• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 01/07/2017
  • Ngày hết hiệu lực: 15/08/2022
BỘ TÀI CHÍNH
Số: 43/2017/TT-BTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đắk Lắk, ngày 12 tháng 5 năm 2017

THÔNG TƯ

   Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020

 

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 12/2017/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020;

Thực hiện Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 -2020 (sau đây viết tắt là Quyết định số 1600/QĐ-TTg);

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 (sau đây viết tắt là Chương trình).

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp của ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020 theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg, trừ các khoản hỗ trợ có mục đích, địa chỉ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, hoặc các khoản hỗ trợ mà nhà tài trợ hoặc đại diện có thẩm quyền của nhà tài trợ và Bộ Tài chính có thỏa thuận về nội dung chi và mức chi.

2. Đối tượng áp dụng: Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng và thụ hưởng nguồn kinh phí sự nghiệp của ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình.

Điều 2. Nguyên tắc thực hiện

1. Nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ kinh phí sự nghiệp thực hiện theo Quyết định số 12/2017/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020 (sau đây viết tắt là Quyết định số 12/2017/QĐ-TTg).

2. Kinh phí sự nghiệp thực hiện các nội dung của Chương trình phải hướng tới đạt mục tiêu thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020 ban hành tại Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ và Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới ban hành tại Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Kế thừa và lồng ghép Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016- 2020, các chương trình mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn nông thôn; phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp thực hiện các nội dung của Chương trình.

Điều 3. Nội dung, mức chi chung

Ngoài nội dung chi, mức chi cụ thể theo nội dung thành phần của Chương trình, một số nội dung, mức chi chung được quy định như sau:

1. Chi tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn thực hiện các nội dung của Chương trình: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp (sau đây viết tắt là Thông tư số 40/2017/TT-BTC); Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; Thông tư số 123/2009/TT-BTC ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Bộ Tài chính quy định nội dung chi, mức chi xây dựng chương trình khung và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học đối với các ngành đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp.

2. Chi tổ chức hội thảo khoa học trong nước; chi hội thảo chuyên môn nghiệp vụ có tính chất nghiên cứu khoa học gắn với nội dung, nhiệm vụ của Chương trình theo đề cương nghiên cứu được cấp có thẩm quyền phê duyệt: Thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước (sau đây viết tắt là Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN).

3. Chi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế của Chương trình (bao gồm cả tiếng dân tộc): Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 01 tháng 01 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước (sau đây viết tắt là Thông tư số 01/2010/TT-BTC).

4. Chi kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chính sách trong Chương trình: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 06/2007/TT-BTC ngày 26 tháng 01 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

Đối với đoàn công tác kiểm tra, giám sát đánh giá liên ngành, liên cơ quan: cơ quan, đơn vị chủ trì đoàn công tác hoặc chủ chương trình (được bố trí kinh phí kiểm tra, giám sát) chịu trách nhiệm thanh toán chi phí cho chuyến công tác theo chế độ quy định (tiền tàu xe đi lại, phụ cấp lưu trú, tiền thuê chỗ ở nơi đến và cước hành lý, tài liệu mang theo để làm việc) cho các thành viên trong đoàn. Để tránh chi trùng lắp, cơ quan, đơn vị chủ trì đoàn công tác thông báo bằng văn bản (trong giấy mời, triệu tập) cho cơ quan, đơn vị cử người đi công tác nguồn kinh phí kiểm tra, giám sát và nêu rõ cơ quan, đơn vị cử người không phải thanh toán các khoản chi này.

5. Chi tổ chức các cuộc điều tra thống kê: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê, tổng điều tra thống kê quốc gia.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục 1

QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Điều 4. Nội dung quy hoạch

Nội dung quy hoạch xây dựng nông thôn mới thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và quy định tại Thông tư số 02/2017/TT-BXD ngày 01 tháng 03 năm 2017 của Bộ Xây dựng hướng dẫn quy hoạch xây dựng nông thôn.

Điều 5. Lập kế hoạch, quản lý, sử dụng, thanh quyết toán  

1. Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh trên cơ sở mức hỗ trợ của ngân sách Trung ương, có trách nhiệm chủ động chỉ đạo lập kế hoạch kinh phí quy hoạch của tỉnh; quy định mức kinh phí quy hoạch cho cấp xã cho phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh; bố trí, bổ sung kinh phí ngân sách địa phương để lập quy hoạch xây dựng vùng của địa phương; rà soát, điều chỉnh bổ sung các quy hoạch sản xuất trong đồ án quy hoạch xã nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp cấp huyện, cấp vùng của địa phương và cấp tỉnh; rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường nông thôn.

2. Việc quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán kinh phí cho các nhiệm vụ, dự án quy hoạch thực hiện theo quy định tại Thông tư số 24/2008/TT-BTC ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế thực hiện các nhiệm vụ, dự án quy hoạch.

3. Nguồn kinh phí thực hiện do ngân sách nhà nước đảm bảo từ nguồn chi các hoạt động kinh tế.

Mục 2

TĂNG CƯỜNG CƠ SỞ VẬT CHẤT CHO

HỆ THỐNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG CƠ SỞ

Điều 6. Nội dung chi, mức chi

1. Nội dung chi, mức chi

a) Chi mua sắm, lắp đặt trang thiết bị, cột phát sóng (đối với trạm sử dụng công nghệ vô tuyến), cột treo dây, treo loa, dây dẫn và các vật tư, thiết bị phụ trợ. Cơ cấu, thành phần, yêu cầu kỹ thuật về trang thiết bị cần mua sắm để thiết lập mới, nâng cấp các đài, trạm truyền thanh; đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện; trạm tiếp phát, phát lại truyền thanh, truyền hình khu vực thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông. Việc mua sắm thực hiện theo quy định hiện hành về mua sắm hàng hoá, vật tư thiết bị và các văn bản liên quan.

b) Chi đào tạo, hướng dẫn quản lý, vận hành đài, trạm truyền thanh, trạm truyền tiếp phát, phát lại truyền thanh cho cán bộ đơn vị thụ hưởng. Trình tự ưu tiên thực hiện nhiệm vụ và yêu cầu về nội dung chương trình đào tạo, hướng dẫn khai thác, vận hành trang thiết bị thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông. Mức chi thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Thông tư này.

3. Nguồn kinh phí thực hiện: Lồng ghép từ các chương trình mục tiêu, các chương trình, dự án khác.

Mục 3

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT GẮN VỚI TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP,

CHYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN,

NÂNG CAO THU NHẬP CHO NGƯỜI DÂN

Tiểu mục 1

Phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị

và phát triển ngành nghề nông thôn

         

          Điều 7. Hỗ trợ dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm

          1. Liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp là hình thức liên kết theo chuỗi kép kín từ khâu sản xuất, đến thu mua chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

          2. Đối tượng, nội dung, quy trình triển khai hỗ trợ dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm: Thực hiện theo Thông tư số 05/2017/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 (sau đây viết tắt là Thông tư số 05/2017/TT-BNNPTNT).

          2. Nội dung chi, mức chi

          a) Chi hỗ trợ tư vấn xây dựng liên kết (chỉ áp dụng đối với xây dựng liên kết theo chuỗi giá trị mới), bao gồm tư vấn, nghiên cứu để xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển trị trường. Mức hỗ trợ tối đa 100% chi phí thực hiện, trong đó chi tiền công theo quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN, chi công tác phí, hội thảo, hội nghị theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC.

b) Chi tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, nâng cao năng lực quản lý, quản trị chuỗi giá trị, phát triển thị trường. Nội dung chi, mức chi thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Thông tư này.

c) Chi hỗ trợ áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ (bao gồm các quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt và các chứng nhận chất lượng sản phẩm theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Nội dung chi, mức chi thực hiện theo quy định tại Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản và Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg.

d) Chi hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm theo dự án được cấp cấp có thẩm quyền phê duyệt, tối đa 3 vụ/chu kỳ sản xuất, cụ thể: 

- Hỗ trợ tối đa 100% chi phí mua bao bì, nhãn mác sản phẩm.

- Hỗ trợ tối đa100% chi phí mua giống và các vật tư thiết yếu (bao gồm: các loại phân bón, hóa chất, thức ăn chăn nuôi) ở địa bàn khó khăn, huyện nghèo.

- Hỗ trợ tối đa 70% chi phí mua giống và 50% chi phí mua vật tư thiết yếu ở địa bàn trung du miền núi, bãi ngang.

- Hỗ trợ tối đa 50% chi phí mua giống và 30% chi phí mua vật tư thiết yếu ở địa bàn đồng bằng.

đ) Các khoản chi khác liên quan đến dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm (nếu có).

3. Căn cứ quy định hiện hành và nhu cầu thực tế, UBND cấp tỉnh quy định cụ thể các mức chi phù hợp với điều kiện, nguồn lực của địa phương.

          4. Ngoài nội dung chi, mức chi quy định tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, cá nhân thực hiện dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm còn được miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định của pháp luật đất đai; được áp dụng các chính sách tín dụng khuyến khích sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết và các chính sách hỗ trợ khác theo quy định pháp luật hiện hành.

5. Nguồn kinh phí thực hiện do ngân sách đảm bảo từ nguồn chi các hoạt động kinh tế.

Điều 8. Thực hiện Chương trình khoa học, công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới

1. Nội dung Chương trình khoa học, công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới thực hiện theo quy định tại Quyết định số 45/QĐ-TTg  ngày 12 tháng 1 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020 (sửa đổi, bổ sung Quyết định số 27/QĐ-TTg ngày 5 tháng 1 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ), sau đây viết tắt là Quyết định số 45/QĐ-TTg.

2. Điều kiện thực hiện đề tài, mô hình của Chương trình

a) Đối tượng và điều kiện thực hiện đề tài

- Đối tượng: Các đề tài nghiên cứu khoa học theo nội dung quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Mục II Điều 1 Quyết định số 45/QĐ-TTg.

-  Điều kiện thực hiện đề tài: Có địa chỉ tiếp nhận sản phẩm của đề tài (bao gồm cả đề tài cơ chế, chính sách); đăng ký công bố bài báo trên Tạp chí Khoa học và công nghệ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, ngành, địa phương hoặc Tạp chí Khoa học công nghệ nước ngoài.

b) Đối tượng và điều kiện thực hiện mô hình:

-  Đối tượng: Các mô hình triển khai nội dung quy định tại Khoản 4 Mục II Điều 1 Quyết định số 45/QĐ-TTg.

- Điều kiện đơn vị thực hiện mô hình: Có chức năng, nhiệm vụ phù hợp với lĩnh vực thuộc mô hình cần triển khai, đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-BKHCN ngày 26 tháng 5 năm 2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định trình tự, thủ tục xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách Nhà nước (đối với các mô hình do ngân sách Trung ương hỗ trợ kinh phí) và yêu cầu của UBND cấp tỉnh (đối với các mô hình do ngân sách địa phương hỗ trợ kinh phí).

3. Nội dung chi, mức chi đề tài nghiên cứu khoa học: Thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN.

          4. Nội dung, mức hỗ trợ triển khai mô hình

a) Nội dung hỗ trợ, mức hỗ trợ:

- Hỗ trợ xây dựng mô hình thử nghiệm, bao gồm mô hình xây dựng nông thôn kiểu mẫu gắn với đô thị văn minh; mô hình chuyển đổi hợp tác xã kiểu mới, hoạt động theo luật Hợp tác xã năm 2012: Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí thực hiện dự án mô hình theo yêu cầu của từng dự án cụ thể;

- Hỗ trợ thực hiện dự án mô hình quy hoạch, kiến trúc nông thôn mới; dự án mô hình ứng dụng công nghệ năng lượng tái tạo để xây dựng nông thôn mới; dự án mô hình quản lý và xử lý môi trường nông thôn; dự án mô hình phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu: Ngân sách Nhà nước hỗ trợ tối đa 70% kinh phí thực hiện dự án mô hình theo phân cấp ngân sách Nhà nước hiện hành (không bao gồm nhà xưởng), phần kinh phí còn lại sẽ do các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác hỗ trợ, người hưởng lợi từ mô hình đóng góp.

- Hỗ trợ thực hiện mô hình bảo quản, chế biến nông sản và tổ chức sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm; mô hình ứng dụng công nghệ tưới tiêu kết hợp với các biện pháp canh tác nông nghiệp giảm phát thải khí mê tan và hiệu ứng nhà kính; mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp với cơ giới hóa nông nghiệp: Ngân sách Nhà nước hỗ trợ tối đa 50%; mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phù hợp với điều kiện thực tế của các xã khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo: Ngân sách Nhà nước hỗ trợ tối đa 70% kinh phí thực hiện dự án mô hình (không bao gồm nhà xưởng) theo quy định tại Thông tư 348/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định quản lý tài chính thực hiện “Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyến giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tê xã hội nông thôn, miền núỉ, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 -  2025”; phần kinh phí còn lại sẽ do các tổ chức, người hưởng lợi từ thực hiện dự án mô hình đóng góp.

b) Quy mô thực hiện mô hình, định mức kinh tế kỹ thuật, nội dung hỗ trợ của từng loại mô hình theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với các mô hình do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện); UBND cấp tỉnh (đối với các mô hình do UBND cấp tỉnh tổ chức thực hiện).

c) Chi quản lý mô hình: Đơn vị triển khai thực hiện mô hình được chi không quá 3% dự toán (phần ngân sách hỗ trợ) để chi công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thực hiện mô hình.

d) Kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ theo tiến độ và tương ứng với tỷ lệ đầu tư thực tế của chủ dự án mô hình

5. Các nội dung chi khác:

a) Chi thù lao trách nhiệm đối với các thành viên Ban Chỉ đạo, Ban chủ nhiệm Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới. Thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 207/2013/TTLT-BTC-BKHCN ngày 25 tháng 12 năm 2013 của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ về quy định quản lý tài chính các Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước.

b) Chi xây dựng nội dung và tổ chức hội thảo, hội nghị, tập huấn: Thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Thông tư này.

6. Nguồn kinh phí thực hiện do ngân sách đảm bảo từ nguồn chi sự nghiệp khoa học công nghệ; đối ứng từ ngân sách địa phương, nguồn tài trợ từ các tổ chức hợp tác quốc tế, của doanh nghiệp, các tổ chức hợp tác nông nghiệp và các nguồn hợp pháp khác; lồng ghép từ các chương trình phát triển kinh tế xã hội và chương trình khoa học và công nghệ khác có liên quan.

Điều 9. Hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn

1. Nội dung chi, mức chi thực hiện theo quy định tại Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm  2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

2. Căn cứ nội dung chi, mức chi quy định tại Thông tư này, UBND cấp tỉnh chỉ đạo thực hiện mức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ cụ thể cho từng nội dung phù hợp với điều kiện, nguồn lực của từng tỉnh.

3. Nguồn kinh phí thực hiện do ngân sách đảm bảo từ nguồn chi các hoạt động kinh tế.

Tiểu mục 2

Hỗ trợ bồi dưỡng nguồn nhân lực phát triển hợp tác xã

giai đoạn 2015- 2020

Điều 10. Đối tượng, phạm vi, nội dung thực hiện

Đối tượng, phạm vi, nội dung hỗ trợ bồi dưỡng nguồn nhân lực phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015- 2020 thực hiện theo Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015- 2020 và hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Điều 11. Nội dung chi, mức chi

1. Nội dung chi, mức chi: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 340/2016/TT-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về mức hỗ trợ và cơ chế tài chính hỗ trợ bồi dưỡng nguồn nhân lực của Hợp tác xã, thành lập mới Hợp tác xã, tổ chức lại hoạt động của Hợp tác xã theo Chương trình hỗ trợ phát triển Hợp tác xã giai đoạn 2015- 2020.

2. Nguồn kinh phí thực hiện do ngân sách đảm bảo từ nguồn chi sự nghiệp giáo dục- đào tạo và dạy nghề.

Tiểu mục 3

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Điều 12. Nội dung, mức chi chung

1. Chi lập và thẩm định các dự án hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng: Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN.

2. Chi thuê địa điểm, máy móc, trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo: Mức chi theo hợp đồng, giá cả thực tế tại thời điểm thuê, phù hợp với từng công việc thực hiện cụ thể và do thủ trưởng đơn vị triển khai quyết định.  

3. Chi tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng nghề cho giáo viên giảng dạy trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng, kỹ năng dạy học cho người dạy nghề; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp ở trong và ngoài nước; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên giảng dạy kiến thức kinh doanh, khởi sự doanh nghiệp cho lao động nông thôn; bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và tư vấn đào tạo nghề, tư vấn việc làm cho lao động nông thôn; bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ giáo viên, các bộ quản lý đào tạo nghề, cộng tác viên về tư vấn học nghề, việc làm: Nội dung chi, mức chi thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Thông tư này.

4. Chi thực hiện công tác quản lý và kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; chi xây dựng hệ thống quản lý thông tin và cơ sở dữ liệu về đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Thực hiện theo quy định tại Điều 45, Điều 46 của Thông tư này.

Điều 13. Tuyên truyền, tư vấn học nghề, việc làm

1. Chi hoạt động truyền thông

a) Nội dung chi

- Chi thông tin, tuyên truyền về đạo tạo nghề, việc làm cho lao động nông thôn trên các phương tiện thông tin đại chúng, gồm: Các báo, tạp chí, bản tin, tập san, chuyên san, đài phát thanh, đài truyền hình, thông tin lưu động, triển lãm chuyên đề;

- Chi in ấn các tài liệu, ấn phẩm tuyên truyền; xuất bản sách chọn nghề, cẩm nang việc làm cho lao động nông thôn và các hoạt động khác có liên quan.

b) Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ truyền thông chịu trách nhiệm lựa chọn hình thức, nội dung và mức hỗ trợ, đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu, đặt hàng và giao nhiệm vụ.

2. Chi tư vấn học nghề, việc làm cho lao động nông thôn, người khuyết tật: Mức chi 15.000 đồng/người được tư vấn.

3. Chi cho công tác xây dựng, biên soạn tài liệu để tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động đối với đội ngũ tuyên truyền viên là cán bộ của Hội nông dân. Mức chi cụ thể như sau:

a) Chi biên soạn tài liệu: 60.000 đồng/trang chuẩn (350 từ);

b) Chi sửa chữa, biên tập tổng thể: 40.000 đồng/trang chuẩn (350 từ);

c) Chi thẩm định, nhận xét: 35.000 đồng/trang chuẩn (350 từ).

Điều 14. Rà soát, cập nhật, bổ sung nhu cầu đào tạo nghề

1. Nội dung  rà soát, cập nhật, bổ sung nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn thực hiện theo quy định tại Tiết b Điểm 1 Mục V Điều 1 Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 (sau đây viết tắt là Quyết định số 1956/QĐ-TTg); Khoản 8 Điều 1 Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg (sau đây viết tắt là Quyết định số 971/QĐ-TTg).

2. Mức chi: Thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 của Thông tư này.

Điều 15. Xây dựng chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu giảng dạy trình độ sơ cấp, dưới 03 tháng

1. Chi xây dựng chương trình đào tạo

a) Chi phân tích nghề, phân tích công việc để xây dựng chuẩn kiến thức kỹ năng nghề

- Xin ý kiến chuyên gia góp ý sơ đồ phân tích nghề: Mức chi tối đa 250.000 đồng/ý kiến bằng văn bản (tối đa 7 ý kiến);

- Biên soạn phiếu phân tích nghề từ 3 bước công việc trở xuống: Mức chi là 250.000 đồng/phiếu, từ 4 đến 5 bước công việc là 280.000 đồng/phiếu và từ 6 bước công việc trở lên là 320.000 đồng/phiếu;

- Xin ý kiến chuyên gia bộ phiếu phân tích công việc: tối đa 500.000 đồng/phiếu/ý kiến bằng văn bản (tối đa 7 ý kiến);

- Nghiệm thu bộ phiếu phân tích nghề, phân tích công việc từ 3 bước công việc trở xuống: 220.000 đồng/phiếu, từ 4 đến 5 bước công việc: 250.000 đồng/phiếu và từ 6 bước công việc trở lên: 260.000 đồng/phiếu.

b) Chi thiết kế chương trình đào tạo được cấp có thẩm quyền phê duyệt: 25.000 đồng/1 giờ.

c) Chi biên soạn chương trình đào tạo

- Biên soạn mới chương trình: 70.000 đồng/1 giờ (bao gồm cả chi phí thuê chuyên gia tư vấn hướng dẫn, giám sát xây dựng chương trình là 15.000 đồng/1 giờ);

- Sửa chữa, biên tập tổng thể chương trình: 40.000 đồng/1 giờ.

d) Chi thẩm định, nhận xét đánh giá chương trình: 35.000 đồng/1 giờ.

đ) Chi chỉnh sửa, bổ sung chương trình: Mức chi tối đa bằng 30% mức chi xây dựng mới chương trình đào tạo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này.

Số giờ chuẩn để thiết kế, biên soạn, thẩm định chương trình đào tạo cho từng nghề trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng thực hiện theo quy định tại Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội quy định về đào tạo trình độ sơ cấp và  Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đào tạo thường xuyên.

2. Chi biên soạn giáo trình đào tạo trình độ sơ cấp, dưới 03 tháng

a) Viết giáo trình (bao gồm cả chi phí thuê chuyên gia tư vấn hướng dẫn giám sát): Mức chi là 60.000 đồng/trang chuẩn (350 từ);

b) Vẽ bản kỹ thuật, hình minh họa trong giáo trình: Mức chi  từ 130.000 đồng đến 260.000 đồng/bản tùy thuộc vào mức độ phức tạp của bản vẽ và hình minh họa;

c) Sửa chữa, biên tập tổng thể: 40.000 đồng/trang chuẩn (350 từ);

d) Thẩm định, phản biện, nhận xét: 35.000 đồng/trang chuẩn (350 từ);

đ) Chi chỉnh sửa, bổ sung giáo trình: Mức chi tối đa không quá 45% mức chi xây dựng mới.

3. Chi xây dựng tài liệu giảng dạy

a) Chi xây dựng tài liệu hướng dẫn: Mức chi tối đa bằng 70% mức chi biên soạn giáo trình đào tạo trình độ sơ cấp, dưới 03 tháng quy định tại Khoản 2 Điều này;

b) Chi mua học liệu: Thực hiện theo định mức quy định cụ thể của từng nghề và thực hiện mua sắm theo quy định hiện hành của Nhà nước về mua sắm hàng hoá, vật tư thiết bị và các văn bản liên quan.

4. Chi phát triển chương trình, giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng theo hình thức đào tạo từ xa: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định về thí điểm xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng.

5. Chi xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật và danh mục thiết bị đào tạo trình độ sơ cấp nghề và đào tạo dưới 3 tháng: Nội dung chi, mức chi thực hiện theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

6. Xây dựng chuẩn đầu ra và minh chứng kèm theo (khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp) đối với trình độ sơ cấp, bao gồm:

a) Thực hiện khảo sát, đánh giá, lựa chọn quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với trình độ sơ cấp: Mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 109/2016/TT-BTC.

b) Biên tập, thẩm định, phản biện, nhận xét, phê duyệt ban hành khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với trình độ sơ cấp:

- Chi thiết kế: 30.000 đồng/giờ;

- Chi biên soạn: 100.000 đồng/giờ;

- Chi sửa chữa, biên tập tổng thể: 60.000 đồng /giờ;

- Chi xin ý kiến chuyên gia để chỉnh sửa, hoàn thiện: 2.000.000 đồng/ý kiến (tối đa 7 ý kiến);

- Thuê chuyên gia, tư vấn hướng dẫn, giám sát xây dựng: 25.000 đồng/giờ;

- Chi thẩm định, nhận xét, đánh giá: 40.000 đồng/giờ;

- Chi chỉnh sửa, bổ sung quy định, bao gồm: Chi thiết kế, biên soạn, sửa chữa, biên tập tổng thể được tính bằng 30% mức chi xây dựng mới; Chi khảo sát, hội thảo, xin ý kiến chuyên gia, thuê chuyên gia, tư vấn hướng dẫn, giám sát xây dựng; thẩm định, nhận xét, đánh giá được tính bằng 100% mức chi xây dựng mới.

Điều 16. Biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ

1. Nội dung chi: Biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề cho giáo viên dạy trình độ cơ cấp và người dạy nghề; chương trình, tài liệu bồi dưỡng công nghệ mới; chương trình, tài liệu bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề; chương trình, tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp; chương trình, tài liệu bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý và tư vấn đào tạo nghề, tư vấn việc làm; chương trình, tài liệu bồi dưỡng về kiến thức kinh doanh và khởi sự doanh nghiệp đối với lao động nông thôn.

2. Mức chi

a) Biên soạn chương trình:

- Biên soạn chương trình: 100.000 đồng/1 giờ;

- Sửa chữa, biên tập tổng thể: 40.000 đồng/1 giờ;

- Thẩm định chương trình: 30.000 đồng/1 giờ.

b) Biên soạn tài liệu bồi dưỡng

- Biên soạn tài liệu bồi dưỡng: 55.000 đồng/trang chuẩn (350 từ);

- Sửa chữa, biên tập tổng thể: 35.000 đồng/trang chuẩn (350 từ);

- Thẩm định nhận xét đánh giá tài liệu bồi dưỡng: 20.000 đồng/trang chuẩn (350 từ).

c) Chỉnh sửa, bổ sung chương trình, tài liệu bồi dưỡng: Tối đa bằng 30% mức chi xây dựng mới.

Số giờ chuẩn quy định cho từng chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng nghề cho giáo viên giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp và người dạy nghề thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 17. Hỗ trợ sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị đào tạo, phương tiện vận chuyển đào tạo lưu động

1. Đối tượng được hỗ trợ

a) Trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập cấp huyện hoặc trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên công lập cấp huyện đã được tổ chức lại theo Thông tư liên tịch số 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV ngày 19 tháng 10 năm 2015 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ hướng dẫn việc sáp nhập trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp công lập cấp huyện thành trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên; chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên (sau đây viết chung là Trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập);

b) Các trường trung cấp thủ công mỹ nghệ, trường trung cấp công lập ở huyện chưa có trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập;

c) Trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên; Trung tâm giáo dục nghề nghiệp thanh niên.

2. Nội dung hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg để tiếp tục hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị trong giai đoạn 2016-2020. Các Bộ, ngành, địa phương rà soát, đề xuất danh mục các cơ sở quy định tại Khoản 1 Điều 17 của Thông tư này chưa được hỗ trợ trong giai đoạn 2009-2015 hoặc đã được hỗ trợ đủ mức trong giai đoạn 2009-2015 nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đảm bảo chất lượng đào tạo gửi Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổng hợp, phê duyệt danh sách các cơ sở được hỗ trợ đầu tư giai đoạn 2016-2020 theo quy định. Việc hỗ trợ mua ô tô bán tải thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước về tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước. Các địa phương không sử dụng kinh phí sự nghiệp của Chương trình để đầu tư, xây dựng mới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

3. Mức hỗ trợ căn cứ vào Dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt phù hợp với dự toán được giao và Quyết định số 1956/QĐ-TTg; đảm bảo tổng mức hỗ trợ  không vượt quá 30% kinh phí sự nghiệp được giao cho nội dung “Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn”.

          Điều 18. Xây dựng, nhân rộng các mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn

1. Nội dung, mức chi, phương thức thực hiện mô hình thí điểm đào tạo nghề cho lao động nông thôn thông qua hợp đồng giữa cơ quan quản lý nhà nước với cơ sở đào tạo theo quy định tại Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng (sau đây viết tắt là Thông tư số 152/2016/TT-BTC).

Riêng đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề, tập nghề dành riêng cho người khuyết tật được quyết toán theo số lượng thực tế; nội dung và mức chi theo thực hiện theo quy định tại Thông tư số 152/2016/TT-BTC.

2. Chi nhân rộng mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn (bao gồm kiểm tra, đánh giá, tổng kết, hướng dẫn nhân rộng): Không quá 5% tổng kinh phí xây dựng mô hình.

Điều 19. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

1. Nội dung hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn, người khuyết tật, thợ thủ công, thợ lành nghề gắn với nhu cầu của thị trường lao động: Thực hiện theo quy định tại Điểm g Khoản 8 Điều 1 Quyết định số 971/ QĐ-TTg, Điểm c Khoản 3 Mục II Quyết định số 1100/QĐ-TTg ngày 21 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật và Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng.

2. Nội dung chi, mức chi: Thực hiện theo Thông tư số 152/2016/TT-BTC.

Riêng đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề, tập nghề dành riêng cho người khuyết tật được quyết toán theo số lượng thực tế; nội dung và mức chi theo thực hiện theo quy định tại Thông tư số 152/2016/TT-BTC.

          Điều 20. Nguồn kinh phí

Nguồn kinh phí thực hiện do ngân sách đảm bảo từ nguồn chi sự nghiệp  giáo dục - đào tạo và dạy nghề.

 

Mục 4

GIẢM NGHÈO VÀ AN SINH XÃ HỘI

          Điều 21. Giảm nghèo

          1. Nội dung chi, mức chi: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 15/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 02 năm 2017 của Bộ Tài chính về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.

          2. Nguồn kinh phí: Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

         Điều 22. Thực hiện các chương trình an sinh xã hội ở xã, thôn

          1. Nội dung chi, mức chi: Thực hiện theo các quy định hiện hành và một số nội dung, mức chi như sau:

         a) Tuyên truyền, phổ biến về chính sách an sinh xã hội, cụ thể:

- Sản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình trên các phương tiện thông tin đại chúng; mua, nhân bản và phát hành các ấn phẩm truyền thông. Việc lựa chọn hình thức, nội dung tuyên truyền, chương trình truyền thông do Thủ trưởng cơ quan thực hiện nhiệm vụ truyền thông quyết định trên cơ sở dự toán được cấp có thẩm quyền giao và thực hiện theo quy định hiện hành về đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước.

- Làm mới, sửa chữa pa nô, áp phích, khẩu hiệu: Mức chi theo giá thị trường tại địa phương và chứng từ chi tiêu hợp pháp.

b) Truyền thanh tại cộng đồng (hỗ trợ biên tập và phát thanh)

- Chi biên tập: 80.000 đồng/bài từ 350 từ đến dưới 600 từ, 100.000 đồng/bài từ 600 từ trở lên;

- Chi bồi dưỡng phát thanh viên: Mức chi 15.000 đồng/lần. Trường hợp phát thanh bằng tiếng dân tộc, mức chi là 20.000 đồng/lần.

c) Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, đối thoại chính sách

- Bồi dưỡng báo cáo viên, nước uống cho người tham dự theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Thông tư này;

          - Chi thuê hội trường, phông, bạt, bàn ghế, thiết bị loa đài (nếu có): Mức chi theo hợp đồng, giấy biên nhận hoặc hoá đơn (trong trường hợp thuê dịch vụ).

d) Chi hỗ trợ cải tạo, sửa chữa nhỏ công trình công cộng của thôn, xã, bảo đảm tiếp cận cho người khuyết tật

          - Việc lập dự toán, giao dự toán, phân bổ dự toán kinh phí cải tạo, sửa chữa nhỏ công trình công cộng của thôn, xã thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn;

          - Việc quản lý, thanh toán kinh phí cải tạo, sửa chữa nhỏ công trình công cộng của thôn, xã thực hiện theo quy định tại Mục D Phần II Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước (sau đây viết tắt là Thông tư số 86/2011/TT-BTC) và Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 01 tháng 3 năm 2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước (sau đây viết tắt là Thông tư số 39/2016/TT-BTC). Đối với công trình cải tạo, sửa chữa do cấp xã làm chủ đầu tư có sự tham gia của cộng đồng thực hiện theo quy định tại Điều 49 của Thông tư này.

           đ) Chi kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn: Thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 3 của Thông tư này.

Điều 23. Nguồn kinh phí

Nguồn kinh phí bố trí trong dự toán chi thường xuyên của ngân sách địa phương, nguồn kinh phí lồng ghép từ Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016- 2020, các chương trình an sinh xã hội và các nguồn khác.

Mục 5

 PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC Ở NÔNG THÔN

          Điều 24. Nội dung chi, mức chi

1. Các nội dung chi, mức chi chung thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 5 Điều 3 của Thông tư này, cụ thể:

a) Chi kiểm tra, đánh giá, tổng kết, hội nghị, hội thảo; chi tập huấn bồi dưỡng nội dung giáo dục đặc thù, tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường chuyên biệt và các cơ sở giáo dục vùng dân tộc thiểu số;

b) Chi biên soạn tài liệu, in ấn và cấp phát tài liệu đặc thù cho các trường chuyên biệt và các cơ sở giáo dục vùng dân tộc thiểu số;

c) Chi điều tra, khảo sát đối với các nội dung: Số người mù chữ, tái mù chữ trong độ tuổi 15-60; phổ cập giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở; kiểm tra công nhận phổ cập giáo dục và xóa mù chữ.

          2. Chi hỗ trợ học phẩm, tài liệu học tập thực hiện xóa mù chữ và chống tái mù chữ:

a) Đối với các học viên các lớp học xóa mù chữ được nhà nước hỗ trợ học phẩm, tùy thuộc tình hình thực tế tại địa phương, UBND cấp tỉnh phê duyệt danh mục tên học phẩm, số lượng học phẩm hỗ trợ trong phạm vi danh mục hỗ trợ học phẩm đối với cấp trung học cơ sở quy định tại Khoản 6 Điều 2 Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT ngày 29 tháng 5 năm 2009 của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú và các trường dự bị đại học dân tộc;

b) Đối với các lớp học phổ cập, xóa mù chữ ban đêm, ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí chi thắp sáng ban đêm, chi mua sổ sách theo dõi quá trình học tập, sách giáo khoa dùng chung. Mức hỗ trợ thực tế do địa phương quyết định căn cứ nguồn kinh phí được cân đối, quy mô và thời gian hoạt động của các lớp xóa mù chữ.

3. Chi tuyên truyền, huy động người mù chữ, tái mù chữ đến lớp xóa mù chữ. Mức hỗ trợ thực tế do địa phương quyết định căn cứ nguồn kinh phí được cân đối, quy mô và thời gian hoạt động của các lớp xóa mù chữ.

4. Chi phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập trung học cơ sở: Chi hỗ trợ cơ sở vật chất cho các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đảm bảo các điều kiện quy định về quy mô trường lớp, cơ sở vật chất và thiết bị đạt chuẩn quốc gia mức độ (1). Việc mua sắm thực hiện theo quy định hiện hành về mua sắm hàng hoá, vật tư thiết bị và các văn bản liên quan.

5. Chi trả thù lao đối với giáo viên, người ngoài biên chế dạy lớp xóa mù, chống tái mù chữ, cụ thể:

a) Đối với giáo viên thuộc biên chế: Mức chi thù lao tính theo số giờ thực dạy. Trường hợp số giờ dạy vượt định mức giờ chuẩn được thanh toán theo quy định tại Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 8 tháng 3 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập;

b) Đối với những người ngoài biên chế, nếu có đủ tiêu chuẩn và năng lực giảng dạy, tình nguyện tham gia giảng dạy các lớp xóa mù chữ:

- Đối với trường hợp trả thù lao: Ngân sách nhà nước thực hiện hỗ trợ trả thù lao cho các đối tượng này theo hợp đồng thỏa thuận. Mức thù lao tối đa theo hợp đồng tương đương với mức lương giáo viên trong biên chế có cùng trình độ đào tạo, thâm niên công tác dạy cùng cấp học, lớp học theo bảng lương ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

- Đối với tình nguyện viên: Ngân sách nhà nước thực hiện hỗ trợ chi phí ăn, ở, đi lại cho các đối tượng này theo chế độ công tác phí. Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC.

Điều 25. Nguồn kinh phí

Nguồn kinh phí thực hiện do ngân sách đảm bảo từ nguồn chi sự nghiệp  giáo dục- đào tạo và dạy nghề.

Mục 6

 PHÁT TRIỂN Y TẾ CƠ SỞ, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

 CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI DÂN NÔNG THÔN

Điều 26. Nội dung, mức chi chung

1. Các nội dung chi thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 5 Điều 3 của Thông tư này, cụ thể như sau:

a) Chi đào tạo mới cho cô đỡ thôn, bản theo chương trình do Bộ Y tế ban hành; đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cộng tác viên dinh dưỡng, cô đỡ thôn, bản không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, cán bộ trực tiếp tham gia thực hiện hoạt động về công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản và cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em theo quyết định của Giám đốc Sở Y tế.

Riêng cô đỡ thôn, bản không hưởng lương từ ngân sách nhà nước khi tham gia đào tạo theo chương trình do Bộ Y tế ban hành được hỗ trợ:

- Chi phí đi lại (01 lượt đi và về) từ nơi cư trú hợp pháp đến địa điểm đào tạo: mức 200.000 đồng/người/khóa học đối với người học cư trú cách địa điểm đào tạo 15 ki-lô-mét trở lên; mức 300.000 đồng/người/khóa học đối với người học cư trú tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn cách địa điểm đào tạo 10 ki-lô-mét trở lên.

- Tiền ăn trong thời gian đào tạo: 40.000 đồng/người/ngày thực học đối với cô đỡ là người thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số; 30.000 đồng/người/ngày thực học đối với các đối tượng còn lại.

b) Chi hội nghị sơ kết, tổng kết, tập huấn triển khai nhiệm vụ công tác; hội thảo chuyên môn nghiệp vụ; tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi vệ sinh chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng;

c) Chi tổ chức điều tra, thống kê.

2. Chi mua thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao, dụng cụ, vật dụng đặc thù (sau đây gọi tắt là hàng hoá) dùng cho hoạt động chuyên môn về công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản và cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em (bao gồm cả hàng hóa mua phục vụ các lớp đào tạo, tập huấn để học viên thực hành lâm sàng và tiền lâm sàng (nếu có). Số lượng theo thực tế phát sinh, trong pham vị giá và định mức hàng hóa phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật của đơn vị, theo quy định của cấp có thẩm quyền.

3. Chi bồi dưỡng cán bộ y tế đi giám sát chuyên môn về sức khỏe sinh sản, giám sát dinh dưỡng (ngoài chế độ công tác phí quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC): 30.000 đồng/người/ngày đi giám sát.

4. Chi thù lao cộng tác viên tại xã, phường, thị trấn tham gia các hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản, cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em và các hoạt động y tế khác: Tùy vào nhu cầu, tính chất của từng loại bệnh, từng dự án và điều kiện địa lý của từng xã, cơ quan có thẩm quyền tại địa phương quyết định số lượng cộng tác viên của từng xã trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Y tế. Mức hỗ trợ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.

5. Chi tổ chức thực hiện các buổi tư vấn về sức khỏe sinh sản, giám sát dinh dưỡng, bao gồm:

a) Chi thuê hội trường, phông, bạt, bàn ghế, thiết bị loa đài (nếu có): Mức chi thực hiện theo hợp đồng (trong trường hợp thuê dịch vụ) hoặc giá thị trường tại địa phương và chứng từ chi tiêu hợp pháp (giấy biên nhận hoặc hoá đơn);

b) Chi tiền tài liệu, nước uống cho người tham dự; thù lao cho báo cáo viên: Nội dung chi, mức chi thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư này.

Trường hợp báo cáo viên là cộng tác viên, nhân viên y tế thôn bản: Áp dụng mức chi cho giảng viên, báo cáo viên là cán bộ, công chức, viên chức công tác tại các đơn vị từ cấp huyện và tương đương trở xuống.

6. Chi tổ chức chiến dịch khám, sàng lọc phát hiện (tối đa không quá 5 ngày tại 1 cụm), quản lý sàng lọc tại cộng đồng về phát hiện bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản và ung thư đường sinh sản và cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em; chiến dịch bổ sung vitamin A và ngày vi chất dinh dưỡng (ngày 01 tháng 6 và tháng 12 hàng năm):

a) Chi hỗ trợ công tác tổ chức: 800.000 đồng/xã/chiến dịch (đối với xã đặc biệt khó khăn); 500.000 đồng/xã/chiến dịch (đối với các xã còn lại).

b) Chi mua sắm thuốc thiết yếu và vật tư tiêu hao: Số lượng theo thực tế phát sinh, trong pham vị giá và định mức hàng hóa phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật của đơn vị, theo quy định của cấp có thẩm quyền.

c) Chi hỗ trợ cho những người tham gia tổ chức, thực hiện:

- Đối với bác sỹ, y sỹ, nữ hộ sinh, điều dưỡng (ngoài tiền công tác phí): 150.000 đồng/người/ngày trên địa bàn xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 100.000 đồng/người/ngày đối với các xã còn lại.

- Đối với người phục vụ tại địa phương: 75.000 đồng/người/ngày trên địa bàn xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 50.000 đồng/người/ngày đối với các xã còn lại.

d) Chi thù lao cộng tác viên tham gia phát phiếu mời và triển khai các hoạt động trước đợt khám (tối đa không quá 03 ngày) và trong thời gian khám tại cộng đồng (nếu có).

đ) Chi xăng xe vận chuyển thiết bị, vật tư, thuốc: Mức chi thực hiện theo hợp đồng (nếu có) và chứng từ chi tiêu hợp pháp.

7. Chi xây dựng và triển khai mô hình điểm mới lần đầu thực hiện theo quyết định phê duyệt của Bộ Y tế. Nội dung và mức chi như sau:

a) Chi nghiên cứu, lập dự án, lập mô hình mới, mô hình thí điểm và xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện mô hình; xây dựng dự án nhân rộng và xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện mô hình đã được thử nghiệm thành công: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN;

b) Thuê chuyên gia tư vấn đánh giá mô hình điểm, hướng dẫn thiết lập chương trình, giám sát mô hình được thực hiện theo các qui định hiện hành.

c) Tổ chức hội thảo, tập huấn, phổ biến kiến thức về việc áp dụng mô hình: Thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư này.

8. Chi thù lao người dẫn đường địa phương trong các đợt kiểm tra, giám sát, điều tra tại địa bàn đi lại khó khăn hoặc khó tiếp cận cộng đồng theo quyết định của Giám đốc Sở Y tế (nếu cần thiết): Thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Thông tư này.

9. Chi thuê phiên dịch tiếng dân tộc (nếu cần thiết) trong các đợt khám, sàng lọc phát hiện, quản lý sàng lọc tại cộng đồng và chiến dịch truyền thông. Mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 01/2010/TT-BTC.

10. Chi thẩm định các ca tử vong mẹ, tử vong trẻ em tại cộng đồng trong trường hợp cần thiết theo quyết định của cấp có thẩm quyền:

- Chi họp Hội đồng thẩm định: Mức chi quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN.

- Chi công tác phí: Mức chi theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC.

- Chi thuê người dẫn đường (nếu cần thiết): Mức chi theo quy định tại Điểm b Khoản 18 Điều 4 Thông tư này.

11. Chi thăm hỏi gia đình có đối tượng bị tử vong liên quan đến các can thiệp chuyên ngành về dinh dưỡng và sức khỏe sinh sản: Mức chi 500.000 đồng/đối tượng.

12. Chi khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tổ chức, triển khai thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

Điều 27. Chi đặc thù về chăm sóc sức khỏe sinh sản

         1. Chi bồi dưỡng cho cô đỡ ở thôn, bản thuộc các xã vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo đã được đào tạo và đang trực tiếp thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản tại cộng đồng (chưa được hưởng mức phụ cấp nhân viên y tế thôn bản theo Quyết định số 75/2009/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chế độ phụ cấp của nhân viên y tế thôn bản): 300.000 đồng/thôn, bản/tháng.

2. Chi hỗ trợ túi cô đỡ thôn, bản theo hướng dẫn chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

3. Chi xét nghiệm tìm tác nhân gây nhiễm khuẩn đường sinh sản và ung thư đường sinh sản(bao gồm cả chi lấy mẫu bệnh phẩm) theo mức thu giá dịch vụ y tế hiện hành.

Điều 28. Chi đặc thù về cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em

         1. Chi hỗ trợ mua nguyên vật liệu cho hoạt động thực hành dinh dưỡng, kỹ thuật chế biến thức ăn cho bà mẹ đang mang thai, người chăm sóc trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng hoặc thừa cân béo phì: 10.000 đồng/người.

         2. Chi mua, vận chuyển các sản phẩm dinh dưỡng cấp miễn phí cho phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú và trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thuộc hộ gia đình nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn. Số lượng theo quy định của cấp có thẩm quyền, trong phạm vi dự toán được duyệt.

         Trường hợp tổ chức thực hiện cùng với chiến dịch khám sàng lọc cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em hoặc chiến dịch bổ sung vitamin A và ngày vi chất dinh dưỡng (ngày 1 tháng 6 và tháng 12 hàng năm), chỉ hỗ trợ 01 lần chi vận chuyển sản phẩm dinh dưỡng theo quy định tại Khoản 2 Điều này hoặc Điểm đ Khoản 6 Điều 26 của Thông tư này.

Điều 29. Nguồn kinh phí

Nguồn kinh phí thực hiện lồng ghép từ các chương trình mục tiêu, các chương trình, dự án khác.

Mục 7

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA

CỦA NGƯỜI DÂN NÔNG THÔN MỚI

Điều 30. Nội dung chi

1. Văn hóa phẩm sử dụng trong các thiết chế văn hóa:

a) Sách pháp luật: Nguồn sách và kinh phí thực hiện theo Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật;

b) Sách, tài liệu về nông nghiệp, nông thôn: Phối hợp với ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trong việc luân chuyển, phổ biến các tài liệu về khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm... Nguồn kinh phí thực hiện từ các chương trình khuyến nông và ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác .

c) Thực hiện cung cấp sách văn hóa, báo, tạp chí

- Chương trình mục tiêu Phát triển văn hóa (nội dung cấp sách, trang thiết bị, sản phẩm văn hóa thông tin cho các đồn Biên phòng và các đội tuyên truyền văn hóa Bộ đội Biên phòng để xóa các điểm trắng văn hóa tại vùng biên giới, hải đảo; Hỗ trợ ấn phẩm văn hóa cho các xã đặc biệt khó khăn, các đội thông tin lưu động cấp huyện vùng đặc biệt khó khăn; một số trường dân tộc nội trú).

 - Chương trình cấp báo không thu tiền cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn;

- Đóng góp của người dân, xã hội.

2. Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, các hoạt động vui chơi, giải trí cho trẻ em ở cấp xã, thôn, bản: Ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương, ngân sách cấp xã và nguồn kinh phí huy động tự nguyện, hợp pháp từ nhân dân để tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hóa, thể thao theo nội dung chuyên môn do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn.

3. Nhân rộng các mô hình tốt về phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của từng vùng, miền, dân tộc

a) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Sở Văn hóa, Thể thao) thực hiện các chương trình, dự án được phê duyệt (Chương trình mục tiêu Phát triển văn hóa; các Đề tài nghiên cứu khoa học; các Dự án điều tra cơ bản) từ nguồn kinh phí thực hiện các nhiệm vụ này.

b) Ngân sách địa phương (cấp tỉnh, huyện) thực hiện việc nhân rộng các kết quả nghiên cứu để phổ biến phù hợp tại địa phương (các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, vùng miền; các lễ hội được phục dựng...). 

4. Về việc mua sắm bổ sung, thay thế, sửa chữa các công trình văn hóa, thể thao và các trang thiết bị phục vụ hoạt động chuyên môn của thiết chế văn hóa, thể thao (loa, đài, micro, phông sân khấu, thiết bị luyện tập thể dục thể thao cơ bản...): Ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương; ngân sách địa phương và đóng góp tự nguyện của người dân trên địa bàn.

Điều 31. Nguồn kinh phí

Nguồn kinh phí thực hiện do ngân sách đảm bảo từ nguồn chi sự nghiệp văn hóa thông tin; nguồn dự toán chi thường xuyên được giao hàng năm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các địa phương và huy động đóng góp của cộng đồng dân cư.  

Mục 8

VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN, KHẮC PHỤC Ô NHIỄM

VÀ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC LÀNG NGHỀ

         Điều 32. Chi hỗ trợ xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh

         1. Nội dung chi: Hỗ trợ xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp công trình nhà tiêu hợp vệ sinh cho các hộ gia đình (hộ nghèo, cận nghèo và gia đình chính sách); trường học (nhà trẻ, mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông), trạm y tế xã.

          2. Mức chi:

a) Đối với các hộ gia đình

- Hộ nghèo, gia đình chính sách được ngân sách nhà nước hỗ trợ không quá 70% giá thành nhà tiêu hợp vệ sinh mẫu;

- Hộ cận nghèo được ngân sách nhà nước hỗ trợ không quá 35% giá thành nhà tiêu hợp vệ sinh mẫu;

b) Đối với các đối tượng khác (trường học, trạm y tế xã): UBND cấp tỉnh quy định mức hỗ trợ cụ thể nhưng không quá 25% giá thành nhà tiêu hợp vệ sinh mẫu.

 c) UBND cấp tỉnh hoặc cơ quan được UBND cấp tỉnh ủy quyền phê duyệt thiết kế mẫu và giá thành nhà tiêu hợp vệ sinh phù hợp với điều kiện của địa phương làm căn cứ hỗ trợ.

3. Quy trình hỗ trợ xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh được thực hiện theo hướng dẫn của UBND cấp tỉnh.

Điều 33. Chi hỗ trợ xây dựng chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh

1. Nội dung chi: Hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo và gia đình chính sách xây dựng chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh (bao gồm thiết bị, dụng cụ, công trình thu gom, xử lý chất thải, vệ sinh thú y và bảo vệ môi trường), góp phần đảm bảo tỷ lệ hộ có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh đạt chuẩn theo quy định.

2. Mức chi: Các hộ nghèo, gia đình chính sách được ngân sách nhà nước hỗ trợ không quá 70% giá thành chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh. Hộ cận nghèo được ngân sách nhà nước hỗ trợ không quá 35% giá thành chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh.

3. UBND cấp tỉnh hoặc cơ quan được UBND cấp tỉnh ủy quyền phê duyệt thiết kế mẫu và giá thành xây dựng chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh phù hợp với điều kiện của địa phương làm căn cứ hỗ trợ.

Điều 34. Chi hỗ trợ thu gom, xử lý chất thải rắn; thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt tập trung, phân tán; cải tạo cảnh quan môi trường xanh- sạch- đẹp

          1. Đối tượng, nội dung, nguyên tắc, quy trình hỗ trợ: Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn , Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND cấp tỉnh.

2. Nội dung chi: Hỗ trợ hoạt động thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt tại các xã đặc biệt khó khăn, các làng nghề truyền thống, làng nghề được công nhận thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển theo quy định tại Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách xây dựng hố rác di động để tự phân loại và xử lý chất thải rắn tại gia đình; hỗ trợ công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, tập huấn, tham quan, học tập các mô hình về quản lý, thu gom và xử lý chất thải, nước thải cho các tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới; hỗ trợ mua cây và hạt giống, phân bón, xây dựng bồn cây dọc các tuyến đường theo quy hoạch; hỗ trợ cải tạo, phục hồi môi trường diện tích mặt nước công cộng trong khu vực dân cư (gồm ao, hồ, kênh, mương, sông) để xây dựng, cải tạo cảnh quan môi trường nông thôn.

          3. Mức chi thực hiện theo các chế độ quy định hiện hành; trong đó: chi công tác phí, tổ chức hội nghị, chi xây dựng chương trình khung và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Thông tư này. UBND cấp tỉnh căn cứ chế độ quy định hiện hành, thực tế thực hiện ở địa phương để quy định cụ thể các mức hỗ trợ phù hợp với điều kiện, nguồn lực của địa phương.

Điều 35. Khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường tại các làng nghề bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng

1. Nội dung chi: Hỗ trợ cải tạo, nâng cấp hệ thống thu gom, xử lý chất thải tập trung tại các làng nghề bị ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng, theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bao gồm nội dung điều tra, khảo sát, phân tích, đánh giá tình hình ô nhiễm môi trường để xây dựng dự án, kiểm tra, nghiệm thu dự án).

2. Mức hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách trung ương tối đa không quá 50% tổng kinh phí dự án; phần còn lại từ nguồn ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác (nếu có).

3. Điều kiện được hỗ trợ: Các dự án được xem xét hỗ trợ vốn khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành của pháp luật và được đưa vào kế hoạch ngân sách hàng năm;

b) UBND cấp tỉnh có văn bản cam kết bố trí đủ vốn đối ứng để thực hiện dự án và cam kết dự án chưa được bố trí kinh phí thực hiện và chưa được hỗ trợ từ các nguồn vốn khác;

c) Dự án phải có nội dung về kế hoạch và cam kết vận hành bền vững và duy tu hệ thống thu gom, xử lý chất thải sau khi dự án kết thúc;

d) Ưu tiên hỗ trợ vốn đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn nhận trợ cấp cân đối từ ngân sách Trung ương.

4. Đối với các dự án được ngân sách Trung ương hỗ trợ, trường hợp địa phương không thực hiện dự án, không bố trí vốn đối ứng theo cam kết hoặc sử dụng không đúng mục đích, thì phải thu hồi vốn đã hỗ trợ nộp ngân sách Trung ương.

          5. Việc đề xuất hỗ trợ, nội dung, tiêu chí xác định làng nghề bị ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng được ưu tiên hỗ trợ theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

          Điều 36. Nguồn kinh phí

Nguồn kinh phí thực hiện do ngân sách đảm bảo từ nguồn chi sự nghiệp bảo vệ môi trường, đóng góp của cộng đồng dân cư, doanh nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Mục  9

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC ĐẢNG,

CHÍNH QUYỀN, ĐOÀN THỂ CHÍNH TRỊ- XÃ HỘI

TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Điều 37. Nội dung chi

1. Nội dung 1: Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội chuyên sâu cho cán bộ, công chức cấp xã

a) Chi biên soạn, chỉnh sửa tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội chuyên sâu cho cán bộ, công chức cấp xã trong giai đoạn 2016-2020;

b) Chi tổ chức lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã phù hợp với nội dung chương trình;

c) Chi công tác phí đi chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, việc tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã.

2. Nội dung 2: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tham gia xây dựng nông thôn mới theo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”

a) Chi công tác phí cho các đoàn công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, khảo sát những vấn đề có liên quan phục vụ hoạt động giám sát.

b) Chi tổ chức các Hội nghị triển khai, sơ kết, tổng kết, tổ chức tọa đàm, hội thảo về công tác giám sát.

c) Chi xây dựng báo cáo kết quả giám sát văn bản kiến nghị.

d) Chi tham gia ý kiến bằng văn bản đối với các báo cáo hoạt động giám sát.

          b) Chi các hoạt động thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng;

          d) Chi khen thưởng các tập thể và cá nhân có thành tích thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

          đ) Các khoản chi khác phục vụ trực tiếp cho công tác giám sát.

3. Nội dung 4: Triển khai phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”

a) Chi công tác tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông về phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”;

b) Chi biên soạn, in ấn, phát hành tài liệu về gương điển hình tiên tiến tham gia xây dựng nông thôn mới;

c) Chi công tác phí đi kiểm tra, giám sát việc thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”;

d) Chi khen thưởng cá nhân, doanh nghiệp, doanh nhân có đóng góp cho xây dựng nông thôn mới.

4. Nội dung 6: Đánh giá, công nhận, xây dựng xã tiếp cận pháp luật; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân.

Thực hiện theo quy định về nội dung chi cho công tác chuẩn tiếp cận pháp luật quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.

5. Nội dung 7: Thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”

a) Chi cho công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, kiến thức, trách nhiệm, vai trò của phụ nữ và cộng đồng về xây dựng nông thôn mới và các tiêu chí của cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”.

b) Chi tổ chức hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết, khen thưởng, biểu dương các điển hình thực hiện cuộc vận động.

c) Chi xây dựng tài liệu tập huấn; chi tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ Hội các cấp về xây dựng nông thôn mới và thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”.

d) Chi duy trì sinh hoạt các mô hình “Chi hội phụ nữ xây dựng nông thôn mới” gắn với hoạt động tài chính vi mô.

Điều 38. Mức chi

1. Các nội dung chi, mức chi chung thực hiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư này, bao gồm: Chi biên soạn tài liệu tập huấn, bồi dưỡng; chi tổ chức lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng; chi công tác phí phục vụ chỉ đạo, kiểm tra, giám sát; chi hội nghị, hội thảo chuyên đề, sơ kết, tổng kết; chi các hoạt động thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.

2. Chi in ấn, phát hành tài liệu, sách: Thực hiện theo chứng từ, hóa đơn thực tế, hợp pháp. 

3. Chi duy trì sinh hoạt các mô hình “Chi hội phụ nữ xây dựng nông thôn mới” gắn với hoạt động tài chính vi mô:

a) Chi hỗ trợ tiền nước uống cho thành viên tham gia các buổi sinh hoạt: Mức chi tối đa 10.000 đồng/người/buổi.

b) Chi sao chụp tài liệu: Theo hóa đơn, chứng từ hợp pháp.

c) Chi hỗ trợ ăn trưa cho các thành viên tham dự tọa đàm, tập huấn tại mô hình: Mức chi tối đa 50.000 đồng/người/ngày.

d) Chi hỗ trợ tiền thuê địa điểm, trang thiết bị cho các hoạt động tại Chi hội: Mức chi tối đa 500.000 đồng/lần, không quá 4 lần/năm và chỉ thực hiện đối với các thôn/bản/làng không có nhà văn hóa.

4. Chi khảo sát, đánh giá và xây dựng tiêu chí đánh giá 5 không, 3 sạch: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 109/2016/TT-BTC.

5. Chi phục vụ công tác giám sát: Nội dung chi và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 337/2016/TT-BTC ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Điều 39. Nguồn kinh phí

1. Nguồn kinh phí thực hiện nội dung số 1 quy định tại Khoản 1 Điều 37 của Thông tư này do sách nhà nước đảm bảo từ nguồn chi sự nghiệp giáo dục- đào tạo và dạy nghề.

2. Nguồn kinh phí thực hiện các nội dung còn lại quy định tại Điều 37 của Thông tư này từ nguồn dự toán chi thường xuyên được giao hàng năm của các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương; nguồn kinh phí lồng ghép từ các chương trình, dự án khác.

Mục 10

GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG, AN NINH VÀ TRẬT TỰ XÃ HỘI NÔNG THÔN

Điều 40. Đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự xã hội địa bàn nông thôn

1. Nội dung chi

a) Tổ chức tuyên truyền về công tác Công an thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

b) Xây dựng, nhân rộng mô hình, điển hình công tác Công an bảo đảm an ninh, trật tự, xây dựng nông thôn mới.

c) Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động của các mô hình tự quản về an ninh, trật tự khu vực nông thôn;

d) Tổ chức các lớp bồi dưỡng; hội thảo chuyên đề về công tác bảo đảm an ninh, trật tự địa bàn nông thôn.

 đ) Tổ chức nghiên cứu xây dựng đề án, đề tài khoa học cấp Bộ “Công tác Công an bảo đảm an ninh, trật tự, xây dựng nông thôn mới”.

e) Kiểm tra, chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng nông thôn mới theo sự phân công của Ban chỉ đạo Trung ương.

g) Sơ kết, tổng kết công tác công an thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới hàng năm và giai đoạn 2016 – 2020.

h) Khen thưởng đối với các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác công an thực hiện Chương trình.

i) Mua sắm phương tiện (máy tính, máy in, camera...) và văn phòng phẩm phục vụ công tác.

2. Mức chi: Thực hiện theo quy định tại Điều 3, Điều 45 và Điều 46 của Thông tư này.

Điều 41. Nguồn kinh phí

Nguồn kinh phí thực hiện lồng ghép từ các chương trình mục tiêu, các chương trình, dự án khác.

Mục 11

NÂNG CAO NĂNG LỰC, GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH; TRUYỀN THÔNG VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Điều 42. Tập huấn nâng cao năng lực, nhận thức cho cộng đồng và người dân về nông thôn mới; tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ xây dựng nông thôn mới.

1. Đối tượng, thời gian, nội dung tập huấn, bồi dưỡng thực hiện theo quy định tại Thông tư số 05/2017/TT-BNNPTNT.

2. Nội dung chi, mức chi: Thực hiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư này.

3. Căn cứ mức chi theo quy định hiện hành, UBND cấp tỉnh chỉ đạo thực hiện mức chi từng nội dung cho phù hợp với điều kiện của từng tỉnh.

Điều 43. Ban hành Bộ tài liệu chuẩn phục vụ cho công tác đào tạo, tập huấn kiến thức cho cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng Bộ tài liệu  chuẩn phục vụ cho công tác đào tạo, tập huấn kiến thức cho cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới cung cấp cho các địa phương. Trên cơ sở Bộ tài liệu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương căn cứ nhu cầu đào tạo, tập huấn của địa phương tổ chức in cung cấp cho các lớp tập huấn. Kinh phí in ấn tài liệu được tính trong chi phí của lớp đào tạo, tập huấn.

2. Nội dung chi, mức chi biên soạn tài liệu, chi tổ chức lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng: Thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Thông tư này.

Điều 44. Truyền thông về xây dựng nông thôn mới

1. Đối tượng, nội dung thực hiện truyền thông về xây dựng nông thôn mới thực hiện theo quy định tại Thông tư số 05/2017/TT-BNNPTNT.

2. Nội dung chi, mức chi

a) Chi tuyên truyền:

- Chi thông tin, tuyên truyền về nông thôn mới trên các phương tiện thông tin đại chúng, gồm: chi nhuận bút, thù lao đối với tin, bài biên tập, đăng trên website của Chương trình nông thôn mới các cấp, các báo, tạp chí, bản tin, tập san, chuyên san, đài phát thanh, đài truyền hình, thông tin lưu động, triển lãm chuyên đề...; chi in ấn các tài liệu, ấn phẩm tuyên truyền, xuất bản sách, sổ tay và các hoạt động khác có liên quan. Nội dung và mức chi thực hiện theo Nghị định số 18/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ quy định về nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản .

- Chi hội thảo, hội nghị, tập huấn nâng cao năng lực cán bộ các cấp về nghiệp vụ truyền thông, báo chí (bao gồm chi phí công tác, học tập tại nước ngoài): Thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Thông tư này.

- Chi tổ chức sự kiện truyền thông (cuộc thi, lễ tôn vinh, ngày hội): Theo quy định và hóa đơn, chứng từ hợp pháp và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Chi hỗ trợ các tổ chức chính trị, xã hội phối hợp tuyên truyền triển khai Chương trình: Theo quy định và hóa đơn, chứng từ hợp pháp và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Chi tổ chức biểu dương, tôn vinh, khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Chương trình theo quyết định của cấp có thẩm quyền: Nội dung và mức chi khen thưởng thực hiện theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và các văn bản hướng dẫn Luật.

Điều 45. Công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình

1. Nội dung chi:

a) Đánh giá Chương trình, bao gồm: Đánh giá giữa kỳ; đánh giá kết thúc và đánh giá tác động; đánh giá đột xuất tình hình thực hiện Chương trình.

b) Giám sát đầu tư của cộng đồng.

c) Vận hành, duy trì, nâng cấp hệ thống cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá Chương trình.

d) Tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ, xây dựng tài liệu phục vụ đào tạo, tập huấn, thuê chuyên gia, tư vấn.

2. Mức chi:

a) Chi xây dựng khung kết quả của Chương trình, gồm hệ thống các mục tiêu, chỉ tiêu giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chính sách; chi hoạt động điều tra, khảo sát; chi xây dựng bộ chỉ số theo dõi kết quả thực hiện Chương trình, hệ thống các biểu mẫu báo cáo, cơ chế thu thập thông tin; nội dung, cơ chế báo cáo; cách thức sử dụng thông tin của hệ thống giám sát và đánh giá cho quản lý, tổ chức thực hiện: Thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 của Thông tư này và Thông tư số 338/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí của ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

b) Chi kiểm tra, đánh giá: Thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 của Thông tư này.

c) Chi thuê chuyên gia trong nước: Căn cứ mức độ cần thiết triển khai các hoạt động của Chương trình và dự toán ngân sách được giao, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện Chương trình quyết định việc thuê chuyên gia trong nước. Mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 02/2015/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 1 năm 2015 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội quy định mức lương đối với chuyên gia tư vấn trong nước làm cơ sở dự toán gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn áp dụng hình thức theo hợp đồng theo thời gian sử dụng vốn nhà nước. Trường hợp thuê tổ chức tư vấn độc lập thì thực hiện theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt và tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu.

d) Chi duy trì, phát triển, nâng cấp trang tin điện tử về nông thôn mới; thiết lập cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý dữ liệu về nông thôn mới ở cấp trung ương, tỉnh, và huyện; nâng cao năng lực vận hành hệ thống giám sát, đánh giá và cập nhật thông tin về nông thôn mới: Nội dung chi, mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 19/2012/TTLT-BTC-BKHĐT-BTTTT ngày 15 tháng 02 năm 2012 của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước và Thông tư số 194/2012/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.

đ) Chi tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ, xây dựng  tài liệu phục vụ đào tạo tập huấn, chi công tác phí: Thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Thông tư này.

Điều 46. Chi quản lý Chương trình

1. Nội dung chi quản lý Chương trình thực hiện theo quy định tại Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; Quyết định số 12/2017/QĐ-TTg, cụ thể;

a) Chi tổ chức hội nghị, hội thảo (hội nghị về lập kế hoạch, triển khai thực hiện; hội nghị sơ kết, tổng kết Chương trình, tham quan mô hình, trao đổi kinh nghiệm về nông thôn mới giữa các địa phương và các hoạt động, dự án thành phần thuộc Chương trình; hội thảo khoa học trong nước, hoạt động chuyên môn có tính chất nghiên cứu khoa học; hội nghị, hội thảo quốc tế): Thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 3 Thông tư này.

b) Chi quản lý chỉ đạo, hướng dẫn triển khai các nội dung thành phần của Chương trình theo nhiệm vụ được phân công; chi hoạt động của cơ quan chỉ đạo Chương trình các cấp ở địa phương. Nội dung chi và mức chi thực hiện theo quy định hiện hành.

          c) Chi thực hiện thẩm định hồ sơ để xem xét, công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới; địa phương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (bao gồm: tổ chức họp, kiểm tra, đánh giá thực địa, khảo sát lấy ý kiến về sự hài lòng của người dân...) theo Quyết định số 2540/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận và công bố địa phương đạt chuẩn nông thôn mới; địa phương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020.

d) Chi xây dựng các mô hình thí điểm nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách. Mức chi cụ thể thực hiện theo quy định hiện hành.

đ) Chi vật tư văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, trang thiết bị, mua sắm, sửa chữa phương tiện (máy tính, máy in, camera...) và các khoản phát sinh chi đột xuất theo quyết định của các cấp có thẩm quyền thực hiện theo quy định hiện hành.

2. Các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước để thực hiện các nội dung của Chương trình được sử dụng nguồn kinh phí giám sát, đánh giá để chi cho công tác kiểm toán theo quy định hiện hành.

Điều 47. Nguồn kinh phí

Ngân sách nhà nước đảm bảo từ nguồn chi sự nghiệp giáo dục- đào tạo và dạy nghề .

Mục 12

DUY TU, BẢO DƯỠNG, VẬN HÀNH CÁC CÔNG TRÌNH

SAU ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ

Điều 48. Nguyên tắc thực hiện

1. Công trình được duy tu, bảo dưỡng là công trình đầu tư sau khi đã hoàn thành và đưa vào sử dụng trên địa bàn xã. Nhà nước chỉ hỗ trợ công tác duy tu, bảo dưỡng, vận hành kể từ thời gian đã hết thời hạn bảo hành công trình.

2. Mỗi công trình phân cấp cho cấp xã quản lý phải được giao cho 01 tổ chức, cá nhân cụ thể chịu trách nhiệm vận hành, duy tu bảo dưỡng, bảo vệ và sửa chữa thường xuyên.

3. Mức kinh phí duy tu, bảo dưỡng từng công trình do UBND cấp xã quyết định theo quy định hiện hành, phù hợp với đặc điểm của từng công trình trên địa bàn, trong phạm vi dự toán kinh phí duy tu, bảo dưỡng được duyệt hàng năm.

4. Việc quản lý, thanh toán kinh phí duy tu, bảo dưỡng thực hiện theo quy định tại Mục D Phần II Thông tư số 86/2011/TT-BTC và các văn bản chuyên ngành quy định về công tác duy tu, bảo dưỡng công trình.

Điều 49. Lập dự toán, giao dự toán, phân bổ dự toán, thanh toán và quyết toán kinh phí duy tu, bảo dưỡng 

1. Lập dự toán, giao dự toán và phân bổ dự toán

         Hàng năm, căn cứ quy trình duy tu, bảo dưỡng và hiện trạng công trình, UBND cấp xã giao Ban quản lý các Chương trình mục tiêu quốc gia lập danh mục công trình, hạng mục công trình cần duy tu, bảo dưỡng. UBND cấp xã thông báo kế hoạch duy tu, bảo dưỡng đến người dân và cộng đồng, tổ chức thảo luận công khai trước khi hoàn thiện kế hoạch duy tu, bảo dưỡng và dự toán kinh phí duy tu, bảo dưỡng công trình do UBND cấp xã quản lý, sử dụng (gồm cả công trình giao thôn, bản quản lý), trình Hội đồng nhân dân (HĐND) cùng cấp thông qua, đồng thời gửi UBND cấp huyện tổng hợp. Vốn duy tu, bảo dưỡng được giao thành một khoản riêng trong ngân sách cấp xã. Căn cứ quyết định giao kế hoạch vốn duy tu, bảo dưỡng của UBND cấp huyện và Nghị quyết của HĐND cấp xã, UBND cấp xã tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt kinh phí duy tu, bảo dưỡng từng công trình trên địa bàn.

         UBND cấp xã làm chủ đầu tư và ra quyết định giao tổ chức cộng đồng hoặc tổ, nhóm thợ trên địa bàn xã nhận thầu thực hiện hoặc giao cho Trưởng thôn, bản tổ chức các hộ gia đình trong thôn, bản có đủ điều kiện và khả năng thực hiện duy tu, bảo dưỡng đối với công trình do thôn, bản quản lý và sử dụng;

         Trường hợp tổ chức cộng đồng, tổ, nhóm thợ, các hộ gia đình trong thôn, bản không đủ điều kiện và khả năng thực hiện, UBND cấp xã ký hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân đủ năng lực thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng trên địa bàn.

         2. Tạm ứng, thanh toán kinh phí duy tu, bảo dưỡng: Thực hiện theo quy định tại Mục D Phần II Thông tư số 86/2011/TT-BTC.

                   3. Quyết toán kinh phí duy tu, bảo dưỡng

a) Hồ sơ quyết toán gồm:

- Quyết định phê duyệt kinh phí duy tu, bảo dưỡng công trình cơ sở hạ tầng của UBND cấp xã.

- Quyết định của chủ đầu tư (UBND cấp xã) giao cho tổ chức cộng đồng, tổ, nhóm thợ, Trưởng thôn, bản (để tổ chức các hộ gia đình trong thôn, bản) thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn;

- Hợp đồng, Biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng giữa chủ đầu tư (UBND cấp xã) với đại diện tổ chức cộng đồng; tổ, nhóm thợ; các hộ gia đình trong thôn, bản thực hiện duy tu bảo dưỡng (có xác nhận của Trưởng thôn, bản). Trường hợp việc duy tu, bảo dưỡng không thông qua hợp đồng, hồ sơ gồm: Văn bản yêu cầu công việc và chất lượng công việc của chủ đầu tư, Bảng chấm công và Bảng thanh toán kinh phí cho người tham gia công tác duy tu, bảo dưỡng, chứng từ, hóa đơn mua vật tư, thiết bị theo giá thị trường tại địa phương. Đối với vật liệu xây dựng và những hàng hóa mua của người dân trực tiếp làm ra, chứng từ thanh toán là giấy biên nhận mua bán với các hộ dân theo giá phù hợp mặt bằng chung của thị trường trên địa bàn.

b) Trường hợp kinh phí duy tu, bảo dưỡng có giá trị lớn hơn 01 (một) tỷ đồng thì hồ sơ quyết toán thực hiện theo quy định tại Thông tư số 349/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định về thanh toán, quyết toán nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016- 2020.

         4. Việc quản lý, thanh toán kinh phí duy tu, bảo dưỡng thực hiện theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-BTC.  

Mục 13

LẬP, PHÂN BỔ, CHẤP HÀNH DỰ TOÁN VÀ QUYẾT TOÁN

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Điều 50. Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình

1. Ngân sách trung ương

a) Bố trí kinh phí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của các Bộ, ngành trung ương và địa phương để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình theo nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ quy định tại Điều 3, Điều 4 và Điều 5 Quyết định số 12/2017/QĐ-TTg.

b) Bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương chưa tự cân đối được ngân sách nhà nước (căn cứ theo dự toán thu, chi ngân sách năm 2014) và tỉnh Quảng Ngãi để triển khai các nội dung của Chương trình.

2. Ngân sách địa phương

a) Các địa phương tự cân đối được ngân sách (trừ tỉnh Quảng Ngãi): 100% nguồn vốn thực hiện Chương trình bố trí từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác trên địa bàn.

b) Các địa phương nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương và tỉnh Quảng Ngãi bố trí vốn đối ứng của ngân sách địa phương theo tỷ lệ như sau: địa phương nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương dưới 50% và tỉnh Quảng Ngãi, đối ứng tối thiểu gấp 1,5 lần tổng vốn ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình; địa phương nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương từ 50% đến dưới 70%, đối ứng tối thiểu bằng tổng vốn ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình; địa phương nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương từ 70% trở lên, ưu tiên bố trí vốn từ ngân sách địa phương tùy thuộc điều kiện thực tế và khả năng cân đối ngân sách hàng năm.

3. Nguồn huy động, đóng góp của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước và các nguồn tài chính hợp pháp khác.

Điều 51. Lập, phân bổ, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình

1. Việc lập, phân bổ, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí Chương trình thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, các văn bản hướng dẫn Luật và cơ chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia. Các cơ quan, đơn vị được phân bổ và giao dự toán kinh phí thực hiện Chương trình chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng và quyết toán theo đúng chế độ quy định.

2. Khi quyết toán kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình, các Bộ, cơ quan Trung ương và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được phân bổ và giao dự toán đồng thời gửi Báo cáo quyết toán và Thông báo quyết toán về cơ quan chủ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để tổng hợp, báo cáo quyết toán Chương trình hàng năm, trình Chính phủ, trình Quốc hội xem xét, quyết định.

3. Việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ, duy tu, bảo dưỡng thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn. Đối với các hoạt động, nhiệm vụ cơ quan, đơn vị được giao dự toán ký hợp đồng đặt hàng các cơ quan, đơn vị khác thực hiện, chứng từ làm căn cứ thanh, quyết toán được lưu tại cơ quan, đơn vị được giao dự toán gồm: Hợp đồng (kèm theo dự toán chi tiết được cơ quan chủ trì phê duyệt), biên bản nghiệm thu công việc, biên bản thanh lý hợp đồng, báo cáo quyết toán kinh phí của cơ quan, đơn vị thực hiện hợp đồng ký kết, uỷ nhiệm chi hoặc phiếu chi và các tài liệu có liên quan khác. Các hoá đơn, chứng từ chi tiêu cụ thể do cơ quan trực tiếp thực hiện hợp đồng lưu giữ.

Cơ quan, đơn vị thực hiện hợp đồng có trách nhiệm triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình đã ký kết, trực tiếp sử dụng kinh phí theo chế độ chi tiêu tài chính hiện hành; lập báo cáo quyết toán số kinh phí được cấp theo quy định gửi cơ quan, đơn vị ký hợp đồng (không tổng hợp vào báo cáo quyết toán của cơ quan, đơn vị mình).

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 52. Chế độ báo cáo

Các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương thực hiện chế độ báo cáo kết quả phân bổ, tình hình thực hiện Chương trình theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Mục VI của Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ và Khoản 2 Điều 13 Thông tư số 05/2017/TT-BNNPTNT.

Điều 53. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2017.

2. Các Thông tư hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành: Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”  theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư liên tịch số 128/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH  ngày 09  tháng 8 năm 2012 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH; Thông tư liên tịch số 191/2013/TTLT-BTC-BNNPTNT ngày 13 tháng 12 năm 2013 của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với kinh phí Chương trình Khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới.

3. Các nhiệm vụ, hoạt động của Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới đã thực hiện trong giai đoạn 2010- 2015 và tiếp tục triển khai trong năm 2016 và năm 2017 (bao gồm cả các hoạt động của các Chương trình mục tiêu quốc gia dự kiến lồng ghép vào Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020): Nội dung, mức chi, công tác lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước thực hiện theo các văn bản hướng dẫn hiện hành áp dụng cho Chương trình trong giai đoạn 2010- 2015.

4. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật trích dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác thì áp dụng quy định tại văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

5. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./.

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Trần Xuân Hà

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.