• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 11/09/2001
  • Ngày hết hiệu lực: 18/05/2006
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Số: 1077/2001/QĐ-NHNN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đắk Lắk, ngày 27 tháng 8 năm 2001

QUYẾT ĐỊNH

 Về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Thông tư 03/2000/TT-NHNN5 ngày 16/3/2000 của Ngân hàng Nhà nước

______________________

 

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật Các Tổ chức tín dụng số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997;

Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/03/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định 89/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Các Ngân hàng và Tổ chức tín dụng phi ngân hàng,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Thông tư 03/2000/TT-NHNN5 ngày 16/03/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;

1. Tiết a và Tiết b Khoản 1 Mục IV được thay thế bằng nội dung sau:

"a) Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm lập bảng tính và nộp phí bảo hiểm tiền gửi cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam theo phụ lục số 2a. Đối với các tổ chức có chi nhánh ngoài phụ lục 2a phải gửi kèm phụ lục số 2b.

Phí bảo hiểm tiền gửi được tính và nộp làm bốn kỳ trong một năm theo các quý và được nộp vào tài khoản của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chậm nhất vào ngày 20 tháng đầu tiên của quý thu phí bảo hiểm tiền gửi.

Cơ sở tính phí bảo hiểm tiền gửi là số dư các loại tiền gửi thuộc đối tượng bảo hiểm của quý trước sát với quý thu phí bảo hiểm tiền gửi.

Đối với tổ chức được cấp giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy phép hoạt động hoặc giấy phép mở chi nhánh (đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài) sau ngày Thông tư này có hiệu lực thì việc nộp phí bảo hiểm tiền gửi kỳ đầu tiên được thực hiện theo hướng dẫn của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

b) Số phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp cho mỗi quỹ tính bằng công thức sau đây:

S0 + S3

+ S1 + S2

2 0,15

P = x

3 100 x 4

Trong đó:

- P là số phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp trong quý;

- S0 là số dư tiền gửi thuộc đối tượng bảo hiểm đầu tháng thứ nhất của quý trước sát với quý thu phí bảo hiểm tiền gửi;

- S1, S2, S3 là số dư tiền gửi thuộc đối tượng bảo hiểm ở cuối các tháng thứ nhất, thứ hai, thứ ba của quý trước sát với quý thu phí bảo hiểm tiền gửi;

0,15 là tỷ lệ phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp cho một quý trong năm.

100 x 4

Số phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp được tính làm tròn đến đơn vị nghìn đồng.

Đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có số phí bảo hiểm tiền gửi bình quân phải nộp tính được cho một quý nhỏ hơn 500.000đ thì việc nộp phí bảo hiểm tiền gửi được thực hiện theo hướng dẫn của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam".

2. Tiết c Khoản 1 Mục IV được hủy bỏ.

3. Phụ lục số 2 được thay thế bằng phụ lục 2a và 2b; phụ lục số 4 được thay thế bằng phụ lục số 4a; phụ lục số 6 và 7 được thay thế bằng một phụ lục số 6a.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với quy định tại Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3: Chánh văn phòng Ngân hàng Nhà nước, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, chịu trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, triển khai thực hiện Quyết định này.

 

KT. THỐNG ĐỐC
Phó Thống đốc

(Đã ký)

 

Trần Minh Tuấn

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.