Sign In

ỦY BAN NHÂN DÂN           
TỈNH CẦN THƠ

 

                      CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                       Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

         Số:    25  /2000/QĐ.UB                                        Cần thơ, ngày   22   tháng  3  năm 2000

 

quyết định của ubnd tỉnh cần thơ

Về việc ban hành bản qui định phân cấp quản lý và giải quyết

các vấn đề tôn giáo trong tỉnh Cần Thơ

 

 
 

 

ủy ban nhân dân tỉnh cần thơ

 Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân ngày 21/6/1994;

 Căn cứ Nghị  định số 26/1999/NĐ - CP ngày 19/4/1999 của Chính phủ về các hoạt động tôn giáo;

 Căn cứ Thông tư số 01/1999/TT.TGCP, số 02/1999/TT.TGCP và số 03/1999/TT.TGCP ngày 16/6/1999 của Ban Tôn giáo Chính phủ;

 Căn cứ công văn số 74/TGCP-PC ngày 25/02/2000 của Ban Tôn giáo Chính phủ về góp ý dự thảo quy định phân cấp quản lý và giải quyết các vấn đề tôn giáo trong tỉnh;

Theo đề nghị của Trưởng ban Ban Tôn giáo tỉnh Cần Thơ,

                                       

                                         quyết định :

 

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Bản qui định phân cấp quản lý và giải quyết các vấn đề tôn giáo trong tỉnh Cần Thơ.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những quy định trước đây về phân cấp quản lý, giải quyết các vấn đề tôn giáo trong tỉnh Cần Thơ đều bãi bỏ.

Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan Ban, Ngành tỉnh, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ, thị xã Vị Thanh và các huyện, thủ trưởng cơ quan đơn vị và địa phương có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

                                                                                                tm. ubnd tỉnh cần thơ

                                                                                                                chủ tịch

                                                                                                 Lê Nam Giới

 

 

bản qui định về phân cấp quản lý, giải quyết

các vấn đề tôn giáo trong tỉnh cần thơ

(Ban hành kèm theo Quyết định số:  25/2000/QĐ.UB ngày 22 /3/2000

của UBND tỉnh Cần Thơ)

                                                    -----------------------------                           

 

chương I

những qui định chung

 

Điều 1. Chính quyền và các ngành chức năng ở từng cấp có trách nhiệm quản lý hành chánh Nhà nước đối với tôn giáo trên các lĩnh vực:

- Tổ chức, nhân sự.

- Hoạt động.

- Những cơ sở vật chất.

 

Điều 2. Ban Tôn giáo tỉnh, Ban Tôn giáo thànhphố Cần Thơ, thị xã Vị Thanh và các huyện là cơ quan thuộc UBND cùng cấp, giúp UBND thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các tôn giáo trong địa bàn hành chính, là đầu mối phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương về công tác tôn giáo và liên hệ với các tổ chức tôn giáo.

 

Điều 3. Ban Tôn giáo tỉnh, Ban Tôn giáo thành phố Cần Thơ, thị xã Vị Thanh và các huyện có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:

 

1 - Soạn thảo hoặc phối hợp các ngành có liên quan soạn thảo, trình UBND cùng cấp ban hành các văn bản quản lý Nhà nước thuộc thẩm quyền đối với các tôn giáo. Ban hành các văn bản đối với các tôn giáo theo thẩm quyền.

2 - Hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức, chức sắc và tín đồ các tôn giáo thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo.

3- Tham mưu cho UBND cùng cấp trong việc quản lý Nhà nước đối với các tôn giáo.

4 - Tham mưu cho Ban chỉ đạo công tác tôn giáo cùng cấp trong chỉ đạo công tác tôn giáo.

5 - Giải quyết những vấn đề có liên quan đến tôn giáo theo sự phân cấp của UBND tỉnh.

 

 

Chương II

những qui  định cụ thể

(Phân cấp quản lý)

 

Điều 4. Đối tượng quản lý và thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND tỉnh:

1. Đối tượng quản lý:

- Công Giáo: ủy ban Đoàn kết Công Giáo, Giám mục, Phó giám mục, linh mục bề trên địa phận, linh mục Hạt trưởng, trưởng dòng tu, Ban cố vấn các dòng tu, Đại Chủng viện Thánh Quý.

- Phật Giáo: Ban Trị sự Phật Giáo, Ban chấp hành Hội đoàn kết sư sãi yêu nước, hòa thượng, thượng tọa, ni trưởng, ni sư, lớp Cao đẳng chuyên khoa, Trường cơ bản Phật học.

- Tin Lành: mục sư đại diện cho Tin Lành trong tỉnh.

- Cao Đài: Các Hội Thánh trong tỉnh (Trung ương của hệ phái), Ban Quản lý Thánh Đức Tổ Đình Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi, Ban Đại diện Cao Đài, chức sắc từ giáo hữu (hành đạo) trở lên.

- Phật Giáo Hòa Hảo: thành viên Ban đại diện Phật Giáo Hòa Hảo trong tỉnh.

 

2. Thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh:

 

1 - Cho phép xây dựng mới, xây dựng lại, sửa chữa lớn làm thay đổi cấu trúc, kiến trúc công trình nơi thờ tự; khôi phục công trình thờ tự bị hoang phế, hủy hoại do chiến tranh, thiên tai; xây dựng, sửa chữa, di dời những công trình trực tiếp phục vụ việc thờ tự như tượng đài, tháp, bia, nhà tu. 

 

2 - Chấp thuận danh sách Ban Trị sự Phật Giáo, ủy ban Đoàn kết Công Giáo, ban chấp hành Hội đoàn kết sư sãi yêu nước, Hội Thánh của các phái Cao Đài (những phái nhỏ, do Trung ương ủy quyền cho tỉnh), Ban đại diện các phái Cao Đài.

 

3 Chấp thuận việc phong chức linh mục, bổ nhiệm linh mục Hạt trưởng, bề trên các dòng tu trong phạm vi tỉnh (Công Giáo), tấn phong thượng tọa, ni trưởng, ni sư (Phật Giáo), phong chức mục sư (Tin Lành), cầu phong, cầu thăng giáo hữu, giáo sư (Cao Đài).

  

4 - Cho phép các tôn giáo quyên góp để xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự khi có yêu cầu chính đáng.

 

5 - Cho phép các tôn giáo tổ chức đại hội, hội nghị cấp tỉnh. Cho phép tĩnh tâm linh mục địa phận, tu sĩ dòng Chúa Quan Phòng (Công Giáo).

 

6 - Chấp thuận việc bổ nhiệm trụ trì chùa (Phật Giáo), linh mục chánh, phó xứ (Công Giáo), chủ tọa Hội Thánh (Tin Lành), chánh, phó Hội trưởng Ban cai quản (Cao Đài), hiệu trưởng Trường Cao Đẳng Phật Học, trường Cơ bản Phật Học.

7 - Cho phép tổ chức các cuộc lễ đạo có liên quan đến nhiều tỉnh, với số lượng trên 500 người dự.

 

Điều 5.

 

1 - Những trường hợp thuộc thẩm quyền UBND tỉnh, Ban Tôn giáo tỉnh nhận hồ sơ, họp liên ngành hoặc tổ thư ký của Ban chỉ đạo công tác tôn giáo tỉnh, đề xuất ý kiến, trình UBND tỉnh giải quyết.

 

2 - Khi đã có giấy phép hoặc quyết định của UBND tỉnh, Ban Tôn giáo tỉnh có trách nhiệm cùng các ngành chức năng hướng dẫn kiểm tra, đảm bảo việc thực hiện đúng giấy phép, đúng quyết định.

 

Điều 6. Thẩm quyền của Ban Tôn giáo tỉnh:

 

- Cho phép mở đàn truyền giới, thọ giới tỳ kheo (Phật Giáo), phong truyền đạo (Tin Lành), lễ sanh (Cao Đài) trở xuống. Cho phép bổ nhiệm các vị trong Ban cố vấn các Dòng tu (Công Giáo).

- Cho phép tổ chức các lớp học bồi dưỡng ngắn hạn (dưới 3 tháng) của các tôn giáo như lớp bồi dưỡng trụ trì (Phật Giáo), lớp hạnh đường giáo lý (Cao Đài), tu đức (Công Giáo), kinh Thánh hè (Tin Lành).

- Cho phép tổ chức các cuộc lễ đạo có liên quan nhiều huyện trong tỉnh, với số lượng dưới 500 người dự. Cho phép tổ chức An Cư Kiết hạ (Phật Giáo), tĩnh tâm linh mục theo Hạt, tĩnh tâm Dòng Con Đức Mẹ (Công Giáo), bồi linh mục sư, truyền đạo trong tỉnh (Tin Lành).

- Chấp thuận người mới vào tu ở Chủng viện, các dòng tu và nơi thờ tự.

- Chấp thuận cho thuyên chuyển, đi lại hoạt động tôn giáo của các chức sắc trong tỉnh và ngoài tỉnh.

 

Điều 7. Những trường hợp thuộc thẩm quyền của Ban Tôn giáo tỉnh, Ban Tôn giáo tỉnh căn cứ đề nghị của UBND TP Cần Thơ, thị xã Vị Thanh và các huyện để xem xét (có biên bản họp liên tịch). Trường hợp sự việc có liên quan đến nhiều ngành thì phối hợp các ngành có liên quan xem xét, giải quyết.

 

Điều 8. Đối tượng quản lý và thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ, thị xã Vị Thanh và các huyện (gọi tắt là cấp huyện):

1. Đối tượng quản lý:

- Công Giáo: Tổ đoàn kết Công Giáo, linh mục đương chức.

- Phật Giáo: Ban đại diện Phật Giáo, đại đức.

- Tin Lành: mục sư, truyền đạo.

- Cao Đài: Ban cai quản, lễ sanh.

2. Thẩm quyền của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện:

- Cho phép sửa chữa, xây dựng khuôn viên, hàng rào, nhà ở, nhà ăn trong khuôn viên nơi thờ tự.

- Chấp thuận thành viên Ban đại diện Phật Giáo, Tổ công tác đoàn kết Công Giáo cấp huyện.

- Cho phép các cuộc lễ đạo có liên quan đến nhiều xã, phường, thị trấn trong phạm vi của huyện, thành phố, thị xã.

- Chấp thuận cho bầu cử và công nhận các thành viên của Ban hộ trì, Ban hộ tự (Phật Giáo), Hội đồng giáo xứ, Ban hành giáo (Công Giáo), Ban trị sự, Ban cai quản (Cao Đài), Ban chấp sự (Tin Lành).

- Cho phép thuyên chuyển, đi lại hoạt động tôn giáo của các chức sắc trong phạm vi của cấp huyện. Tham gia ý kiến đề xuất với tỉnh về việc phong chức, bổ nhiệm những chức sắc thuộc quyền hạn của tỉnh.

- Cho phép tập tu.

 

Điều 9.

1 - Những trường hợp do UBND cấp huyện giải quyết, Ban Tôn giáo cùng cấp nhận hồ sơ, họp liên ngành, đề xuất ý kiến, trình UBND giải quyết.

 

2- Những trường hợp thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh hoặc Ban Tôn giáo tỉnh thì UBND cấp huyện họp liên ngành, đề xuất ý kiến, chuyển về trên giải quyết.

 

3 - Khi đã có giấy phép hoặc quyết định của cấp trên hoặc UBND cùng cấp, Ban Tôn giáo cấp huyện có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đảm bảo việc thực hiện đúng giấy phép, đúng quyết định.

 

Điều 10. Đối tượng quản lý và thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND cấp xã, phường, thị trấn (gọi tắt là cấp xã):

1. Đối tượng quản lý:

1 - Linh mục về hưu, tu sĩ, Ban hành giáo và tương đương (Công Giáo), mục sư, truyền đạo về hưu, Ban Trị sự (Tin Lành), Ban hộ trì, trụ trì, tăng, ni từ sa di trở xuống (Phật Giáo). Ban cai quản trong phạm vi một xã, Ban trị sự (Cao Đài).

2 - Các tổ chức khác thuộc giáo hội cơ sở của các tôn giáo ở xứ đạo, Họ đạo, nơi thờ tự trong một xã, phường, thị trấn.

 

3- Quản lý các hoạt động của các tôn giáo trong địa bàn xã, phường, thị trấn. Kiểm tra, hướng dẫn, giám sát các tôn giáo thực hiện đúng theo qui định của giấy phép.

 

2. Thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp xã:

1 - xét duyệt, chấp thuận chương trình sinh hoạt tôn giáo bình thường hàng năm của các nơi thờ tự ở cơ sở.

 

2 - Cho phép chức sắc, chức việc các tôn giáo thuyên chuyển, đi lại hoạt động tôn giáo, tổ chức lễ đạo với mức độ qui mô và địa bàn trong phạm vi xã, phường, thị trấn.

 

Điều 11.

1 - Những trường hợp thuộc thẩm quyền của cấp xã, Tổ công tác tôn giáo của xã, phường, thị trấn nhận hồ sơ, họp tổ, đề xuất ý kiến, trình chủ tịch UBND cùng cấp giải quyết.

 

2 - Những trường hợp thuộc thẩm quyền cấp trên, tổ công tác tôn giáo cấp xã họp, đề xuất ý kiến cho UBND cùng cấp để chuyển về trên giải quyết.

 

3 - Khi đã có giấy phép hoặc quyết định của cấp trên hoặc UBND cùng cấp, Tổ công tác tôn giáo có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đảm bảo việc thực hiện đúng giấy phép, đúng quyết định.

 

chương III

trách nhiệm của các ngành chuyên môn

 trong quản lý hoạt động tôn giáo

 

Điều 12. Các ngành, các cấp tùy theo chức năng của ngành mình, tham gia quản lý hoạt động tôn giáo, như:

 

1 - Ngành Công an đấu tranh phòng, chống những người xấu lợi dụng tôn giáo hoạt động vi phạm pháp luật.

 

2 - Ngành Văn hóa - Thông tin quản lý việc sản xuất, lưu thông kinh sách; xuất, nhập khẩu văn hóa phẩm tôn giáo, đồ dùng việc đạo; các lễ hội dân gian có chứa đựng các yếu tố tín ngưỡng, hoạt động mê tín dị đoan.

 

3 - Ngành Giáo dục - Đào tạo hướng dẫn, quản lý việc tôn giáo tham gia công tác giáo dục.

 

4 - Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Chữ thập đỏ hướng dẫn, quản lý việc tôn giáo tham gia công tác từ thiện xã hội, dạy nghề.

 

5 - Ngành Địa chính quản lý đất đai của tôn giáo.

 

6 - Ngành Xây dựng quản lý việc xây dựng, sửa chữa nơi thờ tự tôn giáo.

 

7 - Ngành Thể dục -Thể thao hướng dẫn, quản lý các hoạt động thể dục thể thao của tôn giáo.

 

8 - Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị tỉnh quản lý các dự án nước ngoài đầu tư cho các tôn giáo; phối hợp các ngành chức năng quản lý những tổ chức và cá nhân người nước ngoài đến tỉnh Cần Thơ hoạt động tôn giáo.

 

chương IV

tổ chức thực hiện

 

Điều 13. Những tổ chức và cá nhân có thành tích tốt trong thực hiện Nghị định 26/1999/NĐ- CP sẽ được khen thưởng theo qui định hiện hành. Các hành vi vi phạm Nghị định 26/1999/NĐ-CP phải được phát hiện, xử lý đúng theo các qui định của pháp luật.

 

Điều 14. Các vụ việc quan trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền cấp dưới, trước khi ra quyết định phải báo cáo, xin ý kiến ngành chuyên môn cấp trên trực tiếp.

 

Điều 15. Trong công tác quản lý Nhà nước về hoạt động tôn giáo, cơ bản là quản lý theo địa bàn hành chính. Chính quyền, các ngành, các cấp căn cứ Nghị định 26/1999/NĐ-CP, các Thông tư hướng dẫn của Ban Tôn giáo Chính phủ và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao để hướng dẫn, giúp đỡ, quản lý hoạt động tôn giáo một cách hiệu quả.

 

Điều 16. Ban Tôn giáo của UBND tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã và Ban Tôn giáo TP Cần Thơ, thị xã Vị Thanh và các huyện, Tổ công tác tôn giáo các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm triển khai, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Bản qui định này./.

  

                                                                     tm. ubnd tỉnh cần thơ

                                                                               chủ tịch

                                                                           Lê nam giới

 

UBND tỉnh Cần Thơ

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Lê Nam Giới