Sign In

NGHỊ QUYẾT

Về quản lý, bảo vệ rừng tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011 – 2015

---------------------

 

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐĂK LĂK
KHOÁ VIII - KỲ HỌP THỨ 2

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14/12/2004;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP, ngày 3/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

Căn cứ Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg, ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng;

Căn cứ Thông tư số 05/2005/TT-BNN, ngày 14/01/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;

Xét Tờ trình số 57/TTr-UBND, ngày 27/7/2011 của UBND tỉnh; Báo cáo thẩm tra số 24/BC-HĐND, ngày 16/8/2011 của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh và ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp,

 

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh tán thành, thông qua quy định về Quản lý, bảo vệ rừng tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 2011- 2015 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm, mục tiêu quản lý - bảo vệ rừng giai đoạn 2011-2015:

a) Quan điểm:

- Bảo vệ rừng là trách nhiệm của toàn dân, các cấp, các ngành, trong đó Kiểm lâm là lực lượng nòng cốt. Chủ rừng phải chịu trách nhiệm chính trên diện tích rừng, đất rừng được Nhà nước giao. Nhà nước thực hiện chức năng quản lý, kiểm tra, giám sát và tuyên truyền cho các tổ chức và cá nhân thực thi nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng theo quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng;

- Tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách vẫn đang phát huy có hiệu quả trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách phù hợp với chủ trương đổi mới quản lý hiện nay và thông lệ quốc tế, đặc biệt là chủ trương xã hội hóa công tác quản lý, bảo vệ rừng, hướng tới cấp xã và cộng đồng thôn, buôn.

b) Mục tiêu:

Quản lý bền vững diện tích rừng hiện có: 640.527,6 ha. Trong đó: Rừng đặc dụng: 218.931,3 ha; Rừng phòng hộ: 66.085,8 ha; Rừng sản xuất: 322.505,2 ha góp phần ổn định phát triển kinh tế, văn hoá- xã hội, an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học.

2. Các nhiệm vụ qun lý, bảo vệ rừng:

a) Lập hồ sơ phân cấp quản lý nhà nước về rừng theo Nghị định 23/2006/NĐ-CP về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng cho UBND 15 huvện, thị xã, thành phố và 82 xã có diện tích rừng tự nhiên.

b) Lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng cấp huyện, xã theo Thông tư 05/2008/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

c) Hoàn thành giao rừng, cho thuê rừng gắn với lập hồ sơ quản lý rừng, đến năm 2015. toàn bộ diện tích rừng hiện có đều có chủ quản lý, sử dụng hợp lý. Thiết lập lâm phần ổn định, theo hệ thống tiểu khu, khoảnh, lô trên bản đồ và hoàn thành cắm mốc ranh giới ba loại rừng ngoài thực địa.

d) Thực hiện các đề án, dự án liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ rừng giai đoạn 2010-2015 như: Dự án theo dõi diễn biến tài nguyên rừng hàng năm; Dự án bảo tồn voi, Dự án bảo tồn loài sinh cảnh thông nước; Đề án giao rừng, cho thuê rừng; Đề án chi trả dịch vụ môi trường rừng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

e) Quy hoạch mạng lưới chế biến lâm sản từ 83 cơ sở còn lại 35 cơ sở vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp, điểm quy hoạch, sử dụng nguồn nguyên liệu hợp pháp với công nghệ sản xuât tinh chế, hiện đại có công suất và năng lực sản xuất trên 3.000m3 gỗ/năm/cơ sở.

f) Giảm căn bản tình trạng vi phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng cháy rừng, phá rừng, sang nhượng đất lâm nghiệp trái pháp luật và xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm và tình trạng chống người thi hành công vụ.

g) Củng cố Ban chỉ đạo, Đoàn kiểm tra thực hiện các biện pháp cấp bách bảo vệ rừng ba cấp: tỉnh, huyện, xã và xây dựng 13 Trạm kiểm lâm địa bàn liên xã.

h) Biên chế lực lượng kiểm lâm của tỉnh từ 280 kiểm lâm lên 350 kiểm lâm, tương ứng 1 kiểm lâm quản lý, bảo vệ 1.000 ha rừng. Biên chế kiểm lâm quản lý các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các khu rừng phòng hộ là 434 kiêm lâm tương ứng 1 kiểm lâm quản lý, bảo vệ 500 ha rừng đặc dụng, 1.000 ha rừng phòng hộ.

i) Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ công chức kiểm lâm, cán bộ lâm nghiệp xã, bảo vệ rừng chuyên trách và dân quân tự vệ giai đoạn 2011- 2015 cho khoảng 200 lượt người/năm nhằm có đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.

3. Các gii pháp quản lý, bảo vệ rừng:

a) Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng đến các cấp, các ngành và mọi người dân nhận thức được việc bảo vệ, phát triển rừng là trách nhiệm của toàn xã hội và là yêu cầu, nhiệm vụ cấp thiết trong giai đoạn hiện nay của tỉnh.

b) Thực hiện việc phân cấp rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp từ tỉnh, huyện, xã nhằm tăng cường vai trò, trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng theo Nghị định 23/2006/NĐ-CP của Chính phủ.

c) Thiết lập hệ thống về quản lý, sử dụng rừng bao gồm các nội dung về tổ chức quản lý rừng; tổ chức và hoạt động lực lượng bảo vệ rừng của các chủ rừng; hoàn thiện hồ sơ đối vởi các diện tích rừng đã giao, cho thuê; tiếp tục thực hiện chính sách, cơ chế hưởng lợi khoán bảo vệ rừng đối với các khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất là rừng tự nhiên; tổ chức thực hiện cơ chế đồng quản lý với dân cư địa phương trên cơ sở cùng chia sẻ trách nhiệm quản lý bảo vệ và phát triển rừng và cùng hưởng lợi từ sự đóng góp của các bên đối với cộng đồng dân cư địa phương.

d) Tăng cường trách nhiệm và quyền hạn của chủ rừng; Các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn, buôn phải có trách nhiệm, nghĩa vụ thực hiện quản lý, báo vệ rừng theo quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng, quy chế quản lý 3 loại rừng và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Nhà nước.

e) Chính sách đầu tư thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng cấp tỉnh, huyện, xã

- Nguồn kinh phí quản lý, bảo vệ rừng: Ngân sách nhà nước cấp cho công tác quản lý, bảo vệ rừng theo kế hoạch hàng năm; kinh phí thu từ hoạt động xử phạt vi phạm hành chính, bán tài sản tịch thu trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và quản lý lâm sản; kinh phí thu từ chi trả dịch vụ môi trường rừng; đóng góp của chủ rừng khi khai thác, kinh doanh gỗ, lâm sản; kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, dịch vụ sinh thái; hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước và thu khác theo quy định của pháp luật.

- Nội dung chi hoạt động công tác quản lý, bảo vệ rừng: Theo kế hoạch, phương án quản lý và sử dụng nguồn kinh phí được cấp có thẩm quyền phê duyệt và tuân thủ đúng chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước.

g) Đổi mới phương thức hoạt động của lực lượng kiểm lâm theo hướng  tăng cường lực lượng cho cơ sở, bảo vệ rừng tận gốc và kiểm soát chặt chẽ lâm sản tại nơi chế biến, tiêu thụ. Từng bước ổn định tổ chức biên chế kiểm lâm, đảm bảo các xã có rừng có kiểm lâm địa bàn. Đào tạo cán bộ quản lý, bảo vệ rừng theo hướng chính quy, hiện đại, đặc biệt quan tâm đào tạo cán bộ là người địa phương.

h) Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong công tác quản lý, bảo vệ rùng, nâng cao hiệu quả phối hợp hoạt động của các cơ quan thực thi pháp luật từ tỉnh, huyện, xã để kiểm tra, truy quét, triệt phá những ổ, nhóm lâm tặc phá rừng, xử lý nghiêm khắc những tổ chức, cá nhân phá hoại tài nguyên rừng theo quy định của pháp luật, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do các hành vi vi phạm pháp luật về rừng.

k) Thực hiện ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, công nghệ tin học trong việc quản lý, bảo vệ rừng như: Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, đánh giá vốn rừng, dự báo sớm và cảnh báo nguy cơ cháy rừng; xây dựng và quản lý rừng bền vững. Tăng cường năng lực kiểm tra, kiểm soát và quản lý rừng bằng ảnh vệ tinh, hệ thống thông tin địa lý để nhanh chóng phát hiện những diễn biến về hiện trạng rừng.

4. Vốn đầu tư:

a) Tổng vốn đầu tư: 35,96 tỷ đồng.

b) Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước cấp.

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho UBND tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết này và định kỳ báo cáo HĐND tỉnh tại các kỳ họp.

Giao cho Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc triển khai thực hiện nghị quyết này.

Điều 3. Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày được HĐND tỉnh thông qua.

Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa VIII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 19 tháng 8 năm 2011./.

HĐND tỉnh Đắk Lắk

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Niê Thuật