trong dự toán hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
Điều 2. Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết này.
Điều 3. Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các Tổ Đại biểu HĐND và các đại biểu HĐND tỉnh giám sát quá trình thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/8/2014 và thay thế các quy định về nội dung chi và mức chi cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Nghị quyết số 10/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh về ban hành định mức chi cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Đối với quy định về nội dung và mức chi cho công tác hòa giải ở cơ sở tiếp tục thực hiện theo quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 1 Nghị quyết số 10/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 của HĐND tỉnh về ban hành định mức chi cho công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh Cà Mau.