Sign In

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thi hành pháp lệnh của Hội đồng Nhà nước và Nghị định số 52 - HĐBT ngày 27 tháng 5 năm 1989 của Hội đồng Bộ trưởng về thuế nông nghiệp

_________________________

 Thi hành Pháp lệnh về thuế nông nghiệp ngày 25/2/1983, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh về thuế nông nghiệp ngày 30/1/1989 và Nghị định số 52-HĐBT ngày 27 tháng 5 năm 1989 của Hội đồng Bộ trưởng về thuế nông nghiệp, Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể như sau:

I.NHỮNG TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN PHẢI NỘP THUẾ NÔNG NGHIỆP

Những tổ chức và cá nhân phải nộp thuế nông nghiệp đã được quy định ở điều 1 Pháp lệnh về thuế nông nghiệp ngày 25/2/1983, Điều 6 Pháp lệnh, bổ sung pháp lệnh về thuế nông nghiệp ngày 30/1/1989 của Hội đồng Nhà nước và điều 1 Nghị định số 52-HĐBT ngày 27/5/1989 của Hội đồng Bộ trưởng, Bộ Tài chính hướng dẫn thêm một số điểm dưới đây:

1. Những hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp nếu giao đất cho các hộ xã viên, tập đoàn viên làm kinh tế gia đình hoặc giao đất cho các tổ chức và cá nhân khác sử dụng, thì hợp tác xã, tập đoàn sản xuất phải tính và thu số thuế trên phần đất này nộp cho Nhà nước cùng với số thuế của đơn vị.

2. Các nông trường, trạm, trại nông nghiệp quốc doanh (báo gồm cả nông trường, trạm, trại cao su), lâm trường, trường học, cơ quan, xí nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang, trại cải tạo, đơn vị sự nghiệp, tổ chức xã hội nếu giao đất cho công nhân, viên chức hoặc các tổ chức, cá nhân ngoài đơn vị sản xuất thì nông trường, lâm trường... phải tính và thu sií thuế trên phần đất giao này nộp cho Nhà nước cùng với số thuế của đơn vị.

II. NHỮNG LOẠI ĐẤT PHẢI CHỊU THUẾ NÔNG NGHIỆP

Những loại đất phải chịu thuế nông nghiệp được quy định tại điểm a điều 2 Nghị định số 52-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, cụ thể là:

1. Đất quy hoạch để trồng các loại cây hàng năm và cây lâu năm.

2. Mặt nước đã bao ngăn để nuôi trồng thuỷ sản, hoặc có khả năng nuôi trồng thuỷ sả, đã quy chủ quản lý, sử dụng, bao gồm: đầm, hồ, ao (đìa), chuôm, ngòi, rạch, sông cụt...

3.Đồng cỏ, bãi bồi đã quy chủ quản lý, sử dụng vào sản xuất nông nghiệp.

4. Đất trồng cây lấy gỗ, lấy lá như: dừa nước, tràm, đước, so đũa, so an, cọ, tre... không thuộc diện nộp tiền nuôi rừng.

5. Đất đã quy hoạch (trồng rừng, khai thác tài nguyên, khoáng sản, xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, nhà máy, xí nghiệp... doanh trại lực lượng vũ trang, trường học, đơn vị sự nghiệp, kho bãi... )những chưa được sử dụng vào các mục đích nêu trên.

6. Đất vườn rừng, đồi rừng giao cho các hộ gia đình không thuộc diện nộp tiền nuôi rừng.

7. Đất giao các nông trường, lâm trường, trạm, trại nông nghiệp quốc doanh (bao gồm cả cao su), lực lượng vũ trang, trường học (trường Trung học, Đại học chuyên nghiệp và dạy nghề, trường vừa học, vừa làm...), các trại cải tạo, nhà thờ, đền, chùa, thánh thất... để nghiên cưua hoặc sản xuất nông nghiệp.

8. Đất làm kênh mương tưới, tiêu, đất đắp bờ vùng, bờ thửa và giao thông nội đồng.

9. Đất ở của mỗi hộ vượt quá mức quy định tại điều 35 của Luật đất đai.

10. Đất nương, rẫy.

III. NHỮNG LOẠI ĐẤT KHÔNG PHẢI CHỊU THUẾ NÔNG NGHIỆP

Những loại đất không phải chịu thuế nông nghiệp được quy định tại điểm b, điều 2, Nghị định số 52-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, cụ thể là:

1. Đất e cho mỗi hộ được miễn thuế nông nghiệp là diện tích thực tế sử dụng, nhưng không vượt quá mức quy định cho từng vùng (theo điều 35 Luật đất đai):

- Đồng bằng Bắc bộ và đồng bằng miền Trung từ Thanh Hoá đến Thuận Hải: 200m2

- Trung du Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long: 300m2

- Miền núi và Tây nguyên: 400m2

2. Đất chuyên dùng như: đất xây dựng trường học, trạm xá, công trình văn hoá, sân vận động, bể bơi, trụ sở, xưởng sản xuất , chế biến, kho tàng, sân phơi, chuồng trại chăn nuôi của các đơn vị sản xuất và các tổ chức, cơ quan, hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp ... được cấp có thẩm quyền quyết định.

3. Đất xây dựng các công trình đầu mối, các kênh mương tưới, tiêu đến nội đồng, đất xây dựng đường giao thông như: quốc lộ, đường liên tỉnh, liên huyện, nội huyện, liên xã, đường trục chính trong xã.

4. Đất xây dựng nghĩa trang liệt sĩ, nghĩa trang của một khu dân cư hoặc hoặc một khu tôn giáo từ 1 thôn, ấp trở lên.

5. Đất khai hoang chưa đến hạn chịu thuế nông nghiệp, là đất chưa giao cho ai quản lý, sử dụng và chưa khai phá hoặc là đất đã sử dụng, nhưng vì lý do khách quan nhiều năm không sử dụng, nay khai phá để sản xuất phải bỏ nhiều công sức, chi phí.

6. Đất phục hoá chưa đến hạn chịu thuế nông nghiệp, trước đây đã sản xuất nông nghiệp, nhưng vì lý do khách quan phải bỏ không sản xuất trong một vài năm, nay khai phá để sản xuất, chi phí và công sức khai phá không nhiều như đất khai hoang.

Những loại đất dưới đây không coi là đất phục hoá và không được miễn thuế:

- Đất sản xuất một số vụ rồi bỏ hoá một số vụ, sau đó quay trở lại sản xuất.

- Đất  bồi ven sông có thể sản xuất được ngay như đất thuộc.

IV. XÁC ĐỊNH CĂN CỨ TÍNH THUẾ

1. Diện tích tính thuế:

Trên cơ sở diện tích tính thuế của năm trước và tình hình biến động của đất để xác định diện tích tính thuế theo các yêu cầu cụ thể sau:

a-Để xác định diện tích tính thuế đúng với thực tế, phải dựa vào các tài liệu sau đây: số thuế nông nghiệp năm trước, kết quả đo đạc diện tích theo chỉ thị 299-Ttg, các luận chững kinh tế- kỹ thuật của nông trường (bao gồm cả cao su), lâm trường và các tổ chức khác. Các địa phương chưa có kết quả đo đạc theo chỉ thị 299 Ttg thì sử dụng các tài liệu: bản đồ, địa bạ cũ, tài liệu về quản lý và sử dụng đất, theo điều tra ở thời điểm gần nhất của ngành Quản lý ruộng đất, tài liệu về đất giao khoán, giao đất làm kinh tế gia đình của các nông trường, lâm trường, trạm, trại nông nghiệp quốc doanh, các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp và các tổ chức khác, tài liệu về điều chỉnh và biến động đất đai.

b- Nắm đúng diện tích, vị trí, ranh giới của từng thửa, từng khoảnh do tổ chức , cá nhân sử dụng theo địa bàn hành chính và xác định đúng các loại cây trồng theo các nhóm cây như sau:

- Cây hàng năm bao gồm: lúa, màu lương thực và cây hàng năm khác (kể cả cây được liệu khác), cây công nghiệp ngắn ngày, cây dược liệu đặc biệt.

- Cây lâu năm báo gồm: cây lâu năm có giá trị kinh tế cao, cây công nghiệp lâu năm khác; cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, cây ăn quả khác; cây lấy gỗ, lấy lá có giá trị kinh tế cao, cây lấy gỗ, lấy lá khác và cây lâu năm khác.

c- Phương pháp xác định diện tích tính thuế

- Tổ chức, cá nhân kê khai diện tích đất đang quản lý, sử dụng vào sản xuất nông nghiệp, kể cả phần đất giao cho cá nhân làm kinh tế gia đình.

- Đối với các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp, các hộ cá thể, các đơn vị lực lượng vũ trang, cơ quan hành chính sự nghiệp, các tổ chức xã hội... Ban thuế nông nghiệp cùng Ban quản lý ruộng đất xã kiểm tra, đối chiếu các bản kê khai, xác định lại và công bố diện tích tính thuế của các tổ chức, cá nhân và ký tên xác nhận.

- Đối với nông trường, lâm trường, trạm, trại nông nghiệp quốc doanh (kể cả cao su) , các đơn vị lực lượng vũ trang ... sử dụng đất sản xuất trên một huyện, quận thì do Phòng thuế nông nghiệp và cơ quan quản lý ruộng đất huyện, quận... kiểm tra xác định diện tích chịu thuế.

- Đối với các nông trường, lâm trường, trạm, trại nông nghiệp quốc doanh (kể cả cao su) sử dụng đất trên nhiều huyện, quận thì do Chi cục thuế nông nghiệp và cơ quan Quản lý ruộng đất tỉnh, thành phó, đặc khu trực thuộc Trung ương kiểm tra, xác định diện tích đất chịu thuế.

Trường hợp tổ chức, cá nhân khiếu nại thì cơ quan thuế phối hợp với ngành Quản lý ruộng đất xem xét giải quyết theo thực tế.

2. Hạng đất tính thuế đối với đất trông cây hàng năm

a- Các diện tích đang tính thuế được giữ nguyên hạng đất đã được xác định trong năm 1984 - 1985; Địa phương nào đã điều chỉnh giảm hạng đất tính thuế so với kết quả phân hạng đất năm 1984 -1985 thì nay phải xác định lại.

Chỉ thực hiện điều chỉnh hạng đất tính thuế trong các trường hợp sau:

- Đất tăng vụ (1 vụ chuyển sang 2 vụ ...) đã ổn định.

- Đất do thay đổi cơ cấu cây trồng hoặc do chuyển vụ cho năng suất cao hơn và đã ổn định.

b- Đất 2 vụ, trong đó 1 vụ trồng lúa (hoặc cây hàng năm khác ) 1 vụ trồng cây công nghiệp ngắn ngày thì định hạng đất tính thuế như đối với đất trồng lúa.

c-Đối với các diện tích mới đưa vào tính thuế của các nông trường, lâm trường, trạm, trại nông nghiệp quốc doanh... và những diện tích thuộc diện chịu thuế nhưng trước đây chưa tính thuế. Việc thực hiện phân hạng tính thuế phải căn cứ vào hạng đất tính thuế của những diện tích đất liên canh hoặc của những diện tích đất có điều kiện và kết quả sản xuất tương tự ở địa phương.

D- Việc quy đổi nông sản ra thóc để định sản lượng phân hạn đất tính thuế căn cứ vào quan hệ tỷ giá giữa thóc và nông sản khác, do Uỷ ban Nhân dân tính, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương quyết định đối với từng vùng tại thời điểm định hạng đất tính thuế và lập sổ thuế.

3.Định sản lượng tính thuế đối với đất chuyên trồng cây công nghiệp ngắn ngày và cây dược liệu đặc biệt.

a- Sản lượng tính thuế hàng năm đối với đất chuyên trồng cây công nghiệp ngắn ngày có thể lấy sản lượng thực tế bình quân 2 năm trước (không kể năm mất mùa). Trường hợp gặp thiên tai, địch hoạ gây thiệt hại nặng thì tính thuế theo sản lượng thực tế.

Trường hợp đất trồng 2 loại cây công nghiệp ngắn ngày khác nhau, sản lượng tính thuế được quy đổi theo sản lượng của một loại cây trồng.

b- Sản lượng tính thuế hàng năm đối với đất trồng cây dược liệu đặc biệt là sản lượng thực tế bình quân của 2 năm trước.

4.Định sản lượng hoặc giá trị sản lượng tính thuế đối với đất vườn, đất trồng cây lâu năm

a- Bất kỳ cây trồng tập trung hay rải rác, hoặc cây trồng xem ghép giữa các loại cây, đều quy về đơn vị diện tích tính bằng hec ta (ha) để định sản lượng hoặc giá trị sản lượng tính thuế đối với đất vườn, đất trông cây lâu năm.

b- Nhóm cây lâu năm áp dụng theo thuế suất quy định tại điều 9 mới của Pháp lệnh thuế nông nghiệp như sau:

- Cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao như cà phê, hồ tiêu, dừa, điều, ca cao...: 14%

- Cây công nghiệp lâu năm khác: 12%

- Cây ăn quả đặc sản, có giá trị kinh tế cao như: nhãn lồng, vải thiều, chôm chôm, sầu riêng, măng cụt và bưởi đặc sản ...: 20%.

- Cây ăn quả khác: 16%

- Vườn cây ăn quả do các cụ phụ lão trong hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp hoặc Uỷ ban Nhân dân xã quản lý, không phân biệt loại cây gì: 14%.

- Cây lấy gỗ, lấy lá có giá trị kinh tế cao như tràm, mỡ 15%.

- Cây lấy lá, lấy gố khác: 10%

- Cây lâu năm khác bao gồm các loại cây lâu năm không thuộc 7 nhóm cây trên: 12%

Ngoài các cây công nghiệp lâu năm, cây lấy lá, lấy gỗ và cây ăn quả có giá trị kinh tế cao quy định trên, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương có thể quy định những cây công nghiệp lâu năm; cây lấy gỗ, lấy lá và cây ăn quả có giá trị kinh tế cao của địa phương để tính thuế.

c- Đối với đất trồng nhiều loại cây, căn cứ vào thu nhập bình quân trên đơn vị diện tích của đa số người có vườn ở địa phương để xác định giá trị sản lượng tính thuế và quy ra thóc theo thời giá tại thời điểm lập bộ thuế.

d- Đối với đất trồng cây lâu năm của các nông trường, lâm trường, trạm, trại nông nghiệp quốc doanh (bao gồm cả cao su), và các tổ chức nộp thuế khác, định sản lượng, giá trị sản lượng tính thuế phải căn cứ vào năng suất bình quân của các năm trước và kế hoạch sản xuất - kỹ thuật - tài chín của đơn vị.

5. Uỷ ban Nhân dân các cấp chỉ đạo chặt chẽ việc xác định hạng đất tính thuế đảmbảo mối quan hệ hợp lý giữa các địa phương, giữa các thành phần kinh tế:

Uỷ ban Nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chỉ đạo Ban Tài chính - Thương nghiệp huyện, Uỷ ban Nhân dân các xã, phường, thị trấn xác định hạng đất tính thuế đối với các tổ chức, cá nhân nộp thuế của các xã, phường, thị trấn và các đơn vị nộp thuế do huyện lập sổ thuế.

- Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương chỉ đạo Uỷ ban Nhân dân các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Sở tài chính kiểm tra việc xác định hạng đất của các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các đơn vị nộp thuế do tỉnh lập bộ thuế và tổng hợp kết quả phân hạng đất trình Hội đồng Bộ trưởng phê chuẩn.

V. TÍNH THUẾ VÀ LẬP SỔ THUẾ

1.Đối với đất trồng cây lương thực, thực phẩm và cây hàng năm khác, khi tính thuế cầnphân loại xã theo vùng đồng  bằng, trung du, miền núi. Việc phân loại xã do Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương quyết định.

Đối với đất chuyên trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây dược liệu đặc biệt, đất vườn và đất trồng cây lâu năm phải tính thuế đúng thuế suất của từng loại cây theo các nhóm cây đã quy định .

Sổ thuế nông nghiệp được lập như sau:

- Ban Thuế nông nghiệp xã, phường, thị trấn lập sổ thuế đối với các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp, các hộ gia đình, cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, đơn vị lực lượng vũ trang... được xã, phường giao đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp.

- Phòng thuế nông nghiệp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh lập sổ thuế đối với các nông trường, lâm trường, trạm, trại nông nghiệp quốc doanh (bao gồm cả cao su) sản xuất trong địa bàn 1 huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

- Chi cục thuế nông nghiệp tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương lập sổ thuế đối với các nông trường, lâm trường, trạm, trại nông nghiệp quốc doanh (bao gồm cả cao su) sản xuất trên địa bàn nhiều huyện, quận.

Mỗi tổ chức và cá nhân nộp thuế là một đơn vị tính thuế. Người chủ đơn vị phải đứng tên trong sổ thuế.

Sổ thuế lập tại xã và huyện, quận... do Uỷ ban Nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh duyệt.

Sổ thuế lập tại tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương do Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương duyệt.

Không ai được tự tiện sửa sổ thuế. Trường hợp đặc biệt cần sửa sổ thuế, đơn vị lập sổ thuế phải trình lên cấp trên và chỉ sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt mới được sửa sổ thuế.

VI. GIẢM, MIỄN THUẾ NÔNG NGHIỆP

1. Việc giảm, miễn thuế trong các trường hợp bị thiên tai, địch hoạ chỉ được thực hiện đối với đất trông cây hàng năm (trừ đất chuyên trồng cây công nghiệp ngắn ngày và dược liệu đặc biệt).

- Tỷ lệ thiệt hại được xác định bằng cách lấy sản lượng thực thu cả năm (sản lượng thống kê) so với sản lượng chịu thuế trên toàn bộ diện tích đất chịu thuế của tổ chức hoặc cá nhân nộp thuế.

Sản lượng chịu thuế của tổ chức hoặc cá nhân bằng tổng diện tích của từng hạng đất nhân (x) với năng suất trung bình của từng hạng đất được xác định như sau:

Đất hạng 1:50 kg/100m2

Đất hạng 2:45 kg 

Đất hạng 3:35 kg

Đất hạng 4:27,5 kg

Đất hạng 5:22,5kg

Đất hạng 6:17,5kg

Đất hạng 7:12,5kg

Khi xẩy ra thiên tai, địch hoạ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương kịp thời điều tra, xác định phạm vi mức độ thiệt hại và trong phạm vi quyền hạn của mình, căn cứ vào tỷ lệ giảm, miễn quy định trong Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng để chỉ đạo và xét duyệt mức giảm thuế cho từng huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh.

- Uỷ ban Nhân dân huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan: Thống kê, Nông nghiệp, Tài chính tổ chức điều tra xác định mức độ thiệt hại của từng cánh đồng trong vùng bị thiệt hại, xác định tỷ lệ được giảm, miễn hay không được giảm, miễn cho từng đơn vị xã, phường, thị trấn, chỉ đạo Uỷ ban Nhân dân các xã, phường, thị trấn xác định tỷ lệ thiệt hại và mức miễn, giảm cho từng tổ chức và cá nhân nộp thuế.

2. Trường hợp do tổ chức lại sản cuất hoặc thay đổi quy hoạch và phương án kinh tế - kỹ thuật được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt mà sản lượng thu hoạch của tổ chức hoặc cá nhân nộp thuế bị giảm sút nhiều so với trước thì được xét giảm, miễn thuế. Cách tính miễn, giảm thuế như đối với các trường hợp bị thiên tai, địch hoạ.

3. Giảm, miễn thuế nông nghiệp trong trường hợp đời sồng của người nộp thuế gặp khó khăn.

a- Miễn thuế trên diện tích giao cho bản thân thương binh hạng 1, bệnh binh hạng 1; bố, mẹ, vợ liêti sỹ cô đơn, già yếu.

b- Xét giảm hoặc miễn thuế trong trường hợp đời sống có nhiều khó khăn được Uỷ ban Nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận như: già yếu, cô đơn, thiếu sức lao động, thu nhập thấp, không có nguồn thu nhập nào khác, ốm đau, tai nạn bất ngờ thuộc các đối tượng: thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng, gia đình nông dân là dân tộc ít người, gia đình nông dân nghèo ở các vùng căn cứ kháng chiến cũ.

VII. TỔ CHỨC THU NỘP THUẾ NÔNG NGHIỆP

1. Việc thu thuế nông nghiệp bằng hiện vật nông sản hoặc bằng tiền quy định như sau:

- Đất chuyên trồng lúa, thuế thu chủ yếu bằng thóc. Riêng đối với những vùng cao, vùng xa đường giao thông không có điều kiện vận chuyển sản phẩm để nộp thuế, không có cơ quan thu mua hoặc đối với những địa phương nông dân có yêu cầu và Nhà nước có thể dùng tiền để mua đủ số thóc thuế tương ứng thì thu thuế bằng tiền.

- Đất trồng cây hàng năm khác, thuế thu chủ yếu bằng tiền.

- Đối với các nông trường, lâm trường, trạm, trại nông nghiệp quốc doanh (bao gồm cả cao su), cơ quan hành chính sự nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang, trường học, bệnh viện...thuế thu bằng tiền.

- Giá thu thuế bằng tiền thay hiện vật nông sản do Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương quy định căn cứ vào thời giá nông sản ở địa phương tại thời điểm thu thuế. Giá này được áp dụng đối với tất cả các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế nông nghiệp ở địa phương.

2. Căn cứ vào đặc điểm sản xuất và thu hoạch của địa phương, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương quyết định thời hạn thu thuế trong mỗi vụ thu thuế của địa phương.

VIII. KHEN THƯỞNG VÀ XỬ PHẠT

1. Khen thưởng: Về việc trích lập quỹ khen thưởng quy định tại điều 24, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh về thuế nông nghiệp, ngày 30 tháng 01 năm 1989 và việc dự trù một khoản kinh phí căn cứ vào nhiệm vụ thu được giao để phục vụ công tác thuế nông nghiệp quy định tại điều 15 Nghị định số 52 - HĐBT ngày 27 tháng 5 năm 1989 của Hội đồng Bộ trưởng, Bộ Tài chính sẽ có công văn hướng dẫn riêng.

2. Xử phạt:

a-Đối với tổ chức và cá nhân nộp thuế chậm:

Nếu sau 20 ngày kể từ ngày kết thúc vụ thu thuế do Uỷ ban Nhân dân tỉnh quy định cho từng vụ, từng vùng ở địa phương, những tổ chức, cá nhân chưa nộp thuế hoạc nộp chưa đủ số thuế phải nộp, Uỷ ban Nhân dân xã, phường lập biên bản xử phạt theo điều 25 Pháp lệnh thuế nông nghiệp, và điều 16 Nghị định số 52-HĐBT qui định chi tiết thi hành Pháp lệnh về thuế nông nghiệp ngày 25/2/1983 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung về thuế nông nghiệp ngày 30/1/1989.

- Uỷ ban Nhân dân xã, phường, thị trấn được quyết định phạt đến 20% số thuế thiếu. Trường hợp các tổ chức, cá nhân hết thời hạn nộp phạt do Uỷ ban Nhân dân xã, phường, thị trấn quy định vẫn chưa nộp số thuế thiếu và nộp thuế phạt, thì Uỷ ban Nhân dân xã, phường, thị trấn lập hồ sơ báo cáo lên Uỷ ban Nhân dân huyện, quận, thị xã để xử lý.

- Uỷ ban Nhân dân huyện, quận căn cứ vào hồ sơ của xã, phường, thị trấn gửi lên để xử lý theo điều 25 Pháp lệnh về thuế nông nghiệp. Mức phạt đối với tổ chức, cá nhân (do Uỷ ban Nhân dân xã, phường, thị trấn gửi lên), Uỷ ban Nhân dân (phòng thuế nông nghiệ) huyện, quận, thị xã được quyết định phạt từ trên 20% đến 50% số thuế thiếu.

- Đối với các tổ chức, cá nhân do Uỷ ban Nhân dân (phòng Thuế nông nghiệp) huyện, quận, thị xã trực tiếp lập sổ thuế và thu thuế, tuỳ theo mức độ nặng nhẹ, quyết định phạt đến 50% số thuế thiếu.

- Uỷ ban Nhân dân (Chi cục Thuế nông nghiệp) tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương quyết định phạt đối với các tổ chức, cá nhân do Chi cục thuế nông nghiệp trực tiếp lập và thu thuế, tuỳ theo mức độ nặng nhẹ quyết định phạt đến 50% số thuế thiếu.

b- đối với tổ chức, cá nhân man khai, lậu thuế

Trường hợp Uỷ ban Nhân dân (Ban thuế nông nghiệp) xã, phường, thị trấn phát hiện tổ chức, cá nhân man khai, lậu thuế thì tiến hành xử phạt theo điều 25 Pháp lệnh thuế nông nghiệp và điều 16 Nghị định số 52-HĐBT, ngày 27 tháng 5 năm 1989 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh về thuế nông nghiệp. Biện pháp xử phạt được tiến hành như trường hợp đối với tổ chức, cá nhân nộp thuế chậm. Mức phạt đối với từng cấp được quy định như sau:

- Uỷ ban Nhân dân (Ban thuế nông nghiệp) xã, phường, thị trấn được quyết định phạt đến 100% số thuế man khai bị phát hiện.

- Uỷ ban Nhân dân (phòng Thuế nông nghiệp) huyện, quận, thị xã thuộc tỉnh được quyết định từ trên 100% đến 200% số thuế man khai bị phát hiện đối với tổ chức, cá nhân do Uỷ ban Nhân dân xã, phường, thị trấn gửi lên; phạt từ 100% đến 200% số thuế man khai bị phát hiện đối với các tổ chức, cá nhân do Uỷ ban Nhân dân (phòng Thuế nông nghiệp) huyện, quận, thị xã trực tiếp lập sổ thuế và thu thuế.

Uỷ ban Nhân dân (Chi cục Thuế nông nghiệp) tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương quyết định phạt từ 100% đến 200 % số thuế man khai bị phát hiện đối với tổ chức, cá nhân do Uỷ ban Nhân dân (Chi cục Thuế nông nghiệp) tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương trực tiếp lập sổ thuế và thu thuế.

Những tổ chức, cá nhân không nộp thuế và không nộp phạt thì xử phạt theo Bộ Luật hình sự.

Ngoài những quy định nêu trên, Bộ Tài chính sẽ có hướng dẫn riêng về chế độ trang cấp các phương tiện cần thiết cho cán bộ thuế nông nghiệp qui định tại điều 14, Nghị định số 52-HĐBT ngày 27 tháng 5 năm 1989 của Hội đồng Bộ trưởng.

Thông tư này thay cho Thông tư số 11 TC/TNN ngày 31/3/1983 của Bộ Tài chính.

Các Bộ, các ngành, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương trong khi thi hành các Pháp lệnh của Hội đồng Nhà nước, Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng và Thông tư hướng dẫn này, nếu có điều gì chưa rõ cần phản ánh kịp thời cho Bộ Tài chính biết để xử lý thống nhất trong cả nước ./.

Bộ Tài chính

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Hoàng Quy