• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 24/07/1993
  • Ngày hết hiệu lực: 01/01/2005
BỘ TƯ PHÁP-VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO-TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Số: 04/TTLN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đắk Lắk, ngày 24 tháng 7 năm 1993

THÔNG TƯ LIÊN NGÀNH

 Hướng dẫn thực hiện một số quy định của Pháp lệnh công nhận và

thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài 

__________________

 

Để thực hiện đúng và thống nhất các quy định của Pháp lệnh Công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài (sau đây gọi là Pháp lệnh) được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 17-4-1993 và có hiệu lực từ ngày 1-7-1993, Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn một số điểm như sau:

I- NGUYÊN TẮC CÔNG NHẬN VÀ THI HÀNH

1. Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Pháp lệnh, các Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ xem xét để công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài trong các trường hợp sau đây:

- Bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài mà nước đó và Việt Nam đã ký kết hoặc cùng tham gia điều ước quốc tế, trong đó có quy định việc công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án mỗi nước ký kết;

- Bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài mà nước đó và Việt Nam chưa ký kết hoặc tham gia điều ước quốc tế về vấn đề này, nhưng được pháp luật Việt Nam quy định công nhận và cho thi hành.

Cho đến nay Nhà nước ta chưa có văn bản pháp luật nào quy định việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài mà nước đó và Việt Nam chưa ký kết hoặc tham gia điều ước quốc tế về vấn đề này. Vì vậy, hiện nay Toà án Việt Nam chỉ xem xét việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án các nước đã ký kết với Việt Nam Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự, trong đó có quy định việc công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án của mỗi nước đã ký kết (kèm theo Thông tư này có Danh mục các nước đã ký kết với Việt Nam Hiệp định tương trợ tư pháp).

2. Theo quy định tại khoản 4 điều 2 của Pháp lệnh, bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam được Toà án Việt Nam xem xét việc không công nhận khi có đơn yêu cầu không công nhận, mà không phụ thuộc vào việc nước đó và Việt Nam đã ký kết hoặc vùng tham gia điều ước quốc tế về vấn đề này hay chưa.

II - THẨM QUYỀN XÉT ĐƠN YÊU CẦU

1. Việc xác định Toà án có thẩm quyền xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Pháp lệnh được thực hiện như sau:

a/ Trong trường hợp người phải thi hành án là cá nhân thì việc xét đơn yêu cầu trước hết thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi người phải thi hành án cư trú. Nếu người phải thi hành án không cư trú tại Việt Nam, nhưng làm việc tại Việt Nam, thì việc đơn yêu cầu thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi người phải thi hành án làm việc. Nếu người phải thi hành án không cư trú và không làm việc tại Việt Nam hoặc nếu không xác định được nơi cư trú, nơi làm việc của người phải thi hành án, thì việc xét đơn yêu cầu thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành án.

Đối với việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài có liên quan đến tài sản có tại Việt Nam là bất động sản (như: nhà cửa, công trình xây dựng...), thì việc xét đơn yêu cầu trong mọi trường hợp đều thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi có bất động sản đó.

b) Trong trường hợp người phải thi hành án là pháp nhân, thì việc xét đơn yêu cầu thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi pháp nhân có trụ sở chính, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác.

2. Việc xác định Toà án có thẩm quyền xét đơn yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Pháp lệnh được thực hiện như sau:

a) Trong trường hợp người gửi đơn là cá nhân thì việc xét đơn yêu cầu trước hết thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người gửi đơn cư trú. Nếu người gửi đơn không cư trú tại Việt Nam, nhưng làm việc tại Việt Nam, thì việc xét đơn yêu cầu thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi người gửi đơn làm việc.

b) Trong trường hợp người gửi đơn là pháp nhân, thì việc xét đơn yêu cầu thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi pháp nhân có trụ sở chính, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác.

III- VIỆC DỊCH ĐƠN YÊU CẦU VÀ CÁC GIẤY TỜ KHÁC

1. Theo quy định tại các điều 10, 11, 22 của Pháp lệnh, đơn yêu cầu và các giấy tờ kèm theo bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt, phải được chứng thực hợp pháp. Trong trường hợp đơn yêu cầu và các giấy tờ kèm theo bằng tiếng nước ngoài được dịch ra tiếng Việt ở nước ngoài, thì c

 thì chứng thực hợp pháp là chứng thực theo đúng thủ tục đã quy định trên lãnh thổ của nước ngoài có Toà án đã ra bản án, quyết định dân sự mà không phải hợp pháp hoá lãnh sự, nếu nước đó và Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia điều ước quốc tế, trong đó có quy định việc miễn hợp pháp hoá lãnh sự. Nếu nước đó và Việt Nam chưa ký kết hoặc không cùng tham gia điều ước quốc tế về vấn đề này, thì ngoài việc phải được chứng thực theo đúng thủ tục quy định trên lãnh thổ của nước ngoài có Toà án đã ra bản án, quyết định dân sự đó, đơn yêu cầu và các giấy tờ kèm theo còn phải được hợp pháp hoá lãnh sự tại cơ quan lãnh sự Việt Nam theo quy định của Pháp lệnh Lãnh sự ngày 13-11-1990 (kèm theo Thông tư này có Danh mục các nước đã ký kết với Việt Nam điều ước quốc tế, trong đó có quy định việc miễn hợp pháp hoá lãnh sự).

Trong trường hợp đơn yêu cầu và các giấy tờ kèm theo bằng tiếng nước ngoài được dịch ra tiếng Việt tại Việt Nam, thì chứng thực hợp pháp là chứng thức của cơ quan công chứng Việt Nam.

Sau khi nhận được đơn yêu cầu và các giấy tờ kèm theo bằng tiếng nước ngoài được dịch ra tiếng Việt tại Việt Nam, thì chứng thực hợp pháp là chứng thực của cơ quan công chứng Việt Nam.

Sau khi nhận được đơn yêu cầu và các giấy tờ kèm theo, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra tính hợp thức của việc chứng thực đơn yêu cầu và các giấy tờ kèm theo. Nếu đơn yêu cầu và các giấy tờ kèm theo bằng tiếng nước ngoài chưa được dịch ra tiếng Việt, chưa được chứng thức hợp pháp, thì Bộ Tư pháp trả lại đơn yêu cầu và các giấy tờ kèm theo cho người gửi đơn và yêu cầu họ phải thực hiện đúng quy định của Pháp lệnh.

2. Việc dịch các tài liệu của Toà án Việt Nam gửi Toà án nước ngoài từ tiếng Việt ra tiếng nước ngoài, việc dịch các tài liệu của Toà án nước ngoài gửi Toà án Việt Nam từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà nước đó và Việt Nam đã ký kết hoặc cùng tham gia có quy định về vấn đề này. Trong trường hợp các tài liệu của Toà án Việt Nam gửi Toà án nước ngoài cần phải dịch từ tiếng Việt ra tiếng nước ngoài, thì căn cứ vào tình hình thức tế của từng Toà án và mức độ phức tạp của các tài liệu đó, Bộ Tư pháp sẽ hỗ trợ Toà án trong việc dịch các tài liệu đó từ tiếng Việt ra tiếng nước ngoài khi có yêu cầu.

V- LỆ PHÍ

Người gửi đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài và người gửi đơn yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam phải nộp một khoản lệ phí theo quy định của Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký kết với nước hữu quan. Mức lệ phí, thủ tục nộp lệ phí, việc quản lý và sử dụng lệ phí được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

VI- VIỆC GỬI, NHẬN HỒ SƠ

1. Sau khi nhận đủ yêu cầu, các giấy tờ kèm theo và kiểm tra thấy hợp thức, Bộ Tư pháp gửi hồ sơ cho Toà án có thẩm quyền theo hướng dẫn tại mục II của Thông tư này, đồng thời gửi bản sao phiếu gửi cho Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao để biết và thực hiện theo thẩm quyền.
2. Mọi tài liệu có trong hồ sơ phải được đánh số thứ tự và ghi cụ thể trong phiếu gửi.

VII- THỤ LÝ HỒ SƠ VÀ CHUẨN BỊ XÉT ĐƠN YÊU CẦU

1. Sau khi nhận được hồ sơ, Toà án phải vào sổ thụ lý ngay và thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. Chánh án Toà án đã thụ lý hồ sơ chỉ định Thẩm phán làm chủ toạ phiên toà, Thẩm phán được chỉ định làm chủ toạ phiên toà có nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ và tiến hành những việc cần thiết khác cho việc mở phiên toà. Trong trường hợp yêu cầu người gửi đơn, Toà án nước ngoài giải thích những điều chưa rõ trong hồ sơ, thì văn bản yêu cầu giải thích phải do Thẩm phán được chỉ định làm chủ toạ phiên toà ký.

Trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày Toà án thụ lý hồ sơ, Thẩm phán được chỉ định làm chủ toạ phiên toà phải ra một trong những quyết định quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều 14 của Pháp lệnh. Trong trường hợp có yêu cầu giải thích, thì thời hạn được kéo dài thêm hai tháng, kể từ ngày hết thời hạn bốn tháng nói trên.

Trong trường hợp đình chỉ việc xét đơn yêu cầu theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 của Pháp lênh, Toà án trả lại hồ sơ cho Bộ Tư pháp. Bộ Tư pháp có trách nhiệm xác định lại và chuyển hồ sơ cho Toà án có thẩm quyền.

2. Ngay sau khi có quyết định mở phiên toà xét đơn yêu cầu, Toà án gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp quyết định mở phiên toà và hồ sơ. Viện trưởng Viện kiểm sát phân công Kiểm sát viên nghiên cứu hồ sơ để chuẩn bị cho việc tham gia phiên toà. Hết thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Viện kiểm sát gửi trả hồ sơ cho Toà án để phiên toà được mở đúng thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 14 của Pháp lệnh.

3. Trong trường hợp đơn yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam được làm không đúng thời hạn quy định tại Điều 21 của Pháp lệnh, thì Chánh án Toà án đã thụ lý hồ sơ xét và quyết định việc khôi phục thời hiệu. Thời hiệu chỉ được khôi phục nếu người làm đơn chứng minh được lý do trở ngại khách quan nên không thể gửi đơn đúng thời hạn (như ốm đau nặng, bị tai nạn phải đi cấp cứu ngay, đang đi công tác xa...).

VIII- TRÌNH TỰ XÉT ĐƠN YÊU CẦU

1. Phiên toà xét đơn yêu cầu phải được tiến hành theo đúng quy định tại Điều 15 của Pháp lệnh và được tiến hành như sau:

- Một thành viên của Hội đồng xét đơn yêu cầu công bố đơn yêu cầu và các giấy tờ kèm theo về việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài hoặc về việc không công nhận bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.
- Hội đồng xét đơn yêu cầu không xét cử lại vụ án mà chỉ kiểm tra, đối chiếu bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài và các giấy tờ kèm theo với các quy định của Pháp lệnh, các quy định khác của pháp luật Việt Nam và các quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định về vấn đề này.

- Người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó có mặt tại phiên toà trình bày ý kiến của mình.

- Kiểm sát viên tham gia phiên toà phát biểu ý kiến về yêu cầu của người làm đơn và các vấn đề khác có liên quan đến việc xét đơn yêu cầu.

- Hội đồng xét đơn yêu cầu thảo luận kín và tuỳ từng trường hợp mà ra một trong các quyết định quy định tại khoản 5 Điều 15 hoặc khoản 2 Điều 23 của Pháp lệnh.

2. Trong trường hợp phải hoãn phiên toà, thì chậm nhất là ba mươi ngày, kể từ ngày hoãn, Toà án phải mở lại phiên toà.

3. Việc xét đơn yêu cầu phải được ghi vào biên bản. Biên bản phải có chữ ký của chủ toạ và thư ký phiên toà.

IX- VIỆC CẤP BẢN SAO QUYẾT ĐỊNH VÀ VIỆC XÉT KHÁNG CÁO, KHÁNG NGHỊ

1. Chậm nhất là bảy ngày, kết từ ngày ra quyết định, Toà án cấp cho các đương sự và gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp bản sao quyết định quy định tại các điều 14, 15, 23 của Pháp lênh. Trong trường hợp đương sự không có mặt tại phiên toà xét đơn yêu cầu, thì Toà án gửi ngay cho họ bản sao quyết định của Toà án; nếu đương sự ở nước ngoài, thì bản sao quyết định được gửi thông qua Bộ Tư pháp.

2. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được kháng cáo, kháng nghị, Toà án đã ra quyết định phải gửi kháng cáo, kháng nghị và hồ sơ cho Toà án nhân dân tối cao.

3. Thời hạn xét kháng cáo, kháng nghị và việc xét lại quyết định bị kháng cáo, kháng nghị được thực hiện theo đúng quy định tại Điều 19 của Pháp lệnh. Thủ tục xét lại quyết định được tiến hành như thủ tục xét đơn yêu cầu quy định tại Điều 15 của Pháp lệnh và hướng dẫn tại mục VII của Thông tư này.

X- BẢO ĐẢM VIỆC THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ CỦA TOÀ ÁN NƯỚC NGOÀI

Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 và tại Điều 20 của Pháp lệnh, thì bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài được Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành có hiệu lực tại Việt Nam như bản án, quyết định dân sự của Toà án Việt Nam đã có hiệu lực pháp luật. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày quyết định của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài có hiệu lực pháp luật, thì Toà án gửi bản sao quyết định đó và bản sao bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài cho Phòng thi hành án cùng cấp.
Trong trường hợp Toà án nhân dân tối cao xét lại quyết định bị kháng cáo, kháng nghị thì quyết định của Toà án nhân dân tối cao là quyết định cuối cùng. Toà án nhân dân tối cao gửi bản sao quyết định và bản sao bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài cho Phòng thi hành án của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi có Toà án đã ra quyết định bị kháng cáo, kháng nghị, đồng thời gửi bản sao quyết định cho Toà án đó.

XI- HIỆU LỰC THI HÀNH CỦA THÔNG TƯ

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế các văn bản của Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao được ban hành trước đây hướng dẫn việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài.

Đối với hồ sơ yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài được thụ lý trước ngày Thông tư này có hiệu lực, nhưng chưa được Toà án xem xét, thì việc xem xét phải được tiến hành theo đúng quy định của Pháp lệnh và hướng dẫn của Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vưỡng mắc, các cơ quan hữu quan báo cáo Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao để có hướng dẫn giải quyết.

Danh mục các nước đã ký với Việt Nam Hiệp định tương trự tư pháp,
trong đó có quy định việc công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự

1. Cộng hoà dân chủ Đức (cũ), ký ngày 15-12-1980 hiện nay Cộng hoà liên bang Đức tuyên bố kế thừa Hiệp định trên lãnh thổ của ban Berlin và 5 bang dưới đây (thuộc CHDC Đức cũ).

- Bang Brandenburg,

- Bang Mecklenburg - Vorponmerm,

- Bang Sachsen - Anhalt,

- Bang Sachsen,

- Bang Thuringen.

2. Liên Xô (cũ), ký ngày 12-10-1982, hiện nay Liên bang Nga là nước duy nhất tuyên bố kế thừa Hiệp định.

3. Cộng hòa Cu Ba, ký ngày 30-11-1994.

4. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Tiệp khắc (cũ), ký ngày 12-10-1982, hiện nay Hiệp định có hiệu lực trên lãnh thổ của hai nước Cộng hoà Sec và Slôvac.

5. Cộng hoà Hung-ga-ri, ký ngày 18-1-1985.

6. Cộng hoà Bun-ga-ri, ký ngày 3-10-1986.

7. Cộng hoà Ba lan, ký năm 1992.

Danh mục các nước đã ký kết với Việt Nam về việc miễn hợp pháp hoá lãnh sự đối với các giấy tờ, tài liệu (theo Hiệp định TTTP nêu trên)

1. Cộng hoà Dân chủ Đức (cũ), nay là Berlin và 5 bang (như trên).

2. Liên Bang Nga.

3. Cu Ba.

4. Séc và Slôvac.

5. Hung-ga-ri.

6. Bun-ga-ri.

7. Ba Lan.

 
 

 

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.