Sign In

CHỈ THỊ

Về việc đẩy mạnh công tác phòng, trừ thực vật xâm hại
cây trồng trên địa bàn tỉnh

-----------------------------

 

Trong những năm gần đây, tình hình phát sinh và khả năng gây hại của một số loài thực vật xâm hại như: Cây Mai dương, Tơ hồng, bèo Nhật Bản... có xu hướng ngày càng gia tăng, gây tác động xấu đến sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Để thực hiện tốt Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật, bảo đảm công tác phòng, trừ có hiệu quả, hạn chế sự lây lan đến mức thấp nhất của thực vật xâm hại, bảo vệ an toàn cho sản xuất nông, lâm nghiệp. Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm triến khai thực hiện các nội dung sau:

            1. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã hàng năm phải xây dựng kế hoạch cụ thể đế triến khai, chỉ đạo UBND các xã, thị trấn huy động mọi lực lượng, phối hợp với phòng Kinh tế, phòng Nông nghiệp và Phát triến nông thôn, Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm khuyến Nông và các Ban, Ngành có liên quan trên địa bàn tổ chức thực hiện các biện pháp tuyên truyền, phát động phòng, trừ đối tượng thực vật xâm hại có hiệu quả.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triến nông thôn có trách nhiệm:

a.  Đề xuất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Viện nghiên cứu và các cơ quan chuyên môn ở Trung ương có các giải pháp giúp tỉnh trong vấn đề phòng, trừ và ngăn chặn thực vật xâm hại lây lan và phát triển;

b. Xây dựng kế hoạch và kinh phí và phối hợp với các Ban, Ngành, Đoàn thể địa phương tổ chức đồng loạt ra quân diệt trừ thực vật xâm hại, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện và báo cáo thường xuyên về UBND tỉnh;

c. Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã, các ngành liên quan và các cơ quan thông tin đại chúng thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến tác hại và biện pháp phòng, trừ các đối tượng xâm hại thực vật cây trồng. Đồng thời tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật, xử lý nghiêm các tổ chức cá nhân vi phạm theo thẩm quyền hoặc tham mưu đề xuất UBND tỉnh xử lý theo quy định;

d. Hàng năm tổ chức tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm và biểu dương khen thưởng kịp thời các địa phương, tổ chức và cá nhân điển hình trong phong trào diệt trừ thực vật xâm hại trên địa bàn tỉnh. Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh đế theo dõi, chỉ đạo.

3. Giao Sở Tài chính phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT đề xuất UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí hàng năm cho công tác phát động diệt trừ các đối tượng thực vật xâm hại trên địa bàn tỉnh.

4. Sở Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm tổ chức, triển khai các đề tài nghiên cứu khả năng phát sinh lây lan, gây hại và biện pháp phòng trừ hiệu quả nhất đối với các loài thực vật xâm hại để phổ biến, tuyên truyền cho người sản xuất.

5. Yêu cầu các tổ chức, cá nhân sở hữu, sử dụng và quản lý tài nguyên thực vật (bao gồm thực vật có ích và sản phẩm thực vật có ích) phải thường xuyên thực hiện việc phòng, trừ thực vật xâm hại tài nguyên thực vật trong phạm vi mình quản lý. Việc phòng, trừ thực vật xâm hại tài nguyên thực vật cần được tiến hành thường xuyên, liên tục, ở mọi nơi, mọi lúc một cách có hiệu quả, không để lây lan, phát tán ra diện rộng.

6. Nghiêm cấm mọi hình thức nhân, nuôi đối tượng thực vật xâm hại tài nguyên thực vật trên địa bàn tỉnh.

Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh phải nghiêm túc thực hiện chỉ thị này.

UBND tỉnh Đắk Lắk

Phó Chủ tịch

(Đã ký)

 

Y Dhăm Ênuôl